Chính trị - Xã hội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ gửi thư chúc mừng Ngày thành lập Bộ Nội vụ và ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Bộ Nội vụ và ngày truyền thống ngành Tổ chức nhà nước (28/8/1945 - 28/8/2022), thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Nội vụ, đồng chí PHẠM THỊ THANH TRÀ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ gửi Thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ. Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Nỗ lực không ngừng để mang lại giá trị lâu dài cho xã hội

TĐKT - Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH TCP Việt Nam miệt mài với nỗ lực mang lại giá trị lâu dài cho xã hội, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp và năng lượng sống tích cực đến cộng đồng thông qua các chương trình, dự án được phối hợp với các đơn vị để triển khai. Chia sẻ cùng cộng đồng Một trong những trọng tâm đó là ngày 2/10/2020, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty TNHH TCP Việt Nam (TCP Việt Nam) tổ chức ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, giai đoạn 2020 - 2022. Theo thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ đồng hành triển khai tìm kiếm và tuyên dương các hội viên, thanh niên tiêu biểu đạt giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”, chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” và chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong giai đoạn 3 năm này. Công ty TNHH TCP Việt Nam trao tặng túi thuốc chăm sóc F0 cho tỉnh Tiền Giang Cùng với đó, TCP Việt Nam luôn đồng hành trong hành trình đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và chú trọng trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid–19 và thiên tai, TCP Việt Nam đã đồng hành với các tổ chức xã hội để phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Trong đó, công ty đóng góp 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của cơn bão số 6 đến số 13 tại miền Trung; ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ nghiên cứu kit xét nghiệm nhanh Covid–19 cho Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) và 600 triệu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19; 6.971 thùng sản phẩm nước tăng lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid–19. Trước những thách thức, biến động từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm hỗ trợ người lao động và cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Công ty luôn chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch, tuân thủ 5K, hỗ trợ tiêm vắc-xin để đảm bảo an toàn cho đội ngũ lao động. Song hành với các nỗ lực giữ “vùng xanh” trong nội bộ công ty, TCP Việt Nam liên tục có những hỗ trợ kịp thời, thiết thực cổ vũ và “chia lửa” cùng lực lượng tuyến đầu, nhất là tại các vùng cao điểm dịch bệnh. UBND An Giang trao tặng Bằng khen tri ân đóng góp TPCN trong công tác phòng, chống Covid-19 tại địa phương Năm 2021, TCP Việt Nam tiếp tục tham gia hỗ trợ, ủng hộ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Tháng 8/2021, đơn vị đã đóng góp hơn 2 tỷ đồng gồm tiền mặt và vật phẩm y tế, phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và tăng cường vật tư, thiết bị y tế. Trong đó, khoản kinh phí 1 tỷ đồng - gần tương đương chiếc container tạo oxy trao tặng Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam - trực thuộc Bộ Y tế và một xe cứu thương trị giá 810 triệu đồng được gửi đến Bệnh viện quận 11, TP Hồ Chí Minh. Khoản đóng góp đã góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách trong thời điểm công tác phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh hỗ trợ trang thiết bị y tế, TCP Việt Nam cũng trao 11.700 thùng nước tăng lực Red Bull, Warrior, tiếp lửa và cổ vũ tinh thần, sức mạnh cho y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu tại TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phía Nam. Trước đó, khi dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng trực tiếp đến hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thương hiệu Warrior, trực thuộc TCP Việt Nam, tài trợ 200 triệu đồng tiền mặt và 600 thùng sản phẩm để san sẻ những khó khăn với người dân tại hai tỉnh này. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, TCP Việt Nam trao tặng Ủy ban MTTQ Quận 10 khoản tiền mặt trị giá 150 triệu nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và người bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 thông qua Quỹ Vì người nghèo của địa phương; cũng như phối hợp với Trung tâm Công tác Xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ thiết bị y tế trị giá tương đương 90 triệu đồng. Công ty TNHH TCP Việt Nam vinh dự tiếp tục đồng hành cùng TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW Hội LHTN Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình Trao tặng 1.200 túi thuốc chăm sóc F0 (trị giá 550 triệu đồng) tại 5 tỉnh miền Tây: Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau; cũng như gửi tặng 1.500 thùng nước tăng lực Warrior cho 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc TCP Việt Nam cho biết: “Lợi ích của cộng đồng luôn luôn là điều mà TCP Việt Nam quan tâm trong quá trình vận hành kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng thông qua những hành động thiết thực, kịp thời đến với đất nước, với người tiêu dùng. Hy vọng những nỗ lực của TCP Việt Nam, cùng các đơn vị, tổ chức, sẽ góp phần san sẻ khó khăn, tiếp sức, tiếp năng lượng tích cực cùng cộng đồng, xã hội vượt qua mọi thách thức, khó khăn”. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Với tiêu chí “Tiếp năng lượng, bừng sức sống”, công ty TCP Việt Nam định hướng các hoạt động phát triển bền vững của công ty tuân theo 3 chiến lược chính của tập đoàn là “Hoàn thiện - Phát Triển - Quan tâm” cho sản phẩm, kinh tế, xã hội và môi trường. “Trong nỗ lực thúc đẩy trách nhiệm xã hội, TCP Việt Nam đã xây dựng một bộ kế hoạch đầy đủ và tuân thủ chặt chẽ nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ không ngừng củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức địa phương thông qua các chương trình hoạt động có ý nghĩa nhằm chung tay giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác nhau cũng như góp phần lan tỏa hơn nữa tinh thần tích cực mà tập đoàn TCP luôn hướng đến.” - Ông Nguyễn Thanh Huân, Tổng Giám đốc TCP Việt Nam khẳng định. TCP Việt Nam cũng tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội LHTN Việt Nam tôn vinh các cá nhân với những câu chuyện đầy nghị lực, những tấm gương vượt khó thông qua chương trình “Toả sáng Nghị lực Việt” và “Thanh niên sống đẹp” được tổ chức vào cuối năm 2022. Những cá nhân này cùng ý nghĩa chương trình, đã lan toả niềm cảm hứng sống ý nghĩa đến thế hệ trẻ Việt Nam. Hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp với sứ mệnh phát triển bền vững của TCP Việt Nam vẫn tiếp tục với những hoạt động không ngừng nghỉ. Những kết quả khả quan đã đạt được là bảo chứng cho sự đúng đắn của chiến lược bền vững mà doanh nghiệp đã và đang theo đuổi. Trong tương lai, TCP Việt Nam hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động nhằm củng cố sứ mệnh phát triển bền vững và lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng. Hồng Thiết

Khai mạc Ngày hội Việc làm Thủ đô năm 2022

TĐKT - Ngày hội Việc làm Thủ đô – Hanoi Job Fair 2022 vừa khai mạc sáng 18/8 tại khuôn viên Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội là sự kiện kết nối việc làm và định hướng nghề dành cho thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày hội Việc làm Thủ đô – Hanoi Job Fair 2022 là cơ hội để các bạn sinh viên tiếp cận, giao lưu cùng các nhà tuyển dụng Ngày hội Việc làm Thủ đô – Hanoi Job Fair 2022 được tổ chức bởi Trung tâm tư vấn LMF (Trung ương Hội LHTN Việt Nam), Trường Đại học Thủy lợi và Công ty cổ phần truyền thông Giang Sơn, với sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên được giao lưu cùng các nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, được nghe tư vấn từ các nhà tuyển dụng, từ đó sẽ giúp các bạn có được hình dung rõ ràng hơn về công việc mà mình lựa chọn và cũng sẽ có được lựa chọn đúng đắn cho bản thân. GS. TS Nguyễn Trung Việt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi phát biểu tại Ngày hội GS. TS Nguyễn Trung Việt – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi khẳng định ý nghĩa của ngày hội:“Với sự góp mặt của gần 50 doanh nghiệp tuyển dụng, đây là cơ hội tốt để các bạn sinh viên nhà trường và các trường đại học lân cận trên địa bàn Thủ đô được gặp gỡ, tiếp cận, nhận phỏng vấn trực tiếp từ phía các công ty hàng đầu, các Tập đoàn đa quốc gia,.. được lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia về kỹ năng phỏng vấn, xin việc và nhận phản hồi trực tiếp từ các nhà tuyển dụng. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng được tiếp cận trực tiếp hàng ngàn bạn sinh viên tất cả các khối ngành trên toàn địa bàn Hà Nội; lan tỏa hình ảnh của đơn vị mình đến với xã hội. Từ đó, nâng cao sự gắn kết giữa Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên”. Anh Trần Linh Sơn - Đại diện Ban Tổ chức sự kiện chia sẻ: “Với mong muốn các bạn trẻ không phải quá mất thời gian trong việc tìm ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân, chúng tôi tổ chức chương trình Ngày hội việc làm này với hy vọng góp một phần nhỏ nào đó có thể hỗ trợ, gắn kết các bạn với các nhà tuyển dụng, từ đó mở ra một cơ hội mới trong việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn ở thời điểm hiện tại.” Phương Thanh

Biến thể phụ lây lan nhanh khiến ca COVID-19 ở nước ta gia tăng

TĐKT - Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1 với khả năng lây nhanh. Trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày... Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh. Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta. Cùng đó, số bệnh nhân nặng cũng gia tăng theo, hiện trung bình khoảng 100 trường hợp đang điều trị. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron Bộ Y tế cho biết tại các tỉnh phía Nam các biến thể phụ BA.4, BA.5 đã bắt đầu chiếm ưu thế. Biến thể này đã ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre... và một số tỉnh, thành khác ở phía Bắc như Hải Dương, Thái Bình, Cao Bằng và Nghệ An... Tại TP Hồ Chí Minh, thông qua khảo sát tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh trong tuần cuối tháng 7 cho thấy, số ca nhiễm biến thể BA.5 chiếm ưu thế với 80% tổng số ca bệnh. Các biến thể khác như BA.2, BA.4, BA.2.12.1 chiếm tỷ lệ nhỏ. Trước đó, đại diện Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong số hơn 30 mẫu được làm giải trình tự gien thì biến thể phụ BA.2 chiếm khoảng 30%, còn lại là BA.4, BA.5, đồng thời phát hiện thêm cả biến thể phụ BA.2.12.1. "Biến thể BA.2.12.1 cũng có khả năng lẩn tránh miễn dịch nhưng ít hơn BA.4, BA.5"- PGS.TS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết. Theo chuyên gia, hiện nay biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm tỷ trọng cao cùng với biến thể phụ BA.2 . Theo y văn thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 đều có khả năng lẩn tránh miễn dịch. Việc tăng tỷ lệ nhiễm BA.2.12.1, BA.4 và BA.5 đi kèm với tăng mắc mới. Ở một số quốc gia, sự gia tăng ca bệnh cũng dẫn đến sự gia tăng số ca nhập viện, nhập ICU và tử vong. BA.4 và BA.5 có khả năng lẩn tránh miễn dịch tốt hơn so với biến thể gốc của Omicron. BA.4/BA.5 có hiệu giá kháng thể trung hòa thấp hơn khoảng 7,5 lần so với BA.1. BA.4/BA.5 có khả năng kháng với kháng thể vaccine cao gấp 3-4 lần so với các biến thể cũ của Omicron. BA.2.12.1 tăng 1.8 lần khả năng kháng với kháng thể tạo ra từ vaccine so với BA.2. Mới đây nhất, Cục Y tế dự phòng cho biết, biến thể BA.2.75 cũng đã xâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về mức độ lây nhiễm, tỷ lệ nhập viện hoặc khả năng né miễn dịch, các chuyên gia vẫn gióng lên hồi chuông cảnh báo về độc lực của biến thể này. Biến thể BA.2.75 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 5 và từ đó đã lan rộng ra 16 quốc gia. Theo một nghiên cứu từ Đại học Bang Arkansas của Mỹ, tỷ lệ lây nhiễm do biến thể mới này ở Ấn Độ trong 3 tháng qua cao hơn 3,2 lần so với BA.5. Các nhà nghiên cứu quốc tế cũng cho biết dòng phụ mới này của Omicron có nhiều đột biến hơn BA.5, do đó, mức độ né tránh vaccine cũng sẽ cao hơn. TS Eric Topol - người sáng lập và giám đốc Viện nghiên cứu Scripps ở Mỹ - giải thích rằng, biến thể BA.2.75 sở hữu thêm 8 đột biến so với chủng BA.5, do đó có thể né miễn dịch mạnh hơn. Tom Peacock - nhà virus học tại Khoa Các bệnh truyền nhiễm, Đại học Hoàng gia London - cũng cho hay, protein gai trong BA.2.75 có một số đột biến chính, đáng chú ý là khả năng tăng trưởng nhanh và lây lan rộng rãi theo địa lý. Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 15/8 đã có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo triển khai một số nội dung, cụ thể: Thường xuyên rà soát số liệu và báo cáo kịp thời, không để tình trạng báo cáo bổ sung số ca mắc với số lượng lớn dẫn đến không phản ảnh đúng tình hình dịch, khó khăn cho việc nhận định, dự báo, đánh giá tình hình dịch. Tiếp tục thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên hệ thống cấp mã số tự động của Bộ Y tế ngay sau khi có kết quả xét nghiệm phát hiện trường hợp mắc COVID-19. Chỉ đạo theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2; thường xuyên đánh giá cấp độ dịch để kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP; tăng cường giám sát phát hiện sớm, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong. Tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ các trường hợp mắc COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán, đảm bảo trong vòng 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để kịp thời để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ. Bảo Hân

Chủ động tham mưu, thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ quỹ BHTN cho người lao động

TĐKT - Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua đại dịch Covid-19, thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) khắc phục khó khăn, góp phần phục hồi kinh doanh, sản xuất của DN và đời sống của NLĐ, đồng thời đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp (DN) vượt qua đại dịch Covid-19, thời gian qua, BHXH Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) khắc phục khó khăn, góp phần phục hồi kinh doanh, sản xuất của DN và đời sống của NLĐ, đồng thời đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Chủ động tham mưu, quyết tâm thực hiện dứt điểm chi hỗ trợ từ quỹ BHTN cho NLĐ đã nộp hồ sơ đúng hạn Cụ thể, BHXH Việt Nam đã chủ động tham mưu, phối hợp với các Bộ trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN để tháo gỡ khó khăn cho NLĐ, NSDLĐ thông qua: Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về ban hành chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ BHTN; Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ. Các Nghị quyết, Quyết định đã thể hiện sự đúng đắn, kịp thời trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và ban hành các chính sách nhằm góp phần hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, trong năm 2020, 2021 và 7 tháng đầu năm 2022, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất các gói hỗ trợ nêu trên đến tận tay NLĐ, NSDLĐ, BHXH Việt Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có, đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin và mã định danh của từng người tham gia, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả. Kết quả, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai giảm đóng vào các quỹ BHXH và chi hỗ trợ từ nguồn quỹ BHTN với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho NLĐ và NSDLĐ đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Trong đó, tính riêng đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ: Chỉ sau 5 ngày, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ BHTN cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng; tính đến hết ngày 31/12/2021 toàn ngành BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân đã chi trả chế độ hỗ trợ từ nguồn kết dư quỹ BHTN cho gần 12,968 triệu lao động với số tiền gần 30.804 tỷ đồng. Đặc biệt, bên cạnh tinh thần quyết tâm, quyết liệt cùng các Bộ, ngành và cơ quan, địa phương thực hiện, tổ chức kịp thời, nhanh chóng các chính sách hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ, BHXH Việt Nam luôn không ngừng theo sát, đồng hành, chia sẻ với những khó khăn của NLĐ, DN để tiếp tục chủ động cùng các Bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 về tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với NLĐ theo Nghị quyết số 03 (Nghị quyết số 24). Theo Nghị quyết số 24, sẽ sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư quỹ BHTN đến hết năm 2021 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với NLĐ đã nộp hồ sơ đúng thời hạn thuộc đối tượng hưởng theo Nghị quyết số 03. Thời gian thực hiện chi trả hỗ trợ NLĐ hoàn thành chậm nhất vào ngày 10/9/2022. Việc ban hành Nghị quyết này tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc hỗ trợ kịp thời, trực tiếp, thiết thực đối với NLĐ, NSDLĐ tham gia BHTN vượt qua khó khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Qua đó cũng thể hiện vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt trong công tác đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHTN của ngành BHXH Việt Nam, luôn đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương kịp thời đưa ra các đề xuất, giải pháp hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, phục hồi kinh doanh, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Để tổ chức, thực hiện kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 24, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã khẩn trương chỉ đạo toàn ngành chuẩn bị các công tác để tổ chức hiệu quả gói hỗ trợ này đúng kế hoạch đặt ra. Theo đó, phát huy lợi thế của hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin, chú trọng thông tin, tuyên truyền để NLĐ, NSDLĐ đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng gói hỗ trợ đúng thời hạn được tiếp cận và thụ hưởng chính sách nhanh chóng; đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm nòng cốt của BHXH các địa phương để số tiền hỗ trợ từ quỹ BHTN đến đúng - đủ - kịp thời tới NLĐ. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cũng yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ, BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục bám sát tình hình thực tiễn triển khai gói hỗ trợ, kịp thời nắm bắt các khó khăn vướng mắc, phối hợp với bộ, ngành liên quan có các giải pháp tháo gỡ kịp thời. La Giang    

BHXH Việt Nam: Triển khai nước rút, toàn hệ thống dồn lực quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022

TĐKT - BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác khám chữa bệnh (KCB) BHYT với BHXH 6 địa phương phía Nam (gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang). Hội nghị do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì. Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị nghiệp vụ thuộc BHXH Việt Nam và đại diện lãnh đạo cùng một số phòng nghiệp vụ của BHXH 6 tỉnh, thành phố. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hội nghị là hoạt động mở đầu cho chương trình làm việc của 4 đoàn công tác với BHXH 63 tỉnh, thành phố nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác KCB BHYT do các lãnh đạo ngành BHXH Việt Nam làm Trưởng đoàn. Dự kiến thời gian làm việc của 4 đoàn công tác sẽ kéo dài từ ngày 13/8 đến 21/8/2022. Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả tổ chức thực hiện công tác thu, thu nợ, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; công tác KCB BHYT, kết quả giải quyết những vướng mắc trong thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT của BHXH 6 tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, trao đổi, phân tích nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc và đề xuất giải pháp, phương hướng tiếp tục triển khai những tháng cuối năm 2022 để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Theo báo cáo của lãnh đạo BHXH 6 địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2022, BHXH các tỉnh đã có nhiều nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Trước những áp lực về chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, BHXH các địa phương đã có sự chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm tổ chức, thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, đề ra nhiều giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời, phối hợp tốt với các ban, ngành liên quan trong công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại trong 5 tháng cuối năm 2022 rất lớn, nhất là tại các địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.    Theo ông Dương Văn Hào - Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ (BHXH Việt Nam), sau cao điểm dịch bệnh, lực lượng lao động ở các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đa phần đã quay lại với công việc nhưng dự kiến vẫn có khoảng 550.000 lao động chưa quay trở lại. Trong số này, các địa phương đã phát triển được 350.000 người tham gia - như vậy còn khoảng 200.000 người cần phải phát triển tiếp. "BHXH các địa phương cần phải có phân tích, đánh giá cụ thể đối tượng tiềm năng; bám sát doanh nghiệp (DN), mở hội nghị đối thoại với DN; phối hợp với các cơ quan liên quan để phát triển người tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, cần chú trọng phân tích, đánh giá các nhóm tham gia như nhóm BHYT học sinh, sinh viên (HSSV), nhóm do ngân sách nhà nước đóng, nhóm BHYT hộ gia đình… nhằm đảm bảo công tác phát triển người tham gia đạt hiệu quả"- ông Hào nhấn mạnh. Trong công tác KCB BHYT, đại diện BHXH 6 địa phương cho biết, nhiều vấn đề vướng mắc thời gian qua đã được giải quyết khá tốt, trong đó có những tồn tại liên quan chi phí KCB BHYT của những năm trước đây, cũng như tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế (VTYT)… Qua kiểm tra, giám sát cho thấy, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh xảy ra trường hợp thiếu thuốc, VTYT, BHXH thành phố đã phát hành nhiều công văn đôn đốc công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế. Trong tháng 7/2022 có một số cơ sở KCB xảy ra tình trạng thiếu thuốc, VTYT, nên BHXH TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế đã và đang nỗ lực phối hợp để giải quyết. Còn theo đại diện BHXH tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh không có dấu hiệu thiếu thuốc, do kết quả đấu thầu thuốc năm 2021 kéo dài tới 18 tháng (đến cuối năm 2022). Tuy nhiên, còn một số vướng mắc về chi phí KCB BHYT của các năm trước đang được BHXH tỉnh và Sở Y tế nỗ lực phối hợp giải quyết. Tại Long An, còn gặp vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan việc xã hội hóa máy móc, trang thiết bị mượn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, nên BHXH tỉnh đang tích cực tham gia giải quyết vấn đề này. Tại Bình Dương, đến nay việc thiếu thuốc, VTYT đã được giải quyết cơ bản, song việc xử lý tồn đọng về thanh toán chi phí KCB BHYT các năm trước khá phức tạp do một số Bệnh viện vượt quỹ, vượt trần, áp sai giá, vượt công suất giường và một số cơ sở y tế gia tăng chi phí bất thường… Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, trong thời gian còn lại của năm 2022, BHXH các địa phương cần quyết tâm triển khai nước rút, toàn hệ thống dồn lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần phân tích cụ thể, nhận diện rõ dư địa để phát triển người tham gia BHXH, BHYT một cách bền vững. "Trong công tác thu, BHXH địa phương cần nhận diện rõ 3 chỉ tiêu tổng thể song hành nhau là chặn nợ, thu nợ và tổng nợ của địa phương phải giảm. Đối với việc phát triển người tham gia BHYT, cần rà soát số HSSV làm sao tiệm cận 100% HSSV tham gia BHYT. Chủ động rà soát, tham mưu cho địa phương có chính sách hỗ trợ người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện…"- Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cũng yêu cầu, BHXH các địa phương cần nhìn nhận thực tế khách quan để rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp kịp thời. Đặc biệt, BHXH các địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh rà soát chi phí KCB BHYT đảm bảo quyết liệt, rõ ràng. Tổng Giám đốc lưu ý: "Đối với những bất thường trong chi trả chi phí KCB BHYT phải dừng lại kiểm tra, rà soát ngay để có giải pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, cần chủ động phối hợp tháo gỡ các vấn đề vướng mắc về thuốc, VTYT; nỗ lực cân đối dự toán được giao, đảm bảo quyền lợi người KCB BHYT. Theo kế hoạch, từ ngày 13 - 21/8/2022, thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức 4 đoàn công tác do Tổng Giám đốc và ba Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn trực tiếp xuống làm việc với 7 cụm BHXH các tỉnh, thành phố để tiếp tục đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác KCB BHYT tại các địa phương. Hồng Thiết

Hướng dẫn thay đổi, cập nhật số điện thoại, địa chỉ e-mail tài khoản ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”

TĐKT - Hiện nay, trong quá trình sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” (do BHXH Việt Nam cung cấp), vì nhiều lý do khác nhau, không ít người dùng ứng dụng muốn cập nhật, thay đổi thông tin về số điện thoại, địa chỉ e-mail. Theo đó, để người dùng ứng dụng VssID có thể chủ động và thuận tiện trong việc thay đổi các thông tin trên, BHXH Việt Nam hướng dẫn người dùng ứng dụng cách cập nhật, thay đổi như sau:   Bước 1, truy cập cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam tại địa chỉ: http://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Tại đây, người dùng chọn mục “Đăng nhập”, tiếp tục tích vào mục “Cá nhân”, sau đó nhập tài khoản đăng nhập ứng dụng VssID. Bước 2, sau khi đã đăng nhập thành công, người dùng chọn “Thông tin tài khoản”. Tại cửa sổ này người dùng có thể cập nhật, thay đổi thông tin số điện thoại, địa chỉ e-mail bằng cách nhấn vào biểu tượng hình chiếc bút. Bước 3, sau khi điền thông tin số điện thoại, e-mail cần cập nhật, thay đổi tại các mục tương ứng, người dùng tiếp tục nhập mã kiểm tra và chọn “Ghi nhận”, nhập mã xác thực (OTP) được gửi về địa chỉ e-mail đã đăng ký (hoặc e-mail được cập nhật), nhấn “Xác nhận” để hoàn tất quá trình cập nhật, thay đổi thông tin. Hồng Thiết

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới

TĐKT - “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới” là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia do Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức ngày 16/8. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 77 năm Ngày truyền thống lực lượng công an nhân dân (CAND) (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022). Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Hội thảo. Tham dự tại điểm cầu Hội trường Bộ Công an có 250 đại biểu là Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài lực lượng CAND. Tại 63 điểm cầu của công an địa phương có trên 6.000 đại biểu, khách mời, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, đoàn đại biểu quốc hội, các ban, ngành, đoàn thể tại các tỉnh, thành phố… GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn Phát biểu đề dẫn, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã từng bước đổi mới tư duy, nhận thức và chỉ đạo thực tiễn, phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với thực tiễn khách quan, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ quan niệm về an ninh quốc gia một cách đơn giản, chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ an ninh truyền thống, hiện nay chúng ta đã tiếp cận an ninh quốc gia một cách toàn diện, an ninh tổng hợp. Quan tâm đúng mức đến những vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó chú trọng đến vấn đề an ninh con người, an ninh xã hội, nhiều chiều, khía cạnh an ninh mới như an ninh kinh tế, an ninh nguồn nước và đặc biệt hiện nay là an ninh mạng. Nhấn mạnh ý nghĩa, yêu cầu đặc biệt quan trọng của vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia được thể hiện nhất quán và nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII trên 3 phương diện: Chủ động, kiên quyết, kiên trì về phương châm, kế sách, từ đó là tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; vững chắc nền tảng, cội nguồn sức mạnh với quan điểm “dân là gốc”; toàn diện về phương thức, biện pháp huy động nguồn lực, trong đó phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị. Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, thời gian tới, phải thống nhất về nhận thức bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân; phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp là phương thức quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Các lực lượng vũ trang cần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân. Chủ động nắm bắt, nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác tình hình thế giới, khu vực và trong nước, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục bổ sung, phát triển hoàn thiện lý luận về an ninh quốc gia, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia và các nghiệp vụ quốc phòng, an ninh làm cơ sở quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, đường lối quốc phòng, an ninh, đối ngoại sát hợp và hiệu quả. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu trên cả nước Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều nội dung xoay quanh chủ đề “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới”. Ban tổ chức Hội thảo đã lựa chọn, biên tập 100 bài viết đưa vào kỷ yếu ở 4 nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; phát huy các nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; vị trí, vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong bảo vệ an ninh quốc gia; nhiệm vụ và giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Tổng kết Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, thực tiễn đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất quản lý của Nhà nước và sức mạnh của toàn dân, cả hệ thống chính trị và đoàn kết toàn dân tộc là nguyên tắc cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Đảng luôn có sự năng động, đổi mới tư duy trong lãnh đạo, cách nghĩ, cách làm cụ thể, luôn gắn bó lý luận với thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để đánh giá kết quả; kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu trong nước và thế giới để chủ động phát huy truyền thống sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, gắn nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia cùng với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và đối ngoại. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu kết luận Hội thảo Đề cập đến vai trò của nhân dân tham gia xây dựng nền an ninh, thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”, Bộ trưởng Tô Lâm nhắc tới vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là CAND và quân đội nhân dân, đặc biệt trong đó vai trò “gương mẫu đi đầu” trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng; thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh, gian khổ vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Bộ trưởng Bộ Công an cũng điểm lại một số giải pháp, nhiệm vụ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay. Đó là: Coi trọng xây dựng chỉnh đốn đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ; đổi mới, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp; phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. Đề xuất giải pháp tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; giải pháp về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; xây dựng lực lượng CAND, quân đội nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới… Với lực lượng CAND, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, hiện nay lực lượng CAND đang tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện có hiệu quả những điểm mới về an ninh quốc gia nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng CAND, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân”; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND. Thực hiện “gần dân, trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”, nêu cao tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “khi dân cần, khi dân khó, có công an”. Quán triệt nghiêm túc lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” để lực lượng CAND là “thanh bảo kiếm” sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Hưng Vũ

Hy hữu cấp cứu thành công ca chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang

TĐKT - Mới đây, khoa phụ sản Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 vừa phẫu thuật thành công khối chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang. Theo đó, chị V.T.H (32 tuổi, Hà Nội) xuất hiện đau bụng mạn sườn phải âm ỉ kèm rối loạn tiêu hóa. Sau đó, chị H đi khám phát hiện khối dọc mạn sườn phải đường kính 10cm nghi nằm sát đại tràng ngang, beta HCG = 415 UI/L, người bệnh có chỉ định nhập viện nhưng không đồng ý vào viện, về nhà chị H đi nội soi đại trực tràng không phát hiện bất thường, tình trạng đau bụng âm ỉ không đỡ thì vào bệnh viện 108 khám. Tại Bệnh viện TWQĐ 108, qua thăm khám vào chỉ định các xét nghiệm, các bác sĩ khoa Phụ sản nhận định đây là trường hợp thai ngoài tử cung và nghi ngờ khối thai ngoài tử cung nằm tại vị trí đại tràng ngang trong ổ bụng. Bác sĩ khoa Phụ sản đã tiến hành hội chẩn với chuyên khoa ngoại tiêu hóa tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho chị H. Nhận thấy, đây là trường hợp rất hi hữu, chửa ở vị trí này dễ dẫn đến các gai rau ăn vào thành đại tràng ngang, có thể phải cắt đoạn đại tràng, ê kíp các bác sĩ sản khoa và ngoại khoa giàu kinh nghiệm được huy động để phẫu thuật cho bệnh nhân an toàn nhất. Trong phẫu thuật, các bác sĩ thấy khối chửa ngoài tử cung đường kính 10cm nằm trên thành đại tràng ngang được mạc nối lớn bọc lại. Các bác sĩ đã cố gắng tiến hành bóc tách và cắt khối chửa ngoài tử cung mà không làm tổn thương tới đại tràng. Rất may mắn, sau hơn 2 giờ nỗ lực, cuộc phẫu thuật đã thành công, khối chửa ngoài tử cung đã được cắt bỏ và đại tràng ngang được bảo tổn nguyên vẹn. Ca phẫu thuật cấp cứu thành công cho người phụ nữ chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang BSCKII Nguyễn Thanh Hà, Chủ nhiệm Khoa Phụ sản, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, thai ngoài tử cung là cấp cứu thường gặp của sản khoa nhưng chửa trong ổ bụng là tình trạng rất hiếm gặp, chưa đến 0,5 % trong các trường hợp chửa ngoài tử cung, gây nên các biến chứng nặng nề do các gai rau ăn sâu vào các tạng mạch máu trong ổ bụng làm chảy máu ồ ạt, yêu cầu bác sĩ phẫu thuật là người có chuyên môn vững và nhiều kinh nghiệm điều trị. Qua đây, bác sĩ Hà cũng có lời khuyên, người bệnh cần tin tưởng và nên thực hiện theo chỉ định định chuyên môn, tránh trường hợp tự ý điều trị gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng. Nếu có tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng, chậm kinh, cần đến viện khám ngay, các tình trạng rối loạn tiêu hóa như đại tiện nhiều lần, hoặc đau bụng thúc xuống hậu môn, buồn đại tiện, có thể liên quan đến cấp cứu sản phụ khoa. Thục Anh

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ lần thứ III thành công tốt đẹp

TĐKT - Ngày 15/8, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ lần thứ III, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã thành công tốt đẹp. Dự Đại hội có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Vũ Chiến Thắng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Trọng Thừa, Triệu Văn Cường, Trương Hải Long. Cùng dự Đại hội, có đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; đồng chí Bùi Hoàng Tùng, Quyền Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương; đại diện Ban Thường vụ một số tổ chức Đoàn bạn; đại diện cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và 120 đại biểu là đoàn viên thanh niên tiêu biểu đại diện cho hơn 9.000 đoàn viên thanh niên của 2 Đoàn cơ sở, 7 Chi đoàn cơ sở phân bố ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừng Đại hội Tại Phiên làm việc thứ nhất diễn ra sáng ngày 15/8/2022, Đại hội đã tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu; thông qua Quy chế Đại hội; báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đoàn Bộ Nội vụ khóa II, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đoàn Bộ khóa III, nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 15 đồng chí và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đoàn Khối các cơ quan Trung ương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 7 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Đồng chí Trần Đức Toàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ khóa II tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ khóa III, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đồng chí Vũ Mỹ Linh, Phó Bí thư Chi đoàn Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương được Đại hội tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ khóa III. Đại hội cũng tiến hành thảo luận và tham luận, góp ý vào các văn kiện trình Đại hội và báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên. Đồng chí Vũ Chiến Thắng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ khóa III Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nội vụ là tổ chức tương đương cấp huyện trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Hiện nay, Đoàn Bộ có 9 cơ sở Đoàn trực thuộc, trong đó có 2 Đoàn cơ sở, 7 Chi đoàn cơ sở với hơn 9.000 đoàn viên, phân bố ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Tuổi trẻ Bộ Nội vụ vững vàng về lý tưởng cách mạng, có ý thức chính trị cao, trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy, yêu nghề, có tinh thần tương thân, tương ái; tích cực, chủ động trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác Đoàn; luôn nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao. Nhiệm kỳ 2017 – 2022, Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ, các cơ sở đoàn trực thuộc đã phát huy được vai trò; phương thức hoạt động được đổi mới; tạo sự chuyến biến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Công đoàn Bộ, kịp thời động viên đoàn viên, thanh niên nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, phấn đấu thực hiện tốt các Nghị quyết, hướng dẫn của Đảng ủy Bộ; quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ vào việc triển khai nhiệm vụ công tác chuyên môn và các hoạt động của Đoàn bộ. Công tác giáo dục được các cơ sở Đoàn tập trung thực hiện đồng bộ, kịp thời; tổ chức nhiều hoạt động với nội dung và hình thức đa dạng, sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, tinh thần sống và làm việc theo pháp luật của đoàn viên, thanh niên. Việc triển khai các phong trào hành động cách mạng và chương trình đồng hành với thanh niên được đẩy mạnh, có nhiều điểm mới, được đoàn viên, thanh niên đón nhận, các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đồng tình, ủng hộ, ghi nhận, đánh giá cao với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đặc biệt đã có những điều chỉnh kịp thời, linh hoạt trong tổ chức, triển khai các phong trào, hoạt động linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19, chung tay đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với nhân dân cả nước. Đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò là lực lượng xung kích, đề ra nhiều sáng kiến trong công tác chuyên môn góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định tổ chức, đặt nền móng cho sự phát triển vững mạnh của tổ chức Đoàn. Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, Đoàn Bộ Nội vụ xác định khẩu hiệu hành động là “Tuổi trẻ Bộ Nội vụ tiên phong - đoàn kết - sáng tạo - trách nhiệm - gương mẫu”, với các mục tiêu nhằm xây dựng thế hệ thanh niên Bộ Nội vụ phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão. Mỗi đoàn viên, viên chức trẻ của Bộ Nội vụ có khát vọng chung tay xây dựng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức công vụ. Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên Bộ Nội vụ tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, đặc biệt là tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, xây dựng Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và hành động... Đồng chí Vũ Chiến Thắng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Vũ Chiến Thắng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá cao, ghi nhận và biểu dương những kết quả mà BCH Đoàn thanh niên Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022 đã đạt được. Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, đồng chí Vũ Chiến Thắng đề nghị Ban Chấp hành Đoàn Bộ phát huy tính “Tiên phong, đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, gương mẫu góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Bộ Nội vụ”. Trong đó, quan tâm làm tốt một số nhiệm vụ: Hoạt động Đoàn cần thống nhất theo quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy Bộ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Nội vụ lần thứ III, tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, của Đoàn cấp trên, trọng tâm là Kết luận số 01 KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng giáo dục đoàn viên, thanh niên về truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc và của Bộ Nội vụ, về lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển; dám tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ, đề xuất những sáng kiến, ý tưởng, giải pháp trong cải cách hành chính, thực thi công vụ; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, thể hiện bản sắc, trí tuệ, tầm nhìn và vinh dự là đoàn viên, thanh niên Bộ Nội vụ. Đồng chí Trần Đức Toàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ khóa III bế mạc Đại hội Mỗi đoàn viên, thanh niên Bộ Nội vụ phải không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức để có những sản phẩm đổi mới sáng tạo, khoa học của thành niên; lực lượng đoàn viên thanh niên Bộ Nội vụ phải là lực lượng tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số, trước hết là trang bị mỗi đoàn viên thanh niên trẻ năng lực công dân số, công chức số để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ban Chấp hành Đoàn Bộ và các cơ sở đoàn luôn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong việc thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với Đoàn cấp trên và các đơn vị trong và ngoài ngành Nội vụ để tổ chức hiệu quả các hoạt động tình nguyện gắn với thế mạnh của đoàn thanh niên Bộ Nội vụ là có tri thức, kỹ năng về lĩnh vực quản lý nhà nước về công vụ, công chức, tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính... Tiếp tục phát huy và thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động phong trào tình nguyện mùa hè xanh, phong trào hiến máu nhân đạo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, công tác truyền thông, các hoạt động bám sát vào nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Đối với khối đoàn viên sinh viên, tập trung các hoạt động hướng sinh viên vào triển khai phong trào sinh viên 5 tốt, sao tháng giêng, các hoạt động tạo môi trường sinh viên trải nghiệm để rèn kỹ năng, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên tự tin khởi nghiệp, lập nghiệp. Đồng chí cũng đề nghị cấp ủy các đơn vị trực thuộc Đảng ủy Bộ cần quan tâm hơn nữa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cũng như tạo điều kiện đầu ra cho các đồng chí đoàn viên thanh niên nói chung và cán bộ đoàn nói riêng. Nguyệt Hà Ảnh: Thanh Tuấn

Trang