Chính trị - Xã hội

"Các đồng chí đã góp phần tô thắm thêm truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam"

Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao cán bộ, phóng viên, biên tập viên và quay phim ở các cơ quan báo chí trong cả nước trong thời gian qua. "Chính các đồng chí đã góp phần tô thắm thêm truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện", Chủ tịch nước nhấn mạnh. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Các đồng chí đã góp phần tô thắm thêm truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Ảnh TTXVN Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn báo chí, biểu dương các cơ quan báo chí, các nhà báo tham gia phòng, chống dịch COVID-19.  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong suốt một năm rưỡi qua, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, qua báo chí, các bản tin truyền hình và phát thanh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng bào, đồng chí cả nước đều thấy rõ vai trò rất quan trọng, không thể thiếu của báo chí trên "mặt trận phòng, chống dịch COVID-19". Các đồng chí phóng viên, quay phim của nhiều cơ quan báo chí không những chuyển tải chính xác, nhanh chóng, kịp thời các chỉ đạo, quyết sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, mà còn chấp nhận rủi ro về mình để có mặt tại những nơi là tuyến đầu chống dịch ở biên giới, các khu cách ly y tế và ở những nơi là tâm dịch như Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh… để phản ánh kịp thời tình hình dịch bệnh.  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, có thể nói các nhà báo của chúng ta đã nỗ lực hết mình, không quản ngại khó khăn, vất vả sớm hôm sát cánh, chung tay cùng các lực lượng phòng, chống dịch để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho nhân dân. Các tin tức, phóng sự đã góp phần động viên, cổ vũ các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ở các vùng dịch bệnh đoàn kết, quyết tâm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, đồng thời tin tưởng vào Đảng, Nhà nước đẩy lùi dịch bệnh, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh.  Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong những điều kiện khó khăn do tình hình dịch COVID-19 tăng nhanh, diễn biến phức tạp, các phóng viên của nhiều cơ quan báo chí vẫn làm sáng lên niềm tin sắt son, tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của người dân cả nước, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị chống dịch. Đã có biết bao câu chuyện và hình ảnh cảm động trên các trang báo và bản tin về các cụ già, em nhỏ đóng góp những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi, các nhà doanh nghiệp ủng hộ hàng tỷ đồng để cùng Đảng, Nhà nước phòng, chống dịch. Chính những câu chuyện này đã góp phần củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao cán bộ, phóng viên, biên tập viên và quay phim ở các cơ quan báo chí trong cả nước trong thời gian qua. "Chính các đồng chí đã góp phần tô thắm thêm truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện", Chủ tịch nước nhấn mạnh. Theo chinhphu.vn

Lời cảm ơn của Tạp chí Thi đua Khen thưởng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6/2021

TĐKT - Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021), lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các Vụ, đơn vị, đoàn thể thuộc Ban, nhiều tổ chức, cá nhân, đối tác đã đến thăm, gửi lẵng hoa và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Thi đua Khen thưởng. Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tặng hoa chúc mừng Tạp chí nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Tạp chí Thi đua Khen thưởng được thành lập trên cơ sở Bản tin Thi đua, Khen thưởng thuộc Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước trước đây, nay là Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Bản tin Thi đua Khen thưởng hoạt động theo giấy phép số 178 ngày 17/4/2000 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Sau 1 năm hoạt động có hiệu quả và do nhu cầu phát triển của ngành, bản tin Thi đua Khen thưởng đã được nâng cấp thành Tạp chí Thi đua Khen thưởng theo giấy phép số 336/GP-VHTT ngày 7/6/2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Tạp chí hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ hoàn toàn về tài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ. Là cơ quan ngôn luận của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, 20 năm qua, Tạp chí Thi đua Khen thưởng không ngừng phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tạp chí phát hành 12 số/năm, duy trì tốt trang thông tin điện tử www.thiduakhenthuongvn.org.vn, với chất lượng tốt, nội dung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tới mọi tầng lớp nhân dân; phát hiện, giới thiệu và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; thực hiện có hiệu quả việc trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng… Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng cảm ơn sự quan tâm, động viên cùng những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các Vụ, đơn vị, các đoàn thể thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các bạn bè đồng nghiệp, các đối tác, các cộng tác viên và đông đảo bạn đọc đã dành cho Tạp chí trong suốt chặng đường 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Đó là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để Tạp chí tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung và hình thức, nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được Ban và ngành Thi đua Khen thưởng giao phó, đáp ứng được sự mong đợi và kỳ vọng của nhân dân. Tạp chí Thi đua Khen thưởng

Thủ tướng khen 14 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch tại Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 10 tập thể và 04 cá nhân, đã có thành tích xuất sắc, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19, góp phần ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại KCN Quang Châu. Ảnh: Báo Bắc Giang Cụ thể, 10 tập thể được tặng Bằng khen gồm: 1- Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế. 2- Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang. 3- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang. 4- Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Bộ Y tế. 5- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 6- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. 7- Công an huyện Việt Yên, Công an tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an. 8- Nhân dân và cán bộ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 9- Nhân dân và cán bộ xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 10- Nhân dân và cán bộ xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 4 cá nhân được tặng Bằng khen gồm: 1- Ông Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế. 2- Bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng khoa Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 3- Ông Ngụy Đình Hoàn, Giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, Bộ Y tế. 4- Thượng tá Thân Văn Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Bộ Công an. Theo baochinhphu.vn

Bộ Nội vụ luôn đồng hành cùng báo chí

TĐKT - Chiều ngày 18/6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ và gặp mặt phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021). Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chủ trì buổi họp báo và gặp mặt. Đến dự, có Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh, đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Nội vụ và lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tin, báo chí của Bộ Nội vụ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chủ trì buổi họp báo và gặp mặt Thay mặt Bộ trưởng và các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Bộ Nội vụ nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021). Thứ trưởng đánh giá, thời gian qua, sự phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông giữa Bộ Nội vụ và các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều chuyển biến tích cực và hiệu quả. Các sự kiện, hoạt động của Bộ, của ngành Nội vụ luôn nhận được sự tham gia, đồng thuận, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, thông tin mang tính đa chiều, tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ luôn chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện để các nhà báo tiếp cận thông tin chính thống một cách nhanh chóng thông qua các cuộc họp báo thường kỳ, họp báo đột xuất khi có sự kiện, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Thứ trưởng mong muốn đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Bộ sẽ tiếp tục gắn bó, đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong việc thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, trong Quý II năm 2021, Bộ Nội vụ đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Cụ thể, Bộ đã trình Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021; Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và đang triển khai xây dựng dự thảo Luật theo trình tự, thủ tục; ban hành Chương trình hành động của Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Bộ Nội vụ đang tập trung xây dựng Đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026; trình Chính phủ xem xét, phê duyệt việc ban hành Nghị quyết Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; tập trung thực hiện các nhiệm vụ của công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo phân công của Hội đồng Bầu cử Quốc gia và của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời báo cáo kết quả tổ chức bầu cử tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021. Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương giao biên chế và thực hiện tinh giản biên chế năm 2022 và các năm tiếp theo; chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, cắt giảm một số văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức. Đồng thời, ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh và tập huấn giảng viên bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026; triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia; đã tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt điều chỉnh địa giới hành chính của một số địa phương. Trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; dự thảo Chỉ thị về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng đã ký Báo cáo số 07/BC-CP ngày 26/5/2021 về kết quả xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm về tài chính - ngân sách nhà nước niên độ 2018 gửi các đại biểu Quốc hội. Bộ Nội vụ đã thống nhất với Bộ Tư pháp để thời gian, trình dự thảo Nghị định về thực hiện chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNV ngày 06/5/2021 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Về kế hoạch công tác Quý III năm 2021, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ sẽ tập trung trình Quốc hội thông qua Đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV để kịp thời bố trí phương án nhân sự; tập trung bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 phù hợp với tình hình diễn biến của dịch Covid-19; trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử”; Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài; tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và Chỉ số cải cách hành chính năm 2020. Hồng Thiết

Tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh với tội phạm, tệ nạn ma túy

TĐKT - Nhân Tháng hành động phòng, chống ma túy (PCMT) năm 2021 với chủ đề “Vì sức khỏe của mọi người, hạnh phúc của mọi nhà – Hãy tránh xa ma túy”, ngày 17/6, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức Hội nghị gặp mặt, cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí về tình hình, kết quả công tác PCMT trong 6 tháng đầu năm 2021. Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phát biểu tại Hội nghị. Phát biểu tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy nêu rõ, quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa khẩn trương ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đồng thời chủ động triển khai đồng bộ nhiều kế hoạch, phương án hành động, mở các đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấn áp tội phạm ma túy và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. 6 tháng đầu năm 2021, toàn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phát hiện 12.421 vụ, bắt giữ 17.710 đối tượng, thu giữ: 290 kg heroin, 1,42 tấn ma túy tổng hợp, 840 kg cần sa cùng nhiều phương tiện, tài sản... có liên quan. Riêng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng, đấu tranh bắt giữ: 54 vụ, 155 đối tượng, thu giữ: 172 kg heroin, 1,1 tấn ma túy tổng hợp, bắt 10 đối tượng truy nã và hiện đang trực tiếp thụ lý điều tra 30 vụ án, 104 bị can. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tình hình tội phạm ma túy ở nước ta vẫn tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Để làm giảm tội phạm thì một trong những giải pháp quan trọng và căn bản là tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh với tội phạm, tệ nạn ma túy theo các mục tiêu giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại và theo đúng quan điểm, phương châm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an là chống ma túy như chống dịch Covid-19, phải triệt phá được toàn bộ đường dây, ổ nhóm, bắt giữ bằng được số đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Đồng thời, phải triệt phá ngay các đường dây, tụ điểm khi mới hình thành; chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn ma túy từ sớm, từ xa và phối hợp với nước bạn bắt giữ tội phạm ma túy ngay từ bên kia biên giới với mục tiêu kiên quyết không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế… Tại Hội nghị, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cũng thông tin thêm về một số điểm mới của Luật PCMT năm 2021. Theo đó, ngày 30/3/2021, Luật PCMT (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, gồm 08 Chương, 55 Điều. Luật PCMT (sửa đổi) so với Luật hiện hành có những điểm mới cơ bản như: Thống nhất quản lý nhà nước về PCMT, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể một số bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về PCMT; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong PCMT; bổ sung quy định xác định rõ các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan; cụ thể hóa các quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; sửa đổi căn bản các quy định về công tác cai nghiện; bổ sung Chương mới về Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, quy định mới về quản lý sau cai nghiện. Luật PCMT đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời, khắc phục những khó khăn bất cập trong thực hiện công tác phòng, chống ma túy những năm qua, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCMT trong thời gian tới và huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng quốc tế trong công tác PCMT. Trang Lê

Gần 1 triệu liều vắc xin của Chính phủ Nhật Bản tặng Chính phủ Việt Nam

TĐKT - Vào lúc 22h tối ngày 16/6, tại sân bay Quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ tiếp nhận lô vắc xin gần 1 triệu liều phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19. Vắc xin này có tên VAXZEVRIA Intramuscular Injection (Tên khác: Covid-19 Vaccine AstraZeneca Injection) dung dịch tiêm bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. GS. TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính phủ Việt Nam tiếp nhận lô vắc xin này. Cùng dự buổi lễ tiếp nhận, về phía Bộ Ngoại giao có ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Về phía Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có ngài Yamada Takio - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Việt Nam tiếp nhận gần 1 triệu liều Vắc xin của Chính phủ Nhật Bản tặng Phát biểu tại Lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, rất vui mừng khi đón nhận lô vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng. Món quà quý giá này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khan hiếm nguồn cung vắc xin trên toàn thế giới. Việt Nam cam kết sử dụng lô vắc xin này hiệu quả và nhanh nhất. Lô vắc xin này được vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh để tiêm cho người dân và công nhân phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch tại đây. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được Nhật Bản viện trợ vắc xin phòng COVID-19. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra sau khi tiếp nhận lô vắc xin viện trợ Về phía Nhật Bản, phát biểu tại buổi lễ, ngài Yamada Takio- Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh đây là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản; Nhật Bản mong muốn liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Việt Nam để cùng vượt qua đại dịch COVID-19 và động viên Việt Nam cố lên để chiến thắng dịch Corona. Trước đó, lô vắc xin này khởi hành trên chuyến bay NH897 từ sân bay Narita, Tokyo - Nhật Bản lúc 18h45p, ngày 16/06/2021 - giờ địa phương, đến sân bay Quốc tế Nội Bài - Hà Nội lúc gần 22h - giờ địa phương. Loại container bảo quản vắc xin từ Nhật Bản về Việt Nam của hãng Casfe do Mỹ sản xuất có thể điều chỉnh nhiệt độ bên trong (điều chỉnh từ 2-8 độ C) trong suốt quá trình vận chuyển. La Giang

Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chủ động ứng phó với dịch Covid-19

TĐKT - Ngày16/6, PGS. TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 (lần 2) đã đến kiểm tra và làm việc với Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. Báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, GS. TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng đã được phân công, trước những diễn biến dịch tại TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) trong công tác xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ… Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra hệ thống xét nghiệm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh Đối với công tác xét nghiệm, hiện Viện đang thực hiện hỗ trợ ngành Y tế TP Hồ Chí Minh thực hiện 3.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày, ưu tiên các mẫu xét nghiệm của các trường hợp F1 sau đó mới đến các trường hợp khác. Chỉ tính riêng trong ngày 15/6, Viện đã hỗ trợ TP Hồ Chí Minh thực hiện khoảng 2.500 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó có hơn 330 mẫu là của các trường hợp F1. Viện cũng đã xây dựng các kịch bản để sẵn sàng huy động, nâng cao công suất xét nghiệm dựa trên các tình huống thực tế của công tác phòng, chống dịch. Về công tác truy vết, điều tra dịch tễ, ThS. BS Lương Chấn Quang, Phụ trách Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã có báo cáo nhanh về mối liên hệ, tình hình diễn tiến của các chuỗi lây nhiễm COVID-19 tại các tỉnh khu vực phía Nam. Theo đó, trong đợt dịch lần này, ngoài TP Hồ Chí Minh, tại khu vực phía Nam đã ghi nhận 8 tỉnh thành có xuất hiện các trường hợp bệnh nhân COVID-19, với nhiều mối liên hệ liên quan. Tính đến nay đã có nhiều tỉnh thành phía Nam không ghi nhận ca bệnh mới trong vòng 14 ngày qua, riêng 2 tỉnh Bình Dương và Tiền Giang hiện đang được xem là khu vực cần quan tâm trọng điểm. Tại TP Hồ Chí Minh, công tác xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ được thực hiện với sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan với đầu mối chính là HCDC. Sau quá trình kiểm tra và nghe báo cáo từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đánh giá cao những nỗ lực, hiệu quả công tác của Viện và giao Viện phối hợp, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh sớm triển khai các biện pháp test nhanh cho các đối tượng tiếp xúc ngay khi xuất hiện các ca dương tính nhằm nhanh chóng phân nhóm nguy cơ, để áp dụng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng nhóm. Bên cạnh đó, Viện cần phối hợp cùng ngành Y tế TP Hồ Chí Minh nhanh chóng thực hiện các biện pháp xét nghiệm toàn diện hơn khi cần thiết nhằm phục vụ kịp thời công tác truy vết, điều tra dịch tễ; xây dựng kế hoạch tổng thể về huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị xét nghiệm từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn để sẵn sàng điều động và ứng phó khi cần. La Giang

Tổ COVID cộng đồng phát huy hiệu quả tại Bắc Giang

TĐKT - Tổ COVID cộng đồng là một trong những chìa khóa hữu hiệu, phát huy sâu rộng sức mạnh toàn dân, là cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống dịch. Phát huy sức mạnh toàn dân chống dịch PGS. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là một trong số những chuyên gia có mặt tại hầu hết các ổ dịch ở Việt Nam trong suốt 1,5 năm qua, từ Sơn Lôi, Đà Nẵng, Hải Dương và gần đây nhất là Bắc Giang. Ông là người hiểu rất rõ, khi dịch bệnh đã có sự lây nhiễm trong cộng đồng thì tình hình sẽ trở nên phức tạp, vì mầm bệnh đã xâm nhập và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ đối tượng nào. PGS. TS Trần Như Dương, một trong những người góp công lớn trong việc khai sinh mô hình Tổ COVID cộng đồng Khi xuất hiện ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, các lực lượng chức năng cần chủ động, khẩn trương triển khai ngay công tác tổ chức giám sát, phát hiện, lấy mẫu và cách ly tất cả những trường hợp có nghi ngờ. Thực hiện được điều này một cách có hệ thống, toàn diện và triệt để đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp chúng ta sớm khoanh vùng, cách ly những khu vực có nguy cơ cao từ đó làm suy giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh. Để làm được điều này, dựa vào một mình lực lượng y tế là không đủ, mà cần phải huy động, vận dụng sức mạnh của toàn dân. Mô hình tổ COVID cộng đồng bắt đầu được áp dụng tại ổ dịch Sơn Lôi, sau đó đã được Bộ Y tế tham mưu cho các địa phương xây dựng và triển khai đồng bộ. Các tổ COVID cộng đồng do UBND cấp xã đến phường đềuu ra quyết định thành lập. Tổ hoạt động trên tinh thần tình nguyện với nòng cốt là các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tại cộng đồng, người tình nguyện tại khu dân cư dưới sự tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương và sự hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế. Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách từ 40 - 50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ. Nhiệm vụ của tổ là hằng ngày đi từng ngõ, gõ từng nhà để: Thực hiện truyền thông, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch; yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, chủ động khai báo y tế khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Tổ còn có nhiệm vụ hỏi, giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và y tế tuyến xã/phường những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia đình; phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế, không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, phường phân công. Thực tế đã chứng minh trong nhiều đợt dịch, tổ COVID cộng đồng hoạt động vô cùng hiệu quả, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Có thể nói tổ COVID cộng đồng là một “vũ khí” độc đáo của Việt Nam, nó phát huy vai trò, sự sáng tạo của nhân dân trong cuộc chiến chung đẩy lùi dịch bệnh. Đồng thời thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa chính quyền và nhân dân, qua đó tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Đúc rút kinh nghiệm để chống dịch thành công Trong đợt dịch lần thứ 4, Bắc Giang là tỉnh thành có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất nước với tốc độ lây nhiễm nhanh, trong khoảng thời gian ngắn. Với những kinh nghiệm đã đúc rút được từ những đợt dịch trước đó, vào giữa tháng 5/2021, sau khi vừa đặt chân tới Bắc Giang, Bộ phận Thường trực đặc biệt Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đứng đầu đã ngay lập tức tham mưu, tư vấn chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm phòng, chống dịch một cách bài bản. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng chính là công tác điều tra, giám sát dịch tễ. Theo ông Phạm Văn Thịnh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang, nhờ sự tham mưu của Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang đã lập tức ban hành công văn chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thành lập mạng lưới tổ COVID cộng đồng nhằm triển khai nhanh chóng, đồng bộ công tác điều tra, giám sát dịch tễ. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập 10.643 tổ COVID cộng đồng với tổng số nhân lực là 37.420 người. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao tới từ các cấp, ban ngành, mạng lưới tổ COVID cộng đồng tại Bắc Giang hoạt động khá trơn tru và hiệu quả. Theo số liệu mới nhất từ Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang, tới thời điểm hiện tại, mạng lưới tổ COVID cộng đồng đã phát hiện được trên 1.200 trường hợp có biểu hiện ho, sốt, qua đó thực hiện các biện pháp cần thiết một cách kịp thời nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh. Trong số nhiều địa phương tại Bắc Giang, huyện Lục Nam được đánh giá cao về công tác phòng, chống dịch theo phương châm “toàn dân, toàn diện”. Chỉ tính riêng ở khía cạnh triển khai mô hình tổ COVID cộng đồng, toàn huyện Lục Nam có tới 1.400 tổ, với tổng số nhận lực gần 4.000 người. Là tổ dân phố có hơn 100 hộ dân sinh sống tại thị trấn Đồi Ngô, tổ COVID cộng đồng khu phố Thanh Tân với 12 thành viên chia nhau 4 cụm để kiểm tra, theo dõi y tế. Sau nhiều ngày liên tục làm việc trong điều kiện nắng nóng, khuôn mặt chị Nguyễn Thị Toan dù đen sạm nhưng vẫn ánh lên vẻ lạc quan, truyền đi năng lượng tích cực. Chị cũng như các đồng nghiệp trong tổ cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được góp một phần sức lực nhỏ bé nhằm sớm giúp Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mẩn, đặc biệt là không được chủ quan, lơ là. Tại Lục Nam, để phát huy tối đa chức năng, ngoài việc đi từng ngõ, gõ từng nhà, mạng lưới tổ COVID cộng đồng còn kiêm luôn quản lý điểm ra vào các khu vực dân cư do mình phụ trách. Đặc biệt, tất cả mọi người tham gia tổ COVID cộng đồng đều trên tinh thần tự nguyện vì mục tiêu chung. Phải nói rằng, trong những lúc thiên tai, dịch bệnh mới thấy tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam lớn tới nhường nào. Mong rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát, đẩy lùi để xã hội trở về trạng thái bình thường mới, mọi người yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế. Nhằm chia sẻ, động viên kịp thời những nỗ lực của các tổ COVID cộng đồng trên địa bàn, lãnh đạo huyện đã quyết định trích một phần ngân sách hỗ trợ mỗi tổ số tiền 700 ngàn đồng. Bảo Hân

Bộ Nội vụ tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 14/6, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 68-CV/BCSĐ về việc tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021).   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung tặng hoa chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên nhân dịp sinh nhật lần thứ 94  Mục đích tuyên truyền nhằm tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm để giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ, cổ vũ các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu, tích cực học tập, phấn đấu, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với ý nghĩa trên, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong toàn Đảng bộ, bảo đảm mục đích, yêu cầu và nội dung tuyên truyền theo Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW ngày 09/6/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương và của tổ chức Đảng cấp trên. Trong đó, chú trọng nội dung tuyên truyền về vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ yêu cầu người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng cùng cấp tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề và các hoạt động sinh động, thiết thực, hiệu quả tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gắn với việc kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ (28/8/1945 - 28/8/2021) và Kế hoạch số 14-KH/BCSĐ, ngày 18/01/2021 của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021. Tuyên truyền, vận động đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị chú ý đón xem Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật và phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam; đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; tham gia Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Yêu cầu các cơ quan thông tin báo chí của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai tuyến tin, bài, phóng sự, bố trí chương trình, nội dung phù hợp. Chú trọng nội dung tuyên truyền về vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nội vụ. Cổng Thông tin điện tử của Bộ mở chuyên mục “Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nội vụ”, đăng toàn văn Đề cương tuyên truyền kèm theo Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW, đưa tin kịp thời các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành, địa phương, của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ Nội vụ và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ban Cán sự đảng Bộ giao Văn phòng Bộ khi xây dựng Kế hoạch của Bộ Nội vụ tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ, gắn với các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đó, tham mưu Ban Cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ tổ chức Đoàn đến thăm khu lưu niệm, nhà lưu niệm và viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan để tham gia các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức Cuộc triển lãm “Tài liệu lưu trữ về cuộc đời hoạt động cách mạng và công lao, cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” tại trụ sở Bộ Nội vụ. Học viện Hành chính Quốc gia, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước tham mưu với Lãnh đạo Bộ tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học về các nội dung tuyên truyền, nhất là về vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên trong việc tổ chức chính quyền, an ninh, nội trị trong thời kỳ nước nhà mới giành lại được chủ quyền. Đối với các tổ chức đoàn thể của Bộ, Ban Cán sự đảng Bộ đề nghị tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đó, Công đoàn Bộ tổ chức hoạt động văn hóa - văn nghệ chào mừng; Hội Cựu chiến binh tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người chiến sĩ cách mạng trung kiên, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên tập trung tuyên truyền để giáo dục thế hệ trẻ trong Bộ noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp về lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; tích cực tham gia Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động. Thời gian tuyên truyền từ nay đến 31/8/2021, cao điểm trong tháng 8/2021./. Theo moha.gov.vn

Sử dụng điện trong mùa mưa bão: Gặp sự cố điện, báo liền 19001006 hoặc 19009000

TĐKT - Tại khu vực miền Nam, thời tiết bắt đầu vào mùa mưa bão. Để chủ động ứng phó với nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa chỉ đạo các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách. Nhân viên chăm sóc khách hàng EVNSPC trực 24/24 để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ khách hàng sử dụng điện Theo đó, EVNSPC yêu cầu các đơn vị điện lực lập kế hoạch và thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, trong đó, chú trọng công tác phòng, chống bão, chống ngập úng và chống cháy nổ trong mùa mưa bão; chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các hư hỏng và sự cố phát sinh. EVNSPC cũng đặc biệt lưu ý các đơn vị điện lực địa phương trong công tác đảm bảo điện cho các khu vực quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội tại địa phương; các cơ quan lãnh đạo ở các tỉnh/thành phố, đặc biệt là trụ sở của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN); các cơ quan phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, củng cố hệ thống lưới điện, đặc biệt là các trạm biến áp 110kV và các khu vực xung yếu, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng sử dụng điện; giám sát, thực hiện nghiêm kỷ luật trong công tác vận hành và đảm bảo an toàn lao động, sẵn sàng phòng, chống thiên tai, bão lũ. Các đơn vị điện lực phía Nam tăng cường kiểm tra, củng cố lưới điện nhằm tránh sự cố trong mùa mưa bão. Ngoài ra, EVNSPC đã yêu cầu các đơn vị điện lực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có treo cáp trên trụ điện thống nhất giải pháp và thời gian xử lý tình trạng mất an toàn dây cáp viễn thông treo trên trụ điện. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình bó gọn cáp, tuân thủ nghiêm về khoảng cách an toàn trong lắp đặt cáp trên trụ điện. Trong thời gian qua, EVNSPC đã triển khai tốt công tác diễn tập các tình huống xử lý sự cố, khôi phục vận hành lưới điện hệ thống, hệ thống thông tin của đơn vị. Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng địa phương, cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp an toàn điện khi có thiên tai, mưa bão, an toàn hành lang lưới điện đến người dân khu vực xung quanh. Với các sự cố điện trong mùa mưa bão, EVNSPC thường xuyên khuyến cáo khách hàng, người dân tại các tỉnh phía Nam cần báo ngay cho Trung tâm chăm sóc khách hàng Điện lực miền Nam (hotline: 1900.1006 hoặc 1900.9000), hoặc số điện thoại 114 của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Phương Thanh

Trang