Dù được về phép nhưng Nam vẫn theo thói quen cũ khi ở đơn vị đó là dậy sớm tập thể dục. Hôm nay Nam chạy hai vòng quanh làng. Không khí buổi sáng thật trong lành, khoan khoái.
Nam vừa về đến sân nhà thì đã thấy ông Ruân ngồi chờ được một lúc.
Ông Ruân: A đây rồi, ngồi xuống đây bác hỏi chuyện.
Nam: Bác tới khi nào, bác muốn hỏi cháu chuyện gì.
Ông Ruân: Thì chuyện liên quan đến Cảnh sát biển chứ còn gì nữa?
Nam: Nếu biết thì cháu sẵn lòng trả lời, còn không bác để cháu tìm hiểu rồi trả lời sau nhé!
Ông Ruân: Tối qua, bác với mấy ông bạn ngồi lai rai, đố nhau về Cảnh sát biển. Bác cao hứng nói cái gì bác cũng biết vì có thằng cháu đang ở vùng Cảnh sát biển 2. Nhưng đến khi ông Hiển hỏi về các hành vi bị nghiêm cấm của Cảnh sát biển thì bác phải giả say để thoái thác. Mày biết thì bảo bác ngay và luôn.
Nam: Về việc này để cháu tham khảo một anh làm ở phòng pháp luật ở đơn vị rồi cháu sẽ nói lại với bác.
Ông Ruân: Ơ, bác tưởng mày cái gì cũng biết chứ?
Nam: Cháu bác còn phải học hỏi nhiều, không giỏi như bác nghĩ đâu ạ.
Ông Ruân: Thế tìm hiểu nhanh rồi chiều giải đáp cho bác nhé! Bác về nhà đã.
Ông Ruân đi. Nam lấy điện thoại gọi ngay cho anh Dũng ở phòng pháp luật của Cảnh sát biển 2. Trước đây, khi Nam là lính nghĩa vụ đã gặp và quen được anh Dũng. Đó là một người anh điềm đạm, hiểu biết và đặc biệt rất tâm lý. Anh thấy được sự ham học hỏi của Nam nên cũng rất tạo điều kiện để Nam tìm hiểu rõ hơn về Luật Cảnh sát biển.
Lần này cũng thế, cuộc nói chuyện qua điện thoại đã giúp Nam lĩnh hội được vấn đề mà Nam chưa rõ.
Đầu giờ chiều, Nam sang nhà bác Ruân. Thấy Nam, bác vui lắm.
Ông Ruân: Đây rồi, mày không sang là bác lại sang tìm đấy.
Nam: Cháu đã hỏi được rồi. Khoản 4,5,6 điều 7 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định 3 nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển như sau.
Ông Ruân: Từ từ, ngồi xuống đây rồi nói.
Hai bác cháu ngồi xuống đầu hiên nhà. Ông Ruân nghe như nuốt từng lời.
Nam: Thứ nhất, Luật Cảnh sát biển nghiêm cấm hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để vi phạm pháp luật.
Ông Ruân: Nghĩa là nếu thấy một trong các hành vi đó thì chứng tỏ là có sai phạm đúng không?
Nam: Dạ vâng. Ngoài ra Luật cũng nghiêm cấm “hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân” của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam.
Ông Ruân: Thế nữa cơ à? Đúng là Luật có khác, quy định cụ thể chi tiết, ai mà vi phạm là cứ xác định.
Nam: Vâng. Vui một chút, bác thử nhắc lại cho cháu điều thứ nhất xem bác có nhớ không?
Ông Ruân: Thằng này khá. Để bác chiêm nghiệm lại rồi nói tròn vành rõ chữ cho mày nghe.
Nam cười khì khì rồi phục lăn khi ông Ruân nói rất chuẩn điều Nam đã nói với ông.
Nam: Quá chuẩn, bác Ruân number one.
Ông Ruân: Chuyện, trưởng họ là phải thế. Mà mày nói tiếp đi. Bác đang nghe đây.
Nam: Thứ hai là nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có hành vi nhũng nhiễu gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.
Ông Ruân: Hành vi nhũng nhiễu này là gây bức xúc lắm này. Cán bộ, chiến sĩ là phải giúp đỡ, tương trợ, nhất quyết không được gây nhũng nhiễu khó khăn cho dân.
Nam: Luật quy định như vậy rồi mà bác.
Ông Ruân: Còn hành vi nào nữa không?
Nam: Ngoài ra còn có “Hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam”.
Ông Ruân: Lại còn nhiều hành vi khác nữa cơ à? Quy định chi tiết thế thì ai vi phạm cũng sẽ không để lọt, bộ máy mới trong sạch được.
Nam: Bác nói quá chuẩn!
Ông Ruân: Tối nay phải bắt mấy ông bạn rửa tai để nghe mới được.
Nam: Nhưng bác không được thêm mắm dặm muối đâu đấy nhé!
Ông Ruân: Cái thằng chỉ được cái nói đúng, bác chỉ tính chém một tí thôi, chứ nhất định không rời xa luật đâu.
Nam: Hay tối bác cho cháu tham gia cùng đi.
Ông Ruân: Thanh niên trẻ ngồi với mấy ông già nhiều chuyện là đau đầu lắm đấy nhé!
Nam: Mấy khi được đau đầu đâu bác.
Ông Ruân: Thế thì tối qua nhà ông Đông, nhớ chưa.
Nam: Cháu nhớ rồi, cháu xin phép về, hẹn bác tối nay ạ.
Ông Ruân: Ừ, về đi.
Nam vui vẻ ra về. Qua lời anh Dũng, và việc phổ biến cho bác Ruân, Nam đã khắc sâu hơn những hành vi bị nghiêm cấm đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển. Suy cho cùng, Luật đưa ra là để nhắc con người nhớ cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Còn với con người, nếu ai cũng sống có kỷ luật, có trách nhiệm thì sẽ không bao giờ làm sai luật. Và với Nam, kỷ luật thép đó là rèn luyện bản thân mỗi ngày. Mình hôm nay chắc chắn phải là một phiên bản tốt hơn mình của ngày hôm qua.
Cảnh sát biển Việt Nam
Văn hóa - Thể thao
Trao giải cuộc thi “Kayserburg Vietnam Youth Piano Competition & Festival 2022”
TĐKT - Sau 1 tuần tham gia thi đấu, tranh tài liên tục, sáng 1/9, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã diễn ra buổi Lễ công diễn và trao giải cuộc thi “Kayserburg Vietnam Youth Piano Competition & Festival 2022”. Cuộc thi Piano “Kayserburg Vietnam Youth Piano Competition & Festival 2022” được tổ chức thường niên bởi Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam (VIED). Đây là cơ hội tìm kiếm và bồi dưỡng tài năng tham dự vòng chung kết piano quốc tế lớn nhất dành cho các pianist trẻ thế giới mang tên “Kayserburg International Youth Piano Competition” dự kiến sẽ được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 11 năm 2023. Cuộc thi không chỉ tôn vinh thương hiệu piano huyền thoại Kayserburg được chế tác bởi 2 bậc thầy piano vĩ đại là Mr. Lothar Thomma và Mr. Stephan Mohler (người Đức, gốc Thụy Sĩ) mà còn xây dựng sân chơi âm nhạc chuyên nghiệp, tạo động lực cho giới trẻ học tập bộ môn piano và hiện thực hóa vai trò của giáo dục nghệ thuật trong giáo dục toàn diện. Quán quân ở bảng Chuyên nghiệp thuộc về thí sinh Võ Minh Quang Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà, Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức đánh giá: Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của 100 thí sinh học tập âm nhạc chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. So với yêu cầu cuộc thi piano chuyên nghiệp quốc tế, các thí sinh tham dự cuộc thi lần này đã chọn và hoàn thành bài thi đúng với yêu cầu, quy định của Ban Tổ chức về thể loại âm nhạc cũng như thời lượng của từng tác phẩm. Ban Giám khảo thực hiện quy chế chấm thi độc lập, đúng với tinh thần cuộc thi piano chuyên nghiệp do Ban Tổ chức đề ra. Kết quả cuộc thi được đánh giá khách quan. Đúng với khả năng từng thí sinh trong thời điểm dự thi. Thí sinh khiếm thị Bùi Quang Khanh dành vị trí quán quân bảng Không chuyên Nhiều thành viên trong Ban Giám khảo là các giáo sư pianist nước ngoài rất xúc động và thể hiện sự ngạc nhiên về chất lượng và tài năng của thí sinh trong quá trình chấm thi lần này, đây cũng là một khó khăn không nhỏ với Ban Giám khảo khi đánh giá tài năng của các thí sinh. Tuy nhiên, với những tiêu chí cụ thể, tính logic và khoa học theo quy định của Ban Tổ chức, cuối cùng kết quả của từng thành viên Ban Giám khảo đã được thống nhất và người thắng cuộc ở các bảng đã xứng đáng được lựa chọn. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, PGS.TS nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đánh giá cao sức lan tỏa của cuộc thi. Cuộc thi “Kayserburg Vietnam Youth Piano Competition & Festival 2022” đã tiên phong trong việc tổ chức một sân chơi về piano toàn quốc nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ về âm nhạc. Ông chia sẻ “Theo tôi nghĩ, đây là một chiến lược đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cuộc thi chính là cánh cửa mở ra cho thế giới tâm hồn phong phú về mặt văn hóa, nghệ thuật đối với thế hệ trẻ. Chính điều đó cho tôi niềm tin rằng cuộc thi không chỉ là đối với piano mà với các môn biểu diễn khác cũng như với các loại hình nghệ thuật khác nữa thì chúng ta sẽ là những người thầy người cô, những người nâng đỡ những tài năng trẻ trong tương lai”. Chung cuộc, vị trí quán quân bảng Không chuyên đã thuộc về thí sinh khiếm thị Bùi Quang Khanh với giải thưởng là 01 chiếc Upright Piano – EU118S, thương hiệu Pearl River, trị giá 130 triệu đồng. Quán quân ở bảng Chuyên nghiệp thuộc về thí sinh Võ Minh Quang, với giải thưởng là 1 chiếc Upright Piano – KHB1, thương hiệu Kayserburg trị giá 230 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao các giải nhất – nhì – ba và các giải triển vọng của từng bảng thi đấu, với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng./. Mai ThảoLàng chài Vạn Đảo hiện lên dưới ánh mặt trời rực rỡ. Hôm nay cũng là ngày Nam được về phép sau khi đã hoàn thành khóa huấn luyện Tân Binh và trở thành lính nghĩa vụ tại một đơn vị Vùng Cảnh sát biển. Nam vừa đến đầu làng thì lũ trẻ con đã chạy ra đón chào, vui vẻ.
Đứa trẻ 1: Anh Nam về kìa chúng mày ơi!
Đứa trẻ 2: Đi bộ đội có vui không anh? Ở đấy có nhiều súng lắm hả anh?
Đám trẻ con cứ ríu rít bên Nam, có đứa đu cả vào cái balo quân trang mà Nam được phát trong lần đi nghĩa vụ. Lần này trở về sau một thời gian khá lâu, Nam thấy xúc động vô cùng.
Kia rồi, mẹ Nam đang đứng ngóng con ở ngoài cổng. Mẹ dạo này có vẻ gầy hơn nhưng ánh mắt rạng ngời hạnh phúc.
Nam chạy đến bên mẹ, chào mẹ.
Mẹ Nam: Để mẹ xem nào, con trai của mẹ đen đi nhiều nhưng mà rắn rỏi, khỏe mạnh lắm! Để mẹ đỡ balô cho nào!
Nam: Mẹ cứ để con đeo ạ. Vai mẹ đã hết đau chưa?
Mẹ Nam: Mẹ đỡ nhiều rồi, con về thăm nhà thế này mẹ càng thấy khỏe hơn. Vào nhà đi, mẹ pha sẵn nước chanh cho con đấy.
Vào trong nhà, Nam đặt ba lô xuống ghế rồi đi ra bàn thờ thắp cho bố ba nén hương.
Mẹ Nam mang cốc nước chanh mát lạnh đã pha sẵn ra cho con.
Mẹ Nam: Hôm qua mẹ cũng thắp hương báo với bố là hôm nay con về. Bố phù hộ hay sao ấy mà nay trời đẹp. Mới sáng mà mẹ đã bán được ba bộ lưới đấy con.
Nam: Thế hả mẹ. Để con đi chào các bác trong họ rồi chiều con đan lưới với mẹ. Lâu không đan, chả biết tay nghề của con có xuống không nữa.
Mẹ Nam: Cứ nghỉ ngơi đi đã.
Nam nhận cốc nước mát từ tay mẹ. Cậu uống với vẻ hào hứng.
Vừa lúc đó, có tiếng sang sảng của ông Ruân – trưởng họ vọng đến.
Ông Ruân: Thằng Nam về rồi đấy hả?
Nam: Dạ, cháu chào bác. Cháu vừa về, cũng đang định qua nhà thăm bác đấy ạ.
Ông Ruân đi đến nắn tay Nam rồi gật gù.
Ông Ruân: Ây da, được quân đội rèn luyện có khác rắn rỏi, khỏe mạnh, chuột nổi cuồn cuộn chả kém gì anh Sóng, anh Biển ngày ngày kéo lưới đâu.
Mẹ Nam: Mời bác ngồi chơi. Em xin phép đi làm mấy món lát nữa mời bác với bà con trong họ nhà ta ăn bữa cơm mừng cháu Nam rèn luyện trở về.
Ông Ruân: Cô không cần khách sáo. Mà có cần người phụ giúp không để tôi a lô gọi chị cô sang làm cùng.
Mẹ Nam: Dạ thôi ạ, lúc nãy cái Hương bạn thằng Nam đã qua phụ em sơ chế đồ ăn cả rồi. Nó có việc chạy lên trụ sở, lát nữa nó về đây bây giờ ấy.
Mẹ Nam nói rồi vui vẻ đi. Còn lại hai bác cháu nói chuyện.
Nam: Anh Biển với anh Sóng vẫn ra khơi đều chứ bác?
Ông Ruân: Vẫn đi đều, cái nghề biển vất vả nhưng không thể bỏ được. Như bố mày ngày trước cũng bám biển vươn khơi, chỉ tiếc là vắn số quá.
Nam: Cũng chính vì thế mà mẹ cháu nhất quyết không cho cháu đi biển nữa. Cháu giận mẹ nên mới đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Ông Ruân: Hiểu cho mẹ! Nhà con một, mày có làm sao mẹ mày biết dựa vào ai. Nhưng mà vì thế họ nhà này mới có một chiến sĩ thuộc biên chế Cảnh sát biển. Oai nhất họ đấy!
Nam: Ôi bác ơi, cháu mới là lính nghĩa vụ thôi, chứ chưa thuộc biên chế Cảnh sát biển đâu ạ.
Ông Ruân: Ơ thế à? Chết thật, bác vui quá lỡ miệng khoe mất rồi. Vậy cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam gồm những thành phần nào?
Nam: Cháu cũng mới tìm hiểu gần đây thôi nên vẫn nhớ rất rõ theo Khoản 2 điều 2 Luật Cảnh Sát Biển Việt Nam quy định: Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
Ông Ruân: Nhiều thành phần thế mà cháu trai tôi chưa thuộc thành phần nào hay sao?
Nam: Dạ, cháu đang cố gắng rèn luyện. Trở thành chiến sĩ Cảnh sát biển là mơ ước và là mục tiêu hiện giờ của cháu đấy bác.
Ông Ruân: Thì cứ cố gắng rèn luyện, sớm muộn rồi cũng vào biên chế thôi.
Nam: Việc đó thực sự cháu không dám nói trước nhưng cháu sẽ cố gắng hết sức mình.
Ông Ruân: Bác còn muốn hỏi rất nhiều về Cảnh sát biển nữa để mai mốt mấy ông bạn hỏi bác còn biết đường mà chém...à không mà nói chứ.
Nam: Bác ơi, thực sự hiểu biết của cháu vẫn còn hạn chế! Nhưng cháu hứa sẽ tìm hiểu thật kĩ và chính xác để lần khác sẽ giải đáp cho bác ạ.
Ông Ruân: Thôi được rồi, mày mới về cần nghỉ ngơi nên bác tạm tha đấy.
Nam thở phào, cười vui vẻ.
Bữa cơm thân mật chào đón Nam trở về diễn ra. Nam thấy vui và ấm áp vô cùng, lâu lắm rồi cậu mới được ở bên những người thân yêu như vậy. Những lời nói của mẹ, những tiếng cười vui của bà con họ hàng, ánh mắt trìu mến của Hương – cô bạn gái xinh xắn và cả sự kì vọng của bác Ruân trưởng họ khiến cho Nam khắc sâu trong lòng. Nam tự thấy mình còn cần phải trau dồi, rèn luyện rất nhiều để có ngày xứng đáng đứng trong đội ngũ những người lính Cảnh sát biển Việt Nam và trở thành niềm tự hào của những người thân yêu. Chuyến về thăm nhà này thật đáng nhớ!
Cảnh sát biển Việt Nam
TĐKT - Sáng 28/8, tại Nhà khách Chính phủ số 108 Nguyễn Du, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Viện những vấn đề phát triển (VIDS) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã chủ trì và phối hợp với Viện Lý học Phương Đông, Viện nghiên cứu và phát triển Đạo Mẫu Việt Nam và Viện Kỷ lục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học và thực tiễn “Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới”.
TS. Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Viện những vấn đề phát triển (VIDS) phát biểu khai mạc Hội thảo.
Đây là Hội thảo lần thứ 2, tiếp nối sau thành công của Hội thảo lần thứ nhất được diễn ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2022 tại Thủ đô Hà Nội. Mục đích của Hội thảo là làm rõ hơn, quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát huy và phát triển văn hóa tâm linh, các giá trị văn hóa tâm linh đối với với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, đánh giá thực trạng văn hóa tâm linh, phát huy các giá trị văn hóa tâm linh; làm rõ các vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của văn hóa tâm linh, hạn chế các tác động tiêu cực đối với sự phát triển của đất nước.
Toàn cảnh chương trình Hội thảo.
Hội thảo lần này quy tụ gần 50 bài viết tham luận chuyên sâu của rất nhiều các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng lắng nghe những bài tham luận chất lượng, có chiều sâu. Các bài tham luận phần nào đã giúp làm rõ hơn thực trạng phát triển và sự tác động đa chiều của văn hóa tâm linh trong những năm qua, chỉ rõ các nguyên nhân, hạn chế, yếu kém, phân tích làm rõ các vấn đề đặt ra và đề xuất các định hướng, cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục phát triển lành mạnh văn hóa tâm linh, phát huy các giá trị tích cực của văn hóa tâm linh, đồng thời hạn chế những lệch lạc, tiêu cực cần được chấn chỉnh trong hoạt động văn hóa tâm linh hiện nay.
GS. TS. Nguyễn Lân Dũng phát biểu tham luận với chủ đề: “Bác Hồ với đời sống tâm linh”.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu – Nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật phát biểu tham luận.
GS. TS. Linh mục Tạ Huy Hoàng – Tổng Quản lý Học viện Công giáo Việt Nam phát biểu tham luận.
Hòa thượng Thích Huệ Đăng phát biểu tham luận tại Hội thảo.
TS. Cao Xuân Nguyên – Viện trưởng Viện Lý học Phương Đông phát biểu tham luận.
Ông Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho biết: Lãnh đạo Liên hiệp hội hoan nghênh Viện VIDS đã chủ động đề xuất chủ trì việc nghiên cứu nội dung "Văn hóa tâm linh và phát triển"; đồng thời tập hợp đội ngũ các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học của Đảng, nhà nước, của các tổ chức xã hội liên quan, kể cả các doanh nghiệp phối hợp cùng triển khai Hội thảo.
Ông Thao khẳng định: Đây là một nội dung quan trọng mà Đại hôi Đảng lần thứ XIII đã xác định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng; đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”.
Thục Anh
TĐKT - Ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước) tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu của Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng), nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao do gia đình trao tặng.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trần Việt Hoa
Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu sinh năm 1918 tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông từng làm công chức tòa sứ của thực dân Pháp, sớm giác ngộ cách mạng, ông đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tham gia tích cực trên các mặt trận quận sự tại Ninh Hòa – Khánh Hòa, rồi trở về chiến đấu trên quê hương xứ Huế, cơ duyên lên Chiến khu Việt Bắc gặp Bác Hồ.
Được sự tín nhiệm cao của Đảng và Nhà nước, ông đảm nhận một số trọng trách trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Chuyên viên quân sự tại Hội nghị Giơ-ne-vơ; Trưởng phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và Phó Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Trưởng ban Việt kiều Trung và Đại Việt Nam tại các nước Cộng hòa Cu Ba, Pháp và tại Liên hợp quốc. Đại tá Hà Văn Lâu mất ngày 18/12/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (trái) tiếp nhận hiện vật từ con gái Đại tá Hà Văn Lâu.
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Đại tá Hà Văn Lâu đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương và danh hiệu cao quý. Năm 2014, Đại tả được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Một số hình ảnh, hiện vật của Đại tá Hà Văn Lâu
Hướng tới kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973 - 2023), ngày 26 tháng 8 năm 2012, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu của Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu do gia đình Đại tá trao tặng.
Khối tài liệu này là tổng hợp kết quả 3 đợt tiếp nhận tại nhà riêng của Đại tá tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thừa Thiên Huế từ đầu năm 2022 do bà Hà Thị Ngọc Hà – con gái Đại tá gửi tặng Trung tâm.
Với tổng số 107 đơn vị bảo quản tài liệu giấy, 336 đơn vị bảo quản ảnh, 815 xuất bản phẩm, khối tài liệu này phản ánh cuộc đời và sự nghiệp hoạt động quân sự, ngoại giao của Đại tá Hà Văn Lâu và nhiều sự kiện lịch sự quan trọng của đất nước.
Đặc biệt trong khối tài liệu này có những văn bản vô cùng có giá trị về tổng kết Cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ tại Paris từ năm 1968 đến năm 1973; các bài viết của Đại sứ Hà Văn Lâu về các sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước như sự kiện Mặt trận Bình Trị Thiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng...
Nổi bật trong khối tài liệu ảnh của Đại tá Hà Văn Lâu là những hình ảnh đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973; ảnh về hoạt động của Đại tá cùng với các nhà lãnh đạo, như hoạt động chính trị và các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam và thế giới như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tổng thống Mehico Luis Echeveria, Chu tịch Cu Ba Phidel Castro, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông... và bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng riêng cho Đại tá nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Bác tại Chiến khu Việt Bắc ngày 19/5/1950.
Lễ ký kết tiếp nhận
Khối tài liệu do gia đình Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu trao tặng cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là nguồn tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tá và với việc nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thành phần tài liệu quan trọng về Hội nghị Paris đang được đóng dấu các mức độ mật. Trong thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III sẽ thực hiện việc giải mật tài liệu để phát huy có hiệu quả giá trị của các tài liệu này nói riêng và khối tài liệu của Đại tá Hà Văn Lâu nói chung cho các mục đích nghiên cứu khác nhau của đời sống xã hội...
Hồng Thiết
TĐKT - Sáng 26/8, tại Hà Nội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Cộng đồng mạng Lục Bát Việt Nam; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Câu lạc bộ “Trái tim Người lính” tổ chức Lễ công bố Kỷ lục quốc gia và tôn vinh tác giả thơ lục bát.
Tại buổi lễ, có 6 tác giả là những cây bút sung sức trong sáng tác thơ lục bát suốt nhiều năm qua đã được tôn vinh.
Trong đó, nhà thơ Đặng Vương Hưng được trao Kỷ lục Việt Nam với công trình “Lục Bát mỗi ngày” – một tác phẩm thơ lục bát được Giải thưởng Văn học, có số trang nhiều nhất Việt Nam.
Nhà thơ Đặng Vương Hưng đón nhận kỷ lục Việt Nam với công trình “Lục Bát mỗi ngày” – một tác phẩm thơ lục bát được Giải thưởng Văn học, có số trang nhiều nhất Việt Nam.
Nhà thơ Đặng Vương Hưng là người sáng lập Cộng đồng mạng Lục Bát Việt Nam, đang sở hữu 4 Kỷ lục Quốc gia, trong đó có 2 kỷ lục về Lục Bát.
Đã hàng chục năm qua, nhà thơ Đặng Vương Hưng (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, là tác giả của hơn 50 cuốn sách với nhiều thể loại, trong đó có 10 tập thơ) được bạn đọc xem là Người Sáng lập Cộng đồng mạng Lục Bát Việt Nam, với việc xây dựng website Lục Bát Việt Nam từ năm 2008 và Nhóm Lục Bát Việt Nam trên mạng xã hội facebook với hơn 35.000 thành viên, đã tổ chức Ngày hội Lục Bát hàng chục năm liên tục bằng kinh phí xã hội hóa hàng tỷ đồng. Nhờ vậy, năm 2019, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vinh danh: Nhà thơ Đặng Vương Hưng - Người tổ chức Ngày hội Lục Bát Việt Nam nhiều năm liên tục nhất.
Trước đó, ông đã được Tổ chức Kỷ lục vinh danh: “Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức sưu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách “Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam” và xác lập kỷ lục: “Nhà văn Chủ biên bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” có số trang nhiều nhất”.
Năm 2021, với việc xuất bản tác phẩm “Lục Bát mỗi ngày” dày 1.248 trang khổ lớn, công trình đã đánh dấu chặng đường 40 năm sáng tác thơ Lục Bát (1980 – 2020) của nhà thơ mặc áo lính Đặng Vương Hưng. Dù có dung lượng ngàn trang khổ lớn, nhưng 2 lần in và tái bản, hơn 2.000 cuốn sách đã được phát hành hết qua mạng xã hội, hàng vạn bản pdf ruột của tác phẩm này đã được người yêu thơ Lục Bát trong và ngoài nước chia sẻ miễn phí…
Đặc biệt, công trình “Lục Bát mỗi ngày” của nhà thơ Đặng Vương Hưng đã được Hội Nhà văn Hà Nội tặng Giải thưởng Văn học của năm. Cuốn sách đã nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của Hội đồng xét giải cùng dư luận bạn đọc và xã hội.
Nhân dịp này, 5 tác giả khác cũng được tôn vinh. Đó là nhà thơ, kỷ lục gia Trương Nam Chi, người sáng lập Câu lạc bộ Lục Bát Sài Gòn và “giữ lửa” cho Website Lục Bát Việt Nam; nhà thơ Đặng Cương Lăng, người có duyên với giải thưởng nhiều cuộc thi sáng tác Lục Bát; tác giả Nguyễn Quỳnh, người “giữ lửa” cho Nhóm Lục Bát Việt Nam trên mạng xã hội facebook; đại tá, cựu chiến binh Trần Trọng Giá, đặc biệt say mê sáng tác Lục Bát, coi sáng tác thơ Lục Bát là niềm vui, là ý nghĩa cuộc sống của chính mình; đại tá cựu chiến binh Lương Văn Khánh, chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ ca Di sản Đoàn Thị Điểm Hưng Yên đã 2 lần đăng cai “Ngày hội Lục Bát Việt Nam”.
Lục Bát không chỉ là tên một thể thơ truyền thống của Việt Nam, mà còn là hồn quê, là văn hóa cội nguồn và tâm linh của người Việt. Đó vừa là di sản vô giá, vừa là tài sản độc đáo, từ bao đời cha ông truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Lục Bát là một thể loại ca từ “xương sống”, có mặt trong tất cả các làn điệu dân ca, ca dao Bắc – Trung – Nam.
Đã là người Việt Nam, thì không ai là không thuộc một đôi câu dân ca, ca dao bằng thơ Lục Bát. Dù sinh sống ở đâu trên thế giới, thì từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam đều có những lời ru của mẹ từ thuở ấu thơ, đều có những câu ca dao đằm thắm bay lên từ nắng gió đồng quê; đó là hành trang theo ta đi suốt cuộc đời, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như gia đình và nguồn cội.
Những tác giả được tôn vinh lần này được coi là những người thầm lặng “giữ lửa” cho thơ lục bát, góp phần bảo tồn và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Mai Thảo
TĐKT - Ngày 25/8, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Chi hội Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp mặt và trao trả hồ sơ cho các cán bộ đi B. Đây là hoạt động hòa chung không khí kỷ niệm 77 năm Quốc khánh, chào mừng 60 năm thành lập Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (4/9/1962 - 4/9/2022).
Bà Phạm Thị Hải Ấm xem lại bức ảnh thời đi B của mình tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Sự kiện này nhằm đưa hồ sơ, kỷ vật trở về với chính chủ nhân, người thân của cán bộ đi B đồng thời cũng là hoạt động thể hiện sự tôn vinh và tri ân đối với những người có công với đất nước, nâng cao ý nghĩa giáo dục và truyền thống cách mạng trong nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Trước khi vào Nam, theo quy định, các cán bộ đi B phải gửi lại toàn bộ tư trang, hành lý, đồ dùng, vật dụng, giấy tờ và cả tài sản cá nhân… cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ giữ. Trong mỗi bộ hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, ngoài tài liệu phản ánh những thông tin cá nhân như: Sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ Đảng, sổ Đoàn… còn có nhiều kỷ vật như huân chương, huy chương, giấy khen, bằng khen, album ảnh, nhật ký, sổ tay, thẻ tiết kiệm…
Trong buổi lễ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III lựa chọn và sao trả bản sao 30 hồ sơ cho các cán bộ đi B đã từng công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Trần Việt Hoa cho biết, hồ sơ cán bộ đi B là một nguồn sử liệu quý, gắn với cuộc đời của hàng vạn con người trong chiến tranh, khi đất nước bị chia cắt.
Những hiện vật của cán bộ đi B trưng bày tại triển lãm.
Ban Tổ chức mong muốn giới thiệu rộng rãi khối hồ sơ, kỷ vật nhằm thiết thực thông tin để cán bộ đi B và người thân sớm biết và nhận lại những hồ sơ, kỷ vật của mình. Đồng thời, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cũng mong muốn được tiếp nhận những kỷ vật chiến trường và kỷ vật sau chiến tranh của những cán bộ đi B để quản lý trọn vẹn những ký ức, kỷ vật xuyên suốt hành trình ra đi và trở về của những người đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hồng Thiết
TĐKT - Đã thành thông lệ hàng năm, vào dịp mùa thu, Nhà hát Tuổi trẻ tổ chức các hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh và trình diễn phục vụ khán giả một số vở diễn đặc sắc được chọn lọc của Nhà hát Tuổi trẻ trong sự kiện mang tên “Mùa kịch Lưu Quang Vũ”.
Vở kịch “Ai là thủ phạm”
“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” năm nay gồm các vở kịch “Lời thề thứ 9”, “Ai là thủ phạm”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” và “Ông không phải là bố tôi” - vở kịch mới nhất vừa được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng đầu năm 2022.
“Lời thề thứ 9” (đạo diễn: NSND Xuân Huyền, NSƯT Chí Trung) được Lưu Quang Vũ viết năm 1986, Nhà hát Tuổi trẻ công diễn lần đầu năm 1988, với những diễn viên thuộc thế hệ vàng thời đó như NSƯT Đức Trung, NSƯT Chí Trung, NSND Anh Tú... dưới sự dàn dựng của đạo diễn NSND Xuân Huyền. Năm 2012, tác phẩm được NSƯT Chí Trung phục dựng và trình diễn vào dịp mùa thu hàng năm trong "Mùa kịch Lưu Quang Vũ" của Nhà hát Tuổi trẻ.
Câu chuyện đầy tính chính luận trước sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ đã được Lưu Quang Vũ phản ánh sắc sảo trong vở kịch “Lời thề thứ 9”. Trên phần nhạc nền là những ca khúc, giai điệu ở thập niên 1980 - 1990 của thế kỷ trước, tiết tấu vở kịch được đẩy lên nhanh hơn, nhờ vậy, khán giả vốn đã từng xem kịch Lưu Quang Vũ cách đây hơn 30 năm vẫn được sống lại ký ức thuở trước, khán giả trẻ lần đầu biết đến kịch Lưu Quang Vũ cũng thấy hấp dẫn bởi những điều mới mẻ ở một tác phẩm chính luận.
Vở kịch “Lời thề thứ 9”
“Ai là thủ phạm” (đạo diễn: NSƯT Chí Trung) kể về đời sống thường nhật của người dân thành thị trong những năm 80 ở Hà Nội, xung quanh những mảng đời nhỏ lẻ ở một khu tập thể có biệt danh "Quân khu Phượng Hà"! Một lớp trẻ sinh ra và lớn lên với nhiều môi trường giáo dục và hoàn cảnh sống khác nhau… đã đưa số phận các nhân vật tới những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời, nội dung vở kịch đã phần nào đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “Ai là thủ phạm?“ của những hiện tượng cá nhân tha hóa, tiêu cực nảy sinh trong đời sống hôm qua và cả ngày hôm nay...
“Hoa cúc xanh trên đầm lầy” (đạo diễn: NSƯT Sĩ Tiến) xoay quanh “cuộc tình tay ba” giữa Hoàng – Liên – Vân, những người bạn trẻ đã một thời đầy ắp những kỷ niệm với bông cúc xanh trên đầm lầy giữa miền quê yên ả. Khi trưởng thành, ngày Hoàng cầu hôn Liên cũng là ngày cô trao thiệp cưới của mình với Vân. Quá đau khổ, Hoàng với khả năng của mình đã “chiếm đoạt” được Liên khỏi tay Vân. Nhưng trái tim Liên sẽ thuộc về ai? Kỹ sư Hoàng tài ba làm chủ cuộc chơi hay họa sĩ Vân lãng mạn, phóng khoáng?… "Hoa cúc xanh trên đầm lầy" từng giành Huy chương Vàng tại "Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2018".
“Ông không phải là bố tôi” (đạo diễn: NSƯT Sĩ Tiến) được viết năm 1988, là một trong những tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp lừng lẫy của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ. Với cốt truyện kể về một người đã chối bỏ vợ con, sau bao năm xa cách với nhiều biến cố, ông mới quay về tìm lại gia đình. Gia đình ấy một lần nữa đảo lộn trước giông bão của những toan tính, lòng tham. Tình cảm cha con, mối liên kết ruột thịt mới chớm được vun đắp nay lại đứng trước những tan vỡ, đứt gãy. Sự thấu hiểu, sẻ chia, tình người mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm lại từ hơn 30 năm trước vẫn hiện hữu như một chân lý sống, làm rung động bao thế hệ khán giả.
Kể từ khi dàn dựng kịch bản đầu tay “Sống mãi tuổi 17” của Lưu Quang Vũ năm 1980 (đạo diễn: NSND Phạm Thị Thành), Nhà hát Tuổi trẻ đã trở thành một trong những đơn vị nghệ thuật dàn dựng nhiều và thành công nhất kịch của Lưu Quang Vũ với những vở diễn đình đám: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Cô gái đội mũ nồi xám”, “Lời nói dối cuối cùng”, “Ai là thủ phạm”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”… trong đó có không ít những vở được phục dựng lại và tiếp tục mê đắm người xem sau nhiều thập kỷ ra mắt: “Mùa hạ cuối cùng”, “Lời thề thứ 9”, “Tin ở hoa hồng”…
“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” diễn ra trong suốt tháng 8 và tháng 9/2022 một lần nữa mang đến cho khán giả cơ hội được thưởng thức những tác phẩm để đời của Lưu Quang Vũ, cùng sống lại những ký ức đầy xúc cảm được tái hiện trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ.
Hồng Thiết
Diễn đàn quốc gia “Văn hóa với doanh nghiệp” sẽ diễn ra vào tháng 11/2022
TĐKT – Sáng 15/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí để thông báo về việc tổ chức Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ hai năm 2022. Ban Tổ chức gặp gỡ báo chí để thông báo về việc tổ chức Diễn đàn Dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 tới tại Hà Nội, Diễn đàn nhằm góp phần hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa như là đòn bẩy và trợ lực quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế. Diễn đàn cũng là dịp để lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế; tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam; lan tỏa sâu rộng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Ban Tổ chức Diễn đàn gồm có: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đơn vị thực hiện là Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) và các đơn vị phối hợp. Nội dung của Diễn đàn gồm 3 hoạt động chính: Hội thảo với chủ đề “Chấn hưng Văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững”. Trong đó tập trung trao đổi, thảo luận xung quanh các vấn đề chính như: Vai trò, tác động của chấn hưng văn hóa đến phục hồi và phát triển kinh tế bền vững; những nội dung cơ bản của chấn hưng văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững; những bài học thực tiễn của Việt Nam và quốc tế về phát huy vai trò của văn hóa trong phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong và sau đại dịch COVID-19; giải pháp nâng cao vai trò của văn hóa trong phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh hậu COVID-19 và các xung đột địa - chính trị, địa - kinh tế trên thế giới hiện nay. Nhân dịp này, Ban Tổ chức sẽ tổ chức Lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2022. Đây là các doanh nghiệp đã đáp ứng xuất sắc các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam do Hội đồng quốc gia xét duyệt “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” lựa chọn. Bộ tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham gia xây dựng và có sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và báo chí. Trong khuôn khổ Diễn đàn, các doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2021 và năm 2022 cùng với một số doanh nghiệp đã có thành tích đặc biệt xuất sắc hưởng ứng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” trong thời gian qua sẽ được tham gia Đoàn đại biểu doanh nghiệp tiếp kiến lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Thời gian tổ chức Diễn đàn dự kiến vào tuần thứ hai của tháng 11/2022, hướng tới ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (10/11). Địa điểm tổ chức tại thành phố Hà Nội. Các hoạt động của Diễn đàn sẽ góp phần thúc đẩy việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước, từng bước hình thành những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thông tin chi tiết về Chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2022 đăng tại: https://vhkd2022.vnabc.org.vn. Phương ThanhCa sĩ Hàn Quốc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua MV ca nhạc
TĐKT - Luôn cho rằng mình đến với Việt Nam như một định mệnh, ca sĩ/nhạc sĩ người Hàn Quốc Joseph Kwon cảm nhận mình là người rất có duyên lành với đất nước xinh đẹp cũng như con người Việt Nam đáng mến. Tình cảm của anh với con người và đất nước Việt Nam được gửi gắm trọn vẹn qua 2 MV ca nhạc vừa ra mắt nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc: “Butterfly flakes” và “Waiting for you, 5000 years”. Cả hai MV đều được ghi hình tại Việt Nam. Ca sĩ/nhạc sĩ Joseph Kwon (bên phải) chia sẻ về tình yêu dành cho đất nước và con người Việt Nam Joseph Kwon được biết đến như một nghệ sĩ đa tài. Công việc chính của anh tại Hàn Quốc và thị trường Kpop là nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, ca sĩ, kiêm nhà sản xuất. Anh được biết đến như một trong những chuyên gia trị liệu âm nhạc của The Well Hospital Voice Center, nhạc trưởng Đài phát thanh SBS Choir. Joseph Kwon có sự nghiệp sáng tác đồ sộ với khoảng 20 album đơn do anh sáng tác, biểu diễn và sản xuất. Ngoài ra, Joseph Kwon còn có gia tài khoảng 500 bài hát tự sáng tác chưa phát hành. Tình yêu của Joseph Kwon đối với Việt Nam rất tự nhiên. Từ nhỏ anh đã yêu thích và luôn tìm hiểu về Việt Nam. Anh luôn tận dụng mọi cơ hội để đến Việt Nam sống và làm việc. Những người bạn Việt Nam đã gọi anh bằng cái tên Joseph Quyền. Vượt qua đại dịch, Joseph Kwon có hơn 3 năm sống tại Việt Nam và tìm hiểu rất nhiều về cuộc sống và con người Việt Nam. Cùng với Việt Nam vượt qua giai đoạn gian khó, anh đã dành nhiều thời gian miệt mài sáng tác, biểu diễn với những bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, những bài hát về tình yêu Việt Nam, yêu ẩm thực Việt Nam. Những tác phẩm âm nhạc của Joseph Kwon sáng tác và dành tình cảm cho Việt Nam, có thể kể đến: Go Vietnam Go Go (2020); Bản song ca tình yêu “You are in my heart” được phát hành bằng tiếng Việt, hàn và Anh; Chả cá hay Peace – Bài hát với chủ đề về món ăn truyền thống Việt Nam; bài hát "Remember” được sản xuất nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam… Đặc biệt, riêng bài hát “Việt Nam” của anh phát hành năm 2021 đã trở thành chủ đề nóng với hơn 50 lần phát sóng trên các đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương và phủ sóng trên các phương tiện truyền thông. Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa ca sĩ/nhạc sĩ Joseph Kwon với Công ty cổ phần Metaspec Hưởng ứng kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề “Cùng hướng tới tương lai”, ngày 10/8, Joseph Kwon đã giới thiệu tới công chúng 2 bài hát “Butterfly flakes” và “Waiting for you, 5000 years”. Thời gian thực hiện MV bắt đầu từ 17/5 đến 12/7/2022. Điểm bắt đầu tại Hà Nội, đoàn phim đến rừng quốc gia Cúc Phương, Tràng An, Tam Chúc, Ba Bể, Bắc Kạn, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh, Mũi Né, Sa Pa, Lào Cai, Đà Nẵng, Hội An. Điểm đặc biệt, hai ca khúc của anh vừa được ra mắt lần đầu tiên được NFT hóa và phát hành trên nền tảng Kitego. NFT là một trong những ứng dụng của công nghệ blockchain với tính chất duy nhất và không thể thay thế. Bởi đặc tính đó của NFT, nền tảng Kitego (kitego.com) đã cung cấp những gói sản phẩm NFT gắn liền với tài sản và giá trị thật. Mỗi NFT như một bảo chứng kỹ thuật số cho tài sản với nguồn gốc minh bạch trên nền tảng chuỗi khối blockchain. Kitego là nền tảng mua bán giao dịch tài sản số (digital assets) gắn liền với tài sản thật và giá trị thật. Kitego kết nối, giới thiệu văn hóa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới và ngược lại. Đồng thời xúc tiến, thúc đẩy giao dịch số các sản phẩm văn hóa nghệ thuật tới công chúng trong và ngoài nước. Joseph Kwon chia sẻ: "Tôi hy vọng rằng qua những bài hát của tôi, những MV ca nhạc thực hiện công phu đi qua 19 tỉnh, thành trong Việt Nam sẽ thu hút nhiều người Hàn Quốc và bạn bè khắp nơi trên thế giới sẽ biết Việt Nam xinh đẹp, hấp dẫn như thế nào. Họ sẽ đến Việt Nam để cảm nhận văn hóa và trái tim ấm áp của con người!" Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- …
- sau ›
- cuối cùng »