TĐKT - Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4 niên độ tài chính (NĐTC) 2018 – 2019 (từ 01/7/2019 đến 30/9/2019). Theo đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 4 đạt 84 tỷ đồng và lũy kế NĐTC 2018 – 2019 đạt 361 tỷ đồng.
Thép cán nguội và tôn mạ của Tập đoàn Hoa Sen không bị áp thuế chống lẩn trốn thuế, chống bán phá giá của Mỹ
Doanh thu thuần quý 4 của HSG đạt 6.350 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm nhưng lợi nhuận gộp của HSG tăng 107 tỷ đồng tương đương 15%, từ mức 724 tỷ đồng tăng lên 831 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu việc này là do HSG chủ động tái cơ cấu sản phẩm, tập trung vào những thị trường, mặt hàng có biên lợi nhuận cao, mức lợi nhuận gộp biên đã tăng từ mức 8,45% lên mức 13,09% so với cùng kỳ nên dù doanh thu thuần có giảm nhưng lợi nhuận gộp của HSG vẫn tăng.
Nhiều loại chi phí cũng giảm đi đáng kể, đáng chú ý nhất là chi phí tài chính giảm 152 tỷ đồng, tương đương 43%, trong đó chi phí lãi vay giảm 49 tỷ đồng, tương đương 21%. Việc này xuất phát từ việc HSG giảm lượng hàng tồn kho làm giảm dư nợ vay ngân hàng dẫn đến giảm chi phí lãi vay. So với đầu NĐTC 2018 – 2019, hàng tồn kho của HSG đã giảm 2.192 tỷ đồng.
Đồng thời, việc tái cấu trúc hệ thống phân phối thành công cũng làm giảm đáng kể chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 giảm 15 tỷ đồng, tương đương 10% và chi phí bán hàng giảm 77 tỷ đồng, tương đương 16% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý 4 NĐTC 2018 – 2019 ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 101 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 84 tỷ đồng.
Tổng kết NĐTC 2018 - 2019, HSG đạt 28.034 tỷ đồng doanh thu, giảm 19% và 361 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm 12% so với NĐTC 2017-2018.
Đại diện HSG cho biết nguyên nhân chính của việc sụt giảm này là do sản lượng bán hàng giảm. Cụ thể, trong NĐTC 2018 - 2019, tổng sản lượng bán hàng của HSG đạt 1.489.200 tấn, giảm 20% so với NĐTC 2017 - 2018. Thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn. Tại thị trường nội địa các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhau do cung lớn hơn cầu. Trong khi đó thị trường xuất khẩu chịu tác động bởi xu hướng bảo hộ thương mại của các quốc giá trên thế giới. Đồng thời, một nguyên nhân quan trọng khác là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm cho giá HRC giảm đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
HSG cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm trong NĐTC 2018 - 2019 là cân đối lại cơ cấu tài chính. Kết quả, dư nợ ngân hàng bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn vào cuối NĐTC 2018 – 2019 là gần 9.700 tỷ đồng, đã giảm gần 4.650 tỷ đồng so với đầu NĐTC. Điều này góp phần làm cho chỉ số nợ vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ mức 2,78 lần xuống còn 1,77 lần. Dư nợ ngân hàng giảm cũng làm cho cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu của HSG cải thiện đáng kể từ mức 3,13 lần ở đầu niên độ giảm còn 2,13 lần ở cuối NĐTC 2018 – 2019.
Xét trong bối cảnh ngành thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp tôn thép đều sụt giảm đáng kể, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, cắt giảm sản xuất thì kết quả kinh doanh của HSG duy trì ở mức có lãi đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.
Như vậy, sau 1 năm thực hiện tái cấu trúc hệ thống phân phối theo mô hình chi nhánh tỉnh, cân đối lại cơ cấu tài chính, quản lý hàng tồn kho chặt chẽ, giảm các khoản phải thu, tập trung vào các thị trường và sản phẩm có biên lợi nhuận cao thì Hoa Sen đã chuẩn bị các điều kiện và nền tảng tốt nhất để sẵn sàng vượt qua những khó khăn và nắm bắt các cơ hội trong thời gian tới.
Môi trường kinh doanh ngành thép trong nước cũng bắt đầu có những dấu hiệu tích cực hơn. Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôn màu nhập khẩu Trung Quốc 2,53% - 34,27% và Hàn Quốc là 4,71% - 19,25%, có hiệu lực từ ngày 24/10/2019.
Nhiều nhận định cho rằng, việc này sẽ trực tiếp tác động rất tích cực đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn màu, đặc biệt là những doanh nghiệp có hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp và thị phần lớn như HSG.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), thị phần của HSG hiện đang đứng đầu và cách biệt lớn so với các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tại Việt Nam với hơn 32% thị phần. HSG đã đầu tư hoàn thiện hệ thống sản xuất 10 nhà máy đặt tại cả ba miền Bắc – Trung - Nam và hệ thống 536 cửa hàng trực thuộc trên toàn quốc. Điều này giúp HSG giảm được chi phí vận chuyển, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp HSG phát triển trong dài hạn.
Xuân Phúc
Kinh tế
TĐKT - Ngày 25/10, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thỏa thuận hợp tác và ký bàn giao phần mềm VNPT E-Cabinet cho EVN.
Phó Tổng giám đốc VNPT Tô Dũng Thái (bên phải, hàng đầu) và Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm (bên trái, hàng đầu) ký bàn giao phần mềm VNPT E-Cabinet cho EVN
VNPT đã ký kết nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ cho EVN và các đơn vị trong Tập đoàn, như: Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng hình thức tin nhắn cho Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam; cung cấp thuê bao di động Vinaphone cho Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh; cung cấp SIM đo xa, SIM đóng ngắt (recloser) cho các đơn vị điện lực trên 63 tỉnh, thành phố…
Các bộ phận chuyên môn của hai Tập đoàn thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn. Các chuyên gia của VNPT đã hỗ trợ, tư vấn cho Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) các giải pháp về trục tích hợp ESB và giải pháp về thiết lập EVN’s Cloud.
EVN cũng đã cung cấp điện ổn định, tin cậy, phục vụ hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của VNPT trên mọi miền đất nước; chia sẻ hạ tầng kỹ thuật với VNPT…
Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long bày tỏ sự ấn tượng trước việc EVN ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực quản trị, sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Đồng thời cho biết, VNPT sẵn sàng đồng hành cùng EVN trong việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi số.
Lãnh đạo 2 Tập đoàn cũng trao đổi về khả năng hợp tác trong lĩnh vực cung cấp công tơ điện tử và giải pháp thu thập dữ liệu công tơ điện; hợp tác chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông, CNTT và nghiên cứu phương án thiết lập hệ sinh thái nhằm chia sẻ dữ liệu, tăng giá trị cho các dữ liệu hiện có của hai Tập đoàn.
Tại buổi lễ, lãnh đạo 2 Tập đoàn cũng ký bàn giao phần mềm VNPT E-Cabinet cho EVN. Sản phẩm E-Cabinet (phòng họp không giấy) của VNPT được nhiều đơn vị trong nước đánh giá cao về chất lượng và khá phù hợp với nhu cầu của EVN. Hiện VNPT đã chuyển giao và hoàn thành cài đặt cho EVN trong tháng 10/2019.
Hồng Thiết
Tích cực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
TĐKT - 9 tháng đầu năm 2019, Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Trường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động. Đặc biệt, nổi lên tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy; pháo nổ; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Việt Nam”… để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trong dịp cuối năm Với đặc điểm đường biên giới trải dài, địa hình phức tạp, tiếp giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, nên các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới với nhiều chủng loại hàng khác nhau. Cụ thể, trên tuyến biên giới phía Bắc mà trọng điểm là địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang..., lợi dụng biên giới có nhiều đường mòn, lối mở, các đối tượng vận chuyển trái phép các mặt hàng: Hàng bách hóa tiêu dùng, vật liệu xây dựng, đồ điện tử... Trong khi đó, trên tuyến biên giới miền Trung, trọng điểm là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép chủ yếu là các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, động vật hoang dã... và buôn bán, vận chuyển ma túy. Còn trên tuyến biên giới Tây Nam Bộ, trọng điểm là các tỉnh: An Giang, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang..., các đối tượng buôn bán, vận chuyển chủ yếu vẫn là các mặt hàng thuốc lá, đường cát, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng… Không chỉ ở khu vực biên giới, tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép cũng diễn biến phức tạp tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế. Trong đó, các cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; các bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn… là tâm điểm của các vi phạm. Cùng đó, trên các tuyến đường biển, cảng biển, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép các mặt hàng: Xăng, dầu, than, pháo nổ, thuốc lá điếu vẫn xảy ra phức tạp, trọng điểm tại vùng biển Đông Bắc, biển miền Trung và vùng biển phía Nam. Với những nỗ lực không ngừng, 9 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng thường trực đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 149.502 vụ việc vi phạm (giảm 18% so với cùng kỳ 2018), thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 12.388 tỷ 709 triệu đồng (giảm 11% so với cùng kỳ 2018), khởi tố 1.635 vụ (tăng gần 40% so với cùng kỳ 2018), với 1.908 đối tượng (tăng 44% so với cùng kỳ 2018). Phát huy kết quả đạt được trong những tháng cuối năm Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, để tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm, hàng vi phạm; hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam… Làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời nắm bắt tình hình, xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn phụ trách. Thứ hai, tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách để xảy ra vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, kéo dài. Đồng thời chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã phát hiện, bắt giữ. Quá trình kiểm tra cần xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa bàn, lĩnh vực để xảy ra vụ việc vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thứ ba, trong những tháng cuối năm, đặc biệt là trước, trong và sau Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm, hàng vi phạm; hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam,… Thứ tư, tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cụ thể, sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phụ trách để xảy ra vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phức tạp, kéo dài. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã phát hiện, bắt giữ. Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, cần xác định trách nhiệm, kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân quản lý địa bàn, lĩnh vực để xảy ra vụ việc vi phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ngoài ra, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tổ giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hồng ThiếtÉn Xanh 2019: Vinh danh các sáng kiến kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững
TĐKT - Chiều 25/10, tại Hà Nội đã diễn họp báo giới thiệu Triển lãm Én Xanh 2019, ra mắt sách giới thiệu sáng kiến Én Xanh 2019 và Gala Tôn vinh Én Xanh. Chương trình do Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) phối hợp tổ chức. Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm Én Xanh 2019 Én Xanh là chương trình đầu tiên của Việt Nam nhằm tìm kiếm và tôn vinh các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng. Với thông điệp: "Kinh doanh vì cộng đồng nhân văn và phát triển bền vững", Én Xanh góp phần thúc đẩy và lan tỏa tinh thần cùng những giải pháp kinh doanh tiên phong góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Én Xanh năm 2019 có 5 chủ đề chính: Nông nghiệp, môi trường, du lịch, trao quyền cho phụ nữ, kinh doanh bao trùm và đa dạng. Khởi động từ tháng 7/2019, Én Xanh 2019 đã thu hút sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với những mô hình kinh doanh đột phá, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cấp bách. 160 sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng và sáng kiến hỗ trợ hoạt động kinh doanh vì cộng đồng đã tham gia chương trình. Bên cạnh những sáng kiến khởi nghiệp đầy nhân văn đến từ các tài năng trẻ, Én Xanh năm nay đón nhận nhiều sáng kiến mới đến từ các doanh nghiệp, tổ chức đã hoạt động lâu năm muốn chung tay cùng cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường trong các lĩnh vực khác nhau. Triển lãm Én Xanh 2019 và Gala Én Xanh 2019 được tổ chức nhằm giới thiệu và tôn vinh các sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng. Theo đó, tại triển lãm, các khách mời đã gặp gỡ, giao lưu và cùng nhau chia sẻ các câu chuyện đằng sau mỗi sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng. Đặc biệt, nhân dịp này, cuốn sách giới thiệu sáng kiến Én Xanh 2019 đã được ra mắt, giúp mang những câu chuyện, mô hình hoạt động và tinh thần xã hội của từng sáng kiến Én Xanh đến gần hơn với công chúng. Tham dự Triển lãm, khách tham qua có thể giao lưu, chia sẻ các câu chuyện đằng sau mỗi sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng Sau cuộc họp báo, tại Gala Én Xanh 2019, Ban Tổ chức đã vinh danh 15 Én Tiên phong - Sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng; vinh danh 10 Én Tiên phong - Sáng kiến hỗ trợ; trao giải thưởng Én Xanh - Doanh nghiệp đóng góp tích cực cho phát triển nông nghiệp xanh, trao giải thưởng Én Xanh - Doanh nghiệp đóng góp tích cực cho môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao Giải thưởng Én Xanh - Đồng hành cùng phụ nữ và bà con dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tại Gala 2019, Ban Tổ chức công bố và trao 3 giải thưởng: Én Vàng, Én Bạc và Én Đồng cho những sáng kiến xuất sắc nhất. Phát biểu tại đêm Gala, bà Caitlin Wiesn, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp đã nỗ lực tạo tác động xã hội, đồng thời khẳng định: Những điều các Én Xanh đang làm đang truyền cảm hứng cho nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trở thành đối tác trong nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Phương Thanh - Hồng Thiết - Mai ThảoChia sẻ các sáng kiến kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam 2019
TĐKT - Sáng 25/10, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ cộng đồng CSIP phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Diễn đàn Sáng kiến kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam 2019. Diễn đàn là một hoạt động của chương trình Én Xanh 2019 - Tìm kiếm và tôn vinh các sáng kiến kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững. Diễn đàn là nơi quy tụ của các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp tạo tác động và các tổ chức, cá nhân đang giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường thông qua các sáng kiến kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, diễn đàn cũng có sự góp mặt của những người làm chính sách, các cơ quan phát triển trong nước và quốc tế, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực. Mục tiêu của diễn đàn là mang đến cho người tham dự góc nhìn chuyên sâu về các vấn đề xã hội, môi trường thuộc các chủ đề: Nông nghiệp, du lịch, môi trường/biến đổi khí hậu, phụ nữ và kinh doanh bao trùm. Đồng thời, gợi mở những cơ hội để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia giải quyết vấn đề này thông qua các sáng kiến kinh doanh tạo tác động. Đặc biệt, 40 sáng kiến kinh doanh tham gia chương trình Én Xanh 2019 đã được chia sẻ tại diễn đàn. Đây là cơ hội để các tổ chức hỗ trợ cũng như những nhà đầu tư tiếp cận và góp phần vào sự phát triển của các sáng kiến kinh doanh tạo tác động trong tương lai. Phương ThanhTháng 11/2019, người nộp thuế trên toàn quốc sẽ sử dụng dịch vụ thuế điện tử
TĐKT - Theo kế hoạch triển khai mở rộng Hệ thống dịch vụ thuế điện tử (eTax), dự kiến tháng 11/2019, Tổng cục Thuế triển khai hệ thống eTax cho 18 tỉnh/thành phố gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Lớp tập huấn triển khai hệ thống thuế điện tử eTax tại TP Hồ Chí Minh Như vậy, cùng với việc đưa hệ thống eTax đi vào hoạt động chính thức tại 45 tỉnh/thành phố trước đó, hệ thống eTax sẽ được triển khai trên toàn quốc thay thế hoàn toàn hệ thống khai thuế, nộp thuế cũ. Theo đó, kể từ ngày 25/11/2019, người nộp thuế tại 18 tỉnh/thành phố nêu trên sẽ ngừng sử dụng hệ thống khai thuế điện tử (nhantokhai.gdt.gov.vn) và nộp thuế điện tử (nopthue.gdt.gov.vn) để chuyển sang sử dụng hệ thống dịch vụ thuế điện tử eTax (thuedientu.gdt.gov.vn). Theo Tổng cục Thuế, hệ thống dịch vụ thuế điện tử bổ sung nhiều chức năng hơn hệ thống khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử cũ. Cụ thể: Đối với phần dành cho doanh nghiệp, hệ thống dịch vụ thuế điện tử đáp ứng hoàn toàn các chức năng của các hệ thống khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử. Đồng thời, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với hệ thống eTax được dễ dàng, thuận tiện trong sử dụng, phân hệ khai thuế, nộp thuế trên eTax được thiết kế tương đồng và đáp ứng hoàn toàn như hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử tại các trang web nhantokhai.gdt.gov.vn, nopthue.gdt.gov.vn mà doanh nghiệp sử dụng trước đây. Ngoài ra, hệ thống dịch vụ thuế điện tử bổ sung các chức năng về quản lý tài khoản doanh nghiệp, tra cứu nghĩa vụ kê khai, tra cứu nghĩa vụ thuế, tra cứu số thuế còn phải nộp, hỏi đáp và đăng ký thuế điện tử. Phần dành cho cá nhân của hệ thống dịch vụ thuế điện tử cho phép cá nhân khai tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản, quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế có thể tiếp cận và quản lý tất cả các dịch vụ thuế điện tử trên một hệ thống duy nhất thay vì phải đăng nhập vào nhiều ứng dụng khác nhau như trước đây. Với hệ thống dịch vụ thuế điện tử, người nộp thuế chỉ phải đăng nhập vào 1 hệ thống để sử dụng tất cả các dịch vụ, quản lý tất cả các hồ sơ thuế mà không cần thay đổi địa chỉ trang web hay đăng nhập lại hệ thống. Điều này sẽ giúp người nộp thuế dễ dàng thực hiện đầy đủ các bước trong các quy trình khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, tra cứu thông tin hồ sơ, nghĩa vụ thuế. Đối với các doanh nghiệp đã giao dịch với cơ quan thuế trên các hệ thống khai thuế, nộp thuế điện tử (đã có tài khoản giao dịch), mọi thông tin về tài khoản giao dịch và hồ sơ của người nộp thuế sẽ được chuyển sang hệ thống eTax để tiếp tục sử dụng các dịch vụ của cơ quan thuế mà không phải đăng ký lại. Cách thức truy cập như sau: Trường hợp người sử dụng có mật khẩu của hệ thống nộp thuế điện tử đã sử dụng trước đó tại website www.nopthue.gdt.gov.vn, đăng nhập vào eTax bằng tài khoản: MST-QL (ví dụ: 0100231226-QL), mật khẩu là mật khẩu đăng nhập vào hệ thống nộp thuế điện tử, để sử dụng tất cả các dịch vụ: Khai thuế; hoàn thuế; nộp thuế; tra cứu; quản lý và phân quyền tài khoản. Từ tài khoản này, có thể tạo, phân quyền cho các tài khoản phụ (phân quyền theo chức năng) tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cách thức phân quyền chi tiết người nộp thuế có thể tải tại phần hướng dẫn sử dụng ứng dụng. Trường hợp người sử dụng có mật khẩu của hệ thống khai thuế điện tử đã sử dụng trước đó tại website www.nhantokhai.gdt.gov.vn, đăng nhập vào eTax bằng tài khoản: MST (ví dụ: 0100231226), mật khẩu là mật khẩu đăng nhập vào hệ thống khai thuế điện tử, để sử dụng dịch vụ khai thuế; hoàn thuế; tra cứu. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, ngoài 1 tài khoản chính của mỗi một mã số thuế, doanh nghiệp có thể tạo thêm các tài khoản cho các chức danh khác nhau trong doanh nghiệp như giám đốc, kế toán trưởng, kế toán viên... giúp cho việc kiểm soát trách nhiệm các thành viên một cách đảm bảo, linh hoạt. La GiangCác giải pháp công nghệ thông tin của VNPT được vinh danh trên trường quốc tế
TĐKT - Thực hiện các giải pháp, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến 2025 của Văn phòng Chính phủ, một trong những ưu tiên được đề ra là: “Xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng này phải kết nối từ cơ quan hành chính của trung ương đến địa phương, kết nối từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, ngành, có thể kết nối ngang, kết nối dọc và có sự chia sẻ….”, đến nay VNPT đã có nhiều thành tích và kết quả xuất sắc trên trường quốc tế. Từ mục tiêu của Chính phủ Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và là tiền đề để xây dựng xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn. VNPT kết nối liên thông chia sẻ dữ liệu quốc gia Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng CPĐT và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất và trong nhiều lĩnh vực. Đến doanh nghiệp hành động Trong xu hướng đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã không ngừng phát triển và làm chủ được nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cốt lõi góp phần xây dựng chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam. VNPT đã tự thiết lập cũng như hợp tác với các công ty công nghệ lớn trên thế giới để xây dựng các Lab nghiên cứu về AI, Blockchain, IoT, Cyber Security, điện toán đám mây. Hệ sinh thái giải pháp của VNPT đang ngày càng phong phú và hoàn thiện với các giải pháp ở nhiều lĩnh vực như xây dựng CPĐT, y tế, nông nghiệp, giáo dục, các giải pháp xây dựng đô thị thông minh khác… VNPT đã cung cấp hàng trăm dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới xây dựng CPĐT. VNPT đã cung cấp hàng trăm dịch vụ, giải pháp CNTT Đến nay, mảng chính quyền số, bộ giải pháp CPĐT của VNPT đã được triển khai sâu rộng tới 61/63 tỉnh thành trên cả nước. Phải kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như: VXP: Giải pháp Nền tảng tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu (Trục liên thông văn bản Quốc gia); VNPT-IOC: Giải pháp Trung tâm chỉ đạo điều hành; VNPT-iGate: Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; VNPT-iOffice: Hệ thống quản lý văn bản điều hành; VNPT-Portal: Giải pháp cổng thông tin điện tử; VNPT-CCVC: Hệ thống quản lý cán bộ công chức viên chức, VNPT-eCabinet: Giải pháp Phòng họp không giấy e-Cabinet và ứng dụng Giao việc tức thời, nhắc việc thông minh… như một minh chứng cho sự phát triển phong phú, đa dạng hệ sinh thái CPĐT mà VNPT nỗ lực xây dựng. Mới đây nhất, Trục liên thông văn bản quốc gia của VNPT đã đạt được giải Vàng danh giá của giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2019 (International Business Awards 2019 - IBA) vốn luôn là niềm tự hào đối với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn. Cúp VNPT được vinh danh Theo các chuyên gia, Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử do Văn phòng Chính phủ tổ chức được VNPT xây dựng chính là nền tảng cốt lõi cho CPĐT, hướng tới Chính phủ số. Trục liên thông văn bản quốc gia đi vào hoạt động không chỉ đảm bảo kết nối việc nhận và gửi văn bản giữa các bộ, ngành, địa phương mà còn có thể chia sẻ và kết nối dữ liệu theo các chuẩn khác nhau, đáp ứng được vấn đề quản lý tập trung, đồng thời dữ liệu được phân tán để đảm bảo được tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển cơ sở dữ liệu đặc thù của riêng mình. Đây là hệ thống đặc biệt quan trọng và là nền tảng cốt lõi đảm bảo xây dựng thành công CPĐT hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số trong thời gian tới. Đến nay, đã có 95/95 các cơ quan, bộ, ngành, địa phương kết nối với trục liên thông văn bản Quốc gia do VNPT xây dựng. Các phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã được kết nối, liên thông cả theo chiều dọc và chiều ngang một cách thông suốt và có tính hệ thống, văn bản điện tử được gửi, nhận nhanh chóng, an toàn giữa các cơ quan Nhà nước. Hiện nay, hàng tháng có khoảng 8.315 văn bản đi và 19.296 văn bản đến được thực hiện chuyển nhận trên hệ thống trục liên thông văn bản Quốc gia. Về hiệu quả kinh tế, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, trục liên thông văn bản Quốc gia đã tiết kiệm cho Nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó tiền giấy, mực, sao lưu là 154,3 tỷ, tiền gửi qua bưu chính là 575 tỷ đồng. Chi phí thời gian, công sức tiết kiệm được là 576 tỷ đồng. VNPT khẳng định vị thế tại giải thưởng Stevie Awards 2019 VNPT đã được vinh danh trao giải với 7 giải thưởng quốc tế lớn thuộc các hạng mục sản phẩm CNTT tốt nhất năm Stevie Awards 2019 tại Cộng hòa Séc. Trong đó có 1 giải Vàng cho giải pháp Trục liên thông văn bản quốc gia và 6 giải Đồng cho các sản phẩm VNPT Smart Ads (Dịch vụ truyền tải nội dung), VNPT Check (Giải pháp xác thực nguồn gốc hàng hóa), VNPT HIS (Giải pháp quản lý bệnh viện), VNPT Cloud Contact Center VCC (Giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh), VNPT Smart Cloud (Dịch vụ ảo hóa), VNPT Pharmacy (Giải pháp tổng thể cho hoạt động quản lý nhà thuốc). VNPT được vinh danh vào ngày 19/10 Giải Vàng danh giá cho Trục liên thông văn bản thể hiện tầm vóc của VNPT - tập đoàn kinh tế năng động, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo, đột phá, kiến tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống, sát cánh cùng Chính phủ xây dựng hàng loạt giải pháp công nghệ, hiện thực hoá Đề án CPĐT Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Số lượng sản phẩm tham gia đông đảo và đoạt nhiều giải thưởng danh giá ở nhiều hạng mục cho thấy vai trò dẫn dắt của Tập đoàn VNPT trong việc định hướng xây dựng giải pháp, dịch vụ số trên thị trường viễn thông, công nghệ trong nước. Hiện VNPT đã và đang có chiến lược đầu tư và phát triển hệ sinh thái ở nhiều lĩnh vực nhằm chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) hàng đầu Việt Nam vào năm 2025, Trung tâm số (Digital Hub) của châu Á vào năm 2030. Hồng ThiếtTĐKT - Sáng 22/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Tới dự, có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở trung ương; đại diện lãnh đạo của các tỉnh, thành phố có các cơ sở chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa để xuất khẩu; lãnh đạo các hội, hiệp hội và các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa xuất khẩu sữa; các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam…
Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Sau 6 tháng 10 ngày, kể từ khi ký kết Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (ngày 26/4/2019), đến ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có Thông báo số 156/2019 chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; đồng thời, công bố Công ty Cổ phần sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên đủ điều kiện được cấp mã số xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa, gồm: Sữa tiệt trùng và sữa bổ sung hương liệu tự nhiên - Sterilized milk và Modified milk sang thị trường tiềm năng nhất thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người và có nhu cầu rất lớn về sữa và sản phẩm sữa.
Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam cho thấy ngành sữa của Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. Doanh nghiệp sản xuất sữa đã xây dựng được các mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản xuất và quản trị, khép kín từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch, bảo đảm các sản phẩm sữa sản xuất ra hoàn toàn đáp ứng các quy chuẩn, quy định khắt khe của thị trường Trung Quốc.
Ngay tại buổi lễ, Công ty Cổ phần sữa TH cũng đã tiến hành Lễ ký hợp đồng xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên với đối tác là Công ty thương mại Kim Kiều (Vô Tích, Trung Quốc).
Phát biểu tại Lễ công bố, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực rất lớn của cộng đồng các doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần sữa TH nói riêng trong việc khẩn trưởng triển khai các nội dung của Nghị định thư để có thể xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngay trong tháng 10/2019; mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam không chỉ đối với thị trường Trung Quốc mà còn đối với nhiều thị trường tiềm năng khác, như: Nhật, Canada, Úc, Mỹ, Thái Lan…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi bò sữa tăng cường đầu tư, phát triển đàn bò sữa để tạo nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước ngày càng nhiều hơn nữa nhằm khai thác tiềm năng, cơ hội thị trường Trung Quốc mà Nghị định thư đã mở ra.
Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm xem xét, đánh giá và cho biết kết quả về hồ sơ đăng ký xuất khẩu sữa đối với 4 doanh nghiệp của Việt Nam đã hoàn thiện Hồ sơ giữa cơ quan quản lý Trung Quốc.
Hiện nay, 100% các trang trại chăn nuôi bò sữa của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc đều được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát các bệnh theo quy định tại Nghị định thư, quy định của OIE và của Việt Nam.
Một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thú y với Sở NN&PTNT và doanh nghiệp về việc “Xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu, giai đoạn từ năm 2019 – 2022” nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn bò sữa của cơ sở chăn nuôi bò sữa. Dự kiến đến tháng 12/2022, sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh.
Phương Thanh
Kết nối hàng không tạo cơ hội để Việt Nam tăng tốc phát triển
TĐKT – Sáng 19/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Phát triển bền vững sân bay cửa ngõ quốc gia”, nhằm làm rõ việc kết nối hàng không có vai trò quan trọng, sẽ mở ra một chân trời mới để Việt Nam tăng tốc phát triển trở thành một nền kinh tế tầm cỡ thế giới của thế kỷ 21. Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho rằng: Đầu tư phát triển sân bay cửa ngõ quốc gia một cách hiệu quả và bền vững là một quyết định trọng đại của mọi quốc gia. Trong lịch sử phát triển ngành sân bay hàng không thế giới, hầu hết quốc gia nào cũng có sân bay cửa ngõ quốc gia. Nhưng rất ít quốc gia xây dựng sân bay cửa ngõ trở thành sân bay trung chuyển quốc tế một cách thành công. Quang cảnh Hội thảo Một đất nước có sân bay cửa ngõ quốc gia phát triển vươn lên tầm sân bay trung chuyển quốc tế (air-transit hub) thì sân bay đó sẽ đem lại tác động lan tỏa, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước đó. Khi đó, các khoản đầu tư ban đầu của nhà nước vào sân bay không những được thu hồi, mà còn mang lại lợi nhuận “một vốn bốn lời” cho đất nước. Ngược lại, tầm nhìn sai, định vị sai, thiết kế sai và tính toán sai thì dự án sân bay có thể trở thành gánh nặng tài chính quốc gia. Thất bại trong đầu tư phát triển sân bay cửa ngõ quốc gia không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, mà còn cả ở những nước phát triển, thậm chí ở ngay chính quốc gia đã và đang thành công trong phát triển sân bay trung chuyển quốc tế như ở Đức. Sân bay Frankfurt là một sân bay trung chuyển lớn nhất châu Âu, rất thành công, nhưng sân bay Berlin đã xây dựng từ hơn chục năm trước, đến nay vẫn chưa được đưa vào vận hành. Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các bài tham luận từ các diễn giả thuộc các tổ chức tư vấn từ 3 châu lục Á, Âu, Mỹ dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực sân bay hàng không và kinh tế hàng không. Các tham luận đã tập trung làm rõ các nội dung: Với sự vận động phát triển chóng mặt của khoa học - công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, lĩnh vực cảng hàng không và kinh tế hàng không có những thay đổi, tác động gì và những thay đổi đó sẽ tác động đến mô hình tăng trưởng của một quốc gia như thế nào? Các đại biểu dũng đưa ra “công thức” cho thành công của một sân bay cửa ngõ quốc gia, cần những điều kiện gì. Đồng thời chỉ ra những gì có thể dẫn đến thất bại của một dự án đầu tư cảng hàng không quốc gia. Bài toán huy động vốn đầu tư dự án sân bay cửa ngõ quốc gia mà không dẫn đến nợ quốc gia, không sử dụng hoặc sử dụng ngân sách nhà nước ít nhất... Những nội dung được bàn bạc, thảo luận tại Hội thảo là tài liệu hữu ích, giúp các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà quản lý ra những quyết định phù hợp, để đất nước bắt kịp với dòng chảy kinh tế thời đại ngày nay, đưa đất nước cất cánh “sánh vai cùng các nước năm châu” như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Mai ThảoKhai mạc Hội chợ quốc tế quà tặng, hàng thủ công, mỹ nghệ Hà Nội 2019
TĐKT – Ngày 17/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ quốc tế quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2019 (Hanoi Gift Show năm 2019) với quy mô 650 gian hàng. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, qua 7 năm tổ chức, Hanoi Gift Show đã trở thành hội chợ tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ, không chỉ trong nước mà còn trở thành sự kiện quốc tế có tác động tích cực đến lĩnh vực tiêu dùng và xuất khẩu. Hội chợ giới thiệu đa dạng các sản phẩm Hanoi Gift Show 2019 là nơi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tài hoa của những nhà chế tác, nghệ nhân, đồng thời là môi trường thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động kết nối kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Đặc biệt, Hanoi Gift Show 2019 còn giới thiệu trên 100 mẫu sản phẩm thiết kế mới do các chuyên gia thiết kế trong và ngoài nước thực hiện và các sản phẩm đạt giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2019. Không gian trưng bày mở đã giúp tăng tính thẩm mỹ, cảm giác thân thiện, thoải mái với khách thăm quan. Các gian hàng thu hút khách ngay từ ngày đầu mở cửa Dự kiến, Hanoi Gift Show 2019 thu hút hàng nghìn khách thăm quan, nhà nhập khẩu quốc tế và các đơn vị trưng bày sản phẩm tham gia kết nối và khám phá cơ hội hợp tác kinh doanh mới. Hội chợ hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công, đưa ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội nói riêng và Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển bền vững ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hanoi Gift Show 2019 diễn ra từ ngày 17 - 20/10 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Thục AnhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 78
- 79
- 80
- 81
- 82
- …
- sau ›
- cuối cùng »