Phát động thi sản xuất phim ngắn về an toàn của em gái tại nơi công cộng
TĐKT – Chiều 19/10, tại Hà Nội, Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Internet of things IYOURTV họp báo phát động Cuộc thi “Sản xuất phim ngắn về an toàn của em gái tại nơi công cộng và khi di chuyển trên phương tiện công cộng trong thành phố”. Đối tượng dự thi là các cá nhân, các nhóm bạn trẻ độ tuổi từ 18 đến 25, đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội. Cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo ra sân chơi để các nhóm bạn trẻ này có thể thể hiện được tài năng tư duy của mình, đưa ra những câu chuyện chân thật nhất về đời sống, xã hội, đồng thời, cũng gợi ý cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất. Họp báo phát động cuộc thi Bằng việc tham gia cuộc thi, các bạn trẻ có cơ hội lên tiếng để thúc đẩy bình đẳng giới, ngăn ngừa các hành vi bạo lực giới, đặc biệt với các em gái tại nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng, góp phần tạo nên một thành phố an toàn với em gái và an toàn với mọi người. Các bạn trẻ chính là những người thể hiện và truyền đi thông điệp mạnh mẽ “Thành phố an toàn với em gái, biến ước mơ thành hiện thực”. Phim ngắn dự thi có thể mô tả một tình huống mất an toàn phổ biến của các em gái khi sử dụng các phương tiện công cộng (xe buýt, xe ôm, xe taxi…) hoặc sử dụng không gian công cộng (nhà chờ xe buýt, sân trường học, thư viện, công viên, khu vui chơi – giải trí, đường đi…) và gợi ý cách phòng, tránh, xử lý khi đối mặt với những tình huống một cách hợp lý, an toàn. Phim ngắn dự thi cũng có thể mô tả các cách xử lý tình huống, hành động cụ thể của nam giới, người chứng kiến nhằm bảo vệ sự an toàn của các em gái trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc địa điểm công cộng. Phim được thể hiện dưới dạng phim tình huống, có nội dung và hình thức sáng tạo, trẻ trung, thu hút sự chú ý của lứa tuổi vị thành niên. Ngoài ra, ban tổ chức khuyến khích các phim dự thi có sự tham gia diễn xuất của những người nổi tiếng (hoặc là các bạn trẻ), có ảnh hưởng tích cực đến các em ở lứa tuổi vị thành niên, học sinh và sinh viên, những người này lượt theo dõi lớn trên các mạng xã hội. Vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra từ ngày 19/10/2017 - 24/11/2017. Lễ công bố trao giải và tập huấn sẽ vào ngày 30/11/2017. Vòng chung kết diễn ra từ ngày 1/12/2017 - 11/2/2018. Hạn sản xuất phim đến ngày 11/02/2018. Thí sinh bắt đầu kêu gọi bình chọn qua mạng xã hội từ ngày 12/02/2018 – 25/02/2018. Đêm chung kết dự kiến được tổ chức vào ngày 2/3/2018. Cách thức dự thi được tiến hành theo 3 bước: Bước 1 : Like fanpage đơn vị tổ chức: https://www.facebook.com/unews.vn/ hoặc https://www.facebook.com/planinternationalvietnam/ Bước 2: Đăng ký tham gia bằng cách điền thông tin vào tại: http://www.unews.vn/ Bước 3: Các tác giả/ nhóm tác giả sẽ gửi Kịch bản bằng văn bản, tranh vẽ hoặc video lên Chuyên mục An toàn của Trẻ em Gái được tạo riêng trên Mạng xã hội: http://www.unews.vn/ Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi là 138 triệu đồng. Trong đó, có 1 giải nhất (15 triệu đồng), 2 giải nhì (10 triệu đồng/giải), 2 giải ba (5 triệu đồng/giải), 10 giải khuyến khích (3 triệu đồng/giải), 1 giải khán giả bình chọn (3 triệu đồng). Những phim ngắn sẽ được sử dụng vào mục đích truyền thông phi lợi nhuận trên các mạng xã hội và các kênh truyền thông để tăng sức ảnh hưởng và sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, hướng đến một thành phố an toàn, không có nguy cơ bạo lực giới đối với em gái. Cuộc thi là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với trẻ em gái” do Tổ chức Plan International Việt Nam đang thực hiện tại Hà Nội. Kết quả khảo sát của Plan International Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2013 cho thấy: 31% trong số 1.128 em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt và chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em gái luôn luôn cảm thấy an toàn nơi công cộng. Ngoài ra, 62% cán bộ nhà nước, 45% hành khách nam và 49% hành khách nữ được hỏi cho rằng quấy rối tình dục là một nguy cơ. Trong khi đó, 45% người trả lời trong khảo sát không làm gì cả khi nhìn thấy sự việc ở nơi công cộng và 20% không can thiệp khi thấy em gái bị quấy rối trên xe buýt. “Thành phố An toàn và thân thiện với em gái” là sáng kiến toàn cầu của Tổ chức Plan International nhằm giải quyết các nguy cơ ngày càng tăng cho các em gái trong độ tuổi vị thành niên ở các khu vực đô thị, với mục tiêu là xây dựng thành phố an toàn, thân thiện, có trách nhiệm với các em gái. Dự án được triển khai thực hiện tại TP Hà Nội từ năm 2013. Phương ThanhChính trị - Xã hội
Bộ Y tế cung cấp thông tin Nghị quyết Trung ương về y tế và dân số
TĐKT - Chiều 17/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp báo cung cấp thông tin Nghị quyết Trung ương về y tế và dân số. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết: thời gian tới, ngoài việc tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ theo 3 tuyến ở cấp độ khác nhau (chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3, Bộ Y tế sẽ chuyển dần một số bệnh viện Trung ương, bệnh viện bộ, ngành về địa phương quản lý (trừ Bệnh viện Công an, Quân đội). Bộ Y tế chỉ giữ lại một số bệnh viện vừa nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, gắn với cơ sở thực hành của sinh viên đại học. Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình trả lời báo chí Về giải pháp trong vấn đề quản lý dược và trang thiết bị y tế, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ củng cố hệ thống phân phối thuốc, không để tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chi phối. Tăng cường chỉ đạo thực hiện đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc. Tập trung chấn chỉnh tình trạng bán thuốc phải kê đơn nhưng vẫn được bán không có đơn, không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng để quản lý việc bán thuốc của các nhà thuốc trên toàn quốc... Theo nội dung Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới, hiện mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số... Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra nghiêm trọng, ở nước ta, năm 2006, tình trạng này xuất hiện rõ ràng, xuất hiện muộn nhưng lại tăng rất nhanh. Hiện nay mất cân bằng lan rộng ra khắp các vùng, 5/6 vùng, trừ vùng Tây Nguyên. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng là mất cân bằng giới tính khi sinh nhiều nhất, trên 115 bé trai/100 bé gái. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý ưa thích con trai, tình trạng lạm dụng các kỹ thuật, công nghệ, công cụ lựa chọn. Việc hạn chế mức sinh cũng làm tăng lên việc lựa chọn giới tính khi sinh. Nếu cứ theo đà này, theo dự báo, năm 2020 Việt Nam thiếu ít nhất là 2,3 triệu và nhiều nhất là 4,3 triệu phụ nữ. Dư thừa đàn ông trong độ tuổi này sẽ không lấy vợ được. Hồng ThiếtCách mạng Tháng Mười Nga - mở đầu phong trào cách mạng trên toàn thế giới
TĐKT - Sáng 18/10, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Báo Quân đội nhân dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức Tọa đàm "Ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga". Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2017). Đồng chủ trì tọa đàm có: Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân; TS Phạm Tất Thắng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS, TS Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân điều hành tọa đàm. Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ một số nội dung chính: giá trị lý luận và thực tiễn của Cách mạng Tháng Mười Nga; Cách mạng Tháng Mười Nga với Cách mạng Việt Nam; Cách mạng Tháng Mười Nga và thời đại ngày nay. Cuộc Tọa đàm góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam; những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong 100 năm qua; đúc kết những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga; bài học đối với sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN)... Toàn cảnh Tọa đàm Các tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm cũng khẳng định những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; giáo dục bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới. Đồng thời, đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái phủ nhận ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, xuyên tạc con đường đi lên CNXH của Việt Nam... Báo cáo đề dẫn Tọa đàm nhấn mạnh: ngày 7/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã nhất loạt khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết. Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, soi sáng con đường phát triển, đi lên xây dựng CNXH. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, cung cấp những bài học lịch sử vô giá cho các cuộc cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng là sự mở đầu cho phong trào cách mạng trên toàn thế giới, đặt nền móng cho sự hình thành của hệ thống các nước XHCN. Sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên đã đặt nền móng cho chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong những thập niên 30 - 40 của thế kỷ 20. Biến động những năm 1990 của thế kỷ trước đã làm cho Liên Xô sụp đổ, các nước XHCN không còn tồn tại với tư cách là một hệ thống. Nhưng không thể phủ nhận, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng mang sứ mệnh khai sinh ra CNXH hiện thực - một kiểu phát triển xã hội mới, công bằng và dân chủ hơn cho thế giới. Một thế kỷ quá độ lên CNXH đã diễn ra với rất nhiều thăng trầm, có cả những thành tựu và cả những đổ vỡ, thất bại. Nhưng cũng từ thực tiễn đó, mỗi nước trên con đường xây dựng CNXH hiện thực đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và bước đầu xác định trên thực tế một số quy luật của quá trình xây dựng CNXH. Đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa quan trọng, khích lệ các tầng lớp nhân dân đứng lên tiếp tục công cuộc đấu tranh giành độc lập, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời của phong trào cách mạng giải phóng ở Việt Nam. Hơn thế, không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Phương ThanhTĐKT - Sáng 17/10, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu "Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật". Tham dự Chương trình có 30 cặp vợ chồng NKT tiêu biểu đến từ 24 tỉnh, thành phố trong cả nước, do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát hiện, lựa chọn. Trong đó có 17 phụ nữ khuyết tật, 4 đại biểu người dân tộc, 9 đại biểu đi xe lăn.
Giao lưu với các cặp vợ chồng NKT tiêu biểu
30 cặp vợ chồng là 30 câu chuyện tình yêu hôn nhân với nhiều cung bậc cảm xúc, thăng trầm, giông bão. Họ là những cặp vợ chồng đến từ mọi miền Tổ quốc, với nhiều dạng tật khác nhau, hoàn cảnh, công việc, thành phần cũng khác nhau. Nhưng họ có nét chung là biết rung động, yêu thương chân thật, biết đồng cảm, sẻ chia, nương tựa nhau, dũng cảm vượt qua thử thách để đón nhận hạnh phúc của mình.
Tiêu biểu là là câu chuyện của anh Phan Đức Long và chị Bùi Thị Hồng Nga (Cần Thơ). Đang là cô giáo trẻ say sưa trên bục giảng bỗng trở thành người ngồi xe lăn, chị khóa cửa lòng mình và “ghét” tất cả những người có hai chân. Nhưng chàng trai lành lặn có trái tim nhân hậu đã đến bên chị. Với tình yêu vô bờ, họ đồng hành cùng nhau trên mỗi bước đường và lựa chọn công việc giúp NKT làm niềm vui. Hiện chị là Chủ tịch Hội NKT TP Cần Thơ.
Khác hẳn với quan niệm cho rằng, NKT không nên kết hôn vì sinh con sẽ khuyết tật, thực tế đã chứng minh, 30 cặp vợ chồng khuyết tật tham dự chương trình đều có những người con khỏe mạnh, xinh xắn, ngoan ngoãn, thành đạt. Anh Nguyễn Đức Trọng và chị Nguyễn Thị Hương (Bình Phước) có hai con đều là học sinh giỏi, con gái lớn đang học năm cuối đại học, con trai đang học lớp 8. Anh Nguyễn Trần Khiêm và chị Nguyễn Thị Điệu (Bình Định) có hai con, một trai, một gái. Con trai lớn hiện đang học lớp 3 luôn đạt học sinh giỏi, hai năm đi thi Olympic Toán đạt giải Nhất huyện Vân Canh, lớp 1 đạt giải Ba của tỉnh, lớp 2 đạt giải Nhì của tỉnh...
Những câu chuyện đời và bí quyết giữ lửa hạnh phúc đầy xúc động và chân thực đó đã được truyền tải trọn vẹn thông qua Chương trình giao lưu “Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật”, góp thêm một thông điệp đầy nhân văn về quyền được “gõ cửa trái tim” của NKT.
Ông Lương Phan Cừ, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Như bao người lành lặn khác, NKT cũng có đầy đủ các quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, trong đó có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền được yêu, xây dựng gia đình. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều rào cản khiến quyền này của NKT còn gặp nhiều trở ngại. Không chỉ ngoài xã hội, thậm chí trong nhiều gia đình vẫn còn những định kiến, phân biệt đối xử. Bản thân nhiều NKT còn chưa đủ tự tin, dũng cảm để đến với tình yêu mà mình lựa chọn. Chương trình muốn gửi gắm thông điệp, quan tâm đến NKT, bên cạnh các vấn đề về việc làm, giáo dục, y tế, tiếp cận… còn cần quan tâm đến đời sống tinh thần, tình cảm của NKT. Bởi đó là sức mạnh, là nguồn lực, là điểm tựa giúp NKT phát huy nội lực, khẳng định giá trị bản thân, đóng góp cho gia đình, xã hội”.
Nhân dịp này, Chương trình còn kêu gọi sự đồng cảm, sẻ chia với những cặp vợ chồng còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho 5 cặp vợ chồng để họ có mái nhà che mưa, nắng.
Phương Thanh
TĐKT – Chiều 17/10, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ đối với bốn đồng chí.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân chủ trì buổi lễ. Cùng dự, có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng; Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Vương Văn Đỉnh; Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Nội vụ Nguyễn Quốc Khánh; lãnh đạo các vụ, đơn vị.
Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ
Sau khi Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Nội vụ Nguyễn Quốc Khánh công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ: Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đối với đồng chí Phạm Huy Giang; Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ đối với đồng chí Nguyễn Hữu Tuấn; Phó Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức Bộ Nội vụ đối với đồng chí Trương Hải Long; Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ đối với đồng chí Nguyễn Thanh Bình.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ và bốn đồng chí được trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân ghi nhận năng lực, trình độ, phẩm chất của các đồng chí được bổ nhiệm chức vụ đối với Bộ và đơn vị công tác. Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, trên cương vị mới các đồng chí tiếp tục đoàn kết, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt các mặt công tác.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đối với đồng chí Phạm Huy Giang
Các đồng chí được bổ nhiệm chức vụ xúc động, tự hào trước sự quan tâm, ghi nhận của đồng chí Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Nội vụ. Đồng thời, bày tỏ quyết tâm hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo Bộ Nội vụ và cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.
Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang phát biểu tại buổi lễ.
Phúc An
Sự kiện vẽ tranh “Câu chuyện của mầm non” là sự kiện đồng hành Cuộc thi sáng tạo tác phẩm truyền thông “Câu chuyện của Mầm non” và hưởng ứng chiến dịch “Yêu thương từ nguồn dinh dưỡng” do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) và Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) phối hợp tổ chức.
Chương trình vẽ tranh “Câu chuyện của mầm non”
Tại Chương trình, hơn 100 bạn nhỏ từ 5 đến 12 tuổi đã cùng nhau vui chơi với giấy vẽ, bút màu, cùng những hình khối, đường nét để vẽ nên những câu chuyện đa dạng, sinh động và sáng tạo về dinh dưỡng của mình với góc nhìn trẻ thơ. Bạn thì vẽ bữa cơm gia đình quây quần bên nhau, bạn thì vẽ những món ăn mình thích…
Qua những bức vẽ hồn nhiên của trẻ thơ, các con gửi đến bố mẹ những bức thông điệp yêu thương về quyền dinh dưỡng của chính mình.
Vẽ những câu chuyện dinh dưỡng của mình lên giấy không chỉ là cơ hội để các bạn nhỏ được thỏa sức sáng tạo mà còn là cách để các con hiểu hơn và thể hiện cảm xúc với mỗi bữa ăn; với những món ăn và chia sẻ với bố mẹ, bạn bè xung quanh về bữa ăn mà các con mong muốn và cả những món ăn mà con không thích ăn.
Ngoài ra, tại chương trình, phụ huynh cùng các học sinh được trò chuyện với các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Hiện tại, các bữa ăn của con cái được bố mẹ đầu tư rất nhiều, nhưng 90% trẻ em có bữa ăn mất cân bằng về dinh dưỡng.
Theo Chuyên gia Tư vấn dinh dưỡng Nguyễn Diệu Vân: “Không giống như người lớn chúng ta, có thể đọc nhiều nguồn thông tin, việc hướng dẫn trẻ em ăn đúng dinh dưỡng rất khó. Do đó cần phải tiếp cận qua các phương pháp khác, như qua trò chơi, hoạt động trải nghiệm, cũng như qua các câu chuyện. Bố mẹ cũng có thể tự sáng tác ra những câu chuyện phù hợp để giúp các con hiểu hơn về loại thực phẩm đó”. Chị Vân cũng cho biết thêm, các hoạt động trải nghiệm đơn giản như bố mẹ để con cùng chuẩn bị bữa ăn, tự tráng trứng, cắt rau củ; đi siêu thị cùng bố mẹ…
Đại diện cho các đơn vị tổ chức, chị Trần Hồng Điệp, Điều phối viên Quỹ Vì tầm vóc Việt chia sẻ: cuộc thi là hoạt động bổ ích, cơ hội tuyệt vời để người lớn và trẻ nhỏ cùng kết nối và đồng hành vì lợi ích, sự phát triển tầm vóc tốt của trẻ.
Mai Thảo
TĐKT - Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, chủ đề “Giữ đôi bàn tay sạch vì thế hệ tương lai” nhằm tiếp tục nâng cao ý thức của cộng đồng về thói quen rửa tay với xà phòng.
Các đại biểu cùng thực hiện nghi thức cam kết rửa tay với xà phòng
Đến dự có GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, gần 300 đại biểu trung ương đến từ các Bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế và 2.000 học sinh, thầy cô giáo của 2 trường tiểu học Kim Đồng và Hoàng Hoa Thám trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: rửa tay với xà phòng là một việc làm tưởng chừng như rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng thực tế, tỷ lệ người dân rửa tay thường xuyên với xà phòng còn thấp, kể cả trong các cơ sở y tế. Rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm tới 35 -47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... Đặc biệt, đối với học sinh - thế hệ tương lai của đất nước thì việc giữ sạch đôi bàn tay là điều kiện thiết thực nhất để phòng, chống nhiều bệnh.
Các em học sinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng tại sự kiện
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 88% các trường hợp tử vong do tiêu chảy ở trẻ em có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém và thiếu nước sạch. Tiêu chảy và viêm phổi là hai bệnh chính có liên quan đến việc lây truyền các mầm bệnh qua bàn tay và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 1,7 triệu trẻ em trên thế giới hàng năm. Ngoài ra vệ sinh kém cũng góp phần làm gia tăng các bệnh như tay chân miệng, bệnh ngoài da, bệnh giun sán…
Vệ sinh kém, tiêu chảy và bệnh giun sán cũng là những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và khả năng học tập của trẻ em. Các trường hợp mắc và tử vong do các bệnh nói trên có thể ngăn ngừa được thông qua việc rửa tay với xà phòng.
Từ năm 2008 đến nay Việt Nam đã hưởng ứng tích cực Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như của mỗi người dân về tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng để phòng, chống dịch bệnh.
Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy đã đồng hành cùng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo suốt nhiều năm trong hành trình bảo vệ sức khỏe và vệ sinh cho người dân và trẻ em Việt Nam với mục tiêu “Xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho 25 triệu người dân Việt Nam tính đến năm 2020”. Chương trình hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng hàng năm đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật của dự án chiến lược dài hạn hợp tác giữa Quỹ Unilever Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2012 - 2016.
Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Unilever và các em học sinh đã cùng thực hiện nghi thức rửa tay với xà phòng thể hiện sự đồng lòng duy trì thói quen tốt giúp phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh. Điệu nhảy đồng diễn “Rửa tay với xà phòng” của các em học sinh tham dự chương trình đã thể hiện tinh thần quyết tâm đem thói quen rửa tay với xà phòng đến với nhiều người hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe của hàng triệu bàn tay Việt.
La Giang
TĐKT - Trước tình trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, sáng 14/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Công ty Cổ phần FECON tổ chức Hội thảo với chủ đề “Sạt lở đất – Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững”. Hội thảo có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan cùng nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Những ngày gần đây, thông tin về mưa bão, sạt lở đất, lũ quét đang diễn ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đang thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận. Có thể nói, trận mưa lũ lịch sử này đã và đang để lại hậu quả vô cùng to lớn về người và của.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đinh Quế Hải phát biểu khai mạc hội thảo
Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước đã ghi nhận trên 250 đợt lũ quét, sạt lở, làm chết và mất tích hơn 646 người, hơn 9700 ngôi nhà bị hư hỏng, nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 3300 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong đợt mưa lũ lịch sử diễn ra từ ngày 10/10 vừa qua, đã có gần 50 người thiệt mạng, nâng tổng số người chết do sạt lở, lũ quét từ đầu năm 2017 đến nay lên hơn 100 người.
Tại Hội thảo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các bộ, ban, ngành liên quan để làm thế nào có thể làm giảm thiểu hậu qua do sạt lở đất, lũ quét gây ra. Đặc biệt, việc phòng, chống sạt trượt trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Khi sạt trượt, người có thể chạy, nhưng nhà cửa, đường sá, di tích, công trình… không thể di chuyển được. Bởi vậy, bên cạnh việc lập quy trình cảnh báo và sơ tán, cần xử lý nguyên nhân gây sạt - trượt và gia cố chống lại việc gây sạt - trượt bằng các giải pháp công nghệ mang tính bền vững. Đây cũng chính là những vấn đề nóng sẽ được bàn luận trực tiếp tại Hội thảo.
Hàng chục giải pháp công nghệ phòng, chống và cảnh báo sạt lở đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế giới thiệu tại buổi hội thảo. Trong đó, đáng chú ý là công nghệ sử dụng lưới thép cường độ cao bao phủ toàn bộ bề mặt khối sạt trượt, có sức chịu tải lên tới hàng chục tấn và độ bền hàng trăm năm.
Công nghệ sử dụng cọc bê tông gia cường nền móng cho các khối sạt trượt cũng được các chuyên gia đánh giá cao bởi phù hợp với nhiều điều kiện địa hình tại Việt Nam. Những công nghệ này cũng đã được thử nghiệm tại Hà Giang và Hòa Bình, thu được kết quả tốt. Những giải pháp hữu hiệu sẽ được Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ ngành trình Chính phủ để sớm triển khai trong thời gian tới.
Bên cạnh các bài tham luận, phân tích của các nhà khoa học Việt Nam, Hội thảo còn có sự tham dự của Công ty Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Metal đến từ Nhật Bản.
Các chuyên gia đến từ hai công ty trên sẽ chia sẻ về thảm họa tại Nhật Bản, đặc biệt là những thiệt hại và chi phí cho việc phòng, chống, khắc phục hậu qua do sạt lở đất và lũ quét tại đất nước này.
Ngoài ra, tại Hội thảo, Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Meta cũng đề xuất một số giải pháp công nghệ cho việc cảnh báo và xử lý sạt trượt như gia cố mái dốc, làm kết cấu tường chắn, hàng rào chống lũ… hiện đang được áp dụng khá thành công tại Nhật Bản.
Phương Linh
Phát động Chương trình tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
TĐKT - Sáng 13/10, tại Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động Chương trình tuyên truyền về bảo vệ môi trường "Em yêu môi trường Thủ đô". Lễ phát động Chương trình Đây là chương trình dành cho tất cả các học sinh tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, với mong muốn mang đến cho các bạn nhỏ một sân chơi thú vị, bổ ích để được thể hiện năng khiếu và nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ môi trường. Chương trình thu hút đông đảo các em học sinh trên địa bàn tham gia, hưởng ứng Chương trình được tổ chức với mục đích tuyên truyền về pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường tới các thế hệ trẻ tương lai của đất nước, giúp các em học sinh hiểu và có những hành động tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc. Từ đó, các em sẽ là những tuyên truyền viên tới từng gia đình, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm do môi trường gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống. Minh PhươngLễ phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo”
TĐKT - Ngày 13/10, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương Đảng tổ chức Lễ phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020, nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2017). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chủ trì họp báo. Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và của toàn xã hội về dân vận và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng ta. Lễ phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” Đồng thời khuyến khích, phát huy vai trò, trách nhiệm và ghi nhận, tôn vinh đội ngũ nhà báo, các cơ quan báo chí, các cấp Hội nhà báo, Ban Dân vận các cấp, cộng tác viên và công dân Việt Nam trong việc phát hiện, phản ánh, tuyên truyền những tấm gương, mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc về đề tài dân vận, tạo hiệu ứng tích cực, bồi đắp những giá trị tốt đẹp, bền vững trong xã hội. Thông qua cuộc thi, phát hiện thêm nhiều tấm gương điển hình “Dân vận khéo” trong cả nước, thiết thực hướng đến kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Công tác Dân vận của Đảng. Sản phẩm dự thi là các tác phẩm báo chí có nội dung về các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong phong trào “Dân vận khéo”, có đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương; được đăng tải, phát trên các loại hình báo chí từ ngày 13/10/2017. Các năm 2018, 2019, Ban Tổ chức sẽ chấm sơ khảo, chọn bài vào vòng chung khảo và sơ kết cuộc thi vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Công tác Dân vận của Đảng (15/10). Năm 2020, chấm sơ khảo của năm, đồng thời tổ chức chấm chung khảo và tổng kết, trao giải cuộc thi (của cả giai đoạn 2017 - 2020) vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Công tác Dân vận của Đảng. Dự kiến, Ban tổ chức sẽ trao 6 giải A, 15 giải B, 15 giải C và 30 giải khuyến khích. Sẽ có 10 giải đồng hạng xuất sắc cho các cơ quan báo chí và Ban Dân vận cấp ủy tiêu biểu. Hàng năm, chọn các tác phẩm báo chí tiêu biểu để khen thưởng vào dịp Ngày truyền thống công tác dân vận 15/10 và đưa vào vòng chung khảo cuộc thi. Ban tổ chức nhận bài dự thi năm 2018 từ 15/10/2017 đến hết ngày 10/9/2018, năm 2019 từ 11/9/2018 đến hết ngày 10/9/2019, năm 2020 từ 11/9/2019 đến hết ngày 31/8/2020. Địa chỉ nhận bài dự thi: Tạp chí Dân vận, Ban Dân vận Trung ương, số 105B Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, email: danvankheo@gmail.com. Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, 59 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, email: bannghiepvu.hnb@gmail.com. Phát biểu tại Lễ phát động, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai mong muốn các cơ quan báo chí, các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương tích cực hưởng ứng tham gia cuộc thi, có nhiều tác phẩm phát hiện, phản ánh sinh động về những tấm gương “Dân vận khéo” có sức truyền cảm, lay động trong xã hội, góp phần mang lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 280
- 281
- 282
- 283
- 284
- …
- sau ›
- cuối cùng »