Niềm tự hào và trách nhiệm của Công dân Thủ đô ưu tú Đỗ Minh Phú
TĐKT - Hơn ¼ thế kỷ trên mặt trận kinh tế, trải qua hàng ngàn cung bậc cảm xúc khác nhau, khi thì vinh dự được lãnh đạo Đảng và Nhà nước gắn và trao tặng Huân chương cao quý; lúc thì tỏa sáng trên các diễn đàn giải thưởng danh giá quốc gia và quốc tế …nhưng cảm xúc của doanh nhân Đỗ Minh Phú, người sáng lập Tập đoàn DOJI; đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) trong những ngày mùa thu tháng 10 thật khó tả khi vinh dự được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019. Bản lĩnh của một doanh nhân Thủ đô tiêu biểu Vốn là một cán bộ nghiên cứu tài năng của Viện Khoa học Việt Nam, năm 1989, nhờ được GS Nguyễn Hiệu lúc đó là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam định hướng, ông Đỗ Minh Phú đã mạnh dạn bước ra khỏi ranh giới của phòng thí nghiệm và những “dự án giấy”… đến đầu quân cho công ty nước ngoài với mong muốn học hỏi, tìm kiếm con đường phát triển kinh tế mới, phát triển đất nước thời kỳ mở cửa. Chân dung doanh nhân Đỗ Minh Phú, người sáng lập Tập đoàn DOJI; đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong Nhờ ham học hỏi và tích cực tiếp nhận cái mới, ông đã tích lũy cho mình được nhiều bài học quý giá trong kinh doanh. Từ một giám đốc “học việc” của một công ty nước ngoài, ông được tin tưởng cử biệt phái làm Tổng giám đốc công ty liên doanh về lĩnh vực nghiên cứu đá quý. Tuy được trả mức lương khá cao 300 USD/tháng nhưng năm 1994, ông đã mạnh dạn từ bỏ vị trí ấy để thành lập doanh nghiệp chuyên về đá quý của riêng mình - Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD (tiền thân của Tập đoàn DOJI ngày nay). Từ một doanh nghiệp chưa ai biết đến, Công ty TTD không ngừng phát triển, trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế; đồng thời góp phần ghi danh Việt Nam trong lĩnh vực đá quý thế giới. Năm 2007, doanh nhân Đỗ Minh Phú xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý, DOJI Plaza tại Hà Nội. Năm 2009, DOJI đã tiến hành tái cấu trúc và chính thức trở thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Doanh thu của Tập đoàn tăng liên tục và đến nay là doanh nghiệp tư nhân luôn dẫn đầu trong lĩnh vực vàng bạc, đá quý. Năm 2019, Doji Tower - trung tâm thương mại chuyên ngành và trung tâm vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, trở thành một trong những điểm nhấn trong quy hoạch TP Hà Nội chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; ghi dấu ấn của DOJI sau 25 năm có mặt trên thị trường Việt Nam; đồng thời đánh dấu quá trình ¼ thế kỷ khi doanh nhân Đỗ Minh Phú tham gia vào thương trường. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, doanh nhân Đỗ Minh Phú cho rằng, bí quyết thành công nằm trong chính bản lĩnh của mỗi con người. Thành công chỉ đến với những người tự tin, dám chấp nhận và chủ động nắm lấy cơ hội. “Nếu tôi không dám lựa chọn giữa con đường làm khoa học và kinh tế thì tôi chưa thể bước ra khỏi cái bóng của mình. Nếu tôi bằng lòng với các điều kiện thuận lợi, êm ấm khi làm tổng giám đốc một công ty nước ngoài; hoặc không dám vấp vào một cuộc thử thách mới khi quyết định đứng ra làm chủ doanh nghiệp tại thời điểm nhà nước chưa có bất kỳ một hướng dẫn nào về doanh nghiệp tư nhân… thì có lẽ chưa có những bứt phá như hôm nay.” “Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội, chúng ta phải luôn sẵn sàng để nắm lấy. Đừng trông chờ một cơ hội vàng, hội tụ đủ 10 điều kiện tốt đến với mình. Hãy mạnh dạn bước đi, nếu không đi sẽ không bao giờ đến, cứ đi sẽ thành đường.” – Doanh nhân Đỗ Minh Phú chia sẻ. Có lẽ, bản lĩnh của doanh nhân thành đạt ấy thể hiện rõ nhất ở thời điểm năm 2012 - khi ông quyết định bắt tay vào lĩnh vực ngân hàng. Đó là thời điểm tình hình tài chính Việt Nam đang còn nhiều biến động. Ông tiếp nhận Tiên Phong Bank trong điều kiện cơ cấu tổ chức của bộ máy không thực sự hoàn thiện, chiến lược kinh doanh không rõ ràng, mạng lưới khách hàng ít ỏi... Nhiều người đã cho rằng ông quá mạo hiểm khi tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người từng trải qua những thăng trầm của kinh tế, lại sẵn quyết tâm chinh phục những khó khăn, thách thức, ông Phú cho rằng đây là lĩnh vực thú vị nên dồn hết tâm huyết vực dậy ngân hàng này. “Từ chỗ vốn điều lệ của TP Bank chỉ 1500 tỷ đồng thì nay là 10.000 tỷ; từ chỉ 50.000 khách hàng cá nhân nay TP Bank đã có 2,5 triệu khách hàng, gấp 50 lần so với thời điểm tiếp nhận ban đầu. Lúc đó lợi nhuận âm, còn bây giờ thì lợi nhuận của TP Bank tăng trung bình liên tiếp trong 7 năm, đều duy trì trên mức 45%; năm 2018 đạt 2200 tỷ đồng; ước đạt trên 3200 tỷ đồng năm 2019. Bước tiến của TP Bank là minh chứng về quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để đi đến thành công trên thương trường của tôi” - ông Phú chia sẻ. Tuy nhiên, doanh nhân Đỗ Minh Phú cũng thành thật chia sẻ: Kết quả đó chính là sự đánh đổi của hơn 2000 ngày cực kỳ vất vả, không có đêm nào được đi ngủ trước 12h đêm. Tôi làm việc liên tục 7 ngày trong tuần, 365 ngày trong năm, không có ngày nào nghỉ phép nào, cũng chưa một ngày dám nằm viện và phải cắt ¾ dạ dày…. Tuy vậy, ông tâm sự rằng: “Chỉ cần nhìn vào tương lai, cuộc sống của gần 2000 con người đang chung tay xây dựng DOJI và gần 5000 người đang lao động miệt mài trong hệ thống ngân hàng Tiên Phong, tôi càng có thêm động lực, quyết tâm để tìm ra cách thức đưa doanh nhiệp của mình ngày một phát triển, không chỉ là giải quyết công ăn việc làm mà tạo nên một mái nhà chung cho cán bộ, nhân viên được thỏa sức sáng tạo, chứng minh năng lực bản thân, dâng cho đời những sản phẩm tốt nhất.” Người xây dựng Bảo tàng đá quý giữa lòng Thủ đô Mang trong mình dòng máu người Tràng An ngàn năm thanh lịch, nho nhã, doanh nhân Đỗ Minh Phú luôn mong muốn xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp bằng chính khả năng của mình. Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông đã dâng tặng cho TP Hà Nội linh bảo vật cụ rùa Bảo ngọc linh quy, làm bằng khối saphia, được chế tác cầu kỳ, tinh xảo, hiện đang được trung bày ở Hoàng Thành Thăng Long. Đó không chỉ là báu vật với tập đoàn DOJI mà còn là biểu trưng của Thủ đô Hà Nội, tạo dấu ấn đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế khi đến với đất nước mình. Doanh nhân Đỗ Minh Phú được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019 Đặc biệt, khát vọng giới thiệu đến công chúng Thủ đô và nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế về lịch sử, tiềm năng cũng như dựng lại mô hình khai thác đá quý của người Việt Nam, ông đang xây dựng một bảo tàng đá quý giữa lòng Hà Nội. Ngày 6/9/2019, Doji Tower chính thức đi vào hoạt động và dành diện tích hơn 400m2 để thực hiện dự định này của ông. Hiện nay, bảo tàng đang dần hoàn thiện, hiện có rất nhiều sản phẩm đá quý, vàng bạc, được chế tác tinh xảo đã được trưng bày tại đây, như: Cây thiên kim bách ngọc, dựa theo thế rồng bay hay rồng chín khúc tượng trưng cho thế của Hà Nội. Mô hình khai thác đá quý của người Việt Nam từ thời tiền sử đến hôm nay cũng đang được DOJI phục dựng, mô phỏng tại bảo tàng. Ông bảo: “Tôi đã trải qua 66 tuổi đời và có tới 64 năm sống, gắn bó với mảnh đất và con người Tràng An. Hơi thở trên từng con phố, hàng cây, từng con ngõ nhỏ của Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu trong tôi. Mảnh đất xứ Kinh kỳ đã bao bọc và nuôi tôi trưởng thành; đã chứng kiến từng bước đi thăng trầm cũng như những thành công trong sự nghiệp của tôi. Thành quả sau hơn 30 năm tôi nỗ lực phấn đấu và gặt hái được cũng xuất phát từ tấm lòng của một người con luôn yêu và tự hào về Hà Nội”. Doanh nhân Đỗ Minh Phú cho biết: Chúng tôi mong muốn xây dựng và hoàn thiện được bảo tàng không phải vì mục đích kinh doanh mà giới thiệu với nhân dân trong và ngoài nước thấy được tiềm năng đá quý của Việt Nam. Từ đó, làm cho mọi người thấy được trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những tài sản quý của quốc gia, dân tộc. Từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong cuộc đời lăn lộn với thương trường nhưng khi được biết mình là 1 trong số 10 ứng cử viên cho danh hiệu “Công dân ưu tú”, ông Phú vẫn cảm thấy vô cùng tự hào và hạnh phúc. Với một doanh nhân như ông, đây là một danh hiệu cao quý, thể hiện tình cảm tin yêu, sự ghi nhận của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với cá nhân ông. Bên cạnh đó, với một doanh nhân luôn mong muốn phát triển quê hương, đất nước bằng cái tâm của mình, ông còn coi đó trách nhiệm to lớn để không ngừng cố gắng hơn nữa, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân Thủ đô đã dành cho mình. Từ sự vinh dự lớn lao này, doanh nhân Đỗ Minh Phú luôn biết ơn chính quyền và nhân dân Thủ đô đã tin tưởng, dành những tình cảm yêu mến, chân thành để ông tiếp tục có những cống hiến to lớn cho Thủ đô ngày một văn minh, năng động, phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới. Mai ThảoHà Nội thi đua ái quốc
TĐKT – Sáng 5/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tiêu biểu; vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019.
Dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Nguyễn Hùng Khang; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Cùng dự có: Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành cũng như sở, ngành TP Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019 cho 10 cá nhân
Đánh giá kết quả phong trào “Người tốt, việc tốt” năm qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: 27 năm qua, phong trào “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô đã trở thành nếp văn hóa, bản sắc riêng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng nói chung đã tạo động lực và niềm tin trong nhân dân với hàng trăm, hàng nghìn những bông hoa người tốt, việc tốt.
Phong trào “Người tốt, việc tốt” được triển khai gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người cùng với phong trào thi đua “thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”; các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển”, “Khởi nghiệp sáng tạo”,…
Đặc biệt, với quyết tâm đổi mới trong tổ chức trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào “Người tốt, việc tốt” nói riêng, thành phố đã tiến hành sửa đổi các quy chế, quy định về thi đua khen thưởng; tiếp tục tổ chức hiệu quả cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, NTVT; thành lập Tổ công tác chuyên đề về phát hiện, đề xuất, khen thưởng điển hình tiên tiến, NTVT; đẩy mạnh đổi mới các hình thức tuyên truyền, hướng về cơ sở thông qua các giao lưu, tọa đàm… Qua đó, đã phát hiện và tuyên truyền nêu gương nhiều cá nhân điển hình trong cuộc sống để mọi người cùng học tập, làm theo.
Thông qua phong trào “Người tốt, việc tốt” năm 2019, đã có gần 10.000 gương NTVT được khen thưởng ở cơ sở, gần 700 cá nhân được tặng danh hiệu NTVT cấp thành phố, 10 cá nhân được công nhận là Công dân Thủ đô ưu tú.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phát động phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2020.
Trong đó, đồng chí đề nghị các phong trào thi đua bám sát các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô như: Việt Nam là Chủ tịch ASEAN; kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội; kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Đại hội Thi đua yêu nước thành phố giai đoạn 2020 - 2025 và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X…
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chúc mừng các gương người tốt, việc tốt và các cá nhân điển hình tiên tiến được khen thưởng tại Hội nghị; đồng thời biểu dương phong trào thi đua yêu nước của TP Hà Nội trong những năm qua.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Hà Nội quan tâm hơn nữa tới tính sáng tạo và quyết tâm trong thực hiện các mục tiêu của từng phong trào thi đua, phải tạo được sự thống nhất cao từ nhận thức tới hành động trong từng cơ quan, đơn vị cũng như vai trò nêu gương của người đứng đầu. Chú ý phát hiện và biểu dương khen thưởng những người lao động trực tiếp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu để người tốt, việc tốt lan tỏa sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho vườn hoa người tốt, việc tốt của Thủ đô Hà Nội ngày thêm rực rỡ.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì cho 3 đồng chí lãnh đạo thành phố
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh năm nay kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chúng ta luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Người, đó là thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và vững, nghĩa là phải nâng cao nồng nàn yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người; phải có sự lãnh đạo đúng, có kế hoạch tỉ mỉ, kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm, nghĩa là làm sao cho mỗi nhóm, mỗi người tự giác, tự động. Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, cho gia đình mình, lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc.
Phó Chủ tịch nước đề nghị TP Hà Nội gắn các phong trào thi đua với việc xây dựng, bồi dưỡng con người Việt Nam trong thời kỳ mới; phát triển toàn diện về ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe và lao động sản xuất giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa như tinh thần người Hà Nội văn minh, thanh lịch.
Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân
Tại Hội nghị, các đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND thành phố được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. 9 tập thể và 7 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức chức thành công Hội nghị Thượng định Mỹ - Triều tại Hà Nội.
10 cá nhân tiêu biểu được tặng danh hiệu NTVT năm 2019 của TP Hà Nội tại Hội nghị
Dịp này, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019 cho 10 cá nhân. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc trao tặng danh hiệu Người tốt, việc tốt cho 10 cá nhân tiêu biểu đại diện cho 700 cá nhân được thành phố trao tặng danh hiệu người tốt, việc tốt năm 2019.
Mai Thảo
TĐKT - Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, GS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ (nguyên Trưởng khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn được biết đến là người đã gắn bó và am hiểu về mảnh đất và con người Thủ đô trong từng hơi thở cuộc sống. Ông đã gửi gắm tình yêu ấy đến với nhiều thế hệ sinh viên qua nhiều bài giảng lịch sử thú vị; đồng thời viết nên nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học mang tầm vóc lịch sử và thời đại về mảnh đất kinh kỳ phồn hoa đô hội này.
Hà Nội là nguồn sáng tạo nên những nghiên cứu giá trị
Tiếp chúng tôi tại căn nhà hơn 100 tuổi ở số 350 Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội), vị giáo sư có mái tóc bạc phơ và bộ râu dài hiền từ trò chuyện như một vị tiên ông giữa tiếng ồn của phố phường đông đúc, nhộn nhịp. Ngồi cạnh những dãy sách là các công trình nghiên cứu, bài viết, bài giảng tâm huyết cả đời của mình, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ vừa trò chuyện, vừa vui vẻ mời chúng tôi những thức vị rất Hà Nội như: Cà phê, chuối ngự và lạc rang...
Vừa nhìn ra con đường trước mặt đang vang lên những âm thanh của nhựa sống, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ như sống lại thời thanh niên sôi nổi của mình giữa thủ đô ngàn năm văn hiến.
GS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ trong căn nhà của mình
Tốt nghiệp xuất sắc khóa 1, khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn) năm 1959, ông trở thành thầy giáo dạy lịch sử tại trường.
Năm 1984, từ sự hướng dẫn của Giáo sư Phan Huy Lê cùng tình yêu với mảnh đất đã sản sinh, nuôi dưỡng mình, ông đã chọn đề tài “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX: Kết cấu kinh tế - xã hội của một đô thị trung đại” để bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) đầu tiên của khoa Lịch sử khi ấy.
Công trình trở thành nghiên cứu tiêu biểu về Thăng Long - Hà Nội được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trích dẫn nhiều khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và đặc biệt về lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói riêng.
Công trình đã được dịch sang tiếng Anh (Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, năm 2002), được nhiều học giả và bạn đọc của nhiều nước biết đến, góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung, lịch sử và văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng với bạn bè quốc tế.
Công trình được bổ sung và xuất bản trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” nhân đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tiếp tục được giới nghiên cứu và bạn đọc đánh giá cao.
Chia sẻ về phương pháp nghiên cứu đề tài ấy, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ cho biết: Thay vì tiếp cận các nguồn tài liệu cổ trong nước và tri thức dân gian, ông đã chủ động tìm kiếm các thư tịch, tài liệu cổ nước ngoài để có những trích nguồn chính xác và phù hợp. Để làm được điều đó ông đã phải sử dụng vốn kiến thức tiếng Anh và tiếng Pháp của mình để dịch các tài liệu, đến thư viện mượn sách trong điều kiện hết sức khó khăn và điều kiện kinh tế còn quá nhiều thiếu thốn.
Những quan điểm mới khi tiếp cận những lớp văn hóa, lịch sử Hà Nội mới lạ như: Nhìn thẳng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để nhìn nhận đặc điểm của xã hội đô thị có sự hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa những đẳng cấp trong xã hội,…cùng với đó là hướng nghiên cứu “phức hợp” được ông sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt để tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm có cái nhìn khách quan hơn về Thủ đô trong quá khứ, tạo nên những giá trị to lớn trong khoa học lịch sử nhưng cũng tạo nên những luồng dư luận trái chiều.
Tuy nhiên, sau khi đất nước tiến hành đổi mới để mở cửa và hội nhập, những phát kiến mới của ông dần được ghi nhận và trở thành nguồn thông tin hữu ích, góp phần bổ sung vào kho kiến thức lịch sử của nước nhà. Một học giả người Mỹ đã dịch sang tiếng Anh, biến luận văn của ông trở thành đề tài lịch sử hấp dẫn nhiều học giả quốc tế.
Từ đề tài nghiên cứu khoa học của mình, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ đã viết nên nhiều cuốn sách liên quan đến đề tài Hà Nội. Tiêu biểu là cuốn “Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX” năm 2006 và được xuất bản vào đúng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cùng nhiều bài tham luận và các cuốn sách có giá trị.
Tình yêu từ cái nhìn “phức hợp”
Luôn coi Hà Nội là đề tài hấp dẫn với những kiến thức phong phú, bất tận mà phải dùng cả đời mình để chiêm nghiệm và nghiên cứu, bằng tình yêu với mảnh đất kinh kỳ này, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ cho rằng: Hà Nội là vi mẫu của cả nước. Đây là nơi hội tụ rất nhiều tinh hoa nhưng cũng là vùng trũng chứa đựng nhiều vấn đề xã hội đáng phải suy ngẫm.
Một số tác phẩm của GS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ
Bằng lối tư duy biện chứng của mình, ông cho rằng: Tuy Hà Nội cũng như xã hội Việt Nam hiện nay đang có nhiều biểu hiện tiêu cực ở một vài lĩnh vực, gây hoang mang, dao động trong một bộ phận người, nhất là lớp trẻ nhưng trong tương lai không xa, sự phát triển mới với nhiều giá trị lớn lao sẽ xóa bỏ hết đi những hạn chế, tiêu cực ấy. Chính vì vậy, mỗi người dân Hà Nội nên có những trăn trở tích cực, để rồi từ đó biết vượt lên khó khăn để xây dựng Thủ đô ngày một phát triển, phồn vinh.
Từng chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội qua nhiều thăng trầm lịch sử, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ luôn yêu và trân trọng từng giá trị mà Thủ đô đã, đang và sẽ có. Trong cái nhìn của ông, người dân Thủ đô là sự hội tụ rất nhiều đặc tính tốt đẹp của người Việt Nam nhưng cần phải được đánh thức tư duy để có những bứt phá giải phóng mình, để yêu Hà Nội bằng một tình yêu đích thực, không vì thành tích, vụ lợi mà làm mất đi những nét đẹp vốn có của Thủ đô.
Hiện nay, dù đã bước sang tuổi 83 và mắc bệnh viêm đa khớp từ nhiều năm nay, mọi việc đi lại đều phải nhờ đến nạng hoặc xe lăn và bàn tay chăm sóc của vợ nhưng GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ vẫn miệt mài với nhiều công trình sách mới về Hà Nội cũng như lịch sử thế giới.
Mỗi ngày, ông đều làm việc 8 tiếng, tự mình sử dụng máy tính và dịch các tài liệu để phục vụ cho các tác phẩm mang tên mình. Với ông, làm khoa học chính là một thú vui của tuổi già để hạn chế sự trì trệ trong tư duy, bắt kịp xu hướng mới của thời đại.
Do tuổi cao, lại mới trải qua cơ bạo bệnh nên không thể đến thư viện, ông đã tự tạo cho mình một kho sách điện tử lên tới 15000 sách cùng 1000 cuốn trên giá sách vẫn thường được ông sử dụng để tham khảo, tra cứu.
Trong suy nghĩa của ông, sống là cả một quá trình làm việc cần mẫn để tư duy, sáng tạo. Bởi vậy, ông luôn tâm niệm: “Đừng chết khi còn sống”.
Dự định, trong năm nay ông sẽ viết thêm một cuốn Hà Nội thời Lê Trung Hưng và tiếp tục hoàn thành bản thảo Lịch sử Việt Nam tập 10 – đàng Ngoài 1593 - 1771 thuộc đề án khoa học cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ còn trực tiếp hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh mỗi khi họ tìm đến ông để học hỏi thêm về kiến thức. Học trò của ông nhiều người đã thành đạt và có địa vị trong xã hội nhưng luôn yêu mến, kính trọng ông ở hướng nghiên cứu dám nhìn thẳng vào thực tiễn và trung thực trong làm khoa học. Cháu ngoại ông cũng chính là một trong số những sinh viên xuất sắc đã được thừa hưởng lòng say mê với lịch sử và khoa học chân chính ấy.
Từ những đóng góp đó, GS. TS Nguyễn Thừa Hỷ đã được nhận Giải thưởng cao quý của Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2012, giải thưởng Bùi Xuân Phái “Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 12 năm 2019. Đặc biệt, ông vinh dự được đề cử là Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019.
Hy vọng rằng, trí tuệ phi thường cũng như tình yêu tha thiết với Hà Nội sẽ là những động lực to lớn để ông có nhiều cống hiến về mặt khoa học hơn nữa vì sự phát triển của Thủ đô trong thời gian tới.
Ngọc Huyền
TĐKT - Chiều 1/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống công tác dân vận của Đảng, 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”, tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2009 - 2019.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại Hội nghị
Tới dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K’Ré; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cùng lãnh đạo các ban của Thành ủy, lãnh đạo HĐND thành phố.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ: Trải qua từng thời kỳ cách mạng, Ban Dân vận đã có những tên gọi khác nhau, nhưng đều có chức năng, nhiệm vụ chung là cơ quan tham mưu cho Đảng về công tác dân vận. Bao gồm công tác mặt trận, công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, tôn giáo vận, dân tộc ít người...
Là Đảng bộ lớn nhất cả nước, trong những năm qua, Thành ủy và các cấp ủy luôn chủ động vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ về công tác dân vận; chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối, phong cách làm việc theo hướng tập trung, quyết liệt, dứt điểm, hiệu quả; hướng mạnh về cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; phát huy dân chủ, đi liền giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nói đi đôi với làm.
Nhờ đó, hoạt động của hệ thống dân vận từ thành phố đến cơ sở có nhiều đổi mới, chủ động, thiết thực, hiệu quả trong công tác tham mưu, phối hợp tốt với các lực lượng, cơ quan, ban ngành triển khai thực hiện công tác dân vận đồng bộ và hiệu quả hơn.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K’Ré trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân vận" cho các cá nhân
Công tác dân vận chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã có đạt được nhiều kết quả; công tác dân vận của các lực lượng vũ trang ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả cao... góp phần quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô, đất nước.
Phong trào “Dân vận khéo” được triển khai gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua như “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện dân chủ ở cơ sở... Nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến đã xuất hiện và được nhân rộng.
Nhiều địa phương, đơn vị đã có phương pháp, quy trình triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo” hiệu quả.
Có thể khẳng định phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục góp phần tích cực vào những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở thành phố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao Bằng khen cho các tập thể
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K’Ré đánh giá, trong 10 năm qua, Thành ủy Hà Nội đã đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các phong trào thi đua yêu nước. Ban Dân vận Thành ủy phát huy tốt vai trò tham mưu triển khai công tác dân vận, cũng như tổ chức tốt “Hội thi Dân vận khéo”, thi viết về cán bộ “Dân vận khéo”... Điều đó cho thấy công tác dân vận của Đảng bộ TP Hà Nội đang được triển khai hiệu quả, đồng bộ.
Đồng chí đề nghị trong giai đoạn tới, Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dân vận; tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, đảm bảo sát thực tiễn từng loại hình, cơ quan, đơn vị; hướng phong trào thi đua “Dân vận khéo” vào những việc mới, việc khó.
Cùng với đó, cần đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, đội ngũ văn nghệ sĩ trong công tác này; chú trọng xây dựng mô hình, điển hình dân vận khéo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo; giải quyết tốt những kiến nghị, đề xuất, những bức xúc của nhân dân, đặc biệt là về đất đai, môi trường...
Tiếp thu ý kiến các ý kiến của đồng chí Điểu K’Ré, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng đã triển khai cụ thể các nhiệm vụ trong thời gian tới đến các cấp ủy đảng, tiếp tục lãnh đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác dân vận trong tình hình mới; thường xuyên, chủ động nắm bắt, dự báo tình hình nhân dân, đồng thời, tập trung giải quyết tốt những vấn đề dân sinh bức xúc.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; thực hiện tốt việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Quyết định 6525-QĐ/TU, Quyết định số 2200-QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội…
Dịp này, Ban Dân vận Trung ương đã tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân vận” cho 40 cá nhân tiêu biểu của thành phố. 10 tập thể, 10 cá nhân được nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy về thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2009 - 2019.
Mai Thảo
Biểu dương điển hình phụ nữ Thủ đô tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước
TĐKT - Sáng 1/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước (giai đoạn 2014 - 2019); biểu dương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2019. Tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” cho các cá nhân 5 năm qua, Hội LHPN TP Hà Nội luôn bám sát các nội dung chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy Hà Nội để tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. Quy mô và chất lượng phong trào thi đua ngày càng đổi mới, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Nhiều mô hình, phần việc thi đua cụ thể, thiết thực đã mang lại lợi ích cho phụ nữ, trẻ em, cho gia đình, tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Cụ thể, phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” ngày càng đi vào chiều sâu. Phong trào thi đua được các cấp Hội triển khai gắn với thực hiện cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố, cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Nội dung thi đua được cụ thể hóa thành tiêu chí thực hiện phù hợp với từng đối tượng phụ nữ và tiêu chuẩn đăng ký, bình xét danh hiệu Phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”. Kết quả, hàng năm, có trên 85% cán bộ, hội viên phụ nữ đạt chuẩn mực. Phong trào thi đua cũng được nữ CNVCLĐ, nữ thanh niên Thủ đô tích cực đăng ký tham gia rèn luyện theo từng lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề, gắn với thực hiện các phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Xung kích phát triển kinh tế, xã hội”… Việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước còn được các cấp Hội gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình làm theo Bác thiết thực, hiệu quả đã được triển khai như: “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “Hũ gạo tình thương”, “Tuần lễ vàng tiết kiệm vì phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”… Kết quả, từ việc thi đua tiết kiệm với số tiền 139 tỷ 233 triệu đồng, trong 5 năm, cán bộ, hội viên đã phụ nữ đã trích ủng hộ 19 tỷ 233 triệu đồng sửa mái ấm tình thương, nhà tình nghĩa, tặng quà, sổ tiết kiệm, học bổng cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào thi đua, nhiều mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường hiệu quả cũng được xây dựng và nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố như: Mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp”, “Đoạn đường nở hoa”, “Tuyến phố vệ sinh, văn minh đô thị”, “Nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”, mô hình “Sạch đồng ruộng”, “Liên chi bảo vệ môi trường”… Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Hội LHPN Hà Nội, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước những năm vừa qua; đồng thời, chúc mừng các tập thể, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, họ đều là những bông hoa đẹp, những tấm gương xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác và học tập. Đây là bằng chứng sinh động khẳng định những bước trưởng thành vững chắc của phụ nữ Hà Nội đồng hành cùng phong trào thi đua yêu nước của Thủ đô trong sự nghiệp đổi mới và phát triển. Để tiếp tục phát huy hơn nữa phong trào thi đua yêu nước của thành phố và của Hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các cấp Hội phụ nữ Hà Nội cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của hội viên, phụ nữ về mục đích, tác dụng của công tác thi đua, để chị em hiểu rõ thi đua là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các cấp Hội, các tầng lớp Phụ nữ Thủ đô. Nghiên cứu các phong trào, các cuộc vận động mới thiết thực, sát với chức năng của Hội và nhiệm vụ chính trị của Thủ đô; tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thường xuyên cải tiến các biện pháp chỉ đạo, đổi mới công tác thi đua. Chủ động, sáng tạo đề ra các mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thi đua sát thực, phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của đông đảo hội viên, với nhiệm vụ của địa phương và nguồn lực của các cấp Hội. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo phương châm hướng mạnh về cơ sở. Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” trong các phong trào thi đua yêu nước. Nhân dịp này, 10 cá nhân được Hội LHPN thành phố tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu”; 65 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước được Hội LHPN thành phố khen thưởng. Mai ThảoTĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 65 Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019) và 20 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình’’, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa: Triển lãm, trưng bày, chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm”...
Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Xưa và Nay, Viện thiết kế thời trang - A Designer Hà Nội, Công ty Văn hóa nghệ thuật... tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội - 65 năm" tại phố tranh bích họa Phùng Hưng (phường Hàng Mã) từ ngày 4/10 - 10/10/2019.
Ảnh minh họa
Chương trình nhằm tuyên truyền về một trong những chiến thắng có ý nghĩa lịch sử của dân tộc tới người dân, du khách; tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước với các em học sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng, TP Hà Nội nói chung về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Qua đó, mỗi công dân có những hành động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp cho việc xây dựng Thủ đô văn minh, đầy truyền thống và tự hào dân tộc.
Cùng với đó là triển lãm tranh, chủ đề "Thu Hà Nội" được khai mạc lúc 17h30 ngày 4/10/2019. Sự kiễn diễn ra từ ngày 4 - 15/10/2019 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Tại triển lãm sẽ giới thiệu những bức ký họa vẽ ngay tại trận chiến của các họa sĩ vẽ về đề tài chiến tranh - cách mạng, những năm tháng hào hùng đã qua của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ Thủ đô.
Nhân dịp này, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cũng tổ chức triển lãm ảnh "Hoài niệm" của NAG Lê Bích tại Đình Kim Ngân (số 42 - 43 Hàng Bạc) phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm.
Qua triển lãm, mong muốn mỗi người dân thêm yêu Hà Nội, thêm trân trọng những gì chúng ta đã có ngày hôm nay.
Hưng Vũ
TĐKT - Ngày 30/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
Năm 2019, phong trào thi đua “người tốt, việc tốt” và cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt (ĐHTT, NTVT) tiếp tục được quận Bắc Từ Liêm duy trì triển khai hiệu quả, đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào thi đua của các tầng lớp nhân dân.
Các cá nhân được trao tặng danh hiệu NTVT cấp thành phố
Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương ĐHTT, NTVT, nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều hành động đẹp, việc làm bình dị, nhỏ bé nảy sinh trong cuộc sống nhưng thiết thực, thể hiện lòng nhân ái trong cộng đồng, xã hội; có tác dụng nêu gương, lôi cuốn mọi người cùng làm theo.
Các phong trào thi đua đã góp phần cùng quận Bắc Từ Liêm thúc đẩy phát triển kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2019: Kinh tế của quận tiếp tục duy trì tăng trường khá, giá trị sản xuất các ngành đạt 29.109 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2018; thu ngân sách trên 2.029 tỷ đồng.
Đặc biệt, qua cuộc thi, toàn quận có 17 gương NTVT tiêu biểu được thành phố khen thưởng. Quận đã khen thưởng và công nhận danh hiệu NTVT năm 2019 cho 355 gương ĐHTT, NTVT. Trong đó, 92 gương được phát hiện qua cuộc thi viết và 263 gương được bình xét từ cơ sở.
Nhân dịp này, UBND quận công nhận, trao thưởng cho 327 cá nhân là gương NTVT, 7 tập thể ĐHTT, 21 cá nhân ĐHTT, 16 tập thể triển khai tốt cuộc thi viết và phong trào NTVT. Quận cũng trao 1 giải nhất, 3 giải nhì, 9 giải ba và 17 giải khuyến khích cho các cá nhân đạt giải cuộc thi viết và phong trào NTVT năm 2019.
Thục Anh
TĐKT - Chiều 30/9, quận Ba Đình (TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị biểu dương "Người tốt, việc tốt" năm 2019; tổng kết đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 20 năm TP Hà Nội được UNESCO công nhận Thành phố vì hòa bình.
Năm 2019, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" quận Ba Đình được quan tâm đổi mới với mục tiêu khơi dậy và phát huy tinh thần làm việc tốt, tập trung nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Phong trào được triển khai gắn với việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát triển sản xuất, kinh doanh với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung, góp phần vào mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân.
Các phong trào thi đua đã góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội 8 tháng đầu năm 2019. Kết quả, tốc độ tăng giá trị sản xuất chung toàn quận thực hiện so với cùng kỳ năm trước tăng 11,2%, thu ngân sách đạt 5.430 tỷ/8.386 tỷ đồng, đạt 64,75% dự toán.
Thông qua các phong trào "Người tốt, việc tốt" và các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương lao động, sáng tạo, có nhiều việc tốt được các cấp khen thưởng.
Điển hình là bà Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 3 phường Ngọc Hà đã khéo léo, tuyên truyền, vận động thuyết phục cán bộ, hội viên, nhân dân tham gia xóa bỏ các điểm chân rác; bà Trần Thị Huệ, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh số 10 phường Cống Vị, nhiều năm qua hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hằng năm đều dành 1 tháng lương hưu của mình từ 7 - 8 triệu đồng tri ân, trao tặng các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ…
Năm 2019, toàn quận đã có 535 tập thể, 1.037 cá nhân có thành tích xuất sắc được chủ tịch UBND quận khen thưởng, trong đó có 63 gương “Người tốt, việc tốt”; 14 cá nhân được UBND TP tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt".
Nhân dịp này, UBND TP tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho 14 cá nhân và 4 tập thể, cá nhân có thành tích trong thi đua cao điểm kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; UBND quận khen thưởng 26 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 63 cá nhân đạt danh hiệu Người tốt, việc tốt.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đánh giá cao những tập thể, cá nhân được biểu dương của quận Ba Đình. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, với vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm chính trị - hành chính của cả nước, quận Ba Đình cần tiếp tục phát huy, khích lệ và lan tỏa các phong trào thi đua, đóng góp tích cực cho an ninh, chính trị và nâng cao đời sống nhân dân.
Thục Anh
Quận Cầu Giấy biểu dương các hoạt động khuyến học, khuyến tài
TĐKT - Ngày 29/9, tại Hà Nội, quận Cầu Giấy đã tổ chức “Ngày hội Khuyến học quận Cầu Giấy năm 2019 và tổng kết công tác khuyến học, hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời”. Đến dự có: Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan. Biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho phong trào khuyến học quận Cầu Giấy. Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Khuyến học quận Cầu Giấy - Nguyễn Thị Vân Khanh cho biết, trong những năm qua, với mảnh đất hiếu học có bề dày truyền thống, Cầu Giấy không chỉ là niềm tự hào của nguời dân Cầu Giấy về thành tích học mà còn là niềm tự hào của cả nước. Mỗi học sinh Cầu Giấy luôn coi nơi đây là cái nôi học tập, cần phải giữ gìn truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ học tập mà ông cha ta đã dày công vun đắp. Đặc biệt, lãnh đạo và nhân dân quận Cầu Giấy luôn coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nhân tài và coi đây là chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Qua hơn 20 phát triển, Hội khuyến học quận Cầu Giấy có 318 chi hội, 29.785 hội viên đã thường xuyên quan tâm phát triển trung tâm học tập cộng đồng, việc học tập của người lớn, công tác tổng kết, khen thưởng tới các gia đình học tập, dòng họ học tập và khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan phát biểu tại buổi lễ Từ phong trào này, toàn quận đã có 507 gia đình hiếu học tiêu biểu, cá nhân xuất sắc trong phong trào học tập suốt đời được tôn vinh, khen thưởng. Điển hình như các dòng họ Nguyễn Đức (phường Nghĩa Đô); Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Công, Trần, Hoàng (Yên Hòa); Nguyễn Xuân, Nguyễn Minh (Dịch Vọng); dòng họ Lê (phường Dịch Vọng Hậu); dòng họ Đặng, Tô (phường Quan Hoa)… Chủ tịch Hội khuyến học quận Cầu Giấy cũng cho biết, ngoài việc khen thưởng các dòng họ, cá nhân xuất sắc trong phong trào học tập suốt đời, năm 2019, các cấp hội quận đã tiến hành khen thưởng 497 lượt giáo viên giỏi xuất sắc đạt các giải. Đồng thời, tôn vinh gần 50.000 lượt học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia, thành phố, Bộ huy chương các loại, văn nghệ, thể dục thể thao, mỹ thuật… với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng. Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá cao những kết quả mà quận Cầu Giấy, Hội Khuyến học và các tầng lớp nhân dân quận đã đạt được trong công tác khuyến học, khuyết tài, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng… trong thời gian qua. Để tiếp tục duy trì phát huy những kết quả đạt được, nguyên Phó Chủ tịch nước đề nghị các nhà trường quận Cầu Giấy cần tiếp tục khơi dậy niềm tự hào để mỗi học sinh thấm sâu, từ đó phát huy truyền thống vẻ vang của quận Cầu Giấy nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, vươn lên, nỗ lực học tập, rèn luyện, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước... Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp "trồng người", tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục, dạy và học trong các nhà trường; các thầy, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo; các cháu học sinh học tập, rèn luyện tốt, kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo, ông bà, cha mẹ, biết yêu thương mọi người xung quanh... Hồng Thiết – Mai ThảoTĐKT - 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, kinh tế - xã hội của xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) đang trên đà bứt phá để phát triển. Nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.
Diện mạo nông thôn mới xã Lại Thượng đổi thay từng ngày
Về Lại Thượng hôm nay có thể dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt của vùng quê nghèo đất cằn sỏi đá năm xưa. Nhờ xã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, những mảnh ruộng nhỏ, manh mún khi xưa giờ đã được thay thế bằng những ô thửa lớn, thuận tiện đưa máy móc vào phục vụ sản xuất. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được đầu tư đồng bộ. Những tuyến đường ngõ xóm, trục thôn, trục xã được cứng hóa, bê tông hóa sạch đẹp, được tô điểm bằng những hàng cây xanh rợp bóng mát. Hệ thống đình, chùa và các cơ sở văn hóa tâm linh được bảo tồn, trung tu…
Đến hết năm 2015, Lại Thượng mới đạt 6/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) và 2 tiêu chí cơ bản đạt. Đến cuối năm 2017, bằng sự quyết tâm, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, xã đã cán đích NTM với 19/19 tiêu chí hoàn thành, 5/6 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM.
Tổng số lao động có việc làm trên toàn xã là 5.718/5.864 lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 41,3 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 0,76%.
Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, phù hợp với quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tới. Có 7,1 km đường trục liên xã, 8,6 km đường liên thông, 22,4 km đường ngõ xóm đã được bê tông hóa; 14,6 km đường trục chính nội đồng được cứng hóa. Trên địa bàn xã đã đầu tư được 9 trạm biến áp, 10,2 km đường dây trung thế, 20,73 km đường dây hạ thế, đáp ứng cho 2.625 hộ dân và 327 hộ kinh doanh sử dụng điện an toàn.
Xã có hội trường đa năng và sân thể thao; có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi; 6/6 thôn có nhà văn hóa. Chợ nông thôn được xây dựng theo quy hoạch với diện tích 1.141 m2, đảm bảo cho 71 hộ kinh doanh và các hộ buôn bán nhỏ lẻ.
Dịch vụ bưu chính viễn thông hoạt động có hiệu quả; dịch vụ viễn thông, internet phủ kín 6/6 thôn. 100% máy tính của xã được kết nối internet và ứng dụng đầy đủ các phần mềm theo quy định; tỷ lệ hồ sơ được đăng ký trực tuyến dịch vụ công mức độ 3 đạt trên 70%. Hiện nay xã không còn nhà tạm, dột nát; 100% hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.
Hiện trên địa bàn xã có 4/4 hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả với 1.154 thành viên, đáp ứng nhu cầu cơ bản của thành viên và nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Các trường học đều đáp ứng tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Xã đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 9/99 học sinh. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,09%. 5/6 thôn đạt danh hiệu Làng văn hóa, 91,38% số hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%.
Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội, không có khiếu kiện đông người kéo dài, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
Có được những thành công ấy, một phần nhờ vào vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành sâu sát của Đảng ủy, HĐND, UBND xã. Ngay từ những ngày đầu triển khai xây dựng NTM, Đảng ủy xã Lại Thượng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã; UBND xã thành lập Ban Quản lý xây dựng NTM và thành lập các tiểu ban xây dựng NTM tại các thôn. HĐND xã đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ - HĐND ngày 20/8/2012 về việc xây dựng NTM xã Lại Thượng giai đoạn 2012 - 2020. Đồng thời, Đảng ủy xã đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng chung tay xây dựng NTM. MTTQ và các đoàn thể đã xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, vận động để toàn thể hội viên, các tổ chức và nhân dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm trong việc đóng góp sức người, sức của cùng nhau đưa xã Lại Thượng về đích NTM.
Nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM đến mọi tầng lớp nhân dân, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động lồng ghép thông qua hội nghị của Đảng ủy, HĐND, UBND, các đoàn thể cũng như các hội nghị của thôn. Qua đó, người dân nhận thức sâu sắc nội dung, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, góp sức người, sức của chung tay thực hiện phong trào. Nhiều tập thể, cá nhân đã không ngần ngại hiến đất mở rộng đường, ủng hộ tiền, ngày công... để làm đường, tu sửa các công trình văn hóa.
Có thể thấy, sau 10 năm xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao nhanh và bền vững. Nhân dân được tiếp cận với hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, đầy đủ, tiếp cận hệ thống thông tin truyền thông đa chiều, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đã giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 50,19 xuống còn 28%. Xã đã hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, quy hoạch phát triển kinh tế xã đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa. Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp được bảo tồn và phát huy.
Chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên và địa phương được xuyên suốt, đạt hiệu quả cao, đã tạo được lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền.
Từ xuất phát điểm là một xã thuần nông, có sản xuất nông nghiệp manh mún, quy mô nhỏ, bằng sự đoàn kết, đồng lòng, đến nay, xã Lại Thượng không chỉ đạt chuẩn NTM mà còn đang tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2020 đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm của xã Lại Thượng, ông Lê Đăng Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đề cao phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”, ban chỉ đạo, ban quản lý và các tiểu ban xây dựng NTM luôn sâu sát nhân dân để giải quyết các vấn đề, các nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến nhân dân, nâng cao đời sống nhân dân, vừa tạo khí thế phấn khởi cho nhân dân, vừa nuôi dưỡng sức dân. Khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của dân là nhân tố quyết định thành công của chương trình…
Đỗ Hồng
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 62
- 63
- 64
- 65
- 66
- …
- sau ›
- cuối cùng »