Phong trào thi đua

Từng bước xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững

TĐKT - Năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phát động phong trào thi đua với chủ đề: “Đoàn kết, sáng tạo thi đua thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, từng bước xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững”. Phong trào được phát động với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép " vừa đảm bảo phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra năm 2022. Thực hiện phong trào thi đua yêu nước năm 2022, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) về tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 13/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh giai đoạn 2020 - 2025… Các cấp các ngành đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; phong trào thi đua "Đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Sơn La ... ; "Sơn La đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19" và Chương trình "Sóng và máy tính cho em"; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và nông dân sản xuất, kinh doanh nông nghiệp giỏi...; phong trào "Dân vận khéo gắn với thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và ở cơ sở”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở...; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn mình”; "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông”; các phong trào thi đua “Lao động sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Xây dựng đời sống văn hóa”, thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật... tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị được giao, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đầu tư xã hội tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững; làm tốt công tác thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư, tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, chế biến nông sản công nghệ cao. Tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La; phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển các khu đô thị... Đẩy mạnh phong trào thi đua trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục; trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy tổ chức Nhà nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, kịp thời đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; chủ động giải quyết, xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết liệt các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông. Tỉnh phấn đấu năm 2022, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh tăng 7,2%; thu nhập bình quân đạt 47 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.550 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 22.000 tỷ đồng; giá trị hàng hóa xuất khẩu 174 triệu USD; phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 25,0%; xã đạt chuẩn nông thôn mới là 60 xã… Phương Thanh

Ngành Than thi đua vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

TĐKT - Năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), khó khăn trong điều hành, bố trí nhân lực lao động và tổ chức sản xuất của các đơn vị cũng như các dự án đầu tư. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo điều hành cùng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể công nhân, cán bộ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thi đua hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và  năm 2021 được đánh giá là năm TKV thành công nhất trong 5 năm gần đây. Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải Phòng, chống dịch và SXKD hiệu quả trong tình hình mới Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Tập đoàn trong thời gian qua rất thành công, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “Phòng, chống dịch và SXKD hiệu quả trong tình hình mới”. TKV đã triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 10/11/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đồng thời, để đảm bảo an toàn, ổn định hoạt động SXKD, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên quán triệt thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm phòng, chống dịch “Sớm - Trước - Đủ”. Với phương châm “sớm”, ngay từ khi có thông tin về dịch COVID-19, với sự nhạy bén của một tập đoàn có các hoạt động liên quan đến xuất khẩu than - khoáng sản và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, lãnh đạo tập đoàn sớm nhận diện nguy cơ của dịch bệnh và tại ngày khai xuân Tết Nguyên đán, Tập đoàn đã chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả. Đảng ủy TKV và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Tập đoàn đã ban hành 62 văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch để dự phòng trước các tình huống có thể xảy ra để triển khai phương án ứng phó theo diễn biến của dịch bệnh. Với phương châm “trước”, nhằm dự phòng nguy cơ xuất hiện các ca F0 làm tê liệt sản xuất ở các mỏ than tại Quảng Ninh và 2 dự án alumina ở Tây Nguyên, ngay trong dịp Tết, TKV đã chỉ đạo các công ty thành viên vận động trên 7.000 công nhân không về quê mà ở lại đơn vị đón Tết. Từ kinh nghiệm đó, TKV thực hiện hiệu quả giải pháp “3 tại chỗ” khi xuất hiện ca F0 tại Công ty CP than Vàng Danh; “3 tại chỗ” đối với toàn bộ khâu sàng tuyển, kho vận, tiêu thụ than; “3 tại chỗ” đối với các dự án alumina ở Tây Nguyên và “3 tại chỗ” đối với học sinh học các nghề mỏ hầm lò tại Trường Cao đẳng TKV. Về phương châm “đủ”, TKV và các đơn vị thành viên thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của trung ương và các địa phương. Đặc biệt là đã quyết liệt tiêm vaccine đủ 2 mũi cho toàn bộ người lao động. Không những lo cho người lao động của đơn vị, TKV còn hỗ trợ tiêm vaccine cho người lao động của các đối tác cung cấp dịch vụ để thực hiện mục tiêu toàn bộ người lao động làm việc trong TKV đều được tiêm đầy đủ vaccine. Nhờ vậy, mặc dù tại thời điểm này nhiều đơn vị trong tập đoàn có người lao động bị nhiễm COVID-19, song tất cả đều ở thể nhẹ và sau khi cách ly, nghỉ dưỡng 1 tuần là có thể quay lại sản xuất. Đồng chí Lê Minh Chuẩn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV trao Cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2021 Năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 song hoạt động SXKD của Tập đoàn được duy trì ổn định và có tăng trưởng cao, đảm bảo sức khỏe, việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm tồn kho than về mức hợp lý, đưa một số dự án đầu tư đi vào hoạt động hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị. Theo Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải, Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 4% với tăng trưởng lợi nhuận 16% so với kế hoạch. TKV là một trong số ít Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có tăng trưởng cao; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước vượt kế hoạch giao trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các khối SXKD đạt hiệu quả và tăng trưởng cao hơn so với thực hiện năm 2020. Luôn duy trì mục tiêu “An toàn - Phát triển - Hiệu quả” Năm 2021, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 128,6 nghìn tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 19 nghìn tỷ đồng bằng 106% kế hoạch. Lợi nhuận dự kiến đạt 3,5 nghìn tỷ đồng đạt 116% kế hoạch năm và bằng 113% so với cùng kỳ 2020. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hợp nhất toàn tập đoàn các công ty là 1,8 lần, giảm 0,17 lần so với đầu năm 2021. TKV đã khai thác 40,2 triệu tấn than, tăng 7% so với năm 2020. Tiêu thụ gần 45 triệu tấn, tăng 6%; trong đó, tiêu thụ trong nước đạt gần 43 triệu tấn, tăng 4% và xuất khẩu 1,7 triệu tấn than, tăng 192%. Tổng lượng than tồn là 8,3 triệu tấn. Tập đoàn cũng đã sản xuất 1,43 triệu tấn alumin và tiêu thụ 1,45 triệu tấn; khai thác 99,6 nghìn tấn tinh quặng đồng; sản xuất 10,5 tỷ kWh điện, đạt 105% kế hoạch năm. Lương bình quân đạt 12,97 triệu đồng/người/tháng. Để đạt được kết quả trên, TKV đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, các đơn vị tiết giảm chi phí 2% trên tổng chi phí biến đổi bằng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, các giải pháp quản lý, bù đắp các chi phí tăng thêm hàng năm như xuống sâu và đi xa hơn, chi phí an toàn, thông gió thoát nước, chi phí phòng, chống bệnh dịch COVID-19… Cùng đó, tăng cường áp dụng tin học hóa, hiện đại hóa, cơ giới hóa khai thác đào lò để giảm chi phí sản xuất trong điều kiện giá cả đầu vào cho sản xuất tăng cao. Tập đoàn cũng hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường; xây dựng và ban hành đơn giá công đoạn tổng hợp trong sản xuất than. Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường để đưa ra các phương án tiêu thụ than khoáng sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo đó,đối với than, tăng cường chế biến, tiêu thụ các loại than chất lượng cao nhằm tăng giá trị hòn than. Còn đối với khoáng sản, lựa chọn thời điểm và phương án tiêu thụ hợp lý nhất và nhờ đó kết thúc năm 2021, Công ty cổ phần Đồng Tà Phời, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đã xóa được hết lỗ lũy kế, bắt đầu có lãi… Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải nhấn mạnh, mục tiêu trọng tâm trong năm 2022, Tập đoàn tiếp tục kiểm soát tốt việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh các phong trào thi đua, lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu SXKD năm 2022; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, thu nhập cho người lao động. Cung ứng đủ than cho nền kinh tế, nhất là các hộ tiêu thụ điện trong nước mà TKV ký kết hợp đồng kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đảm bảo an toàn trong tất cả các lĩnh vực (an toàn trong lao động sản xuất, an ninh trật tự, công tác môi trường...). Tiếp tục làm tốt các mặt công tác quản lý, quản trị nội bộ, công tác đầu tư, công tác tái cơ cấu, công tác tổ chức cán bộ..., triển khai các chương trình ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa, chuyển đổi số nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD với mức tăng trưởng phù hợp vì mục tiêu chung “An toàn – phát triển – hiệu quả”. Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2022, TKV đặt ra mục tiêu sản đạt tổng doanh thu của toàn Tập đoàn: 131,6 nghìn tỷ đồng tăng 2% so với thực hiện năm 2021. Nộp ngân sách 18,1 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận toàn Tập đoàn 3,5 nghìn tỷ đồng. Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn 13,6 triệu đồng/người/tháng… Tập đoàn sẽ phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than; trong đó, trong nước: 41,2 triệu tấn, than xuất khẩu: 1,8 triệu tấn. Đồng thời, sản xuất 39,1 triệu tấn than; 100,6 ngàn tấn tinh quặng đồng; 9,6 tỷ kWh điện. Hồng Thiết

Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương: “Đoàn kết - Kỷ cương - Tinh thông - Sáng tạo - Hiệu quả”.

TĐKT - Sáng 21/1, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương tổ chức Hội nghị công chức, viên chức và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tại Hội nghị, Ban TĐKT Trung ương đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Tinh thông - Sáng tạo - Hiệu quả”. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương phát biểu tại Hội nghị Dự Hội nghị có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương; lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc; trưởng các đoàn thể; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ban TĐKT Trung ương. Chủ tọa Hội nghị Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương cho biết: Năm 2021, những khó khăn, thách thức và khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, lãnh đạo Ban, lãnh đạo các vụ, đơn vị, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, trách nhiệm cao của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, Ban TĐKT Trung ương đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch cũng như các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao bổ sung, đột xuất, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương báo cáo tại Hội nghị Ban đã tập trung công tác tham mưu xây dựng thể chế, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, kịp thời tham mưu phát động phong trào thi đua góp phần đạt được những kết quả tích cực trong việc thực hiện “mục tiêu kép” là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và duy trì, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nổi bật là đã tham mưu hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình Quốc hội, đã báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội, đã báo cáo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với những vấn đề lớn tại Phiên họp thứ 17 để tiếp tục hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến và trình Quốc hội thông qua. Trưởng ban Phạm Huy Giang trao danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho Vụ Nghiên cứu – Tổng hợp Ban đã tham mưu kiện toàn Hội đồng TĐKT Trung ương, xây dựng Quy chế và phân công nhiệm vụ thành viên của Hội đồng. Tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid -19” và ban hành theo thẩm quyền Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg; ban hành kế hoạch và hướng dẫn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đặc biệt trên. Trưởng ban Phạm Huy Giang trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng các cá nhân Cùng với đó, Ban đã xây dựng, trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo tổng kết công tác khen thưởng thành tích kháng chiến; tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025. Chuẩn bị nội dung, điều kiện tổ chức họp sơ kết Hội đồng TĐKT Trung ương; đôn đốc, hướng dẫn các cụm, khối thi đua hoàn thành việc đánh giá, tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 bằng hình thức phù hợp. Ban đã đôn đốc, phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là các phong trào thi đua trọng tâm, nòng cốt do Thủ tướng Chính phủ phát động. Công tác thẩm định hồ sơ trình khen thưởng luôn được quan tâm thực hiện nhằm kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của các bộ, ban, ngành, địa phương. Đã chú trọng thẩm định, trình khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 và trong phòng, chống dịch bệnh Covid - 19. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, Ban đã xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ Báo cáo đánh giá thực trạng mô hình tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác TĐKT của các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiêm túc triển khai nghiên cứu việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; đã thực hiện công tác quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và giải quyết chế độ chính sách cán bộ đúng quy định. Ngoài ra, Ban đã và đang xây dựng đội ngũ báo cáo viên tập huấn về công tác TĐKT; đã hoàn thành thi tuyển viên chức năm 2021 (vòng 1) theo đúng kế hoạch. Trưởng ban Phạm Huy Giang trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua, khen thưởng” cho 4 cá nhân Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác TĐKT được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định pháp luật, hướng dẫn của Bộ Nội vụ và cấp có thẩm quyền. Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số và hoàn thiện hệ thống ISO tiếp tục được chú trọng. Ban đã tập trung hoàn thành Dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trụ sở Ban, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Công tác văn phòng, quản trị công sở luôn được tập trung thực hiện, đảm bảo phục vụ tốt sự lãnh đạo điều hành và hoạt động của cơ quan. Công tác phối hợp giữa các đơn vị không ngừng được nâng cao. Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định, quy chế, quy trình công tác và các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Công đoàn Ban TĐKT Trung ương trong năm qua tiếp tục thể hiện được vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn, có nhiều nội dung hoạt động được đổi mới, hiệu quả. Các phong trào thi đua được đẩy mạnh. Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, chăm lo chính sách, chế độ đoàn viên công đoàn được thực hiện tốt. Tư tưởng và đời sống đoàn viên công đoàn cơ bản ổn định, tạo tinh thần đoàn kết trong công tác. Hầu hết cán bộ, đoàn viên công đoàn đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Để ghi nhận và biểu dương của các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có các quyết định tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc Ban, trong đó: 2 tập thể được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; 5 tập thể và 20 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 4 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua, khen thưởng”; 11 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, 5 tập thể và 58 lượt cá nhân được tặng Giấy khen của Trưởng ban. Phó Trưởng ban Phạm Đức Toàn trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm 2021 cho 11 cá nhân Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ban trong năm qua. Trưởng ban đã phát động phong trào thi đua năm 2022 với phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Tinh thông - Sáng tạo - Hiệu quả”. Theo đó, năm 2022, Ban TĐKT Trung ương sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tham mưu xây dựng thể chế, văn bản, tập trung tham mưu hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đểtrình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ 3 (Quốc hội Khóa XV). Chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu, xây dựng đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời theo quy định. Đại diện các vụ, đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2022 Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng. Trong đó, tham mưu Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua “Chuyển đổi số quốc gia”. Tập trung giải quyết vấn đề xác nhận mẫu dấu, mẫu chữ ký phục vụ công tác cấp đổi, cấp lại. Chú trọng công tác thẩm định khen thưởng, đảm bảo đúng quy định và kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến. Chú trọng thực hiện công tác pháp chế và công tác thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Bên cạnh đó, Ban tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp, tư duy làm việc, tạo động lực và quyết tâm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, linh hoạt, thích ứng, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn. Chú trọng cải cách hành chính, áp dụng các quy trình ISO, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện Đề án Chuyển đổi số của Ban sau khi được duyệt. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc, quy chế dân chủ, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật hành chính, quy định phòng, chống dịch. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ công tác và xây dựng môi trường làm việc văn hóa, đoàn kết để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chung. Xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban. Thực hiện nghiêm Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiếp tục xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên về nghiệp vụ công tác TĐKT của Ban. Hoàn thành vòng 2 đợt thi tuyển viên chức năm 2021 trước khi nghỉ Tết nguyên đán... * Chiều cùng ngày, Đảng ủy Ban TĐKT Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Đảng bộ Ban TĐKT Trung ương. Phương Thanh

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, nhất là công tác tham mưu chiến lược của Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 12/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước; một số bộ, ban, ngành và các cán bộ, công chức Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh Nam Anh/VPCTN Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, năm qua, đất nước gặp nhiều khó khăn do đại dịch, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự ủng hộ và niềm tin của nhân dân, đã giúp nước ta chuyển trạng thái bình thường mới. Cùng với nền tảng vĩ mô của những năm trước đó, các chỉ tiêu vĩ mô dù thấp nhưng vẫn đạt kết quả tích cực. Trong bối cảnh chung đó, Chủ tịch nước đánh giá cao Văn phòng Chủ tịch nước đã đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng với các Văn phòng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2021, năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại và cũng là năm chuyển giao nhiệm kỳ mới Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước. Tán thành với Báo cáo của Văn phòng Chủ tịch nước về kết quả năm 2021, Chủ tịch nước nêu rõ, thành công này có nguyên nhân quan trọng là nền tảng thành công của cả giai đoạn và nhiệm kỳ năm 2016-2021. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác, hoạt động đối nội, đối ngoại, phát huy tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quan tâm đẩy mạnh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Chủ tịch nước cũng đánh giá cao Văn phòng Chủ tịch nước năm 2021 đã có khí thế, quyết tâm mới trong công tác tham mưu, phục vụ; trong đó phát huy ngày càng tốt hơn công tác tham mưu, tổng hợp phục vụ các cuộc họp, làm việc quan trọng của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước. Dù trong bối cảnh dịch Covid-19, Văn phòng Chủ tịch nước đã tích cực tham mưu, giúp việc, chủ động, linh hoạt phối hợp với các cơ quan chức năng để Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước thực hiện các hoạt động đối ngoại rất thành công, qua đó nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là thành công của Việt Nam sau 2 năm đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Văn phòng cũng thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch nước thực hiện hiệu quả, có dấu ấn vai trò Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án ''Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tham mưu Chủ tịch nước gửi thư khen, thăm các tấm gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến để kịp thời động viên và lan tỏa những điều tốt đẹp trong sản xuất và đời sống, nhân lên tinh thần, khát vọng Việt Nam; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng với số lượng hồ sơ khen thưởng tăng gần 30% so với năm 2020; công tác quản trị tài vụ có nhiều điểm sáng. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì cho các cá nhân. Ảnh Nam Anh/VPCTN Nhấn mạnh vai trò công tác tham mưu và với khí thế mới và quyết tâm cao trong năm 2022, Chủ tịch nước yêu cầu Văn phòng Chủ tịch nước phát huy thành tích trong những năm qua, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và để đóng góp cho công tác tham mưu chiến lược thật sự xứng tầm phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, bảo đảm các mặt công tác sâu sát, chất lượng, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương thức, quy trình làm việc, nâng cao chất lượng công tác, nhất là công tác tham mưu, tổng hợp, nâng cao hơn nữa chất lượng soạn thảo các văn bản, báo cáo, dự thảo bài phát biểu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ động bám sát tình hình kinh tế xã hội đất nước để phát hiện, tham mưu kịp thời, nhất là những vấn đề Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tấm gương điển hình, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Xem xét, rà soát, đề xuất sửa đổi, ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Chủ tịch nước, về quy chế làm việc, quy chế phối hợp, phân công xử lý công việc, bảo đảm chặt chẽ, khoa học đúng quy định, xứng đáng là cơ quan đầu não trong hệ thống các văn phòng trung ương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Văn phòng Trung ương, các bộ, ban, ngành, cơ quan hữu quan để nâng cao hiệu quả công tác. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì cho các cá nhân. Ảnh Nam Anh/VPCTN Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì cho các cá nhân. Ảnh Nam Anh/VPCTN Chủ tịch nước cũng đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngang tầm nhiệm vụ, làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng cán bộ, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia uy tín; chú trọng xây dựng Đảng bộ Văn phòng trong sạch vững mạnh, xây dựng môi trường công sở thân ái, đoàn kết, đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Cán bộ văn phòng cần thấm nhuần quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, tự giác tu dưỡng rèn luyện, chủ động nghiên cứu, năng cao trình độ, phát huy năng lực, trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho các cá nhân. Ảnh Nam anh/VPCTN Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải phát biểu. Ảnh Nam Anh/VPCTN Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước nêu rõ, dưới sự lãnh đạo sát sao, trực tiếp, toàn diện và yêu cầu đổi mới, sáng tạo của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, đồng thời kế thừa truyền thống tốt đẹp qua các nhiệm kỳ, Văn phòng Chủ tịch nước đã có một năm công tác hết sức sôi động, toàn diện các lĩnh vực.  Theo đó, Văn phòng Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng nghiên cứu, tham mưu, phục vụ lãnh đạo Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về chủ trương, đường lối, các vấn đề đối nội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Triển khai hiệu quả nhiệm vụ Chủ tịch nước là Trưởng ban chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Văn phòng Chủ tịch nước đã tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước trình Quốc hội bầu miễn nhiệm, phê chuẩn Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các chức danh quan trọng khác của bộ máy Nhà nước; phục vụ Chủ tịch nước lần đầu tiên trao quyết định cho các thành viên Chính phủ tại Phủ Chủ tịch trang trọng, ý nghĩa. Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước cũng thường xuyên đi công tác địa phương, cơ sở, nắm tình hình thực tiễn, đời sống, sinh kế của nhân dân; thăm hỏi, động viên đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, nhất là lực lượng tuyến đấu chống dịch, các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp ở TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn luôn trăn trở, cùng Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Thành phố, vận động nhiều nguồn lực xã hội, đưa ra các giải pháp cùng Thành phố vượt qua thời điểm sóng gió đại dịch Covid-19. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thường xuyên có ý kiến đóng góp với Chính phủ về các vấn đề chế chính sách, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, xã hội, các mục tiêu, chỉ tiêu lớn trong nền kinh tế; quyết định ký kết 40 điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 4.615 công dân; chỉ đạo các phong trào thi đua; quyết định khen thưởng 85.167 huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; trong đó kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải trao tặng Cờ thi đua và Bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua. Ảnh Nam Anh/VPCTN Trong lĩnh vực tư pháp, Văn phòng đã tích cực, nỗ lực phục vụ Chủ tịch nước trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; chỉ đạo các cơ quan tư pháp nâng cao hiệu quả công tác, đạt nhiều kết quả đột phá, kịp thời, tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc, bất cập trong thực thi hoạt động tư pháp ở nước ta. Đặc biệt, công tác đặc xá năm 2021 đã để lại dấu ấn đậm nét, tạo niềm tin, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Văn phòng đã tham mưu, phục vụ lãnh đạo Nhà nước quan tâm, chăm lo công tác xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Dù bối cảnh dịch bệnh và chuyển giao nhiệm kỳ mới, Văn phòng đã phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Đảng, Nhà nước, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước triển khai toàn diện, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng năm 2021, góp phần đưa quan hệ hợp tác với các nước, các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch nước đã thể hiện đậm nét vai trò của người đứng đầu, thay mặt Nhà nước về đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao tặng 3 Huân chương Lao động hạng Nhất, 5 Huân chương Lao động hạng Nhì, 5 Huân chương Lao động hạng Ba cho lãnh đạo cấp Vụ, phòng. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải trao Cờ thi đua Chính phủ và Bằng khen Thủ tướng cho tập thể và cá nhân của Văn phòng Chủ tịch nước. Theo vpctn.gov.vn

Ngành Tài chính quyết tâm phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2022

TĐKT - Vượt qua khó khăn, thử thách, năm 2022, ngành Tài chính đã thi đua  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào những kết quả đạt được trong việc thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép”: Vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, trong công tác tài chính ngân sách năm 2021 của ngành Tài chính nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đó là, Bộ Tài chính tập trung triển khai công tác hoàn thiện thể chế chính sách, các đề án trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả; ứng phó với dịch Covid 19, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ký kết giao ước thi đua năm 2022 Cụ thể, thu ngân sách Nhà nướ (NSNN) ước đạt 116,5 % dự toán, tăng 3,7% so với năm 2020. Tỷ lệ động viên GDP vào NSNN đạt 18,6 % GDP (vượt so với chỉ tiêu đề ra là 15,5 %); cả ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) đều vượt dự toán. Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Bên cạnh việc đảm bảo nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, NSNN đã ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, xuất cấp 141,97 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid 19; báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin với số tiền huy động đạt trên 8.800 tỷ đồng; cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được bảo đảm bội chi NSNN dưới 4% GDP. Bên cạnh đó, nợ công được kiểm soát chặt chẽ, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, nâng cao định mức tín nhiệm quốc gia. Tăng cường quản lý giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và dịch vụ tài chính. Bộ Tài chính cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, sắp xếp, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Công tác quản lý tài chính nội ngành đã đảm bảo nguồn lực để triển khai các dự án đầu tư hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị trong hệ thống tài chính. Việc xây dựng dự toán, phân bổ chỉ tiêu ngân sách đảm bảo theo chế độ quy định… Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, công tác quản lý tài chính, ngân sách còn những hạn chế như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, tỷ lệ nợ thuế còn cao, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn DNNN còn chậm so với kế hoạch, hoạt động thị trường chứng khoán có thời điểm còn xảy ra tình trạng nghẽn lệnh, việc phát hành trái phiếu DN không có tài sản đảm bảo cần được giám sát chặt chẽ. Các tồn tại trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cần được đánh giá và có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Thứ trưởng nhấn mạnh việc triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, song Thứ trưởng tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và với quyết tâm cao của cán bộ, công chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính, nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao. Trong năm 2021, việc thực hiện quy chế dân chủ tại các đơn vị trong ngành Tài chính và cơ quan Bộ Tài chính đã được Ban Cán sự đảng và lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo toàn diện nhằm phát huy quyền làm chủ, tính tích cực, chủ động, tự giác của mỗi công chức, viên chức và người lao động. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá công chức, viên chức hàng năm, đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển... Trong đó, đã tập trung làm rõ, xác định cụ thể một số tiêu chí đánh giá và chú trọng kết quả thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở đánh giá cán bộ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính được triển khai đầy đủ, toàn diện, gắn công tác phòng, chống tham nhũng vào từng nội dung công tác, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan và mối quan hệ với nhân dân; duy trì hoạt động của Tổ thường trực tiếp nhận thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động của cán bộ, công chức Bộ Tài chính. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ và quản lý tài chính, tài sản; thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo đời sống, đảm bảo quyền lợi và nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ ngành Tài chính… Để tiếp tục giữ vững những thành tích đã đạt được, toàn ngành Tài chính đã phát động thi đua năm 2022 với khẩu hiệu hành động là “Đoàn kết, kỷ cương, phục hồi, hiệu quả, kiến tạo, phát triển, đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tài chính - ngân sách năm 2022”. Hồng Thiết

Bệnh viện TWQĐ 108 tổng kết phong trào thi đua Quyết thắng năm 2021

TĐKT - Ngày 7/1/2022, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua Quyết thắng năm 2021 nhằm biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến đã có thành tích xuất sắc, đồng thời rút ra những bài học hay, kinh nghiệm quý, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phong trào thi đua Quyết thắng với nhiều sáng tạo, đổi mới, giành nhiều thành tích mới. Trung tướng GS. TS Mai Hồng Bàng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có: Thiếu tướng Nguyễn Hùng Thắng – Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần; Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức – Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Nguyễn Đăng Bảo – Phó Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu; Thiếu tướng Trần Đăng Thành – Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu; Đại tá Đỗ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng; Đại tá Đoàn Hồng Minh - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị; Thượng tá Trần Viết Năng – Trưởng Ban Thanh niên Quân đội; Đại tá Nguyễn Văn Đề - Phó Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng; Thượng tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Trưởng ban Phụ nữ Quân đội; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108, cùng các đồng chí trong cấp ủy, chỉ huy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Bệnh viện. Toàn cảnh Hội nghị Thay mặt Hội đồng Thi đua – Khen thưởng (TĐKT) Bệnh viện, Thiếu tướng PGS. TS Phạm Nguyên Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 báo cáo tổng kết phong trào TĐQT năm 2021 trong Bệnh viện và nhấn mạnh những thành tích mà tập thể, cá nhân đạt được: Với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, sáng tạo, Quyết thắng”, phong trào thi đua Quyết thắng năm 2021 của Bệnh viện TWQĐ 108 đã diễn ra liên tục, sôi nổi cả bề rộng và chiều sâu; thực sự là đòn bẩy, là động lực mạnh mẽ để phát huy, khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể; khắc phục những hạn chế, tồn tại, vượt khó, vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thiếu tướng, PGS. TS Phạm Nguyên Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Bệnh viện báo cáo tổng kết phong trào TĐQT năm 2021 trong Bệnh viện Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bệnh viện đã đẩy mạnh thi đua, khắc phục khó khăn, có nhiều giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng phục vụ “vừa phải đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19”. Kết quả năm 2021, Bệnh viện đã khám hơn 650.000 bệnh nhân, phẫu thuật kỹ thuật cao cho 11.386 bệnh nhân. Tiếp tục thực hiện thành công 45 ca ghép gan (trong đó 19 ca ghép cấp cứu, 1 ca ghép từ người cho chết não), thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan 4 ca cho Bệnh viện Nhi Trung ương (bé nhỏ tuổi nhất là 17 tháng, bé lớn tuổi nhất là 9 tuổi), 30 ca ghép thận. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đã thực hiện 107 ca ghép gan, 103 ca ghép thận. Đặc biệt, năm 2021, Bệnh viện đã lập nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong cấp cứu, điều trị, nổi bật là đã thực hiện thành công 2 ca ghép tế bào gốc CD34 điều trị bệnh nhược cơ và điều trị bệnh lupus ban đỏ, cả 2 ca ghép tế bào gốc đều là lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta, mở ra một hướng điều trị mới cho nhóm bệnh nhân mắc bệnh tự miễn. Ngoài ra, Bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan phải từ người hiến sống ghép gan thành công. Đây là kỹ thuật được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam, là một trong những kỹ thuật mổ phức tạp nhất được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, đòi hỏi trình độ kinh nghiệm cao, trang thiết bị dụng cụ máy móc hiện đại, đồng bộ, là một trong những sản phẩm nổi bật của đề án khoa học công nghệ “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người” do Bệnh viện chủ trì. Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, Bệnh viện đã quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Cục Quân y, chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch theo các cấp độ khác nhau để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả chuyển đổi linh hoạt các hoạt động khám, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh theo tình hình diễn biến dịch Covid-19. Bệnh viện đã tổ chức 3 lần xuất quân với nhiều cán bộ, thầy thuốc lên đường cùng trang thiết bị y tế “chi viện” cho điểm nóng dịch bệnh tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Thành phố Hồ Chí Minh để chống dịch Covid-19. Trung tướng, GS. TS Mai Hồng Bàng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 trao Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Quyết thắng cho 4 tập thể tiêu biểu, xuất sắc Thiếu tướng, PGS. TS Phạm Nguyên Sơn nhấn mạnh: “Phong trào thi đua Quyết thắng của Bệnh viện năm 2021 đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới mọi tập thể, cá nhân. Qua 3 đợt thi đua cao điểm, 1 đợt thi đua đặc biệt do Bệnh viện phát động, nhiều nhân tố tích cực được khơi dậy, nhân rộng, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của bệnh viện lên tầm cao mới. Bệnh viện đã trao danh hiệu Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua Quyết thắng” cho 4 tập thể, danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng cho 12 tập thể”, “Đơn vị tiên tiến” cho 24 tập thể và 293 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 1007 chiến sĩ tiên tiến... Đó là những tấm gương tiêu biểu, những bông hoa rực rỡ nhất trong “Vườn hoa thi đua Quyết thắng” của Bệnh viện; góp phần làm sáng thêm hình ảnh của Bệnh viện trong lòng cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân cả nước. Trung tướng GS.TS.TTND Mai Hồng Bàng – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại Hội nghị, Trung tướng Mai Hồng Bàng ghi nhận, biểu dương những thành tích tiêu biểu của các cơ quan, đơn vị, tinh thần thi đua sôi nổi, nhiệt huyết, hiệu quả của các cán bộ, nhân viên. Trung tướng Mai Hồng Bàng đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong năm 2022 tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được; phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực vượt khó, tích cực, chủ động, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ năm 2022; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến, văn hóa, bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân. An Ngọc - Bùi Thuấn  

Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thi đua thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”

TĐKT - Năm 2021, trước bối cảnh quốc tế và trong nước xuất hiện nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường, biến đổi khí hậu toàn cầu và đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường đã tiếp tục tác động tiêu cực mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống dân sinh, trong đó có các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Tuy nhiên, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước vẫn thi đua thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh Năm qua, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ, thúc đẩy các Tập đoàn, Tổng công ty; tích cực đổi mới phương thức, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành; đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Tập đoàn, Tổng công ty trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và sắp xếp lại, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho 3 tập thể: Viễn thông Hà Nội (Tập đoàn VNPT), Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Tổng công ty Lương thực miền Nam) và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Hàng hải (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Ủy ban, nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, nhiều thị trường bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận, thậm chí thua lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao độ, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thời cơ, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, về sản xuất, kinh doanh, tổng doanh thu ước đạt 816.015 tỷ đồng (bằng 107% so với năm 2020); tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 34.119 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách ước đạt 62.443 tỷ đồng. Trong đó, 13/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 14/19 Tập đoàn, Tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách; 5 Tập đoàn, Tổng công ty đạt lợi nhuận cao so với kế hoạch và so với năm 2020; 4 Tập đoàn, Tổng công ty nộp ngân sách cao so với kế hoạch và so với năm 2020. Ủy ban đã thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo xử lý các tổn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp ngành Công Thương: Chuẩn bị nội dung phục vụ cho 5 Phiên họp Ban Chỉ đạo; 3 cuộc họp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; xây dựng các báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo. Đồng thời, có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Tập đoàn, Tổng công ty triển khai thực hiện việc xử lý các dự án, doanh nghiệp theo Đề án, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo. Chủ trì, phối hợp với các Thành viên ban Chỉ đạo tổng hợp, đánh giá, phân tích và tham mưu cho Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý với giải pháp xử lý cụ thể, phù hợp đối với 5 dự án, doanh nghiệp để giao các Tập đoàn, Tổng công ty chủ động thực hiện và đề ra định hướng xử lý tiếp tục đối với 7 dự án, doanh nghiệp còn lại. Đây là cơ sở quan trọng để Chính phủ, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty tiếp tục sớm xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp, giảm thiếu tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Trong bối cảnh đất nước chịu tác động rất tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt để vừa ứng phó với dịch bệnh vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời các doanh nghiệp thuộc Ủy ban cũng đã tham gia rất tích cực vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an sinh xã hội như: Đóng góp, ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 với số tiền 2.565 tỷ đồng; chủ động triển khai nhiều hoạt động từ thiện, chương trình an sinh xã hội góp phần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn trong cuộc sống của người dân; huy động cơ sở vật chất, kỹ thuật, hỗ trợ nhân lực, vật lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, Ủy ban đã làm tốt công tác tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước thuộc quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với doanh nghiệp giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về: Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu được Chính phủ giao; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, về công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong năm 2021, Ủy ban đã quyết liệt chỉ đạo 4 Tập đoàn, Tổng công ty tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt... Chỉ đạo thoái vốn nhà nước tại 6 doanh nghiệp với tổng giá trị sổ sách 574,7 tỷ đồng, thu về 2.637,7 tỷ đồng (gấp 4,6 lần)... Các Tập đoàn, Tổng công ty đã tích cực triển khai các dự án đầu tư theo kế hoạch. Một số Tập đoàn, Tổng công ty có giá trị đầu tư thực hiện khá lớn là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước đạt 18.194 tỷ đồng (90,1% kế hoạch), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 5.095 tỷ đồng (97,2% kế hoạch), Tổng công ty Viễn thông MobiFone ước đạt 6.245 tỷ đồng (79,1% kế hoạch), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ước đạt 6.895 tỷ đồng (70% kế hoạch), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ước đạt 3.235 tỷ đồng (65% kế hoạch), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 19.600 tỷ đồng (44% kế hoạch). Trong đó, nổi bật là: Triển khai một số dự án trọng điểm về năng lượng (các dự án Nhà máy: Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủy điện Ialy mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I); một số dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không (Long Thành, nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách T2 Cát Bi, mở rộng sân bay Điện Biên). Về định hướng trong năm 2022, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, thứ nhất, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ hai, rà soát, phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý còn bất cập, chưa đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với tổ chức và hoạt động của Ủy ban và doanh nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành với Ủy ban trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Thứ tư, thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban và các bộ, ngành để nâng cao vai trò của Ủy ban trong việc thực hiện chức năng phản biện, đóng góp ý kiến với các Bộ, ngành trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách pháp luật và và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thật trung và dài hạn. Thứ năm, thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thời hạn các công việc thuộc quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty... Thứ sáu, đối với 19 Tập đoàn, Tổng công ty, Ủy ban yêu cầu thực hiện nghiêm túc, bảo đảm thời hạn các quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh hiệu quả hoạt động và công khai tài chính, công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Thứ bảy, thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh Covid 19 vừa phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao; đầu tư theo chiến lược, kế hoạch, phù hợp cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững. Thứ bảy, đặc biệt chú trọng xây dựng các phương án chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Thứ tám, bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng và đời sống cho người lao động. Thứ chín, khẩn trương đổi mới, hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo cơ chế kinh tế thị trường và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật. Nâng cao tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn nhà nước. Rà soát, phát hiện và kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo nguyên tắc thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý, sử dụng vốn nhà nước… Hồng Thiết    

Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam phát động thi đua năm 2022

TĐKT - Sáng 8/1, tại Tổng Công ty May 10 - CTCP, Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động thi đua năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Lễ phát động. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công thương; Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; lãnh đạo các cơ quan, ban, bộ, ngành trung ương và TP Hà Nội. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ Đồng chí Lê Tiến Trường – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam Vinatex cho biết: Năm 2021, Tập đoàn không chỉ hoàn thành mục tiêu phục hồi về mức trước đại dịch mà còn vượt xa mục tiêu này, đồng thời đạt mục tiêu giữ vững lao động và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm qua, do dịch bệnh, có những lúc 60.000 công nhân (tương đương 40%) phải tạm nghỉ việc. Tuy nhiên, Tập đoàn đã nỗ lực vượt khó, không để đứt gãy sản xuất và quý 4 đã có 95% lao động trở lại sản xuất. Năm qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt May vẫn đạt 39 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2020. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt kết quả sản xuất, kinh doanh tốt nhất kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với doanh thu đạt trên 16.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.200 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2020 và vượt kế hoạch tới 70%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 8 triệu đồng một tháng. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận Dệt May năm qua là điểm sáng, tấm gương tốt trong sản xuất, kinh doanh và phòng, chống dịch, đặc biệt là vai trò đầu tàu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao, có nhiều sản phẩm phục vụ phòng, chống Covid-19 và nằm trong nhóm doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý ngành cần xây dựng bộ quy chuẩn phòng, chống Covid-19 và các giải pháp ứng phó với các tình huống khác nhau của dịch bệnh, trong đó tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và tính mạng của công nhân lao động. Ngoài ra, cần phải tiếp tục đổi mới sáng tạo, xây dựng và lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp, của ngành, từ đó tiếp tục phát động các phong trào thi đua rèn luyện, đổi mới sáng tạo trong lao động sản xuất, giúp người lao động gắn bó, cống hiến hơn với ngành. Trong các mặt công tác, doanh nghiệp cùng công đoàn cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng lao động nữ để chị em có sức khỏe tốt, đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, vừa sản xuất hiệu quả, vừa chăm lo tốt cho gia đình. Các doanh nghiệp cần tập trung quan tâm lo Tết cho công nhân, để mọi nhà, mọi người đều có tết vui vẻ, đầm ấm, tiết kiệm và an toàn. Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi, động viên tới toàn thể người lao động ngành Dệt May nói chung và trên 150.000 lao động của Tập đoàn nói riêng. Chúc người lao động an toàn qua dịch bệnh, tin tưởng ở chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch hành động ở doanh nghiệp. Sẵn sàng thi đua sản xuất với năng suất, hiệu quả cao nhất. Giữ vững tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong đội ngũ người lao động dệt may. Chủ tịch nước tin tưởng, năm Nhâm Dần với mãnh lực vươn lên của con hổ, Tập đoàn Dệt May và hai ngành Dệt May, Da Giày sẽ đạt kết quả vượt mong đợi, giữ được xưng tụng Việt Nam “vương quốc” dệt may của thế giới. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu ngành Dệt May Trong dịp này, Chủ tịch nước đã khen thưởng 10 đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2021; tặng quà cho 40 cá nhân tiêu biểu của các đơn vị trong hệ thống. Tại buổi lễ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam đã phát động phong trào thi đua năm 2022, với mục tiêu "Trở thành một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành Dệt May thời trang" và "Lấy người lao động làm trọng tâm phát triển". Các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể được đưa ra: Duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là sức mạnh chuỗi cung ứng trọn gói trong Tập đoàn. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng chung trên 8%, chú trọng chất lượng tăng trưởng qua tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 100% người lao động (NLĐ) có việc làm. Thu nhập bình quân 8,35 triệu đồng/người/tháng. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, không để xảy cháy nổ, tai nạn lao động gây thiệt hại về người và tài sản. Giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ; không để xảy ra đình công, lãn công hoặc các vụ việc phức tạp nổi cộm. Các đơn vị hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, Tập đoàn và Công đoàn theo luật định. Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam kêu gọi các đơn vị và toàn thể công nhân, viên chức, lao động ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống trong năm 2022, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của từng đơn vị, của tổ chức công đoàn và toàn ngành trên con đường đổi mới và hội nhập. Phương Thanh

Công an TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2021 và khen thưởng cấp Nhà nước, cấp thành phố cho các tập thể, cá nhân

TĐKT - Ngày 7/01/2022, Công an TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022. Đến dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Lê Trung Chinh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Thiếu tướng Vũ Xuân Viên - Ủy viên BTV Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng chủ trì Hội nghị. Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Thiếu tướng Vũ Xuân Viên Trong năm qua, Công an TP Đà Nẵng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chủ động nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kịp thời tham mưu Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo và tổ chức triển khai hiệu quả các chủ trương, giải pháp, đề án, kế hoạch, chương trình, phương án bảo đảm an ninh trật tự, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đặc biệt, lực lượng Công an TP Đà Nẵng với tinh thần chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19, ổn định xã hội, an dân. Nổi bật là Công an thành phố đã chủ động thành lập 30 điểm cung ứng hàng hóa phi lợi nhuận, hỗ trợ giá, phục vụ nhân dân, góp phần không để nhân dân thiếu lương thực, thực phẩm thiết yếu, giảm áp lực cho chính quyền các cấp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh… Năm 2021, tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục được kiểm soát, kéo giảm 10% so với năm 2020, vượt 5% so với chỉ tiêu Bộ Công an giao. Trong đó, hầu hết các loại tội phạm đều giảm về số vụ, mức độ nghiêm trọng và tính chất phạm tội như: Giết người giảm 62,5%, cướp tài sản giảm 28,6%, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giảm 25%; không để xảy ra tội phạm hoạt động theo “kiểu xã hội đen”, tội phạm hoạt động xuyên quốc gia; điều tra, làm rõ 321/371 vụ, đạt 86,5%; 100% án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được điều tra, làm rõ… Các mặt công tác khác được tổ chức thực hiện nghiêm túc, sát với trọng tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng. Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Đại tá Lê Văn Tam – nguyên Giám đốc Công an thành phố, Đại tá Lê Ngọc Hai và Đại tá Lê Quốc Dân – nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn ghi nhận, biểu dương toàn thể cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố về những thành tích, kết quả công tác trên các lĩnh vực, nổi bật là vai trò “Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh trật tự - Lá chắn phòng, chống dịch COVID-19”; có nhiều giải pháp bảo đảm an ninh, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội phạm, kéo giảm phạm pháp hình sự; công tác nghiệp vụ cơ bản, quản lý nhà nước, triển khai phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc có nhiều tiến bộ; tạo không khí, tinh thần thi đua tích cực trong toàn lực lượng... Trong thời gian tới, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn đề nghị Công an TP Đà Nẵng tập trung phân tích, đánh giá và đề ra kế hoạch, giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế tồn tại; tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong tổ chức thực hiện các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố về nhiệm vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh trao Cờ thi đua và Bằng khen cho các tập thể có thành tích trong phong trào thi đua của Khối thi đua các đơn vị thuộc và trực thuộc Công an TP Đà Nẵng năm 2021 Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đánh giá, trong năm qua, lực lượng Công an thành phố làm tốt vai trò tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền trong chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống Covid-19, dân vận, an sinh xã hội; giữ vững tình hình an ninh chính trị. Đồng thời, chủ động xây dựng, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa, tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Thời gian tới, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị Công an thành phố tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo; tổ chức triển khai các nghị quyết, chỉ thị, chương trình trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an”, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma túy, trật tự an toàn giao thông, phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2021 - 2026. Bên cạnh đó, lực lượng Công an thành phố cần nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự, không để xảy ra oan sai, bỏ sót, bỏ lọt tội phạm…. Tăng cường công tác quản lý cư trú, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, các loại kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm, không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là dịp Tết Nguyên đán và các sự kiện, lễ hội đầu năm, phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết an toàn. Với những kết quả đạt được, năm 2021, Công an TP Đà Nẵng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, được Bộ Công an tặng Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021; có 390 lượt tập thể và 1.699 lượt cán bộ, chiến sĩ được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố, Giám đốc Công an thành phố. Tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Thiếu tướng Vũ Xuân Viên – Giám đốc Công an thành phố; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì cho Đại tá Lê Văn Tam – nguyên Giám đốc Công an thành phố, Đại tá Lê Ngọc Hai và Đại tá Lê Quốc Dân – nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho tập thể Công an quận Hải Châu; Huân chương Chiến công hạng Ba cho Phòng Cảnh sát Hình sự; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 10 cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo các đơn vị, phòng nghiệp vụ của Công an thành phố và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể và 4 cá nhân. Cũng trong dịp này, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã tặng Cờ thi đua của thành phố cho 4 tập thể và Bằng khen cho 4 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Khối thi đua các đơn vị thuộc và trực thuộc Công an TP Đà Nẵng năm 2021. Như Ngọc

Để chương trình thi đua “Một triệu sáng kiến” đạt hiệu quả cao nhất

TĐKT - Chiều 7/1, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm triển khai chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”. Chương trình được truyền trực tuyến trên các nền tảng số của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam, địa chỉ: http://congdoan.vn; youtube Công đoàn Việt Nam, pages Công đoàn Việt Nam; pages VTV3, café sáng với VTV3. Tọa đàm được tổ chức nhằm đảm bảo thống nhất về nhận thức và phương pháp tổ chức hiệu quả Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (sau đây gọi tắt là “Một triệu sáng kiến”) trong cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động trên cả nước. Tại buổi tọa đàm, các khách mời là đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo các Ban chuyên môn của Tổng Liên đoàn, lãnh đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố đã cùng nhau trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp, giải đáp các vướng mắc khi triển khai chương trình tại cơ sở. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải và Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Mạnh Kiên giao lưu với độc giả Theo Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải: Chương trình “Một triệu sáng kiến” là chương trình có ý nghĩa thiết thực do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khởi xướng, nhằm phát huy tinh thần thi đua vượt khó, sáng tạo trong đông đảo đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cấp công đoàn, quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chiến thắng dịch bệnh Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân, phấn đấu vì khát vọng một Việt Nam phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. “Chương trình tổ chức từ nay và hoàn thành vào năm 2023 – trước khi diễn ra Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kỳ vọng con số “Một triệu sáng kiến” của Chương trình này sẽ là một dấu ấn phong trào thi đua của nhiệm kỳ 2018 – 2023 và là công trình chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; đồng thời cũng là thành tích của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.” – ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh. Để chương trình 1 triệu sáng kiến đạt được mục tiêu đề ra, theo ông Nguyễn Mạnh Kiên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, công tác tuyên truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo ông Kiên, hai nội dung quan trọng hệ thống báo chí của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước tuyên truyền về Chương trình 1 triệu sáng kiến cần làm nổi bật, đó là: Giá trị làm lợi của các sáng kiến, các mô hình hay, cách làm tốt của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; từ đó, giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhìn thấy rõ những lợi ích sáng kiến của người lao động đem lại và có những chính sách tốt hơn nữa với người lao động. Mặt khác, thông qua các các câu chuyện chân thực, cụ thể được các cơ quan truyền thông, báo chí khai thác sẽ giúp người lao động hiểu được rằng nguồn gốc của những ý tưởng, sáng tạo không phải những gì cao siêu ở đâu mà chính là những công việc hằng ngày họ đang làm, cách mà họ đang cải thiện, khắc phục để công việc của mình được thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Nhi, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An - một đơn vị dẫn đầu cả nước trong Chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” năm 2021 chia sẻ: Khi triển khai chương trình thi đua phát huy sáng kiến có một số khó khăn trong quá trình cập nhật sáng kiến. Người công nhân có thể nghĩ ra sáng kiến làm lợi, nhưng khi đưa lên cấp trên để công nhận thì đòi hỏi phải có tính khoa học. Vì vậy, công đoàn cơ sở phải là nơi trực tiếp hỗ trợ và hiện thực hóa sáng kiến của người công nhân. Có thể cùng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để thể hiện sáng kiến; thậm chí hỗ trợ kinh phí để sáng kiến được hiện thực hóa… Ông Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cho rằng: Hà Nội là địa phương đã sớm triển khai rất hiệu quả hoạt động phát huy sáng kiến, sáng tạo Thủ đô hơn 20 năm nay. Vì vậy, theo ông, Chương trình “Một triệu sáng kiến” của Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động triển khai lần này là chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện nay. Hà Nội cũng vừa phát động chính thức chương trình này đến toàn thể CNVCLĐ Thủ đô vào ngày 6/1, quyết tâm cùng với cả nước hoàn thành các chỉ tiêu trong chương trình này. “Qua triển khai chương trình sáng kiến, cải tiến, thực tế nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã công nhận rằng, hầu hết các máy móc sản xuất mà doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài về không còn nguyên bản nữa mà đã được những kỹ sư, công nhân, lao động Việt Nam sáng tạo, cải tiến thành những sản phẩm phù hợp, mang lại năng suất lao động cao hơn. Đó là điều rất đáng tự hào.” – ông Hùng khẳng định. Tại chương trình, ông Huỳnh Quang Thịnh – Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Myaloha, đơn vị đồng hành cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam trong xây dựng phần mềm cập nhật trực tuyến các sáng kiến của Chương trình cho biết: Năm 2021, để tiếp tục đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, trước mắt là thí điểm trên lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, Myaloha đã tặng Tổng Liên đoàn phần mềm là Cổng thi trực tuyến Công đoàn Việt Nam tại địa chỉ https:congdoanvietnam.org. Với Cổng thi trực tuyến này, trong năm, Tổng Liên đoàn đã tổ chức thành công chương trình “75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển” và cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Tiếp nối các hoạt động trên, Myaloha đã và đang hoàn thiện các tiện ích của Cổng trực tuyến cũng như phần mềm cập nhật các sáng kiến để phục vụ Chương trình “Một triệu sáng kiến” của Tổng Liên đoàn. Hiện nay, Cổng trực tuyến đã sẵn sàng tiếp nhận các sáng kiến, sáng ngày mai 8/1 chương trình sẽ ra mắt. “Myaloha đang tư vấn cho Tổng LĐLĐ Việt Nam sử dụng trí tuệ nhân tạo trong xem xét, đánh giá hiệu quả các sáng kiến, giúp sàng lọc tự động các sáng kiến có yếu tố trùng lặp, sao chép một cách tự động…”  - Ông Thịnh cho biết. Để chương trình đảm bảo tính công bằng, tại Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Toản – Phó Chánh Văn Phòng Tổng Liên đoàn đã giải đáp những thắc mắc cũng như chia sẻ với cộng đồng về các tiêu chí cụ thể để tham gia chương trình; cũng như lộ trình, cách thức tổng kết, đánh giá, khen thưởng Chương trình “1 triệu sáng kiến”. Trong gần 2 tiếng đồng hồ giao lưu, tọa đàm trực tuyến, triển khai chương trình “Một triệu sáng kiến” thu hút hơn 3000 lượt người theo dõi và hàng trăm lượt người tương tác. Mong rằng, chương trình “Một triệu sáng kiến”, sẽ tiếp nối thành công, có thêm nhiều sáng kiến chất lượng, thiết thực, khả thi, áp dụng được ngay vào lao động sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, doanh nghiệp và cho đất nước góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam phát triển và là một dấu ấn để chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2023. Mai Thảo  

Trang