BTĐKT - Từ ngày 22 - 23/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tại tỉnh Hà Tĩnh.
Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh.
Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh; Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh; Bùi Quang Dương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Lương Quốc Tuấn, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Đinh Hữu Công, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo, trưởng phòng và công chức Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Đồng chí Trần Tú Anh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thực sự trở thành phong trào được tổ chức sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo. Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, người nghèo được tiếp cận thuận lợi hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cũng như các dịch vụ xã hội, khoa học và kỹ thuật. Số hộ nghèo trong tỉnh giảm đáng kể, đời sống của người nghèo từng bước cải thiện; an sinh xã hội, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 0,6 - 0,7%. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 3,05%.
Đoàn Giám sát làm việc tại huyện Hương Sơn
Các cấp, các ngành đã đề ra những chủ trương, biện pháp thiết thực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào thi đua. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra.
Với những cách làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, từ phong trào thi đua, xuất hiện nhiều mô hình hay tiêu biểu, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng. Nổi bật là: Mô hình “Đẩy mạnh triển khai các mô hình sinh kế cho thanh niên dân tộc Chứt”, “Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”… của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh; mô hình “Nhà văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà trí tuệ” tại các địa phương; mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của Ủy ban MTTQ tỉnh; mô hình “tích tụ ruộng đất hướng đến giảm nghèo bền vững”; mô hình vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, trao sinh kế và hỗ trợ phát triển bền vững cho phụ nữ biên cương, các hoạt động “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Tiết kiệm làm theo gương Bác”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Xây dựng mái ấm tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ...
Đoàn Giám sát tham quan mô hình Cơ sở sản xuất - kinh doanh nhung hươu Hiền Ngọc, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã làm việc với huyện Hương Sơn; tham quan mô hình Cơ sở sản xuất - kinh doanh nhung hươu Hiền Ngọc, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, mô hình cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Cơ sở sản xuất Hiền Ngọc là 1 trong 4 đơn vị trên địa bàn huyện Hương Sơn chế biến thành công nhung hươu thành các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mang lại doanh thu hơn 12 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí cho lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm. Trung bình mỗi năm, cơ sở thu mua khoảng 3 tấn nhung hươu cho bà con trên địa bàn huyện; tạo việc làm cho 5 lao động với mức lương 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Đoàn Giám sát tham quan mô hình trồng cam của hộ gia đình ông Lê Trọng Nhân, thôn Đông Phong, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc
Đoàn cũng làm việc tại huyện Can Lộc; tham quan mô hình trồng cam của hộ gia đình ông Lê Trọng Nhân, thôn Đông Phong, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, thoát nghèo nhờ được hỗ trợ nhà ở từ nguồn Quỹ Cứu trợ và được hỗ trợ 50 gốc cam, 100 con gà để sản xuất, kinh doanh. Đoàn tới thăm hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mạnh, thôn Thăng Bình, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc thoát nghèo nhờ được hỗ trợ nhà ở theo nguồn Ban Chỉ đạo 22; tham quan mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” tại thôn Đông Kim, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc…
Đoàn Giám sát thăm hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Mạnh, thôn Thăng Bình, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại mô hình “Ngôi nhà trí tuệ”, thôn Đông Kim, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc
Phát biểu tại các buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua, ghi nhận khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phong trào. Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng, xóa đói, giảm nghèo một cách bài bản, đồng bộ; có nhiều đổi mới trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua...
Đoàn Giám sát làm việc tại UBND huyện Can Lộc
Đoàn đề nghị thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng về xóa đói, giảm nghèo. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản không còn hiệu lực hoặc không còn phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị đưa Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 vào cuộc sống. Tiếp tục duy trì tổ chức các phong trào thi đua và phát động phong trào thi đua mới để hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng TĐKT Trung ương phát động, tạo khí thế mới, động lực mới cho công tác xóa đói, giảm nghèo. Sáng tạo hơn nữa trong công tác tuyên truyền, truyền thông, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tích cực tham mưu cho Hội đồng TĐKT tỉnh triển khai tốt, sáng tạo công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu sơ kết công tác năm 2023, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua với hình thức phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Làm tốt công tác giám sát. Kịp thời kiến nghị, đề xuất những khó khăn, vướng mắc với Ban TĐKT Trung ương, Hội đồng TĐKT Trung ương, cơ quan của Chính phủ...
Anh Minh
Phong trào thi đua
Hồi Ninh: Công tác dân vận chính quyền ngày càng phát huy hiệu quả
BTĐKT - Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận chính quyền. Thời gian qua, xã Hồi Ninh (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Nhờ làm tốt công tác dân vận, bộ mặt nông thôn Hồi Ninh ngày càng thay đổi rõ rệt Ông Vũ Văn Tưởng, Chủ tịch UBND xã Hồi Ninh cho biết: Với phương châm đưa chính quyền đến gần dân, sát cơ sở và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước thực sự là những người “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã Hồi Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền. Trong đó, chú trọng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những vấn đề khó khăn, bức xúc trong nhân dân. Xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính ở những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân. Các thủ tục hành chính được xã thực hiện công khai, minh bạch; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; công khai số điện thoại của lãnh đạo UBND, Thường trực HĐND cấp xã để các tổ chức, công dân phản ánh, kiến nghị khi có nhu cầu. Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xã đã chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác tiếp dân, đối thoại, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. “UBND xã đã bố trí cán bộ phụ trách tiếp công dân vào ngày thứ ba hàng tuần; các buổi tiếp dân của lãnh đạo các cấp đều được UBND xã thông báo trên hệ thống Đài truyền thanh của xã và gửi văn bản về các đơn vị để cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã được biết”, ông Tưởng cho biết. Tính từ đầu năm đến nay, xã đã tiếp nhận 98 đơn kiến nghị, phản ánh, chủ yếu về lĩnh vực đất đai, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hiện đã giải quyết được 97/98 đơn (1 đơn đang trong thời gian thụ lý và giải quyết). Xã cũng đẩy mạnh hoạt động của các Tổ tự quản, Tổ hòa giải, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong tham gia giải quyết các vấn đề bức thiết trong đời sống xã hội. Đồng thời, phối hợp tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo. Nhờ làm tốt công tác hòa giải, các ý kiến, thắc mắc, phản ánh, kiến nghị của người dân được giải quyết kịp thời, không có khiếu nại, tố cáo đông người, khiếu kiện vượt cấp. Nhằm tăng cường dân chủ, khơi dậy, phát huy quyền làm chủ, tính chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền xã đã thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi quy chế dân chủ của các cơ quan, đơn vị, quy ước, hương ước của thôn, xóm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, làm tốt công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân. Bên cạnh đó, Hồi Ninh đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới cách làm dân chủ, công khai minh bạch trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; dồn điền đổi thửa… đã tạo niềm tin trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Từ đó, khơi dậy quyền và trách nhiệm chủ thể của người dân cùng với cấp ủy, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới. Người dân đã tự nguyện hiến đất chỉnh trang đồng ruộng kết hợp với giao thông nông thôn trên địa bàn xã với sự thống nhất cao. Xã đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án do xã, huyện, tỉnh làm chủ đầu tư. Tiêu biểu như dự án đường Bái Đính - Kim Sơn, dự án đường ngang liên xã và các công trình làm đường giao thông nông thôn của xã… Ông Tưởng cho biết: Hồi Ninh đã huy động 322 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đóng góp trên 46 tỷ đồng, gần 2.700 ngày công lao động và hiến gần 9 ha đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, công trình phúc lợi, dồn điền đổi thửa… Xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Hiện xã tiếp tục xây dựng tiêu chí nông thôn mới nâng cao và phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2023. Tùng ChiSơn La: Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội
BTĐKT - Từ ngày 15 - 17/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Sơn La. Đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Sơn La Làm việc với Đoàn tại Sở Nội vụ tỉnh Sơn La có các đồng chí là đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Ngân hàng Chính sách chi nhánh Sơn La và lãnh đạo, chuyên viên Phòng Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La. Trong chương trình công tác, Đoàn đã cùng với đại diện Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ huyện Mai Sơn và đại diện Uỷ ban nhân dân Nà Bó thăm 02 mô hình làm kinh tế hiệu quả, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương tại huyện Mai Sơn: Mô hình trồng hoa quả và rau an toàn của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó và mô hình trồng na Thái, na sầu riêng của HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng thanh long ruột đỏ của HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 đã được phát động rộng rãi trong toàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhận được sự đồng thuận cao của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thi đua được gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng tập thể, cá nhân trong đơn vị, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo của tỉnh nói chung. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đề ra các nội dung, giải pháp chung tay chăm lo cho người nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến nông - lâm - ngư, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, sản xuất, phát sóng, phát hành tài liệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm làm ăn, gương điển hình về giảm nghèo, thoát nghèo. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm tại HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng UBND tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền theo hướng sát thực tiễn, nâng cao chất lượng; huy động các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, cơ sở, cộng đồng và các hộ gia đình giảm nghèo và thoát nghèo. Đoàn Giám sát thăm mô hình trồng na Thái, na sầu riêng của HTX Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn Việc thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến cuối năm 2022, tỉnh Sơn La có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 huyện thoát nghèo (Mường La, Bắc Yên, Vân Hồ). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 17,83%, bình quân giảm trên 3%/năm. Người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng được từng bước cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh và các huyện nghèo, xã, bản đặc biệt khó khăn giảm nhanh, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, giữ vững an ninh, quốc phòng. Tại các buổi làm việc và đi thăm mô hình, Đoàn Giám sát ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của tỉnh Sơn La thời gian qua, ghi nhận khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phong trào thi đua, Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác khen thưởng; tổng hợp các ý kiến đề xuất, kiến nghị để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Trong thời gian tới, Đoàn đề nghị tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với công tác giảm nghèo bền vững. Tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức, đảm bảo đúng quy định, thúc đẩy thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương. Chỉ đạo tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua với hình thức phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, qua đó rút ra kinh nghiệm, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức triển khai phong trào thi đua, đồng thời phát hiện mô hình, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, nhân rộng và kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền. Nguyệt HàYên Bái: Giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu giảm nghèo đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể
BTĐKT - Từ ngày 12 - 13/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tại tỉnh Yên Bái. Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát tại Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái có các đồng chí: Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh; Đinh Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; Vũ Lê Thành Anh, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh; Phùng Quang Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Nguyễn Văn Phóng, Trưởng phòng Phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; lãnh đạo và công chức Phòng Thi đua – Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Yên Bái Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Yên Bái, qua hơn 3 năm triển khai tổ chức thực hiện, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả quan trọng.Việc triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; diện mạo nông thôn, miền núi có nhiều chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là ở địa bàn các huyện nghèo từng bước được hoàn chỉnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đời sống người nghèo từng bước được cải thiện...góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,15% so với 2021, đạt 127,5% kế hoạch đề ra. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm bằng hoặc cao hơn mục tiêu đề ra. Đồng chí Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn Giám sát Với phương châm “giao nhiệm vụ, khoán chỉ tiêu”, Yên Bái đã triển khai phong trào đến từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, trong đó thực hiện giao nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn; giao chỉ tiêu thoát nghèo từ 15 đến 30 hộ/năm; đưa nội dung giảm nghèo, giúp đỡ hộ nghèo, giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn vào thực hiện chấm điểm thi đua trong thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy để thưởng hằng năm. Từ đó đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giúp đỡ và huy động được nhiều nguồn xã hội hóa trong công tác giảm nghèo của tỉnh thời gian qua đều vượt kế hoạch cao từ 120% trở lên. Công tác tuyên truyền về công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, phát huy hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào được triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể. Công tác hướng dẫn sơ kết, tổng kết đảm bảo nền nếp và luôn kịp thời, tích cực, đáp ứng được yêu cầu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua ở cơ sở. Công tác khen thưởng được thực hiện nền nếp, xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực. Các tập thể và cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua được đề nghị khen thưởng và tôn vinh kịp thời. Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương trên các phương tiện thônng tin đại chúng đã có tác động tích cực đến việc triển khai phong trào thi đua chung tay vì người nghèo của tỉnh. Đoàn Giám sát làm việc với xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã làm việc với xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Tiếp và làm việc với đoàn tại xã Tân Hương có lãnh đạo Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Bình; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trần Ngọc Thương; Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tạ Minh Nhất; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Hương. Đoàn Giám sát chụp ảnh lưu niệm tại xã Tân Hương Xã Tân Hương, huyện Yên Bình có 1895 hộ dân và 7755 khẩu có 5 dân tộc cùng chung sống trong đó có 3 dân tộc chính: Kinh, Cao Lan, Dao. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số là 57,68%. Đảng bộ xã 5 năm liền được xếp loại trong sạch vững mạnh tiêu biểu của huyện Yên Bình. Xã đã thành lập ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình. Để triển khai thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", xã triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện một số tiêu chí chủ yếu phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo cuối giai đoạn còn 2,15%; phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Các cấp chính quyền trên địa bàn xã đã đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực hiệu quả: “Xoá nhà tạm”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Phụ nữ tiết kiệm tín dụng”, “Xây dựng mô hình gia đình toàn mỹ”, “Khuyến nông với chăn nuôi”, “Ngày thứ 7 cùng dân”… Đoàn Giám sát thăm gia đình ông Ninh Văn Vi, thôn Khe Gầy, xã Tân Hương Đoàn đã đi thăm gia đình ông Ninh Văn Vi, thôn Khe Gầy, xã Tân Hương. Gia đình có 4 khẩu, hoàn cảnh khó khăn, không có đất canh tác, không có sức khỏe để đi làm nên mọi chi phí đều trông chờ vào chu cấp và và tiền làm thuê của con gái. Nhà ở dột nát nhưng không có điều kiện để sửa chữa, năm 2022, gia đình gặp hoả hoạn, cháy nhà, mọi tài sản bị thiêu cháy rụi. UBND xã đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã tổ chức vận động cán bộ, công chức xã và bà con ủng hộ 115 ngày công lao động và ủng hộ hơn 200 triệu tiền mặt. Đến nay, gia đình đã có nhà ở khang trang, ổn định cuộc sống. Đoàn Giám sát thăm gia đình bà Trần Thị Tại, thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình Đoàn Giám sát cũng đến thăm gia đình hộ nghèo bà Trần Thị Tại, thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Năm 2019, gia đình không có nhà phải đi ở tạm nhà bà con. Đến năm 2022, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền xã và sự hỗ trợ từ người thân, gia đình đã được chuyển nhượng 1,3 ha đồi trồng rừng và 1 ha để nuôi cá. Từ đó, gia đình hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để mua cá về thả, mua lợn giống về nuôi và đầu tư vào trồng cây sắn trên đất rừng và thu nhập từ tiền đi làm thuê. Đến nay, gia đình đã thoát nghèo và có nhà ở khang trang. Tại các buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ từ tỉnh đến xã với chương trình kế hoạch, sản phẩm cụ thể, rõ trách nhiệm các cấp các ngành, từng cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tỉnh đã có các cách làm hay, sát thực tiễn như: Mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân”; cách thức tuyên truyền, vận động thu hút nguồn lực cho quỹ vì người nghèo và an sinh xã hội, nâng cao nhận thức tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại;viết đơn ra khỏi danh sách thoát nghèo; tuyên dương các hộ vươn lên thoát nghèo và giúp các hộ khác thoát nghèo; động viên sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các lực lượng, mọi tầng lớp xã hội trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan quan tâm chỉ đạo tốt công tác sơ kết phong trào bằng hình thức thiết thực, sát thực tiễn; tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, có đóng góp lớn cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu và phong trào thi đua. Đồng thời, Đoàn Giám sát cũng đề nghị cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh tiếp tục theo sát quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng, xây dựng các Nghị định để hoàn thiện Quy chế Thi đua, khen thưởng của tỉnh, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thanh HuyềnBTĐKT - Công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để phát triển công dân số, thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai với các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, hoàn chỉnh hệ sinh thái số, phát huy nguồn tài nguyên số quý báu về dân cư.
Người dân thao tác đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Nhiều tiện ích, cơ sở hạ tầng đã được tỉnh đầu tư xây dựng, triển khai phục vụ phát triển công dân số, trong đó có ứng dụng công dân số Ninh Bình (My Ninh Bình). Đây là ứng dụng chạy trên thiết bị di động thông minh, được xây dựng với mục tiêu trở thành kênh giao tiếp tổng hợp chính thức và duy nhất cho việc trao đổi thông tin giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp; nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ hiện đại, hiệu quả.
Ứng dụng còn là điểm truy cập kết nối tới các ứng dụng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ người dân trong cuộc sống; là công cụ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh Ninh Bình.
Ứng dụng cho phép người dân tra cứu các tiện ích cơ bản như: Thủ tục hành chính, hồ sơ y tế, quan trắc môi trường, đất đai... Ngoài ra, người dân có thể tạo phản ánh trên ứng dụng cho chính quyền xử lý và theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả công việc của chính quyền.
Ông Phạm Ngọc Hà, Chủ tịch UBND thị trấn Me (huyện Gia Viễn) cho biết: Được chọn là đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng My Ninh Bình, thị trấn đã phối hợp với VNPT Ninh Bình tổ chức tập huấn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng. Qua tập huấn, các học viên được hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng ứng dụng. Từ những kiến thức tiếp thu được tại buổi tập huấn, các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng triển khai đến người dân sinh sống tại các tổ dân phố. Với việc đẩy mạnh cài đặt ứng dụng sẽ giúp hình thành nên những công dân số, tiến tới xây dựng xã hội số.
Từ tháng 6/2023 đến nay, thị trấn Me bắt đầu thực hiện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng công dân số My Ninh Bình. Các Tổ công nghệ số cộng đồng bám sát địa bàn, hướng dẫn nhân dân cài đặt, đặc biệt chú ý đến lớp người có trình độ công nghệ còn có mức độ. Đến nay, thị trấn Me đã thực hiện cài đặt được cho hơn 3.700 người dân ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh, chiếm tỷ lệ trên 80%.
“Khi được tiếp cận và cài đặt ứng dụng My Ninh Bình, người dân có thể chủ động và kịp thời phản ánh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề phát sinh trong đời sống, tích cực tham gia vào công cuộc chuyển đổi số của địa phương”, ông Hà chia sẻ.
Ông Lã Trường Sinh, một người dân sống tại thị trấn Me, huyện Gia Viễn chia sẻ: Khi sử dụng ứng dụng My Ninh Bình, tôi thấy rất tiện lợi trong cuộc sống. Thứ nhất là sự tương tác giữa công dân với chính quyền địa phương, tôi bày tỏ được ý kiến của mình nhanh nhất đến chính quyền địa phương. Thứ hai là những dịch vụ làm hồ sơ nhanh, thuận tiện. Tất cả chỉ cần thao tác trên điện thoại di động.
Tại huyện Yên Khánh, xác định chuyển đổi số muốn thành công phải bắt nguồn từ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, huyện đã và đang quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền để hình thành và phát triển công dân số. Đảm bảo mỗi công dân phải là người có kiến thức, kỹ năng cơ bản để tham gia các hoạt động trên môi trường số an toàn, từ đó đón bắt được cơ hội phát triển, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi số tại địa phương.
Ông Phan Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh cho biết: Tổ công nghệ số cộng đồng của xã thường xuyên hỗ trợ người dân, hộ sản xuất, kinh doanh đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; tạo lập và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng các ứng dụng My Ninh Bình, dịch vụ công trực tuyến VneID, thanh toán điện tử tại 10/10 thôn, xóm.
Cũng theo ông Châu, hiện nay, tỷ lệ người dân, chủ yếu là người trung tuổi và trẻ tuổi rất ít sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán hàng hóa. Ngay cả tại các chợ truyền thống, tỷ lệ người dân mua hàng và chuyển bằng tài khoản cũng tăng dần. Với nhiều hộ kinh doanh, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống, trước đây sản phẩm chỉ tiêu thụ trên địa bàn xã và huyện, từ khi thực hiện chuyển đổi số, nhiều gia đình đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Phương thức bán hàng mới này đã mở rộng người tiêu dùng ra ngoài huyện và nhiều địa phương trong cả nước.
Là người buôn bán các mặt hàng thực phẩm, bánh trái truyền thống, thời gian qua, chị Lê Khánh Lan, xã Khánh Hòa cho biết: “Nhờ ứng dụng công nghệ số trong quảng bá hình ảnh, có nhiều khách hàng biết đến các sản phẩm, việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, các giao dịch trong thanh toán điện, nước, đóng học phí cho các con… cũng được tôi giải quyết nhanh gọn, tiện lợi thông qua điện thoại di động. Tôi không cần phải đi lại nộp trực tiếp như trước kia nữa”.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai hóa đơn điện tử, chữ ký số, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ.
Với quan điểm, lấy người dân làm trung tâm, thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số, Ninh Bình đang nỗ lực phát triển công dân số, hướng tới mọi công dân Ninh Bình đều sử dụng công nghệ trong thực hiện các thủ tục hành chính, phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tùng Chi
BTĐKT - Với phương châm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, trong những năm qua, đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên đã luôn sát cánh cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phát động. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã xuất hiện hàng trăm tấm gương tiêu biểu trong đồng bào công giáo được biểu dương, tôn vinh.
Đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng kinh tế tại địa phương
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Thái Nguyên là một trong những địa phương có đông đồng bào Công giáo, với trên 30.000 nhân danh sinh hoạt tại 9 giáo xứ, 63 giáo họ ở tất cả 9 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó có 17 linh mục, hơn 300 chức việc và gần 1.000 người là thừa tác viên, giáo lý viên trưởng các hội đoàn; có 49 nhà thờ, nhà nguyện. Phát huy truyền thống “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo đã và đang từng ngày xây dựng các xứ, họ đạo thêm khang trang, góp phần phát triển kinh tế, đưa quê hương Thái Nguyên ngày càng đổi mới, giàu mạnh.
Trên địa bàn đông bà con Công giáo sinh sống có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, như: Mô hình trồng rau an toàn tại xóm Ngọc Lâm; mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xóm Làng Phan (Linh Sơn, TP Thái Nguyên)… Nhiều người Công giáo thành danh là doanh nhân, tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động.
Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”, đồng bào Công giáo đã tham gia đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng nghìn ngày công lao động, tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh. Nhiều tấm gương tiêu biểu trong các giáo xứ, giáo họ, ban hành giáo, như ông Lê Văn Chinh, Phó Ban Hành giáo Giáo họ Phúc Xuân (TP Thái Nguyên) tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình hiến gần 5.000m2 đất để làm 3km đường giao thông liên xóm theo tiêu chí nông thôn mới.
Trong cuộc vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên cũng tích cực cùng với nhân dân ở khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước; nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội phù hợp với nếp sống đạo và quy định của pháp luật; đoàn kết lương - giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo để cùng nhau xây dựng khu dân cư văn hóa. Toàn tỉnh hiện xây dựng được 22 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, trong đó có 11 mô hình phối hợp với các giáo họ.
Nhiều chức sắc, chức việc và đồng bào Công giáo tỉnh Thái Nguyên ngoài việc làm tròn bổn phận của mình đối với việc đạo còn thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của người công dân, cùng chung tay gánh vác công việc xã hội, là thành viên tham gia nhiệt tình, tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể các cấp và ở khu dân cư. Toàn tỉnh hiện có 46 tín đồ là người Công giáo là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; 251 tín đồ tôn giáo tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; nhiều người tham gia ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...
Việc tích cực tham gia các tổ chức, đoàn thể của cá nhân đã góp phần phát huy dân chủ, đại diện đem tiếng nói, nguyện vọng của đồng bào công giáo kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các cấp, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, thông qua họ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước do chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động đến được với đồng bào các tôn giáo đạt hiệu quả hơn.
Cùng với việc giữ gìn nếp sống tốt đẹp của người theo đạo, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện, nhân đạo như: Ủng hộ xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ. Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh xây dựng “Quỹ tấm lòng bác ái”, hằng năm tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam; tặng nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết; xây dựng công trình dân sinh tại vùng khó khăn.
Có thể thấy, trên tinh thần đoàn kết, đồng hành, gắn bó, đồng bào giáo dân tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát huy tinh thần yêu nước, cùng với các tầng lớp nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Qua đó, càng củng cố thêm niềm tin của đồng bào Công giáo đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Thu Hòa
Ngành Thuế Bình Phước quyết tâm thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy “Thu thuế phải thu được lòng dân”
BTĐKT - Ngày 11/9/2023, Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch triển khai phát động phong trào thi đua “Phát huy truyền thống đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, ngành Thuế Bình Phước quyết tâm thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy “Thu thuế phải thu được lòng dân”, phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 để lập thành tích chào mừng 80 năm ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2025). Hình ảnh: Nguồn Báo Bình Phước Về mục tiêu thi đua, ngành Thuế tỉnh xác định một số mục tiêu thi đua: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy truyền thống đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, thi đua phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để lập thành tích chào mừng 80 năm ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2025). Đồng thời, đưa ra các giải pháp đảm bảo tính khả thi, nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu và quán triệt lời dặn của Bác “Thu thuế phải thu được lòng dân” tới từng cán bộ công chức thuế. Thứ hai, phong trào thi đua “Phát huy truyền thống đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, ngành Thuế Việt Nam quyết tâm thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy “Thu thuế phải thu được lòng dân”, phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để lập thành tích chào mừng 80 năm ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam” được xác định là một trong những phong trào thi đua trọng tâm, xuyên suốt giai đoạn 2021 - 2025 của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Thuế; gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Thứ ba, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế, góp phần cùng Bộ Tài chính, cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước hoàn thành các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giao. Thứ tư, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi đơn vị và cá nhân trong triển khai thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua, đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của từng đơn vị. Thứ năm, tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, phát động hưởng ứng và tổ chức phong trào thi đua chặt chẽ, sáng tạo, hiệu quả; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua; định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay; các mô hình, cách làm sáng tạo trong phong trào thi đua. Về nội dung thi đua, ngành Thuế tỉnh phát động một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Một là, quán triệt quan điểm đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của ngành Thuế Bình Phước nhằm tuyên truyền về truyền thống lịch sử của ngành Thuế Việt Nam; đảm bảo thực hiện hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ thu ngân sách nhưng đảm bảo theo đúng lời dạy của Bác Hồ: “Thu thuế phải thu được lòng dân”. Hai là, thực hiện tuyên truyền đến từng công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị nhận thức được phong trào thi đua là cơ hội thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đi trước; khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, tạo động lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Thuế. Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ công bố hóa đơn điện tử, cụ thể. “Trong nền kinh tế số ngày nay, thu được lòng dân mới thu được thuế. Chính vì vậy, việc triển khai hóa đơn điện tử tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, giảm tối đa tất cả chi phí cho người nộp thuế, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ chính là thu lòng dân để thu thuế”. Bốn là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như: Triển khai việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống thuế; triển khai thực hiện tích hợp việc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và Chương trình hành động triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt. Năm là, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Chú trọng việc quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp khác để hỗ trợ người nộp thuế. Sáu là, tập trung triển khai các giải pháp, chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về quản lý thuế và chính sách thuế, mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo minh bạch, công bằng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế. Bảy là, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách địa phương, đánh giá, phân tích, báo cáo kịp thời kết quả thu. Qua đó, xác định các lĩnh vực, sắc thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả. Tám là, triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cường giao dịch điện tử trong thanh tra, kiểm tra thuế thông qua việc triển khai và đẩy mạnh trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo phương thức quản lý rủi ro để tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Chín là, điện tử hóa các thủ tục ban hành thông báo nợ, phân công, phân loại nợ, phân loại đầy đủ, chính xác, kịp thời và xử lý phù hợp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước trên toàn quốc. Mười là, triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuế năm 2023 và những năm tiếp theo, trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế, các ngạch công chức chuyên ngành thuế, các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý và tổ chức thực thi công vụ. Tăng cường hình thức đào tạo trực tuyến. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Quán triệt công chức chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong thực thi công vụ. Mười một là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ, chi tiêu nội ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vàc ông khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, đảm bảo kỷ cương tài chính nội ngành. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức thuế. Mười hai là, thực hiện khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc những gương điển hình tiên tiến trong ngành. Thực hiện phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành, quyết tâm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ công tác thuế được giao. Lê Văn TâmBTĐKT - Sau hơn 1 năm triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19”, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh Ninh Bình.
Những kết quả ban đầu
Ông Trần Kim Long, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Bình cho biết: Với sự nỗ lực của cả hệ thống công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ, toàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tính đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh đã có 3.283 lượt người đăng ký tham gia, với 19.330 sáng kiến được cập nhật vào chương trình, đạt 184% chỉ tiêu (vượt 8.830 sáng kiến). Trong đó có 19.011 sáng kiến hợp lệ, 319 sáng kiến đang xem xét, đứng thứ 20/82 toàn quốc, xếp thứ nhất Cụm thi đua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh đồng bằng sông Hồng về số lượng sáng kiến đăng nhập, tổng giá trị làm lợi 4.563 tỷ đồng. Đã có 9/13 LĐLĐ các huyện, thành phố và các công đoàn ngành hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch LĐLĐ tỉnh.
Sáng kiến “Cải tiến máy kiểm tra để thay thế con người” của anh Bùi Đình Trung, Công ty TNHH Sanico Việt Nam làm lợi cho công ty 900 triệu đồng/năm
Nhiều đơn vị đã thể hiện tinh thần thi đua hăng hái, sôi nổi, thực hiện các biện pháp quyết liệt, cụ thể, bám sát diễn biến hàng ngày để đạt kết quả cao. Một số đơn vị hoàn thành sớm chương trình như: LĐLĐ huyện Kim Sơn, LĐLĐ huyện Gia Viễn, LĐLĐ huyện Yên Khánh, LĐLĐ huyện Hoa Lư; một số đơn vị bứt phá hoàn thành và đạt kết quả cao như: Công đoàn ngành Y tế, LĐLĐ huyện Yên Mô, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Điển hình như phong trào phát huy sáng kiến của Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần sản xuất ô tô HyunDai Thành Công Việt Nam, CĐCS Công ty TNHH MCNex Vina, Công ty TNHH Sanico Việt Nam...
Theo đánh giá của ông Long, nội dung các sáng kiến đa dạng trên các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ khác nhau như giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ thuật, phòng, chống Covid-19... Trong đó, đã có rất nhiều sáng kiến thể hiện được sự sáng tạo của người lao động trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhiều sáng kiến có tính thích ứng cao với bối cảnh bình thường mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tất cả các sáng kiến đã thể hiện được sức sáng tạo và trí tuệ của người lao động, kịp thời thích ứng với điều kiện sống, làm việc trong tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay, góp phần quan trọng vào việc ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.
Nhiều sáng kiến nổi bật trong từng lĩnh vực
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã có 1.620 sáng kiến được đăng nhập chương trình, tiêu biểu như sáng kiến: “Cải tạo phương pháp làm mát cho buồng pha sơn (mini room) đế tiết kiệm điện” của đoàn viên Bùi Phương Tuấn, Tổ trưởng Tổ thiết bị phòng cơ điện Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTMV2). Sáng kiến đem lại hiệu quả hoạt động thiết bị một cách tối ưu, giảm tiêu thụ điện năng, an toàn trong quá trình sản xuất, góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí phát sinh về điện năng tiêu thụ không đáng có trong quá trình nhà máy không sản xuất 1 năm trên 6,5 tỷ đồng.
Sáng kiến “Lập trình chương trình đào tạo súng định lực lốp Su2id xưởng lắp ráp” của đoàn viên Phạm Văn Nam, nhóm trưởng nhóm kỹ sư thiết bị xưởng lắp ráp Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam giúp tiết giảm được chi phí cho công ty gần 1,2 tỷ đồng.
Sáng kiến: “Sử dụng hệ thống trộn sơn Clear tự động trong buồng phun CTN để giảm chi phí sản xuất” của đoàn viên Vũ Văn Tích, Tổ trưởng Tổ thiết bị xưởng sơn, Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam giúp doanh nghiệp tiết kiệm mỗi năm xấp xỉ 1,9 tỷ đồng/năm.
Trong lĩnh vực y tế, có 4.574 sáng kiến được đăng nhập tham gia chương trình, tiêu biểu như sáng kiến: “Giải pháp chẩn đoán sớm và cải tiến phương pháp phẫu thuật trong rau cài răng lược tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đinh Ngọc Thơm, Phó Giám đốc, Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình với giá trị làm lợi 476,4 triệu đồng. Sáng kiến “Ứng dụng kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch xác định 2 nhóm ung thư biểu mô tuyến vú có thụ thể nội tiết dương tính và âm tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình” của nhóm tác giả Phạm Tiến Lực, Lê Hoài Như, Nguyễn Lê Hưng, Phạm Văn Thống, Ngô Thị Thảo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh với giá trị làm lợi 7,35 tỷ đồng...
Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có 797 sáng kiến được đăng nhập tham gia chương trình. Trong lĩnh vực giáo dục đã có 10.759 sáng kiến được đăng nhập tham gia chương trình. Trong các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cơ sở đã có 1.580 sáng kiến được đăng nhập tham gia chương trình...
Có thể nói, Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp công đoàn. Nhiều sáng kiến thể hiện tính ứng dụng cao với bối cảnh mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Ngọc Hà
Nhân rộng điển hình tiên tiến, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới toàn dân
BTĐKT - Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của ngành BHXH Việt Nam, thời gian qua, các địa phương đã sáng tạo triển khai, nhân rộng nhiều mô hình, giải pháp hay, hữu ích. Nhiều gương điển hình tiêu biểu đã đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội với những việc làm cụ thể, thiết thực, mang giá trị thực tiễn cao… giúp người dân hiểu đúng, hiểu sâu để chủ động, tích cực tham gia BHXH, BHYT. Nhiều mô hình an sinh Một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao, thu hút người tham gia BHXH, BHYT là mô hình “vườn rau an sinh”, “tiết kiệm an sinh” của BHXH huyện Thạch Hà (BHXH tỉnh Hà Tĩnh). Để triển khai mô hình, BHXH huyện phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thành lập câu lạc bộ, tập hợp những người làm vườn có thu nhập từ nguồn bán rau để tham gia BHXH tự nguyện. Không chỉ chủ động tham gia BHXH, các hội viên còn tích cực tuyên truyền, chia sẻ thông tin về BHXH, BHYT để vận động, khuyến khích người thân, bạn bè cùng tham gia. Nhờ đó, số lượng hội viên của câu lạc bộ ngày càng tăng. Hầu hết hội viên tham gia BHXH liên tục, bền vững để mong tuổi già được an nhàn nhờ có lương hưu và thẻ BHYT chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT tới toàn dân Với hiệu quả đem lại, mô hình “vườn rau an sinh”, “tiết kiệm an sinh” được đánh giá là một trong những hình thức đổi mới công tác tuyên truyền, đóng góp tích cực cho công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Nhờ đó, năm 2022, số người tham gia BHXH tự nguyện của huyện Thạch Hà tăng 3.597 người so với năm 2020, đưa tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện của huyện đạt 9,1%, gấp 3,6 lần mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tỷ lệ này đưa Thạch Hà trở thành huyện có số người tham gia BHXH tự nguyện lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, với gần 7.000 người tham gia (chiếm 13% tổng số người tham gia toàn tỉnh). Tại huyện Châu Thành, BHXH tỉnh Long An triển khai mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình” được người dân tích cực tham gia, hưởng ứng. Cùng với BHXH huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi… đã phối hợp thành lập các tổ tại các xã và tặng heo đất, phát động mỗi hội viên tiết kiệm tiền chợ ít nhất 10.000 đồng/ngày để tham gia BHXH tự nguyện, 3.000 đồng/ngày để tham gia BHYT. Đến tháng 5/2023, mô hình này đã được nhân rộng tại 13/13 xã, thị trấn với 1.352 thành viên, trong đó 548 thành viên tham gia BHXH tự nguyện và 794 thành viên tham gia BHYT hộ gia đình. Tổng số tiền hội viên tiết kiệm được để tham gia BHXH tự nguyện, BHYT là hơn 1 tỷ đồng. Thông qua việc tổ chức mô hình “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình”, chính sách BHXH, BHYT thực sự được lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Qua đó, làm thay đổi nhận thức, hành động và thói quen của người dân, chủ động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình để đảm bảo an sinh, ổn định cuộc sống. Tính đến ngày 31/5/2023, số người tham gia BHYT của huyện Châu Thành đạt tỷ lệ bao phủ 96,5% dân số toàn huyện; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.958 người, đạt 87,1% chỉ tiêu được giao năm 2023. Gương sáng trong thực hiện an sinh xã hội Bên cạnh các tập thể điển hình tiên tiến, nhiều cá nhân trở thành tấm gương sáng về sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp đảm bảo an sinh xã hội. Chị Đinh Thúy Ngà (BHXH huyện Lộc Bình, BHXH tỉnh Lạng Sơn) là một trong những người tâm huyết như thế. Bằng việc thực hiện các giải pháp phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, năm 2021, chị Ngà đã phát triển được 104/341 người tham gia tăng mới của toàn huyện (chiếm 30% tổng toàn huyện); năm 2022, phát triển được 126/475 người tham gia tăng mới (chiếm 26,5% tổng toàn huyện). Để chính sách BHXH tự nguyện đến gần và hấp dẫn hơn với người dân, chị Đỗ Thị Bích Hoa (Phòng Truyền thông, BHXH tỉnh Quảng Nam) đã tham mưu đổi mới tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện thông qua nghệ thuật sân khấu dân gian “Bài chòi”, một loại hình nghệ thuật dân ca đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mỗi buổi tuyên truyền đã thu hút khoảng 300 đến 500 người xem, đặc biệt có buổi thu hút gần cả ngàn người. Đến nay, đã có khoảng hơn 8.000 người được tuyên truyền, hiểu sâu hơn về chính sách BHXH thông qua hình thức truyền thông mới này, góp phần vào kết quả chung của toàn tỉnh. Năm 2022, tỉnh Quảng Nam đã phát triển gần 7.000 người tăng mới, giúp BHXH tỉnh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số, anh Nguyễn Quang Thuận (Phòng Công nghệ thông tin, BHXH tỉnh Quảng Bình) có 2 sáng kiến cấp ngành được đánh giá hiệu quả, áp dụng trong toàn ngành. Các sáng kiến này đã giúp cho người dân khi đi khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có thể sử dụng mạng không dây có kết nối Internet được trang bị, cấp miễn phí tại các cơ sở y tế để đăng nhập ứng dụng VssID và xuất trình thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng này, từ đó giúp việc đăng ký khám chữa bệnh BHYT được nhanh, gọn, tiện lợi. Đến tháng 5/2023, tỉnh Quảng Bình đã có 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp. Số lượt tra cứu thành công là 219.443 lượt, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ tra cứu thành công. Với kết quả đó, Quảng Bình là tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai mô hình "Đón tiếp người bệnh đăng ký vào khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp tích hợp xác thực sinh trắc" tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi đi khám chữa bệnh BHYT; góp phần hạn chế, ngăn chặn việc trục lợi quỹ BHYT. Có thể khẳng định, từ các phong trào thi đua của ngành BHXH Việt Nam, nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được phát hiện, nhân rộng, lan tỏa trong toàn ngành. Các tập thể, cá nhân điển hình tập trung ở tất cả các lĩnh vực công tác trọng tâm của ngành như: Phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; công tác thu, giảm nợ, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý quỹ khám chữa bệnh BHYT; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; triển khai VssID - BHXH số… đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn ngành, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân. La GiangBTĐKT - Chiều 2/10, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 9 tháng; bàn nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2023. Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Trần Quang Tường chủ trì hội nghị.
Hội nghị sơ kết công tác Hội trong 9 tháng đầu năm 2023
9 tháng qua, các cấp Hội Nông dân toàn thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động và đạt được kết quả khá toàn diện. 100% các huyện, quận và cơ sở Hội căn cứ giao ước thi đua của Hội Nông dân thành phố, đề ra chỉ tiêu thực hiện phong trào phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương; các cấp Hội đăng ký hơn 96.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; đăng ký giúp đỡ gần 350 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức. Đồng thời, phát động xây dựng được 179 mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn”, 25 mô hình “Nông dân tự quản về an ninh trật tự” theo chỉ tiêu thi đua năm 2023 đã phát động trong các cấp Hội; chú trọng tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề hỗ trợ nông dân; chủ động phối hợp, thực hiện nghiêm túc, chất lượng các dự án, chương trình của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai trên địa bàn thành phố…
Cùng với đó, các cấp Hội Nông dân thành phố cũng tập trung tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện chủ đề năm 2023 của cấp ủy, chính quyền địa phương; tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội. Đặc biệt, đã tập trung cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân các huyện, quận và thành phố nhiệm kỳ 2023-2028 đảm bảo tiến độ, nghiêm túc, đúng quy định.
Đề cập về các nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân 3 tháng cuối năm, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố tập trung vào một số giải pháp trọng tâm xây dựng tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh; triển khai các hoạt động xây dựng Chi hội nghề nghiệp, Tổ hội nghề nghiệp Hợp tác xã gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm của các cấp Hội Nông dân thành phố; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo tại các huyện, quận; vận động nông dân tích cực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; các hoạt động về bảo vệ môi trường nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động phí ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Hỗ trợ nông dân tại các quận, huyện….
Minh Hảo
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- …
- sau ›
- cuối cùng »