Soạn thảo Thông tư của Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
TĐKT - Sáng 31/8, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch soạn thảo Thông tư của Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng trong QĐND Việt Nam. Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị Dự hội nghị có đại biểu Cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo Thông tư và các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập; đại biểu các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng. Tại hội nghị, Cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo Thông tư đã báo cáo một số nội dung của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 (viết tắt là Luật) đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022. Luật gồm 8 chương, 96 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Liên quan trực tiếp đến quân đội, trong quá trình xây dựng Luật, Bộ Quốc phòng đã tích cực, trách nhiệm tham gia xây dựng, tiến hành tổng kết, đánh giá tác động và hiệu quả của Luật Thi đua, khen thưởng trong quân đội; đồng thời phát hiện, đề xuất, góp ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung còn bất cập vướng mắc của Luật hiện hành. Tại hội nghị, Ban Soạn thảo đã nêu nội dung chủ yếu của Kế hoạch soạn thảo Thông tư của Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng trong QĐND Việt Nam đã được Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phê duyệt ngày 09/8/2022. Theo đó, Ban Soạn thảo tập trung nghiên cứu xây dựng mới Thông tư “Quy định công tác thi đua, khen thưởng trong QĐND Việt Nam” thay thế Thông tư số 151/2018/TT-BQP ngày 12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bố cục dự thảo Thông tư gồm 9 chương, 123 điều, trong đó có 75 điều dẫn chiếu thực hiện Luật, nghị định, 10 điều quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện, 38 điều biện pháp thực hiện quản lý Nhà nước. Kết luận hội nghị, Trung tướng Trịnh Văn Quyết đánh giá cao công tác chuẩn bị của Cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo trong việc triển khai kế hoạch soạn thảo Thông tư của Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng trong QĐND Việt Nam. Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng, là bước đầu tiên công bố Ban Soạn thảo Thông tư, xác định nhiệm vụ, chức năng, kế hoạch, thống nhất một số nội dung, phương pháp tiến hành soạn thảo. Việc soạn thảo Thông tư của Bộ Quốc phòng về công tác thi đua, khen thưởng là văn bản đặc biệt quan trọng, bởi liên quan đến nhiều đối tượng trong và ngoài quân đội. Thực tiễn thời gian qua, việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc, vì vậy, việc soạn thảo Thông tư lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm khen đúng người, đúng việc, đúng nhân tố điển hình trong thi đua, khen thưởng. Việc xây dựng Thông tư phải quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về thi đua, khen thưởng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật và kế thừa những nội dung còn phù hợp. Bên cạnh đó cần bảo đảm quy định, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng trong quân đội; khắc phục những hạn chế, bất cập, thiếu tính thống nhất. Nguyên HảiSửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
TĐKT - Sáng 5/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 5 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, trong đó có Luật Thi đua, khen thưởng.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì buổi họp báo. Ảnh: VPCTN
Tại buổi họp báo, đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Công bố Lệnh số 03,04,05,06,07/2022/L-CTN Về việc công bố Luật Cảnh sát cơ động; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh Bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua.
Trong đó, Luật Thi đua, khen thưởng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15/6/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Luật gồm 8 chương, 96 Điều, các quy định trong Luật đã thể chế các quan điểm, định hướng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của Đảng vào 4 phương án chính sách xây dựng dự án Luật đã được Chính phủ thông qua. Trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống danh hiệu thi đua; hoàn thiện hệ thống hình thức khen thưởng; hoàn thiện chế định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; cải cách thủ tục hành chính trong thi đua, khen thưởng.
Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Thi đua, khen thưởng
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có nhiều điểm mới: Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “tích lũy thành tích, cộng dồn thành tích” trước đây; đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến).
Bên cạnh đó, Luật chú trọng nội dung về khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ..., quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân.
Luật cũng quy định cụ thể nội dung về khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam; bổ sung hình thức khen thưởng kháng chiến “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
Nguyệt Hà
TĐKT - Với kết quả 424/437 phiếu biểu quyết tán thành, chiếm 85,14%, Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV.
Toàn cảnh phiên họp
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có bố cục gồm 8 Chương, 96 Điều quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng. Luật áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.
Luật quy định mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng, Luật quy định việc thi đua được thực hiện trên các nguyên tắc: tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Bên cạnh đó, việc khen thưởng được thực hiện trên các nguyên tắc sau đây: chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được.
Luật nêu rõ, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Các loại hình khen thưởng theo Luật quy định gồm có: khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất; khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân…
Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.
Để đảm bảo tính khả thi, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng…
Luật giao Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước; tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời giao Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.
Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.
Nguyệt Hà
Nghiên cứu thấu đáo trong tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, sáng 27/5, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn Tại thảo luận, có 24 ý kiến phát biểu và 4 ý kiến tranh luận. Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã nhiều lần được cơ quan trình, cơ quan thẩm tra tổ chức xin ý kiến, hôm nay tiếp tục nhận được nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm, thể hiện rõ chính kiến của đại biểu Quốc hội, có nhiều góp ý cụ thể xuất phát từ thực tiễn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết. Giải trình, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cảm ơn các ý kiến phát biểu rất sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết, phong phú vào dự thảo Luật. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chân thành cảm ơn các đại biểu đã cơ bản thống nhất rất cao với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã có ghi nhận và đồng tình với dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý một cách nghiêm túc, toàn diện với tinh thần cầu thị, lắng nghe từ sau kỳ họp thứ 2 của Quốc hội đến nay. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tại phiên thảo luận này, nhiều ý kiến tiếp tục phân tích, đánh giá, chia sẻ, tham gia đóng góp bổ sung những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau và những vấn đề cụ thể, chi tiết rất thiết thực, tâm huyết, xác đáng. Đối với một số đại biểu đăng ký nhưng chưa kịp phát biểu, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tiếp tục gửi về cho Ban Thư ký để tổng hợp. Trên cơ sở đó, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp rất chặt chẽ với Ủy ban Xã hội, với các cơ quan liên để tổng hợp một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo để tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua. Về một số vấn đề chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, từ sau kỳ họp thứ 2 đến nay, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan của Quốc hội, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo chuyên gia, các nhà khoa học cũng như các cấp, các ngành và các đối tượng tác động, đặc biệt được sự chỉ đạo rất sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đã gợi mở định hướng sâu sắc. Đến nay, dự án Luật đã được sửa đổi căn bản, toàn diện với 88 điều được làm mới, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý và chỉ còn giữ nguyên 7 điều. Dự thảo Luật bám sát nguyên tắc, yêu cầu sửa đổi, vừa kế thừa, vừa đổi mới Làm rõ về chính sách hoàn thiện về hệ thống thi đua, hoàn thiện hệ thống khen thưởng, hoàn thiện về chế định, thẩm quyền phân cấp, hoàn thiện về những quy định, về cải cách hành chính cũng như về hồ sơ thi đua, khen thưởng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bám sát nguyên tắc, yêu cầu sửa đổi, vừa kế thừa, vừa đổi mới để đảm bảo được tính bao quát toàn diện, chính xác, công bằng, bình đẳng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khoa đại chúng, đúng với tính chất đặc thù của Luật Thi đua, khen thưởng của nước ta. Đối với một số vấn đề mới nổi lên được đại biểu Quốc hội nêu tại hội nghị đại biểu chuyên trách và văn bản đề nghị của Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật, cũng như các tổ chức thành viên gửi các cơ quan liên quan của Chính phủ và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến đoàn đại biểu Quốc hội về bổ sung đối tượng được xét tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú… Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc xét tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang tập trung hướng tới đối tượng là biểu diễn và trình bày tác phẩm và chưa có đối tượng sáng tác từ năm 1984 đến Luật Thi đua, khen thưởng từ năm 2003 đến nay. Với một tinh thần cầu thị, trách nhiệm, nghiêm túc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng và trân trọng ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng theo 2 phương án và Quốc hội đã thảo luận sôi nổi tại phiên họp này. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo chủ tọa phiên họp và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu để lấy phiếu để đại biểu Quốc hội lựa chọn quyết định phương án cụ thể. Theo baochinhphu.vn
Chiều 28/3, các đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, trong đó tập trung làm rõ một số vấn đề, nội dung được cử tri quan tâm như khen thưởng đối với khu vực tư nhân, hoàn thành việc khen thưởng thành tích kháng chiến và thanh niên xung phong, phát hiện các nhân tố mới để khen thưởng, bổ sung một số đối tượng mà dự thảo Luật chưa bao quát hết…
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Giải quyết các hồ sơ thanh niên xung phong và thành tích kháng chiến theo đúng tinh thần "đền ơn đáp nghĩa" và "uống nước nhớ nguồn". Ảnh: VGP/Lê Sơn
Cán bộ làm công tác thi đua phải tìm kiếm, phát hiện người có thành tích
Đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội), đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đánh giá cao tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Dự thảo Luật đã cụ thể hóa nhiều quy định để hạn chế quy định chung, chú trọng khu vực tư nhân, tránh tình trạng tập trung vào khu vực công.
Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, trong lĩnh vực này, cán bộ làm công tác thi đua phải đi tìm nhân tố mới, điển hình tiên tiến để phát hiện, khen thưởng kịp thời, tạo động lực để cá nhân được khen thưởng tiếp tục nỗ lực cống hiến hơn nữa.
Nhằm nâng cao tính minh bạch của công tác này, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) phân tích, công khai danh sách người được xem xét tặng danh hiệu và vinh dự Nhà nước là cần thiết nhưng cũng nêu rõ công khai ở đâu để nhân dân biết, theo dõi, nhìn nhận những người được xem xét khen thưởng, nhất là người dân ở nơi cư trú, nơi làm việc đánh giá, góp ý.
Về việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, đại biểu Trần Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (đoàn Bạc Liêu) kiến nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm một số nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực như nhiếp ảnh, kiến trúc, soạn giả sân khấu vào dự thảo Luật để có hình thức xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, bởi hiện nay những người hoạt động trong 9 lĩnh vực văn học nghệ thuật đã được nhắc đến, riêng 3 lĩnh vực nêu trên chưa được quy định cụ thể.
Xem xét tặng Huy chương cho thanh niên xung phong toàn diện hơn
Đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) cho rằng, căn cứ để bình xét danh hiệu thi đua thì cá nhân phải đăng ký từ đầu năm thì cuối năm mới được xem xét là cứng nhắc. Vì có nhiều người trong năm có nhiều thành tích nhưng lại không được xét vì không đăng ký… từ đầu năm.
Đối với danh hiệu "thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa", cần được xác định có được danh hiệu đó trong một thời gian nhất định chứ không phải là mãi mãi. "Chúng ta thấy nhiều làng văn hóa được ghi ở cổng làng và tồn tại mãi ở đó, nhưng sau này nếu làng văn hóa đó không đạt nữa thì sao, vì đã ghi lên cổng làng là không dễ gì bỏ đi được", đại biểu cho biết.
Bày tỏ băn khoăn đối với quy định cá nhân được xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc phải 2 lần được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp bộ, Chiến sĩ thi đua cấp bộ phải 3 lần được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở sẽ dẫn đến việc "nuôi thành tích" trong cơ quan, tổ chức, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn Bắc Ninh) đề nghị cần cân nhắc để hạn chế bất cập của quy định này đối với công tác khen thưởng hiện nay.
Đại biểu Tạ Văn Hạ: Thanh niên xung phong luôn là hình ảnh cao đẹp đối với các thế hệ chúng ta. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Góp ý về tặng thưởng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, thanh niên xung phong đã có đóng góp to lớn với công tác đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước, luôn là hình ảnh cao đẹp với các thế hệ thanh niên.
Vì thế, đối tượng áp dụng để tặng thưởng Huy chương cần được mở rộng, không chỉ đối với thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến đấu mà còn lực lượng thanh niên xung phong tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước đây để kịp thời động viên, tri ân với lực lượng này đối với những cống hiến, hy sinh của họ cho đất nước.
Tiếp thu tối đa ý kiến để dự thảo Luật có chất lượng, sức sống lâu bền và tác dụng tích cực
Phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thay mặt cơ quan soạn thảo cảm ơn các ý kiến thiết thực, xác đáng, tâm huyết của đại biểu Quốc hội đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi.
Theo Bộ trưởng, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Xã hội của Quốc hội và các cơ quan liên quan trong tiếp thu thảo luận của đại biểu Quốc hội, xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và cử tri để có được dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi thực sự chất lượng nhất, có sức sống lâu bền và phát huy được tác dụng tích cực trong cổ vũ, động viên các phong trào thi đua, khen thưởng trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thực sự là nguồn động viên kịp thời, hiệu quả, gắn chặt với nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong phong trào thi đua, yêu nước hiện nay.
"Đến nay, Ban soạn thảo đã tập trung hoàn thành 4 chính sách cơ bản trong dự thảo luật này. Đó là, hoàn thiện hệ thống thi đua, hoàn thiện hệ thống khen thưởng, hoàn thiện chế độ về thẩm quyền và phân cấp trong công tác thi đua, khen thưởng và cải cách hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết.
Theo đó, từ 4 chính sách này đã thiết kế các điều luật, quy định cụ thể để việc khen thưởng cho các tổ chức cơ sở nhỏ, vùng sâu, vùng xa, người lao động trực tiếp đi vào đời sống và phát huy tác dụng tích cực; quan tâm hơn đến khu vực ngoài công lập, doanh nghiệp tư nhân; khắc phục "cộng dồn thành tích", "lũy kế thành tích"; Ban soạn thảo thiết kế mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác thi đua và khen thưởng; làm rõ hơn và đổi mới mạnh mẽ việc khen thưởng theo nguyên tắc "thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó"; thể chế hóa các quy định về thành tích khen thưởng, đối tượng khen thưởng, phân cấp mạnh mẽ cho người đứng đầu bộ, ngành, địa phương trong việc phát hiện cá nhân có thành tích và có hình thức khen thưởng xứng đáng, kịp thời.
Giải trình về danh hiệu thi đua "xã, phường, thị trấn tiêu biểu", Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, điều này được giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định cụ thể trên cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể để quy định cho phù hợp với tình hình địa phương, nếu áp quy định chung cho cả nước thì không phù hợp.
Liên quan đến khen thưởng thành tích kháng chiến và Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang, Bộ trưởng cho biết đã được tiếp thu tối đa chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước để sớm hoàn thành trong thời gian tới, nhất là các điều kiện về tiêu chuẩn và thời gian tham gia sẽ được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất.
"Thực tế cho thấy còn tồn đọng hơn 18.000 hồ sơ các bác thanh niên xung phong và 9.000 người thuộc lực lượng vũ trang người chưa giải quyết chế độ vì còn vướng mắc hồ sơ, thủ tục. Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục cố gắng thực hiện đúng nhất tinh thần "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.
Theo baochinhphu.vn
Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp, dám nghĩ, dám làm
Sáng 28/3, thảo luận về dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị chú trọng đến người lao động trực tiếp, dám nghĩ, dám làm, khu vực ngoài nhà nước để kịp thời động viên, khuyến khích người lao động sáng tạo, cống hiến. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh: Nhiều điểm mới trong dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Ảnh: VGP Đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua khen thưởng Trước đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với một số vấn đề được đại biểu thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp trước của Quốc hội và tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, có một số điểm mới của dự thảo Luật lần này là thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng; thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, đề cao tính kịp thời theo thành tích, khắc phục tình trạng khen thưởng "cộng dồn thành tích"; đưa phong trào thi đua đi vào thực chất, thiết thực, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa; giải quyết các bất cập trong khen thưởng khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân; mở rộng hình thức khen thưởng với người nước ngoài có đóng góp lớn cho đất nước Việt Nam và bổ sung khen thưởng hình thức "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) bày tỏ tán thành nhiều nội dung của báo cáo giải trình, tiếp thu của dự thảo Luật. Theo đó, dự thảo lần này có sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều quy định mới, cụ thể trong công tác thi đua khen thưởng. Đó là thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục khen dồn thành tích, bổ sung thêm đối tượng khen thưởng. Nhất là việc chú trọng việc khen thưởng cho người lao động trực tiếp ở cơ sở, giải quyết cơ bản những vướng mắc đối với khen thưởng khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, theo đại biểu, khu vực ngoài nhà nước vẫn chưa được khen thưởng tương xứng với thành tích của mình. Bên cạnh đó, đại biểu Hoa cũng đề nghị khen thưởng cho người dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo trong sản xuất và công tác để kịp thời động viên, khuyến khích cá nhân tiếp tục có cống hiến cho tổ chức, đơn vị. Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) đồng tình cao với tiếp thu của dự thảo Luật, đồng thời cần điều chỉnh linh hoạt đối với thanh niên xung phong có cống hiến trong thời gian kháng chiến để xét truy tặng, tặng thưởng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang đối với thanh niên xung phong đóng góp xương máu trong kháng chiến. Đối với công tác thi đua khen thưởng cũng cần lưu tâm trong khối đại biểu Quốc hội sao cho đúng với nguyên tắc không loại trừ ai, ngành nghề nào. Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Bùi Hoài Sơn nhất trí với đại biểu Phương Hoa là tăng cường khen thưởng đối với lao động trực tiếp. Bởi việc khen thưởng cho lao động trực tiếp còn thấp, chưa đáp ứng thực tiễn đề ra, nên có câu "đường sữa trên xuống, cuốc xẻng dưới lên" như người dân vẫn nói. "Khen thưởng trực tiếp là đổi mới khen thưởng và thể chế hoá đường lối của Đảng, tạo động lực cho cá nhân lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội", đại biểu Sơn bày tỏ. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa: Dự thảo Luật có sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều quy định mới, cụ thể trong công tác thi đua khen thưởng. Ảnh: VGP Đề nghị bổ sung tiêu chí đối với danh hiệu "Gia đình văn hoá" Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho rằng, khen thưởng cho thanh niên xung phong là cần thiết để ghi nhận thành tích của Thanh niên xung phong trong giai đoạn kháng chiến trước đây nhưng chỉ giới hạn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đối với Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, đại biểu Thành đề nghị cần bổ sung nội hàm liên quan đến cống hiến đến công tác đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, bổ sung việc khen thưởng các tập thể đối với công tác đại đoàn kết dân tộc. Đề cập đến một trong các bất cập hiện nay là việc hai Đại học Quốc gia chỉ được hình thức khen thưởng là Giấy khen là chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động, mô hình quản lý, đại biểu Thành kiến nghị luật quy định để Đại học Quốc gia được tặng Bằng khen như các cơ quan thuộc Chính phủ khác. Về các tiêu chí để xét tặng thưởng các danh hiệu, đại biểu Quàng Văn Hương (đoàn Sơn La) đặt vấn đề, cần bổ sung thêm tiêu chí môi trường an toàn, an ninh vào xem xét tặng thưởng một số danh hiệu. "Đối với danh hiệu "gia đình văn hoá" cũng cần bổ sung tiêu chuẩn bảo vệ an ninh trật tự tại thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư khi xét tặng danh hiệu này để nâng cao ý thức tham gia bảo vệ an ninh, trật tự an toàn tại địa phương", đại biểu Hương nêu rõ. Đề cập đến việc xét danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú hiện nay, đại biểu Hương mong muốn bổ sung thêm cho các nhà giáo công tác ở các vùng khó khăn (vùng 2) thay vì chỉ có vùng đặc biệt khó khăn (vùng 3) để tạo điều kiện, động viên các nhà giáo bởi sự khác nhau về điều kiện của các vùng hiện nay là không lớn. Về vấn đề xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung trường hợp đã được khen thưởng nhưng sau đó bị phát hiện vi phạm quy định của Nhà nước và bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong kỳ được xét khen thưởng thì phải bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng. Theo baochinhphu.vnChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)
Chiều ngày 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi). Đây là dự án Luật vẫn còn một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau Dự cuộc làm việc còn có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; đại diện Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam; đại diện một số Bộ, ngành hữu quan. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự án Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) Báo cáo một số nội dung tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự án Luật này đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XV và hiện đang được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Ba tới. Tại Phiên họp thứ 7, tháng 01/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đã làm việc với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và một số bộ, ngành có liên quan, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cũng cho biết, đến thời điểm này, hầu hết các nội dung lớn của dự thảo Luật đã được thống nhất giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cũng như các cơ quan có liên quan trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề còn ý kiến khác nhau như: Việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; hình thức văn bản để quy định việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” và khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm rõ một số nội dung các đại biểu quan tâm Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu và xem xét cụ thể các nội dung còn ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, cuộc làm việc nhằm rà soát các nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), xác định rõ các vấn đề cần tập trung xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách diễn ra tới đây. Đối với nội dung về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong cuộc họp chiều 25/3/2022, Bộ Chính trị đã có một số kết luận liên quan đến vấn đề này, thống nhất đánh giá đã cơ bản hoàn thành việc khen thưởng thành tích kháng chiến, còn một số trường hợp tồn đọng sẽ tiếp tục xử lý. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bám sát nội dung kết luận của Bộ Chính trị để chỉnh lý, theo tinh thần tiếp tục quy định về khen thưởng thành tích kháng chiến và bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trong dự thảo Luật. Đồng thời tập trung xử lý các vấn đề còn tồn đọng trước, chưa đặt vấn đề khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong” cho đối tượng Thanh niên xung phong tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Bên cạnh đó, đối với nội dung về khen thưởng đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề khen thưởng đã rõ, quy định vấn đề này trong dự thảo Luật. Trong trường hợp thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tới đây, các đại biểu Quốc hội có ý kiến cụ thể về vấn đề này thì sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chuẩn bị phương án trình Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, làm rõ căn cứ, lý lẽ đối với từng vấn đề trên tinh thần những vấn đề nào đã rõ, "đã chín" mới trình Quốc hội. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh: Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Tuấn Anh làm rõ một số nội dung về viêc Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho rằng cần làm rõ vấn đề Ủy ban Quốc hội sẽ quy định về trình tự, thủ tục hay cả nội dung của việc thi đua khen thưởng đại biểu Quốc hội chuyên trách… Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị thực hiện việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, huy chương thanh niên xung phong theo tinh thần kết luận của Bộ Chính trị Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chỉ rõ, đối với những nội dung còn chưa chín thì cần tiếp tục nghiên cứu, đảm bảo tính khả thi, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh nội dung, kỹ thuật lập pháp của Dự án Luật này để trình xin ý kiến các đại biểu tại Hội nghị chuyên trách tới đây Đại diện Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam cung cấp thêm một số thông tin đối với nội dung khen thưởng “Huy chương thanh niên xung phong vẻ vang” quy định trong Dự án Luật./. Theo quochoi.vnTiếp tục lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi)
Sáng ngày 18/01, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc. Toàn cảnh phiên họp Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2. Đa số các ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật. Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Xã hội đã phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của đại biểu Quốc hội; gửi Công văn đề nghị Ban soạn thảo phối hợp tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo Luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội; tổ chức các cuộc làm việc với các cơ quan có liên quan, tổ chức lấy ý kiến tại địa phương, tổ chức rà soát, chỉnh lý dự án Luật. Các vị đại biểu Quốc hội đã góp ý về các điều khoản quy định về các nội dung: đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; mục tiêu và nguyên tắc thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua; về hình thức khen thưởng; về đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước; về thẩm quyền đề nghị khen thưởng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi đua, khen thưởng ... Ngày 12/01/2022, Thường trực Ủy ban Xã hội đã họp với Thường trực Ban soạn thảo, đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu để cho ý kiến về các nội dung lớn báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã báo cáo về 6 nội dung lớn xin ý kiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, việc bổ sung danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”; việc bổ sung “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; Huy hiệu và kỷ niệm chương cấp tỉnh; tổng kết khen thưởng thành tích kháng chiến; vấn đề khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách; xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua chỉnh lý bước đầu, dự thảo Luật còn 97 điều, giảm 01 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, bỏ 02 điều (Điều 70 về Huy hiệu; Điều 94 về Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng), bổ sung 01 điều về quy định chuyển tiếp. Dự thảo đã bổ sung nội dung về bổ sung đối tượng được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” (Điều 21); nêu rõ về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc (Điều 48); tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Hữu nghị (Điều 50); bổ sung tiêu chuẩn cá nhân được nhận “Giải thưởng Nhà nước”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh” (Điều 66). Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); cho rằng dự thảo Luật lần này đã tổng hợp, tiếp thu khá đầy đủ các ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý tại Kỳ họp thứ 2, đảm bảo chất lượng của dự thảo Luật. Liên quan đến việc bổ sung “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, dự thảo Luật quy định “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là thanh niên xung phong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn : Thanh niên xung phong tham gia thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào và Camphuchia, hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Đối với trường hợp hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ đã được công nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc hóa học, có thời gian tại ngũ 01 năm trở lên thì được xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; Thanh niên xung phong tham gia thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, có thời gian tại ngũ từ 5 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý thanh niên xung phong có thời gian tại ngũ từ 9 năm trở lên. Đối với trường hợp hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ đã được công nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, có thời gian tại ngũ 01 năm trở lên được xét tặng hoặc truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; Thanh niên xung phong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian công tác được nhân hệ số 2 để tính thời gian xét tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”. Về việc bổ sung hình thức huy chương thanh niên xung phong vẻ vang, các ý kiến thảo luận cơ bản đồng tình nên có hình thức khen thưởng cho thanh niên xung phong; Đảng đoàn Quốc hội sẽ trình Bộ Chính trị xin ý kiến về phương án trao tặng huy chương thanh niên xung phong vẻ vang. Việc xét các tiêu chí, tiêu chuẩn đê trao tặng huy chương này, các đại biểu cho rằng, có thể cao hơn về phạm vi, yêu cầu so với phương án Chính phủ trình, song không được cao hơn tiêu chuẩn khen thưởng của quân đội. Các đại biểu cho rằng, việc trao tặng huân chương không mất mát gì và còn có ý nghĩa động viên. Trong khi đó sự tham gia của thanh niên xung phong trong kháng chiến là rất lớn không kém gì bộ đội. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng không nên khoanh lại ở một phạm vi “tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào và Camphuchia…”. Các đại biểu cho rằng, lực lượng thanh niên xung phong không chỉ tham gia chống ngoại xâm trong kháng chiến; mà sau này trong xây dựng, bảo vệ đất nước, thanh niên xung phong cũng có thể có những hoạt động tham gia. Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh tại phiên họp Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, dù có nhiều lý giải, nhưng cái gì có lợi hơn hãy quy định. Dẫn quan điểm của Bác Hồ là cái gì có lợi cho dân chúng ta cố gắng làm, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, nếu khi bổ sung quy định này vào dự thảo Luật mà tốt hơn xét cả về mặt chính trị, cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của hàng vạn thanh niên xung phong thì chúng ta nên bổ sung trong dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) lần này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính công bằng và tránh dự án Luật phải sửa đổi nhiều lần, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường để nghị mở rộng xem xét bổ sung hình thức khen thưởng phù hợp với những nhóm đối tượng khác cũng tham gia kháng chiến như: du kích, dân công hỏa tuyến… vào trong dự thảo Luật. Đối với quy định khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách, vấn đề này đã được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Thi đua, khen thưởng (2003) và trong các lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, các quy định hiện hành cũng như việc thực hiện chưa xem xét đầy đủ đến những đặc thù cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai đã bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khoản 1 Điều 77 và Điều 96), thẩm quyền của Tổng thư ký Quốc hội (khoản 3 Điều 81), bổ sung đại diện lãnh đạo Quốc hội vào thành phần của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (khoản 2 Điều 87). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu Dự thảo Luật quy định Tổng Thư ký Quốc hội trình khen thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương do địa phương khen thưởng và đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương. Về nội dung này, nhiều ý kiến đề nghị Báo cáo giải trình làm rõ thêm cơ sở để giao Tổng thư ký Quốc hội trình khen thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước cho đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương. Bởi hiện cơ quan được Quốc hội giao giúp việc về công tác đại biểu là Ban Công tác đại biểu. Công tác khen thưởng cho các đại biểu đang do Ban Công tác đại biểu đảm nhận. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giao Ban Công tác đại biểu xây dựng tiêu chí đánh giá đại biểu Quốc hội. Do vậy, đề nghị cân nhắc kỹ việc giao cho cơ quan nào đảm nhận công việc này để đảm bảo tính ổn định, lâu dài, tính thực tiễn và thuận lợi hơn. Về khen thưởng thành tích kháng chiến, các đại biểu đề nghị, Chính phủ có báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong quý I năm 2022, sau đó gửi văn bản báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét quyết định. Trong đó, nếu Chính phủ báo cáo cơ quan có thẩm quyền về vấn đề huy chương thanh niên xung phong vẻ vang, Đảng đoàn Quốc hội sẽ không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. Về kỹ thuật lập pháp, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều lỗi câu trích thiếu, chưa thống nhất với dự thảo Luật; lập luận lý giải cho các loại ý kiến một số điểm chưa rõ ràng, thuyết phục. Do vậy, đề nghị Ủy ban Xã hội rà soát, điều chỉnh lại các lỗi kỹ thuật văn bản, sao cho chính xác, thống nhất với hộ thống văn bản quy phạm pháp luật; các loại ý kiến đưa ra cần lập luận thật cụ thể, rõ ràng làm căn cứ cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Ngoài các nội dung nêu trên, các đại biểu cũng đã góp ý về các nội dung liên quan đến xử lý vi phạm trong thi đua khen thưởng; danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”; đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp tục phối hợp với Ủy ban Pháp luật, các cơ quan của Quốc hội và Ban soạn thảo rà soát tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm tính khả thi của các quy định và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu Phát biểu kết thúc nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động của Ủy ban Xã hội, Báo cáo thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì thẩm tra với Ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Văn phòng Quốc hội, các bộ, ngành liên quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cho rằng, cần xác định việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng lần này là việc làm rất khó, rất nhạy cảm, rất quan trọng nên cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan có liên quan tiếp thu đầy đủ, thấu đáo các ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay. Đồng thời, tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) để đảm bảo chất lượng của dự án Luật cũng như tiếp tục hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu. Trong đó, nêu rõ ý kiến nào của đại biểu đã được tiếp thu, vấn đề nào đã thống nhất, chưa thống nhất với lý do cụ thể; chú ý kỹ thuật lập pháp, từ ngữ viết chính xác và rõ ràng./. Theo quochoi.vnQuốc hội thảo luận về Dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (sửa, đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 28/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. Toàn cảnh buổi làm việc Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) gồm 98 điều (giảm 05 điều so với Luật hiện hành), giữ nguyên bố cục gồm 8 chương như Luật hiện hành, sửa đổi, điều chỉnh 94 điều với 4 nhóm nội dung lớn phù hợp với 4 nhóm chính sách nêu trong đề nghị xây dựng Luật. Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm “đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Các đại biểu cũng nhất trí với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật, đồng thời đánh giá cao Cơ quan soạn thảo, trong một số hình thức khen thưởng đã bổ sung đối tượng là tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp; doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể người nước ngoài; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài… phù hợp với thực tiễn ngày càng đa dạng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Đánh giá cao nội dung cải cách thủ tục hành chính trong công tác khen thưởng được quy định trong dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Thủy – Đoàn ĐBQH tỉnh Đoàn Bắc Kạn, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát cải tiến hồ sơ thủ tục; mở rộng thêm các trường hợp được xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản. Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ phát biểu Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ, đánh giá cao việc dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã bổ sung và mở rộng các đối tượng được khen thưởng như người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, các doanh nhân trí thức, nhà khoa học, kể cả các cá nhân, tập thể ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đại biểu cho rằng, việc mở rộng lần này sẽ huy động rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ, dự thảo Luật lần chưa có sự phân cấp, phân ngành, lĩnh vực rõ ràng trong tổ chức đăng ký tham gia và bình xét thi đua, khen thưởng nên việc tổ chức đánh giá, bình xét còn nể nang, còn phân định cấp trên với cấp dưới nên hiệu quả tích cực trong phát động phong trào thi đua đôi lúc vẫn còn mang tính hình thức. Đối với quy định cần có thời gian liên tục trong công tác bình xét thi đua, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xem xét thay thế bằng quy định có đủ số năm đạt thành tích trong khoảng thời gian xét khen thưởng phù hợp, tránh việc nhường thành tích, kết quả cho nhau để đảm bảo có thời gian liên tục. Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi lần này cần quan tâm khắc phục tối đa sự rườm rà trong thủ tục xét khen thưởng, nhất là đối với trường hợp xét khen thưởng đột xuất, cần quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục chủ yếu do cơ quan, đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng hoặc tổ chức phát hiện các nhân tố tích cực cần khen thưởng nhằm đảm bảo ý nghĩa thật sự trong công tác khen thưởng đột xuất để kịp thời biểu dương, lan tỏa phong trào, tránh gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và cá nhân được. Liên quan đến nội dung về nguyên tắc khen thưởng trong dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt- Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên, cho biết, so với Luật thi đua, khen thưởng hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung thêm nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó nhằm đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo thành tích đạt được, khắc phục tình trạng khen thưởng cộng dồn thành tích, nuôi khen thưởng như trước đây. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt cho rằng còn một số nội dung quy định về tiêu chuẩn khen thưởng khi phân tích kĩ vẫn phải cộng dồn thành tích liên tục qua các năm. Cụ thể, một trong các tiêu chuẩn được tặng Huân chương Lao động hạng nhất là đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì và 5 năm tiếp theo trở nên liên tục được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong thời gian đó có 3 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có hai lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành. Như vậy, để hai lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành tỉnh mất ít nhất 6 năm. Đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát các quy định về tiêu chuẩn khen thưởng để hạn chế tối đa tính trạng cộng dồn thành tích nuôi khen thưởng về công tác khen thưởng đi vào thực chất, tạo động lực động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và là động lực cho sự phát triển. Cũng về nguyên tắc khen thưởng, dự thảo Luật lần này có bổ sung nguyên tắc quan tâm khen thưởng tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo luật, các đại biểu chỉ ra, không có điều khoản nào quy định về việc quan tâm khen thưởng tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới thi đua, khen thưởng. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cụ thể hóa các nguyên tắc này trong dự thảo luật. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo luật về hành vi nghiêm cấm đối với những người thực hiện trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng có những hành vi cản trở, nhũng nhiễu, gây khó khăn trong thi đua, khen thưởng. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại phiên họp, Chính phủ tiếp tục đánh giá từng vấn đề, những vướng mắc, nội dung nào chưa phù hợp để có định hướng sửa đổi cho toàn diện; đồng thời dề nghị cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong việc chuẩn bị hồ sơ theo quy định để trình tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV./. Theo quochoi.vnTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)
Báo cáo tóm tắt thẩm tra về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm “đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”.
Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội nhất trí tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật, đồng thời đánh giá cao Cơ quan soạn thảo, trong một số hình thức khen thưởng đã bổ sung đối tượng là tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp; doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể người nước ngoài; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài… phù hợp với thực tiễn ngày càng đa dạng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Dự án Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cơ quan soạn thảo đã tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng dự án Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Cơ quan soạn thảo: (i) tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất về pháp luật; (ii) cụ thể hóa các nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng và quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số trong các quy định về tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong dự thảo Luật.
Về mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội tán thành với quan điểm xuyên suốt trong dự thảo Luật là phải bảo đảm mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, vừa thể hiện kết quả của thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua, song vẫn thể hiện thi đua và khen thưởng là hai phạm trù có sự độc lập tương đối với nhau về tính chất, phạm vi và nguyên tắc, đồng thời không phải mọi khen thưởng đều xuất phát trực tiếp từ thi đua (khen đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen đối ngoại).
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh
Liên quan đến thi đua, khen thưởng đối với khu vực ngoài nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đồng tình với việc bổ sung một số quy định nguyên tắc về đối tượng, tiêu chuẩn trong dự thảo Luật nhằm “tôn vinh, khen thưởng kịp thời, xứng đáng những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, khắc phục những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, cũng như quản lý nhà nước đối với việc tổ chức các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân.
Ủy ban Xã hội nhận thấy, trong khu vực ngoài Nhà nước, bên cạnh các doanh nhân, doanh nghiệp còn có các tổ chức khác như bệnh viện tư, trường học tư... cũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định để bảo đảm bao quát hết các nhóm đối tượng trong khu vực ngoài Nhà nước.
Còn ý kiến khác nhau về việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”
Về tiêu chuẩn khen thưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Cơ quan soạn thảo: (i) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, lượng hóa tối đa các tiêu chuẩn khen thưởng để bảo đảm khắc phục đầy đủ hạn chế đã tổng kết; (ii) cân nhắc giữ quy định hiện hành để không bỏ sót đối tượng (những tập thể không thuộc cụm, khối thi đua) đối với một số hình thức khen thưởng (ví dụ như “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Lao động”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”…) khi tiêu chuẩn khen thưởng gắn với “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Đề cập về việc bổ sung danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục cân nhắc và làm rõ thêm: (1) Các danh hiệu thi đua này có làm cơ sở để xem xét danh hiệu thi đua cao hơn không; làm rõ nội hàm, phạm vi “tiêu biểu”; (2) Rà soát và điều chỉnh tiêu chuẩn để bảo đảm tính khả thi và tính ổn định của quy phạm pháp luật.
Liên quan đến việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, có hai loại ý kiến:
- Loại ý kiến thứ nhất thống nhất với Tờ trình của Chính phủ bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
- Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trong dự thảo Luật vì đã có những hình thức khen thưởng chung đối với những người tham gia kháng chiến (Bằng khen, Huy chương kháng chiến, Huân chương kháng chiến…) trong đó bao gồm cả lực lượng thanh niên xung phong nếu đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn của từng hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh cho biết, việc bổ sung một hình thức khen thưởng riêng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” như dự thảo Luật cần cân nhắc vì: (i) Chưa bảo đảm nguyên tắc không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được, tính công bằng trong việc khen thưởng các lực lượng khác tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công bằng với các hình thức khen thưởng huy chương khác và các lực lượng khác đã đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhưng chưa có hình thức khen thưởng tương tự. (ii) Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, bao gồm cả tính khả thi khi thực hiện chính sách.
Do vậy, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội nhận thấy, chưa đủ điều kiện để bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” vào dự án Luật trong lần sửa đổi này.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị tiếp tục rà soát từ ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản trong dự thảo Luật để bảo đảm văn phong, tính quy phạm, tính thống nhất trong toàn bộ dự thảo Luật cũng như với các Luật chuyên ngành có liên quan./.
Theo quochoi.vn