Chuyên đề

Trung tâm Tin học thống kê khu vực II luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của ngành Thống kê

Trung tâm Tin học Thống kê Khu vực II thuộc Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin, tiền thân là Công ty Dịch vụ Thông tin Thống kê được thành lập từ năm 1988. Trung tâm được giao chức năng, nhiệm vụ: Thiết lập, quản trị, vận hành, bảo trì hệ thống dự phòng hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ mạng; tham gia xây dựng và thực hiện các giải pháp kỹ thuật về bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh đối với thông tin cho hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thống kê; thực hiện bảo trì, hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật về công nghệ thông tin đối với hệ thống mạng của 20 Cục Thống kê phía Nam. Ngoài ra, Trung tâm còn xây dựng, chuyển giao và hỗ trợ sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác của ngành Thống kê; xây dựng công cụ xử lý, tích hợp, quản lý, khai thác dữ liệu; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu thống kê bao gồm dữ liệu vi mô và dữ liệu vĩ mô thống kê. Trụ sở chính của Trung tâm: Số 54A, Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM Đội ngũ nhân sự chủ chốt của Trung tâm với hơn 30 người là thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, chuyên ngành CNTT, điện tử, viễn thông, kinh tế, thống kê, được đào tạo chính quy và luôn được trang bị thêm kiến thức qua các khóa đào tạo kỹ thuật mới để nâng cao chuyên môn và được thử thách qua các dự án thực tế của Trung tâm, bảo đảm làm chủ được các công nghệ mới và ứng dụng một cách có hiệu quả. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm luôn phát huy tốt vai trò là một trong 3 trung tâm của ngành Thống kê tham gia xử lý số liệu cho các cuộc điều tra lớn của quốc gia, đó là: Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999; Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2011, 2016: Sử dụng công nghệ quét và nhận dạng ký tự thông minh; Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số; Điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản giữa kỳ năm 2020; Tổng Điều tra kinh tế năm 2021: Thu thập thông tin và tổng hợp số liệu bằng công nghệ web; Điều tra dân số biến động giữa kỳ năm 202; Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2022: Thu thập thông tin bằng thiết bị di động (CAPI); Xây dựng nhiều phần mềm điều tra, thu thập thông tin, xử lý các cuộc điều tra và phục vụ nhu cầu quản lý của ngành thống kê. Mặt khác, Trung tâm luôn tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời bảo đảm thông suốt, an toàn hệ thống mạng của 20 Cục thống kê phía Nam; đảm bảo vận hành Trung tâm dự phòng cho các cuộc điều tra, tổng điều tra của ngành. Lớp đào tạo CNTT cho các Cục thống kê phía Nam năm 2022 Ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng, chuyển giao và hỗ trợ sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác của ngành Thống kê, Trung tâm dự phòng và là một Trung tâm khu vực bảo đảm về công nghệ thông tin cho 20 Cục Thống kê các tỉnh, thành phố phía Nam, Trung tâm còn tham gia cung cấp các dịch vụ về CNTT cho các đơn vị trong và ngoài ngành ở khu vực. Năm 2021, 2022, mặc dù Trung tâm gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh của Covid-19, tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết Ban Giám đốc cùng toàn thể viên chức và người lao động quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được lãnh đạo Cục thu thập dữ liệu và ứng dụng CNTT thống kê và lãnh đạo Tổng cục Thống kê giao. Trong đó, Trung tâm đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng và quản trị hệ thống mạng của khu vực, đảm bảo kết nối thông suốt với Tổng cục và các Cục thống kê; kiểm tra hỗ trợ các cục thống kê phía Nam về bảo mật an toàn an ninh mạng và vận hành an toàn hệ thống máy chủ do Trung tâm phụ trách. Nâng cấp, hiệu chỉnh bổ sung chức năng các phần mềm quản lý kết quả điều tra thống kê và xây dựng các phầm mềm mới như: Phần mềm quản lý thu thập thông tin, xây dựng phương án, dự toán điều tra thống kê; phần mềm quản lý Công nghệ thông tin; phần mềm tổng hợp kết quả các cuộc điều tra; phần mềm thu thập, xử lý thông tin về cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể năm 2022. Hoạt động kinh doanh dịch vụ được đẩy mạnh, Trung tâm đã thực hiện nhiều hợp đồng thi công hệ thống mạng, thông tin liên lạc và camera giám sát, xây dựng phần mềm... cho Cục thống kê các địa phương. Số hóa sổ hộ tịch cho Sở Tư pháp TP.HCM Kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ và thu nhập của viên chức, người lao động Trung tâm năm 2021, 2022 cao hơn năm 2020 trên 10% và so với kế hoạch đề ra. Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 Với những kết quả đạt được, từ năm 2011 đến năm 2021 Trung tâm liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012,Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2014, 2018, 2020; năm 2022 Trung tâm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và được đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong quá trình hoạt động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh Điện Biên luôn tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra. Theo chia sẻ của đồng chí Lò Văn Mừng - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh: Năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với địa bàn dân cư và công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy mạnh việc nắm bắt tình hình nhân dân, phát huy hiệu quả của các trang mạng xã hội và phương tiện thông tin đại chúng... Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại nhiều kết quả góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương; đặc biệt là chương trình hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo từ chương trình “Mái ấm nghĩa tình an sinh xã hội” và các chương trình xã hội hóa khác. Tổ chức bộ máy, cán bộ của Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn; các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, hội viên; nội dung và phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực. Khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được củng cố và tăng cường. Một số kết quả nổi bật là: Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với 861 hoạt động tuyên truyền tại cơ sở với hơn 33.880 người tham gia. Công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân được MTTQVN các cấp duy trì nền nếp và đạt kết quả tích cực. Trong năm, MTTQ Việt Nam các cấp đã tổng hợp 86 báo cáo tình hình nhân dân, 114 hội nghị lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với 1.345 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh chủ động phối hợp với chính quyền và các đơn vị liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc triển khai thực hiện các dự án trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tích cực triển khai thực hiện Cuộc vận động  "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phối hợp với chính quyền các cấp và các tổ chức thành viên tổ chức hơn 300 cuộc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình về các lĩnh vực an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, đời sống văn hóa với 487 lượt mô hình tự quản ở khu dân cư. Các tổ chức thành viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng các hoạt động thiết thực. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức điểm Ngày hội đại đoàn kết tại bản Lạn, xã Mường Lạn, huyện Mường Ảng; các huyện đã tổ chức lồng ghép kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc bằng nhiều nội dung phong phú. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tập trung quan tâm chăm lo Tết cho người nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tính đến ngày 15/11/2022, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận trên 97.035 triệu đồng; trong năm 2022, đã phân bổ 70.498 triệu đồng hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 1.353 nhà Đại đoàn kết, 51 công trình vệ sinh, hỗ trợ sinh kế cho 66 hộ gia đình, hỗ trợ 1.162 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ khám, chữa bệnh cho 16 người, tặng 4.939 suất quà nhân dịp lễ, tết trong năm và nhiều hỗ trợ giúp đỡ người nghèo thiết thực khác. Tổ chức kiểm tra các chương trình hỗ trợ trâu, bò giống sinh sản (theo hình thức luân chuyển) đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Công tác cứu trợ được thực hiện kịp thời. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp nhận 180 triệu đồng; đã hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do hỏa hoạn, đuối nước, dông lốc, sạt lở đất với tổng số tiền 383,7 triệu đồng; phối hợp tổ chức rà soát hỗ trợ thiếu đói dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho 5.568 hộ, bằng 23.188 khẩu, số gạo hỗ trợ khoảng 347,82 tấn. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tăng cường phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh tuyên truyền thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Tự hào hàng Việt Nam”; sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng; tăng cường sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa theo chương trình OCOP, giới thiệu quảng bá đặc sản của quê hương tới các địa phương khác trong dịp Tết nguyên đán, Lễ hội Hoa ban tỉnh Điện Biên năm 2022. Phong trào thi đua "Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế" được triển khai gắn kết với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của các tổ chức thành viên, phối hợp triển khai phong trào thi đua đoàn kết sáng tạo tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;tiếp tục phát huy nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, thư kêu gọi và tổ chức phát động ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022). Hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế được tăng cường thông qua các hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân của MTTQ tới các tầng lớp nhân dân; tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị và hoạt động xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Với những việc làm thiết thực, cụ thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Điện Biên ngày càng khẳng định vai trò của mình trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong thời gian tới, Mặt trận các cấp tiếp tục thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể, trong đó tập trung những vấn đề quốc kế dân sinh, liên quan trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nhất là đồng hành, chia sẻ với người dân trong khó khăn...

Trường Đại học Chu Văn An thông báo tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2022

Từ tháng 9 năm 2021 Trường Đại học Chu Văn An chính thức thuộc sở hữu của Tập đoàn Ecopark (100% vốn sở hữu). Hiện nay đang làm thủ tục đổi tên thành Trường Đại học Ecopark Việt Nam và tạo dựng thêm cơ sở đào tạo mới tại Khu đô thị Ecopark nhằm mở ra một trang mới cho sự phát triển của Trường theo hướng bảo đảm chất lượng, hiệu quả, lấy lợi ích của người học làm trung tâm. Trường Đại học Chu Văn An thông báo tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2022, với các nội dung sau: 1. Ngành đào tạo - Quản lý kinh tế – Mã ngành 8310110 - Quản trị kinh doanh – Mã ngành 8340101 2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển 2.1 Về văn bằng a) Có bằng tốt nghiệp đại học, cụ thể như sau: TT Ngành tuyển sinh Ngành phù hợp (ngành đúng) Ngành phù hợp gần (ngành gần) Phù hợp 1 Phù hợp 2 Phù hợp 3 1 Quản lý kinh tế Quản lý kinh tế Kinh tế học; Kinh tế; Kinh tế chính trị; Kinh tế đầu tư; Kinh tế phát triển; Kinh tế quốc tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Kế toán; Kiểm toán; Tài chính ngân hàng; Khoa học quản lý;… Thống kê kinh tế; Toán kinh tế; Bảo hiểm; Marketing; Bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Quản trị nhân lực; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Kinh doanh bất động sản; Quản lý công; Quản trị văn phòng; Quản lý dự án; Quản lý thông tin; Kinh doanh thời trang và dệt may; Khoa học quản lý; Quản lý công nghiệp; Quản lý nông nghiệp; Kinh tế nông nghiệp; Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Quản lý đô thị và công trình; Kinh tế xây dựng; Quản lý xây dựng; Quản lý tài nguyên rừng và môi trường;… Trường hợp tốt nghiệp Đại học không thuộc các ngành đã liệt kê thì yêu cầu phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực đăng ký xét tuyển (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi) 2 Quản trị Kinh doanh Quản trị kinh doanh Marketing; Bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Quản lý kinh tế; Kinh tế; Kinh tế phát triển; Tài chính ngân hàng; Thống kê kinh tế; Bảo hiểm; Kế toán; Quản trị nhân lực; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ; Kinh doanh bất động sản;… Thương mại điện tử; Kinh doanh xuất bản phẩm; Quản lý công; Quản trị văn phòng; Quản lý dự án; Quản lý thông tin; Kinh doanh thời trang và dệt may; Khoa học quản lý; Quản lý công nghiệp; Quản lý nông nghiệp; Kinh tế nông nghiệp; Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Quản lý đô thị và công trình; kinh tế xây dựng; Quản lý xây dựng; Quản lý tài nguyên rừng và môi trường;… Trường hợp tốt nghiệp Đại học không thuộc các ngành đã liệt kê thì yêu cầu phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực đăng ký xét tuyển (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi) b) Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp 1, phù hợp 2, phù hợp 3 phải học bổ sung kiến thức theo quy định trước khi dự tuyển. 2.2 Có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 2.3 Có lý lịch bản thân rõ ràng và đủ sức khỏe để học tập. 3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ. 4. Thời gian, hình thức đào tạo 4.1 Thời gian đào tạo: 1,5 năm. 4.2 Hình thức đào tạo: Thạc sĩ định hướng ứng dụng 5. Học phí, lệ phí 5.1 Lệ phí hồ sơ: 100.000 đồng/hồ sơ 5.2 Lệ phí xét tuyển: 300.000 đồng 5.3 Học phí học chuyển đổi và bổ sung kiến thức (nếu có): 450.000 đồng/tín chỉ 5.4 Học phí cả khóa: 50.000.000 đồng/khóa học. 6. Thời gian tuyển sinh - Học chuyển đổi và ôn tập: Theo kế hoạch chi tiết của Trường. - Xét tuyển: Dự kiến ngày 18/11/2022 - Công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến ngày 25/11/2022 - Nhập học: Dự kiến ngày 03/12/2022 7. Hồ sơ đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp: 7.1 Hồ sơ dự tuyển: - Đơn đăng ký học (theo mẫu của Trường Đại học Chu Văn An); - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương nơi cư trú; - 01 bản sao bằng tốt nghiệp đại học; - 01 bản sao bảng điểm đại học; - 01 bản sao giấy khai sinh; - 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân - Giấy chứng nhận sức khỏe - 02 ảnh màu 3x4 (Các bản sao hồ sơ đều phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) 7.2 Nơi nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp trong giờ hành chính hoặc qua bưu điện tại các địa điểm sau: + Cơ sở Khu đô thị Ecopark: Tòa B2 Rừng Cọ, Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên. Điện thoại: 0934.575.257. Hotline: 0968.395.392 + Cơ sở thành phố Hưng Yên: Đường Tô Hiệu, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, Hưng Yên. Điện thoại: 0947.767.598. Hotline: 0968.395.392

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Những “nữ chiến binh” tiên phong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố mang tên Bác

Trong hàng ngàn sáng kiến, cải tiến được ứng dụng vào thực tiễn do những công nhân, kỹ sư đoạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng thực hiện, có không ít nỗ lực của các nữ công nhân, nữ kỹ sư ngày đêm cần mẫn tỉ mỉ, nghiên cứu. Nhiều sản phẩm, ý tưởng của các chị được ứng dụng vào thực tiễn, không chỉ mang lại giá trị cho đơn vị mà còn nâng tầm sản phẩm Việt. Những “đứa con tinh thần” giá trị Dẫn chúng tôi tham quan khu nhà màng trồng cà chua bi sinh trưởng vô hạn, ứng dụng công nghệ 4.0 tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, chị Nguyễn Thị Kim Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh) tự hào khi quy trình sản xuất mà chị và các đồng nghiệp nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn, đem lại lợi nhuận lớn cho người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là sáng kiến chị tâm đắc, bởi khi áp dụng, người nông dân có thể kéo dài tuổi thọ của cây lên gấp 3 - 4 lần so với sản xuất theo kiểu truyền thống; cho ra sản phẩm sạch, an toàn, năng suất cao và giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất. Kiên trì phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững Hơn 10 năm gắn bó với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong vai trò người quản lý, chị Nguyễn Thị Kim Khánh không những quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi, tích cực tham gia nghiên cứu giống cây mới, quy trình chăm sóc cây, rau, hoa, dược liệu quý, mà chị còn là người truyền lửa cho thế hệ nhà khoa học trẻ đầy lòng đam mê và nhiệt huyết. Hằng năm, chị thường đề xuất và cử các nhà khoa học trẻ đi học tập kinh nghiệm ở các nước có nền nông nghiệp công nghệ cao như: Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore… tiếp cận những công nghệ tiên tiến đem về ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao một cách bền vững.

Trang