Phong trào thi đua

Bình Phước: Thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”

BTĐKT - Trong thời gian vừa qua, phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống. Có thể nói, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Bình Phước đã thành công và kiểm soát, khống chế, điều trị, không có dịch bùng phát xảy ra trên diện rộng; việc tiêm chủng vắc-xin được triển khai đầy đủ theo kế hoạch; chính sách hỗ trợ nhân nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đã được triển khai thực hiện kịp thời. Trao quà tặng Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 Trong triển khai thực hiện phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm có nhiều việc làm thiết thực để chung tay, góp sức phòng, chống dịch Covid-19. Lực lượng y tế, vũ trang xung kích ra tuyến đầu chống dịch, chi viện cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để tham gia chống dịch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân đã kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng, đóng góp vật chất, kinh phí, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng như ủng hộ cho người dân trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh như: Hỗ trợ tiền, tặng quà là các gói an sinh, miễn, giảm tiền thuê nhà trọ, tiền thuê mặt bằng…cho người dân là lao động tự do, công nhân thất nghiệp, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội,… Đồng thời, có nhiều mô hình hay, gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ trên 45 tỷ đồng cho quỹ phòng, chống dịch Covid-19 và trên 4,3 tỷ đồng cho quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh; tổ chức 2 đợt xuất quân chuyển 220 tấn lương thực, thực phẩm cùng 6.352 túi an sinh xã hội trị giá 16,432 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch. Tỉnh đoàn tổ chức phát động phong trào thi đua “San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”, đã vận động và trao tặng hàng nghìn túi an sinh cho người dân trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19, trị giá 23.716.990.000 đồng. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động 688 cán bộ, chiến sĩ/1.279 ngày công hỗ trợ thu hoạch, đóng gói và vận chuyển 435 tấn rau, củ, quả và hàng hóa. Công an tỉnh phát động phong trào thi đua với khẩu hiệu “Lực lượng Công an Bình Phước - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” và đã vận động cán bộ chiến sĩ, nhà hảo tâm đóng góp tặng 1.150 phần quà, gồm nhu yếu phẩm trị giá 250 triệu đồng. Trực tiếp vận động, tiếp nhận vật tư y tế, nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân và lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và trên địa bàn tỉnh được hơn 52 tỷ đồng; tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ vật tư y tế, nhu yếu phẩm cho các tiểu khu quân sự và kiều bào với số tiền gần 14 tỷ đồng. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 136,9 tấn sản phẩm chăn nuôi; 116.000 trứng gà; 55,1 tấn rau củ các loại; 1,5 tấn măng chua; 280,4 tấn trái cây các loại; phối hợp bưu điện tỉnh, thu thập thông tin hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa lên sàn thương mại điện tử, đạt 38.936 hộ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh phát động Chiến dịch “Kết nối cộng đồng, vượt qua thách thức” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch; thăm hỏi, tặng quà tại các Khu cách ly tập trung và các chốt kiểm soát dịch bệnh tại huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập được 400 phần quà trị giá 80 triệu đồng, 75 triệu đồng tiền mặt, 31.400 khẩu trang y tế; 9.100 chai gel rửa tay khô, tổng trị giá hoạt động trên 263 triệu đồng. Các cấp Hội trong toàn tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ trên 2 tỷ đồng tiền mặt; 650 tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm, 570 nghìn khẩu trang y tế, 180 thùng sát khuẩn, 7.525 kính chắn bọt, bộ quần áo chống dịch và nấu 165.000 suất cơm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại địa phương và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức trao 101.192 suất quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện, thị, thành. Tổ chức các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong tỉnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 được trên 50 tấn nhãn… Ngoài ra, các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chấp hành tốt các quy định về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tuyên truyền người dân thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.... Thực hiện Chương trình số 3259/CTr-TLĐ ngày 15/12/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, đã có 13.664 sáng kiến tham gia Chương trình đạt 130,68% kế hoạch... Để kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã khen thưởng theo thẩm quyền cho 475 tập thể, 1.752 cá nhân và 13 hộ gia đình; Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho 253 tập thể, 465 cá nhân và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen cho 1 tập thể. Lê Văn Tâm

Lan tỏa, nhân rộng các điển hình trong học và làm theo Bác

Chương trình “Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2023” nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA) Tối 2/11, tại Cung hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2023”. Tới dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy và đại diện điển hình tiêu biểu trong toàn quốc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng" là chương trình giao lưu thường niên, nhằm tôn vinh, cổ vũ các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, chương trình tiếp tục tuyên truyền những nội dung cốt lõi, khẳng định giá trị, ý nghĩa thời đại của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng hiện nay; tạo sức mạnh lan tỏa, góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã chọn lựa. Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình. (Ảnh: TA) Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là năm thứ 3 thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cũng là năm ghi dấu ấn 5 năm thực hiện Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. (Ảnh: TA) “Trong Chương trình, chúng ta xúc động dõi theo những tấm gương điển hình bằng những việc làm thiết thực, học và làm theo Bác từ những điều dung dị nhất, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Đó là những tấm gương đầy tinh thần trách nhiệm và nhân văn, có sức lôi cuốn và truyền cảm hứng đến cộng đồng xã hội, những tấm gương luôn nỗ lực không ngừng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung, cống hiến hết mình dựng xây đất nước”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA) Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng và biểu dương các tập thể, cá nhân, mô hình điển hình tiêu biểu được tôn vinh trong Chương trình; đồng thời đề nghị các gương điển hình tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để góp phần làm cho di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được khẳng định và phát huy mạnh mẽ, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự thấm sâu, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tin tưởng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tuyên dương với những thành tích, những đóng góp tích cực cho sự trường tồn, phát triển của đất nước, cho hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA) Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mỗi cá nhân điển hình tiếp tục phát huy những việc làm ý nghĩa, gương mẫu, trách nhiệm và cống hiến nhiều hơn nữa, xây dựng đất nước, quê hương; giữ gìn, phát huy danh hiệu cao quý được tôn vinh, lan tỏa, nhân rộng các điển hình ra toàn xã hội. Chủ đề xuyên suốt của chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023 là "Niềm tin và khát vọng". Đó là niềm tin, thắp sáng lý tưởng, con đường cách mạnh mà Đảng, Bác Hồ và toàn thể nhân dân ta đã chọn. Niềm tin vào thành quả của cách mạng trong suốt chặng đường 93 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào sự kiên định, kiên trì, bản lĩnh ý chí, nỗ lực của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và những con người Việt Nam hôm nay đang tiếp bước hành trình khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.  Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình. (Ảnh: TA) Với 3 chương: “Kiên định một niềm tin”, “Sắt son một tấm lòng” và “Vững bền vận nước Việt”, mỗi tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu được tôn vinh là một hành trình thắp lửa mang đến những câu chuyện đặc biệt, sâu sắc. Trong chương trình, khán giả có dịp lắng nghe những câu chuyện đầy cảm xúc về những con người đã góp phần làm nên thành tựu của đất nước ngày nay. Rất nhiều câu chuyện đặc biệt, ý nghĩa về những tấm gương điển hình trên khắp mọi miền Tổ quốc, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam (câu chuyện về Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Kostas Nguyễn Văn Lập)..., đã mang đến những giây phút ý nghĩa, lắng đọng trong chương trình. Đan xen trong suốt Chương trình là các tiết mục văn nghệ như sợi dây móc nối các câu chuyện được kể trong chương trình. Tại chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, quà lưu niệm cho các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. (Ảnh: TA) *Trước đó, sáng 2/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. Tổng Bí thư tin tưởng các tập thể và cá nhân được tôn vinh năm nay sẽ tiếp tục phấn đấu, học hỏi và rèn luyện thường xuyên; giữ gìn và phát huy danh hiệu cao quý được tôn vinh, lan tỏa tác dụng và ảnh hưởng nêu gương trong xã hội. Với việc tuyên dương và khen thưởng hôm nay, phong trào thi đua yêu nước sẽ ngày càng phát triển sâu rộng; ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu từ tập thể đến cá nhân cả nước trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo ra một sức bật mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phát triển đất nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc Việt Nam văn hiến và Anh hùng. Đoàn đại biểu các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA) Nhân dịp này, Đoàn đại biểu các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh./. Theo tuyengiao.vn

Tiếp tục khơi dậy tinh thần tự lực, tự vươn lên của người nghèo

BTĐKT - Từ ngày 29 - 31/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Lâm Đồng. Đoàn đã làm việc với Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tại Trung tâm Hành chính tỉnh; tham quan một số mô hình, điển hình tiêu biểu. Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát tại Trung tâm Hành chính tỉnh, có đồng chí: Đàm Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng; Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh; Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lâm Đồng, trong những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm liên tục qua các năm, từ 6,67% đầu năm 2016 giảm còn 0,99% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020). Hiện nay, qua thực hiện rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 5,34%, trong đó, số hộ nghèo là 6.636 hộ, chiếm tỷ lệ 1,94%, số hộ cận nghèo là 11.601 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4%. Công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần thu hẹp chênh lệch khoảng cách về giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp người dân thay đổi nhận thức về phương thức sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, người dân đã biết lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm hàng hóa tập trung có chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã góp phần nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự vươn lên của người nghèo, nhiều hộ dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững. Qua triển khai, việc huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo được tăng cường, các chính sách giảm nghèo được thực hiện kịp thời, đồng bộ; nhiều địa phương có những cách làm sáng tạo và hiệu quả; huyện nghèo, xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo cuộc sống theo hướng tiếp cận đa chiều. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo trong công tác giảm nghèo cũng được tỉnh tăng cường, phát huy hiệu quả. Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành đồng bộ các văn bản triển khai thực hiện phong trào, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh cùng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh quan tâm tổ chức sơ kết phong trào bằng hình thức thiết thực, phù hợp; tham mưu hoàn thiện Quy chế Thi đua, khen thưởng tỉnh đồng bộ với quá trình hoàn thiện, ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thương. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, với phương pháp tuyên truyền phong phú, sát thực, nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo; nhân rộng điển hình tiên tiến thông qua việc vinh danh, chia sẻ bài học kinh nghiệm, cách thức thoát nghèo, hỗ trợ và đóng góp cho công tác giảm nghèo; quan tâm hơn nữa trong việc phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, kịp thời biểu dương, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích… Đoàn Giám sát thăm và tặng quà HTX Vươn Lên, huyện Đức Trọng Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình Hợp tác xã Vươn Lên, huyện Đức Trọng, hợp tác xã của những người khuyết tật, yếu thế. HTX được Hội Người Khuyết tật huyện Đức Trọng thành lập năm 2007 với mong muốn giải quyết những khó khăn về việc làm, phát huy tinh thần sáng tạo, giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định, xóa bỏ mặc cảm, tự ti khi hòa nhập vào cộng đồng. HTX đã nỗ lực lo việc làm cho 38 lao động khuyết tật, giúp các gia đình vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Đoàn Giám sát thăm một số hộ gia đình thoát nghèo nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm tại buôn Hăng Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà Đoàn Giám sát đã đi thực tế tại buôn (thôn) Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Buôn (thôn) có 173 hộ, có 890 nhân khẩu, trong đó 130 hộ là đồng bào gốc Tây Nguyên, trước đây là điểm phức tạp về lấn chiếm rừng, an ninh trật tự, nay chuyển đổi cây trồng sang trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập ổn định, an ninh trật tự tốt, là điểm sáng trong xây dựng khu dân cư. Đoàn tham quan mô hình sản xuất của doanh nghiệp tư nhân sản xuất tơ - lụa và dịch vụ du lịch Cường Hoàn Đoàn tham quan mô hình sản xuất cà phê xuất khẩu tại doanh nghiệp Tám Trình Tại đây, Đoàn Giám sát đã tới thăm một số hộ gia đình thoát nghèo nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm; thăm doanh nghiệp tư nhân sản xuất tơ - lụa và dịch vụ du lịch Cường Hoàn, doanh nghiệp Tám Trình sản xuất cà phê xuất khẩu tại huyện Lâm Hà, là hai mô hình bao tiêu sản phẩm, giải quyết đầu ra cho nông dân. Đoàn thăm mô hình sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Vân, Chủ nhiệm HTX Tu Tra, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương Tại huyện Đơn Dương, Đoàn Giám sát đã tới thăm mô hình sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Vân, Chủ nhiệm HTX Tu Tra, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, điển hình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ giàu, tạo công ăn việc làm cho 8 lao động thường xuyên tại địa phương. Phương Thanh

Lai Châu: Nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong xóa đói, giảm nghèo

BTĐKT - Ngày 25/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025. Đoàn Giám sát làm việc tại UBND tỉnh Lai Châu Làm việc với Đoàn giám sát có các đồng chí: Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Sùng A Hồ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lai Châu. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Thời gian qua, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai đồng bộ, toàn diện rộng khắp ở các địa phương trong toàn tỉnh. Công tác huy động nguồn lực, xã hội hóa cho công tác giảm nghèo cũng được các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện, trong đó tập trung cho việc xóa nhà tạm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để các hộ nghèo học tập và nhân rộng, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường cho công tác xuất khẩu lao động, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tự lực để người nghèo vươn lên thoát nghèo... Đồng chí mong muốn Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh nói chung và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nói riêng… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời phát động, tuyên truyền, quán triệt, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội dung, ý nghĩa, mục tiêu của phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo. Tỉnh đã tổ chức lồng ghép nội dung phong trào thi đua với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua khác do Thủ tướng Chính phủ phát động. Các cấp, các ngành tích cực triển khai phong trào thi đua với nhiều biện pháp, giải pháp thiết thực, đa dạng, nhiều cách làm hay và mới, giúp các hộ dân thoát nghèo, giảm nghèo. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện 15 mô hình giảm nghèo như: Hỗ trợ chăn nuôi lợn tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè; hỗ trợ trồng cây dong riềng trên địa bàn xã Hoang Thèn, Nậm Xe thuộc huyện Phong Thổ; hỗ trợ nhân rộng mô hình bò sinh sản tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn; hỗ trợ chăn nuôi bò, tại huyện Than Uyên; thực hiện dự án hỗ trợ chăn nuôi hỗn hợp trâu 1 con, bò 6 con, lợn 4 con, ngựa 5 con tại xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu... Tổng số tiền thực hiện là 8.514 triệu đồng, với 1.107 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, góp phần vào thành công chung của công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 30.048 hộ nghèo, chiếm 28,54%; có 11.530 hộ cận nghèo, chiếm 10,95%. So với cùng kỳ năm 2021, số hộ nghèo giảm 517 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,68%; hộ cận nghèo tăng 172 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 1,12%. Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, với những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực và động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, tổ chức, địa phương trong tỉnh triển khai sơ kết phong trào bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả. Hoàn thiện và ban hành Quy chế Thi đua, khen thưởng của tỉnh, thống nhất, đồng bộ với quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định hướng dẫn thi hành, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Quan tâm kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu triển khai các phong trào và thực hiện công tác khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, xóa bỏ hủ tục và tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, bằng các phương pháp phù hợp, hiệu quả. Quan tâm phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích. Tiếp tục phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong công tác tập huấn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong triển khai phong trào nhằm nhân rộng, lan tỏa các gương điển hình, các mô hình tốt trong phạm vi toàn quốc. Đoàn cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh kế thừa những thành tích đạt được của giai đoạn trước, tiếp tục phát huy, nhân rộng những mô hình hiệu quả. Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình trồng sắn dây tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, mô hình có sự phối hợp giữa sự đầu tư của doanh nghiệp với thuê đất và nhân công của nông dân (chủ yếu đồng bào dân tộc Thái). Đoàn tham quan mô hình trồng sắn dây tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường Đoàn cũng tới tham quan vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè ô long của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường; tham quan mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi bò của ông Phan Đức Vinh, tổ dân phố số 5, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên. Đoàn tham quan dây chuyền chế biến chè ô long của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường Đoàn tham quan HTX Phan Vinh, thị trấn Tân Uyên Phương Thanh      

Hà Tĩnh: Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” lan tỏa sâu rộng từ tỉnh để cơ sở

BTĐKT - Từ ngày 22 - 23/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tại tỉnh Hà Tĩnh.    Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban TĐKT  Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh. Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh; Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh; Bùi Quang Dương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Lương Quốc Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Đinh Hữu Công, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo, trưởng phòng và công chức Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Đồng chí Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thực sự trở thành phong trào được tổ chức sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo. Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, người nghèo được tiếp cận thuận lợi hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như các dịch vụ xã hội, khoa học và kỹ thuật. Số hộ nghèo trong tỉnh giảm đáng kể, đời sống của người nghèo từng bước cải thiện; an sinh xã hội, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,6 - 0,7%. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 3,05%. Đoàn Giám sát làm việc tại huyện Hương Sơn Các cấp, các ngành đã đề ra những chủ trương, biện pháp thiết thực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra. Với những cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, từ phong trào thi đua, xuất hiện nhiều mô hình hay tiêu biểu, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng. Nổi bật là: Mô hình “Đẩy mạnh triển khai các mô hình sinh kế cho thanh niên dân tộc Chứt”, “Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”… của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh; mô hình “Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà trí tuệ” tại các địa phương; mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của Ủy ban MTTQ tỉnh; mô hình “tích tụ ruộng đất hướng đến giảm nghèo bền vững”; mô hình vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, trao sinh kế và hỗ trợ phát triển bền vững cho phụ nữ biên cương, các hoạt động “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Tiết kiệm làm theo gương Bác”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Xây dựng mái ấm tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ... Đoàn Giám sát tham quan mô hình Cơ sở sản xuất - kinh doanh nhung hươu Hiền Ngọc, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã làm việc với huyện Hương Sơn; tham quan mô hình Cơ sở sản xuất - kinh doanh nhung hươu Hiền Ngọc, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, mô hình cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Cơ sở sản xuất Hiền Ngọc là 1 trong 4 đơn vị trên địa bàn huyện Hương Sơn chế biến thành công nhung hươu thành các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang lại doanh thu hơn 12 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí cho lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm. Trung bình mỗi năm, cơ sở thu mua khoảng 3 tấn nhung hươu cho bà con trên địa bàn huyện; tạo việc làm cho 5 lao động với mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.   Đoàn Giám sát tham quan mô hình trồng cam của hộ gia đình ông Lê Trọng Nhân, thôn Đông Phong, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc Đoàn cũng làm việc tại huyện Can Lộc; tham quan mô hình trồng cam của hộ gia đình ông Lê Trọng Nhân, thôn Đông Phong, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, thoát nghèo nhờ được hỗ trợ nhà ở từ nguồn Quỹ Cứu trợ và được hỗ trợ 50 gốc cam, 100 con gà để sản xuất, kinh doanh. Đoàn tới thăm hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mạnh, thôn Thăng Bình, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc thoát nghèo nhờ được hỗ trợ nhà ở theo nguồn Ban Chỉ đạo 22; tham quan mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” tại thôn Đông Kim, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc… Đoàn Giám sát thăm hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mạnh, thôn Thăng Bình, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại mô hình “Ngôi nhà trí tuệ”, thôn Đông Kim, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc Phát biểu tại các buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua, ghi nhận khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phong trào. Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, xóa đói, giảm nghèo một cách bài bản, đồng bộ; có nhiều đổi mới trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua... Đoàn Giám sát làm việc tại UBND huyện Can Lộc Đoàn đề nghị thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng về xóa đói, giảm nghèo. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản không còn hiệu lực hoặc không còn phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị đưa Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 vào cuộc sống. Tiếp tục duy trì tổ chức các phong trào thi đua và phát động phong trào thi đua mới để hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương phát động, tạo khí thế mới, động lực mới cho công tác xóa đói, giảm nghèo. Sáng tạo hơn nữa trong công tác tuyên truyền, truyền thông, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tích cực tham mưu cho Hội đồng TĐKT tỉnh triển khai tốt, sáng tạo công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu sơ kết công tác năm 2023, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua với hình thức phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Làm tốt công tác giám sát. Kịp thời kiến nghị, đề xuất những khó khăn, vướng mắc với Ban TĐKT Trung ương, Hội đồng TĐKT Trung ương, cơ quan của Chính phủ... Anh Minh

Hồi Ninh: Công tác dân vận chính quyền ngày càng phát huy hiệu quả

BTĐKT - Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận chính quyền. Thời gian qua, xã Hồi Ninh (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.   Nhờ làm tốt công tác dân vận, bộ mặt nông thôn Hồi Ninh ngày càng thay đổi rõ rệt Ông Vũ Văn Tưởng, Chủ tịch UBND xã Hồi Ninh cho biết: Với phương châm đưa chính quyền đến gần dân, sát cơ sở và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước thực sự là những người “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Hồi Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền. Trong đó, chú trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những vấn đề khó khăn, bức xúc trong nhân dân. Xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính ở những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân. Các thủ tục hành chính được xã thực hiện công khai, minh bạch; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; công khai số điện thoại của lãnh đạo UBND, Thường trực HĐND cấp xã để các tổ chức, công dân phản ánh, kiến nghị khi có nhu cầu. Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xã đã chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác tiếp dân, đối thoại, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. “UBND xã đã bố trí cán bộ phụ trách tiếp công dân vào ngày thứ ba hàng tuần; các buổi tiếp dân của lãnh đạo các cấp đều được UBND xã thông báo trên hệ thống Đài truyền thanh của xã và gửi văn bản về các đơn vị để cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã được biết”,  ông Tưởng cho biết. Tính từ đầu năm đến nay, xã đã tiếp nhận 98 đơn kiến nghị, phản ánh, chủ yếu về lĩnh vực đất đai, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hiện đã giải quyết được 97/98 đơn (1 đơn đang trong thời gian thụ lý và giải quyết). Xã cũng đẩy mạnh hoạt động của các Tổ tự quản, Tổ hòa giải, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong tham gia giải quyết các vấn đề bức thiết trong đời sống xã hội. Đồng thời, phối hợp tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo. Nhờ làm tốt công tác hòa giải, các ý kiến, thắc mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân được giải quyết kịp thời, không có khiếu nại, tố cáo đông người, khiếu kiện vượt cấp. Nhằm tăng cường dân chủ, khơi dậy, phát huy quyền làm chủ, tính chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền xã đã thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi quy chế dân chủ của các cơ quan, đơn vị, quy ước, hương ước của thôn, xóm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, làm tốt công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân. Bên cạnh đó, Hồi Ninh đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới cách làm dân chủ, công khai minh bạch trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; dồn điền đổi thửa… đã tạo niềm tin trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Từ đó, khơi dậy quyền và trách nhiệm chủ thể của người dân cùng với cấp ủy, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới. Người dân đã tự nguyện hiến đất chỉnh trang đồng ruộng kết hợp với giao thông nông thôn trên địa bàn xã với sự thống nhất cao. Xã đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án do xã, huyện, tỉnh làm chủ đầu tư. Tiêu biểu như dự án đường Bái Đính - Kim Sơn, dự án đường ngang liên xã và các công trình làm đường giao thông nông thôn của xã… Ông Tưởng cho biết: Hồi Ninh đã huy động 322 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đóng góp trên 46 tỷ đồng, gần 2.700 ngày công lao động và hiến gần 9 ha đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, công trình phúc lợi, dồn điền đổi thửa… Xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Hiện xã tiếp tục xây dựng tiêu chí nông thôn mới nâng cao và phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023. Tùng Chi  

Sơn La: Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội

BTĐKT - Từ ngày 15 - 17/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Sơn La. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Sơn La Làm việc với Đoàn tại Sở Nội vụ tỉnh Sơn La có các đồng chí là đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Ngân hàng Chính sách chi nhánh Sơn La và lãnh đạo, chuyên viên Phòng Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La. Trong chương trình công tác, Đoàn đã cùng với đại diện Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ huyện Mai Sơn và đại diện Uỷ ban nhân dân Nà Bó thăm 02 mô hình làm kinh tế hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương tại huyện Mai Sơn: Mô hình trồng hoa quả và rau an toàn của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó và mô hình trồng na Thái, na sầu riêng của HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng thanh long ruột đỏ của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 đã được phát động rộng rãi trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhận được sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thi đua được gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng tập thể, cá nhân trong đơn vị, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo của tỉnh nói chung. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đề ra các nội dung, giải pháp chung tay chăm lo cho người nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông - lâm - ngư, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, sản xuất, phát sóng, phát hành tài liệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm làm ăn, gương điển hình về giảm nghèo, thoát nghèo. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm tại HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng UBND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền theo hướng sát thực tiễn, nâng cao chất lượng; huy động các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, cơ sở, cộng đồng và các hộ gia đình giảm nghèo và thoát nghèo. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng na Thái, na sầu riêng của HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn Việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến cuối năm 2022, tỉnh Sơn La có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 huyện thoát nghèo (Mường La, Bắc Yên, Vân Hồ). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 17,83%, bình quân giảm trên 3%/năm. Người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng được từng bước cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh và các huyện nghèo, xã, bản đặc biệt khó khăn giảm nhanh, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, giữ vững an ninh, quốc phòng. Tại các buổi làm việc và đi thăm mô hình, Đoàn Giám sát ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Sơn La thời gian qua, ghi nhận khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phong trào thi đua, Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác khen thưởng; tổng hợp các ý kiến đề xuất, kiến nghị để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Trong thời gian tới, Đoàn đề nghị tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với công tác giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức, đảm bảo đúng quy định, thúc đẩy thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương. Chỉ đạo tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua với hình thức phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, qua đó rút ra kinh nghiệm, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức triển khai phong trào thi đua, đồng thời phát hiện mô hình, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, nhân rộng và kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền. Nguyệt Hà

Yên Bái: Giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu giảm nghèo đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể

BTĐKT - Từ ngày 12 - 13/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tại tỉnh Yên Bái. Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Đinh Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; Vũ Lê Thành Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh; Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Nguyễn Văn Phóng, Trưởng phòng Phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; lãnh đạo và công chức Phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Yên Bái Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Yên Bái, qua hơn 3 năm triển khai tổ chức thực hiện, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả quan trọng.Việc triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; diện mạo nông thôn, miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở địa bàn các huyện nghèo từng bước được hoàn chỉnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đời sống người nghèo từng bước được cải thiện...góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,15% so với 2021, đạt 127,5% kế hoạch đề ra. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm bằng hoặc cao hơn mục tiêu đề ra. Đồng chí Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Với phương châm “giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu”, Yên Bái đã triển khai phong trào đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, trong đó thực hiện giao nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn; giao chỉ tiêu thoát nghèo từ 15 đến 30 hộ/năm; đưa nội dung giảm nghèo, giúp đỡ hộ nghèo, giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn vào thực hiện chấm điểm thi đua trong thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy để thưởng hằng năm. Từ đó đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giúp đỡ và huy động được nhiều nguồn xã hội hóa trong công tác giảm nghèo của tỉnh thời gian qua đều vượt kế hoạch cao từ 120% trở lên. Công tác tuyên truyền về công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, phát huy hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào được triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể. Công tác hướng dẫn sơ kết, tổng kết đảm bảo nền nếp và luôn kịp thời, tích cực, đáp ứng được yêu cầu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở. Công tác khen thưởng được thực hiện nền nếp, xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực. Các tập thể và cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua được đề nghị khen thưởng và tôn vinh kịp thời. Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương trên các phương tiện thônng tin đại chúng đã có tác động tích cực đến việc triển khai phong trào thi đua chung tay vì người nghèo của tỉnh. Đoàn Giám sát làm việc với xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã làm việc với xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Tiếp và làm việc với đoàn tại xã Tân Hương có lãnh đạo Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Bình; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trần Ngọc Thương; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tạ Minh Nhất; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Hương. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm tại xã Tân Hương Xã Tân Hương, huyện Yên Bình có 1895 hộ dân và 7755 khẩu có 5 dân tộc cùng chung sống trong đó có 3 dân tộc chính: Kinh, Cao Lan, Dao. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số là 57,68%. Đảng bộ xã 5 năm liền được xếp loại trong sạch vững mạnh tiêu biểu của huyện Yên Bình. Xã đã thành lập ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình. Để triển khai thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", xã triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện một số tiêu chí chủ yếu phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 2,15%; phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Các cấp chính quyền trên địa bàn xã đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực hiệu quả: “Xoá nhà tạm”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Phụ nữ tiết kiệm tín dụng”, “Xây dựng mô hình gia đình toàn mỹ”, “Khuyến nông với chăn nuôi”, “Ngày thứ 7 cùng dân”… Đoàn Giám sát thăm gia đình ông Ninh Văn Vi, thôn Khe Gầy, xã Tân Hương Đoàn đã đi thăm gia đình ông Ninh Văn Vi, thôn Khe Gầy, xã Tân Hương. Gia đình có 4 khẩu, hoàn cảnh khó khăn, không có đất canh tác, không có sức khỏe để đi làm nên mọi chi phí đều trông chờ vào chu cấp và và tiền làm thuê của con gái. Nhà ở dột nát nhưng không có điều kiện để sửa chữa, năm 2022, gia đình gặp hoả hoạn, cháy nhà, mọi tài sản bị thiêu cháy rụi. UBND xã đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã tổ chức vận động cán bộ, công chức xã và bà con ủng hộ 115 ngày công lao động và ủng hộ hơn 200 triệu tiền mặt. Đến nay, gia đình đã có nhà ở khang trang, ổn định cuộc sống. Đoàn Giám sát thăm gia đình bà Trần Thị Tại, thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình Đoàn Giám sát cũng đến thăm gia đình hộ nghèo bà Trần Thị Tại, thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Năm 2019, gia đình không có nhà phải đi ở tạm nhà bà con. Đến năm 2022, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền xã và sự hỗ trợ từ người thân, gia đình đã được chuyển nhượng 1,3 ha đồi trồng rừng và 1 ha để nuôi cá. Từ đó, gia đình hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để mua cá về thả, mua lợn giống về nuôi và đầu tư vào trồng cây sắn trên đất rừng và thu nhập từ tiền đi làm thuê. Đến nay, gia đình đã thoát nghèo và có nhà ở khang trang. Tại các buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ từ tỉnh đến xã với chương trình kế hoạch, sản phẩm cụ thể, rõ trách nhiệm các cấp các ngành, từng cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tỉnh đã có các cách làm hay, sát thực tiễn như: Mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”; cách thức tuyên truyền, vận động thu hút nguồn lực cho quỹ vì người nghèo và an sinh xã hội, nâng cao nhận thức tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại;viết đơn ra khỏi danh sách thoát nghèo; tuyên dương các hộ vươn lên thoát nghèo và giúp các hộ khác thoát nghèo; động viên sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các lực lượng, mọi tầng lớp xã hội trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan quan tâm chỉ đạo tốt công tác sơ kết phong trào bằng hình thức thiết thực, sát thực tiễn; tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, có đóng góp lớn cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu và phong trào thi đua. Đồng thời, Đoàn Giám sát cũng đề nghị cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh tiếp tục theo sát quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng, xây dựng các Nghị định để hoàn thiện Quy chế Thi đua, khen thưởng của tỉnh, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thanh Huyền    

Ninh Bình: Đẩy mạnh phát triển công dân số

BTĐKT - Công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để phát triển công dân số, thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai với các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, hoàn chỉnh hệ sinh thái số, phát huy nguồn tài nguyên số quý báu về dân cư. Người dân thao tác đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Nhiều tiện ích, cơ sở hạ tầng đã được tỉnh đầu tư xây dựng, triển khai phục vụ phát triển công dân số, trong đó có ứng dụng công dân số Ninh Bình (My Ninh Bình). Đây là ứng dụng chạy trên thiết bị di động thông minh, được xây dựng với mục tiêu trở thành kênh giao tiếp tổng hợp chính thức và duy nhất cho việc trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp; nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ hiện đại, hiệu quả. Ứng dụng còn là điểm truy cập kết nối tới các ứng dụng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ người dân trong cuộc sống; là công cụ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình. Ứng dụng cho phép người dân tra cứu các tiện ích cơ bản như: Thủ tục hành chính, hồ sơ y tế, quan trắc môi trường, đất đai... Ngoài ra, người dân có thể tạo phản ánh trên ứng dụng cho chính quyền xử lý và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả công việc của chính quyền. Ông Phạm Ngọc Hà, Chủ tịch UBND thị trấn Me (huyện Gia Viễn) cho biết: Được chọn là đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng My Ninh Bình, thị trấn đã phối hợp với VNPT Ninh Bình tổ chức tập huấn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng. Qua tập huấn, các học viên được hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng ứng dụng. Từ những kiến thức tiếp thu được tại buổi tập huấn, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng triển khai đến người dân sinh sống tại các tổ dân phố. Với việc đẩy mạnh cài đặt ứng dụng sẽ giúp hình thành nên những công dân số, tiến tới xây dựng xã hội số. Từ tháng 6/2023 đến nay, thị trấn Me bắt đầu thực hiện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng công dân số My Ninh Bình. Các Tổ công nghệ số cộng đồng bám sát địa bàn, hướng dẫn nhân dân cài đặt, đặc biệt chú ý đến lớp người có trình độ công nghệ còn có mức độ. Đến nay, thị trấn Me đã thực hiện cài đặt được cho hơn 3.700 người dân ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh, chiếm tỷ lệ trên 80%. “Khi được tiếp cận và cài đặt ứng dụng My Ninh Bình, người dân có thể chủ động và kịp thời phản ánh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề phát sinh trong đời sống, tích cực tham gia vào công cuộc chuyển đổi số của địa phương”, ông Hà chia sẻ. Ông Lã Trường Sinh, một người dân sống tại thị trấn Me, huyện Gia Viễn chia sẻ: Khi sử dụng ứng dụng My Ninh Bình, tôi thấy rất tiện lợi trong cuộc sống. Thứ nhất là sự tương tác giữa công dân với chính quyền địa phương, tôi bày tỏ được ý kiến của mình nhanh nhất đến chính quyền địa phương. Thứ hai là những dịch vụ làm hồ sơ nhanh, thuận tiện. Tất cả chỉ cần thao tác trên điện thoại di động. Tại huyện Yên Khánh, xác định chuyển đổi số muốn thành công phải bắt nguồn từ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, huyện đã và đang quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền để hình thành và phát triển công dân số. Đảm bảo mỗi công dân phải là người có kiến thức, kỹ năng cơ bản để tham gia các hoạt động trên môi trường số an toàn, từ đó đón bắt được cơ hội phát triển, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số tại địa phương. Ông Phan Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh cho biết: Tổ công nghệ số cộng đồng của xã thường xuyên hỗ trợ người dân, hộ sản xuất, kinh doanh đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; tạo lập và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng các ứng dụng My Ninh Bình, dịch vụ công trực tuyến VneID, thanh toán điện tử tại 10/10 thôn, xóm. Cũng theo ông Châu, hiện nay, tỷ lệ người dân, chủ yếu là người trung tuổi và trẻ tuổi rất ít sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán hàng hóa. Ngay cả tại các chợ truyền thống, tỷ lệ người dân mua hàng và chuyển bằng tài khoản cũng tăng dần. Với nhiều hộ kinh doanh, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống, trước đây sản phẩm chỉ tiêu thụ trên địa bàn xã và huyện, từ khi thực hiện chuyển đổi số, nhiều gia đình đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Phương thức bán hàng mới này đã mở rộng người tiêu dùng ra ngoài huyện và nhiều địa phương trong cả nước. Là người buôn bán các mặt hàng thực phẩm, bánh trái truyền thống, thời gian qua, chị Lê Khánh Lan, xã Khánh Hòa cho biết: “Nhờ ứng dụng công nghệ số trong quảng bá hình ảnh, có nhiều khách hàng biết đến các sản phẩm, việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, các giao dịch trong thanh toán điện, nước, đóng học phí cho các con… cũng được tôi giải quyết nhanh gọn, tiện lợi thông qua điện thoại di động. Tôi không cần phải đi lại nộp trực tiếp như trước kia nữa”. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai hóa đơn điện tử, chữ ký số, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ. Với quan điểm, lấy người dân làm trung tâm, thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số, Ninh Bình đang nỗ lực phát triển công dân số, hướng tới mọi công dân Ninh Bình đều sử dụng công nghệ trong thực hiện các thủ tục hành chính, phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùng Chi

Đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên “Sống tốt đời, đẹp đạo”

BTĐKT - Với phương châm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, trong những năm qua, đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên đã luôn sát cánh cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phát động. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã xuất hiện hàng trăm tấm gương tiêu biểu trong đồng bào công giáo được biểu dương, tôn vinh. Đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng kinh tế tại địa phương Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Thái Nguyên là một trong những địa phương có đông đồng bào Công giáo, với trên 30.000 nhân danh sinh hoạt tại 9 giáo xứ, 63 giáo họ ở tất cả 9 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó có 17 linh mục, hơn 300 chức việc và gần 1.000 người là thừa tác viên, giáo lý viên trưởng các hội đoàn; có 49 nhà thờ, nhà nguyện. Phát huy truyền thống “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo đã và đang từng ngày xây dựng các xứ, họ đạo thêm khang trang, góp phần phát triển kinh tế, đưa quê hương Thái Nguyên ngày càng đổi mới, giàu mạnh. Trên địa bàn đông bà con Công giáo sinh sống có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như: Mô hình trồng rau an toàn tại xóm Ngọc Lâm; mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xóm Làng Phan (Linh Sơn, TP Thái Nguyên)… Nhiều người Công giáo thành danh là doanh nhân, tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”, đồng bào Công giáo đã tham gia đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng nghìn ngày công lao động, tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh. Nhiều tấm gương tiêu biểu trong các giáo xứ, giáo họ, ban hành giáo, như ông Lê Văn Chinh, Phó Ban Hành giáo Giáo họ Phúc Xuân (TP Thái Nguyên) tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình hiến gần 5.000m2 đất để làm 3km đường giao thông liên xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Trong cuộc vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên cũng tích cực cùng với nhân dân ở khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với nếp sống đạo và quy định của pháp luật; đoàn kết lương - giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo để cùng nhau xây dựng khu dân cư văn hóa. Toàn tỉnh hiện xây dựng được 22 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, trong đó có 11 mô hình phối hợp với các giáo họ. Nhiều chức sắc, chức việc và đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên ngoài việc làm tròn bổn phận của mình đối với việc đạo còn thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của người công dân, cùng chung tay gánh vác công việc xã hội, là thành viên tham gia nhiệt tình, tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể các cấp và ở khu dân cư. Toàn tỉnh hiện có 46 tín đồ là người Công giáo là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; 251 tín đồ tôn giáo tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; nhiều người tham gia ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... Việc tích cực tham gia các tổ chức, đoàn thể của cá nhân đã góp phần phát huy dân chủ, đại diện đem tiếng nói, nguyện vọng của đồng bào công giáo kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các cấp, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, thông qua họ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước do chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động đến được với đồng bào các tôn giáo đạt hiệu quả hơn. Cùng với việc giữ gìn nếp sống tốt đẹp của người theo đạo, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện, nhân đạo như: Ủng hộ xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ. Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh xây dựng “Quỹ tấm lòng bác ái”, hằng năm tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam; tặng nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết; xây dựng công trình dân sinh tại vùng khó khăn. Có thể thấy, trên tinh thần đoàn kết, đồng hành, gắn bó, đồng bào giáo dân tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát huy tinh thần yêu nước, cùng với các tầng lớp nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Qua đó, càng củng cố thêm niềm tin của đồng bào Công giáo đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Thu Hòa

Trang