Chính trị - Xã hội

Thủ tướng Chính phủ gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư động viên, bày tỏ trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Thủ tướng Chính phủ: Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2021 Thân ái gửi: Các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/7/2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh COVID-19. Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 là thước đo tinh thần "lửa thử vàng, gian nan thử sức" và "tương thân, tương ái", lòng yêu nước của cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, doanh nghiệp, cuộc chiến chống dịch bệnh ở nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, dù phía trước còn rất nhiều gian nan và thách thức. Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, chúng ta phải chiến đấu với loại virus được ví như "kẻ thù nguy hiểm giấu mặt, liên tục biến hóa, tàng hình" và tạm thời chưa có thuốc chữa. Nhân dân càng hiểu, trân trọng, biết ơn sự hy sinh của tất cả các anh chị em trên tuyến đầu, nhất là đội ngũ cán bộ y tế. Những cống hiến đó đã tạo nên bức tranh đẹp lan tỏa sâu rộng trong cuộc chiến chống dịch với những sắc màu của giá trị nhân văn, đức hy sinh, sự sẻ chia và tình đoàn kết toàn dân tộc. Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần". Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ. Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sỹ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch… Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng… Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 đã gây ra bao nhiêu khó khăn, vất vả cho Nhân dân. Đảng, Nhà nước thấu hiểu và chia sẻ, Nhân dân mong từng ngày, từng giờ dịch bệnh sớm được kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi. Các anh chị em mong dịch bệnh qua đi để được trở về với gia đình, người thân, về với thói quen thân thuộc của cuộc sống bình thường… Đảng, Nhà nước trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ cán bộ y tế. Thời gian tới, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường. Chúng ta xác định đây sẽ là cuộc chiến còn trường kỳ, nhiều gian nan. Tôi mong các đồng chí tiếp tục thể hiện ý chí "chân cứng đá mềm", trái tim nhiệt huyết, tấm lòng nhân ái để phục vụ đồng bào. Chúng ta có niềm tin sự kiên trì, bền bỉ với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn với nhiều giải pháp đồng bộ, tổng thể, toàn diện, cùng sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch COVID-19, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng. Chiến thắng đại dịch COVID-19! Chúc các đồng chí, anh chị em lực lượng tuyến đầu chống dịch vững tâm, an lành, sức khỏe, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn ở bên cạnh, mong các đồng chí, anh chị em luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng với niềm tin, sự mong muốn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân! Thân ái, Phạm Minh Chính  

Hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19:Ngành BHXH Việt Nam tích cực, khẩn trương “vào cuộc

TĐKT- Giảm thời gian giải quyết hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục, đa dạng hình thức nộp hồ sơ, tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, làm thêm giờ… Đó là những giải pháp đang được ngành BHXH Việt Nam thực hiện để kịp thời đưa các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Khẩn trương “vào cuộc” Ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Để cụ thể hóa Nghị quyết này, BHXH Việt Nam đã tham gia cùng với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành BHXH Việt Nam gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành cũng thực hiện xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ thiết thực khác như: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, nghỉ việc không lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn, trả lương ngừng việc cho người lao động. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có nhiều phương án cho doanh nghiệp và người lao động Để chỉ đạo, thống nhất thực hiện trong toàn ngành, BHXH Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành việc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong và ngoài ngành để triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trong phạm vi trách nhiệm của ngành BHXH Việt Nam. Ngày 8/7/2021, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 1988/BHXH-TST hướng dẫn về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ngày 9/7/2021, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến trong toàn ngành từ trung ương đến BHXH cấp huyện để quán triệt quyết liệt, triển khai thống nhất, đồng bộ đến các doanh nghiệp, người lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Theo đó, BHXH Việt Nam giao nhiệm vụ cụ thể, phân cấp, phân quyền, chịu trách nhiệm rõ ràng trong toàn hệ thống. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trên tinh thần: Tạo điều kiện tối đa; đơn giản, cắt giảm thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, tuyệt đối không để phát sinh thêm thủ tục hành chính, không đưa ra thêm yêu cầu nào khác so với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Công văn của ngành. Đảm bảo kinh phí chi trả cho đơn vị sử dụng lao động để kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Thực hiện ngay việc điều chỉnh mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp(BHTNLĐ, BNN). Đến ngày 16/7/2021 đã hoàn tất các thủ tục, gửi thông báo về số tiền có được do giảm mức đóng vào Quỹ BHTNLĐ, BNN (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) đến các đơn vị sử dụng lao động để người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động phòng, chống dịch Covid-19. Xác định khối lượng công việc phải thực hiện là rất lớn, trong khi yêu cầu về thời gian hoàn thành càng sớm càng tốt để hỗ trợ kịp thời cho người lao động và người sử dụng lao động, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin triển khai ngay các quy định của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg trên các phần mềm nghiệp vụ và sớm cung cấp các dịch vụ công trên cổng Dịch vụ công của ngành và cổng Dịch vụ công Quốc gia. Qua đó, giúp ngành BHXH Việt Nam chủ động trong việc tiếp cận người cần hỗ trợ; giảm thời gian tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. BHXH các tỉnh, thành phố cũng đẩy mạnh giao dịch điện tử, chuyển phát hồ sơ qua hệ thống bưu điện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp nhất là những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu toàn ngành đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác giải đáp, hỗ trợ, tư vấn để người lao động, người sử dụng lao động biết về các chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác hướng dẫn, trả lời câu hỏi, vướng mắc liên quan. Nhiều chính sách cho doanh nghiệp và người lao động Với tinh thần đó, BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để tạo thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất đến người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Ngay sau khi có hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH các cấp đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoặc văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành văn bản gửi tới các đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại Công văn số 1988/BHXH-TST của BHXH Việt Nam. Đặc biệt, đến ngày 16/7/2021, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% vào quỹ BHTNLĐ, BNN, qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm phương án, điều kiện chủ động khắc phục khó khăn, hỗ trợ người lao động phòng chống dịch Covid-19. Tính đến hết ngày 16/7/2021, BHXH các tỉnh, thành phố đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 11.238.437 lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào quỹ BHTNLĐ, BNN (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm mức đóng lớn nhất cả nước với 101.356 doanh nghiệp, tương ứng hơn 2,3 triệu người lao động được hỗ trợ; tổng số tiền hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng. Theo sau là TP.Hà Nội có trên 87.000 doanh nghiệp với hơn 1,4 triệu người lao động; tổng số tiền hỗ trợ trên 640 tỷ đồng. Các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh… cũng là những địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm đóng rất lớn. Tại TP Hồ Chí Minh, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dich Covid-19 lần thứ 4 này, BHXH thành phố đã vào cuộc với sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn. Theo đó, để hỗ trợ kịp thời cho người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19, BHXH thành phố điều chỉnh thời gian giải quyết hồ sơ từ 2 ngày và 4 ngày xuống còn 1 ngày làm việc với các thủ tục: Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó, BHXH thành phố cũng tổ chức làm việc ngoài giờ hành để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ. Tại Hà Nội, BHXH thành phố đã thành lập Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP để đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, BHXH TPHà Nội yêu cầu BHXH các quận, huyện nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm thời gian tối đa để người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kịp thời. Tỉnh Đồng Nai là địa phương có gần 11.000 doanh nghiệp với hơn 750.000 người lao động thuộc diện hỗ trợ giảm đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN, ngay sau khi có hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã nghiêm túc, khẩn trương phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai trên địa bàn. BHXH tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo, bám sát các đơn vị sử dụng lao động để tư vấn, hướng dẫn. BHXH tỉnh gửi thông báo và ban hành quyết định giảm đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn với tổng số tiền hỗ trợ hơn 330 tỷ đồng. Bên cạnh việc thực hiện chính sách giảm mức đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN, hiện nay, BHXH các tỉnh, thành phố cũng hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; giải quyết chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo thẩm quyền và xác nhận các danh sách: Danh sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo quy định. Có thể thấy, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ là rất lớn, không chỉ là những giải pháp cấp thiết trong hiện tại mà còn giúp người lao động và doanh nghiệp có sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất, kinh doanh, đủ sức tự đứng vững, vượt qua các khó khăn của dịch bệnh. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị của các chính sách hỗ trợ mà Chính phủ quyết tâm thực hiện đối với doanh nghiệp, người lao động để vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, toàn ngành BHXH Việt Nam quyết tâm, đồng lòng với nỗ lực cao nhất khẩn trương đưa những chính sách hỗ trợ đến người lao động và người sử dụng lao động; góp phần đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hồng Thiết  

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong bối cảnh dịch Covid-19

TĐKT- Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ban, ngành, đơn vị liên quan nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tốt nhất quyền lợi BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHYT, BHTN) cho người dân và doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cả hệ thống chính trị quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Phản ứng nhanh, kịp thời Giám đốc BHXH TP Hà Nội Nguyễn Đức Hòa cho biết, đến hết ngày 16/7/2021, BHXH thành phố đã hoàn thành thủ tục và thông báo đến các đơn vị, DN số tiền tạm tính hỗ trợ giảm mức đóng 0% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) trong 12 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) cho 87.472 đơn vị, tương ứng 1.439.694 lao động với tổng số tiền hơn 643 tỷ đồng. Đồng thời, BHXH thành phố đã ban hành quyết định dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 4 đơn vị, với 17 lao động và số tiền hơn 290 triệu đồng; xác nhận danh sách cho 4.854 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động ngừng việc. Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh Dự kiến đến hết năm 2021, toàn thành phố sẽ có khoảng 7.677 đơn vị với 55.758 lao động đủ điều kiện giảm đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất với số tiền ước giảm 83 tỷ đồng; chi hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động(NLĐ) ước khoảng 45.358 đơn vị với gần 1,2 triệu lao động. Về công tác khám chữa bệnh (KCB) BHYT liên quan đến dịch Covid-19, BHXH thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam và Bộ Y tế về thanh toán chi phí KCB, xét nghiệm Covid-19; phối hợp với Sở Y tế giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh; đã cài đặt ứng dụng VssID- BHXH số cho 3.522.913 người, tạo thuận cho người tham gia khi đi KCB BHYT... Trong quá trình triển khai, BHXH thành phố cũng gặp phải một số khó khăn trong việcthanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến dịch Covid-19. Do đó, đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn về việc xác định chi phí KCB điều trị Covid-19 với các trường hợp cụ thể, nhằm tạo điều kiện thuận hơn trong quá trình triển khai công tác KCB. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị trực thuộc có liên quan cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc còn tồn tại và nhấn mạnh: Trong tình hình dịch Covid-19 với nhiều phức tạp như hiện nay, phải có phản ứng nhanh nhạy, kịp thời nhằm đáp ứng giải quyết những vấn đề mới, phát sinh, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Cụ thể, BHXH thành phố cần có phương án linh hoạt trong chi trả các chế độ BHXH, đặc biệt trong những vùng giãn cách, phong tỏa có thể qua tài khoản ngân hàng hay qua các “Tổ Covid-19” như mô hình của một số địa phương. Khẩn trương phối hợp, tạo điều kiện để người bệnh trong khu vực cách ly, giãn cách khi có nhu cầu KCB phải được đi KCB ở bất cứ cơ sở KCB nào, không phân biệt nơi đăng ký KCB ban đầu, miễn người dân thấy thuận tiện nhất. BHXH thành phố cũng cần phải quan tâm, đảm bảo nguồn kinh phí để cơ sở KCB mua thuốc, vật tư y tế để đảm bảo việc KCB cho bệnh nhân… Đồng hành, chia sẻ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết thêm, ngành BHXH Việt Nam luôn đồng hành với các cơ sở y tế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trên tinh thần chia sẻ, trách nhiệm. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 có những vấn đề phát sinh mới, chưa có tiền lệ đòi hỏi cần tăng cường trao đổi, phối hợp giữa cơ quan BHXH và bệnh viện để có những giải pháp giải quyết nhanh nhạy. BHXH Việt Nam sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa trong phạm vi cho phép, để các y, bác sĩ có thể tập trung tốt hơn vào chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, những quy định, thủ tục cũng cần phải được tuân thủ, đảm bảo. Thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam đã luôn đồng hành với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân. Bên cạnh nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện tốt công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT, đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia… Bên cạnh đó, ngành đã vào cuộc khẩn trương, quyết liệt trong công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN cho NLĐ, DN khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ. Toàn ngành đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN cho NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ), cụ thể: Thứ nhất, về điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN: Hoàn thành việc điều chỉnh mức đóng bằng 0% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN và gửi thông báo cho 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022 khoảng 4.322 tỷ đồng. Thứ hai, về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 52 đơn vị, tương ứng 3.937 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 31,65 tỷ đồng tại 13 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hải Dương, Hải Phòng, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Tiền Giang, Trà Vinh). Thứ ba, xác nhận danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHTN để hưởng các chính sách: Xác nhận danh sách tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho 107.404 lao động của 8.518 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách tại 44 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TPHồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang). Với những nỗ lực không ngừng, ngành BHXH Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm, sự đồng lòng, sát cánh đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương đẩy lùi dịch Covid-19, góp phần ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn khó khăn này. La Giang    

Hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19

TĐKT - Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 4) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như đề xuất của Bộ Công Thương. Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện Theo đề xuất của Bộ Công Thương, các khách hàng được hỗ trợ giảm tiền điện sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Cụ thể, đối tượng hỗ trợ giảm tiền điện là các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố tại thời điểm ngày 30/7/2021, đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Về mức hỗ trợ giảm giá điện, các khách hàng sử dụng đến 200 kWh/tháng được giảm 15% tiền điện (trước thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện; giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng trên 200 kWh/tháng. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 2 tháng, tại các kỳ hoá đơn tháng 8 và tháng 9/2021. Danh sách các địa phương được giảm tiền điện do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho các đơn vị điện lực. Theo ước tính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đợt 4, số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt khoảng 2.500 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT). Bên cạnh đó, các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 có thu một phần chi phí của người cách ly, được hỗ trợ giảm tiền điện. Cụ thể, đối tượng là các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian có người đang thực hiện cách ly y tế đáp ứng các điều kiện: Doanh trại Quân đội, trường của Quân đội, cơ sở khác đang được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 không thu chi phí hoặc có thu một số khoản chi phí của người phải cách ly, quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ. Các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực thuộc EVN và các đơn vị bán lẻ điện khác.  Mức hỗ trợ giảm 100% tiền điện cho các đối tượng nêu trên. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện 7 tháng kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 đến kỳ hóa đơn tiền điện tháng 12/2021. Danh sách các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 được giảm tiền điện do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho các đơn vị điện lực. Các đối tượng được giảm giá điện, giảm tiền điện khác tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02/6/2021 của Chính phủ. Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách; chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất. Minh Phương

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1063/CĐ-TTg về phòng, chống dịch COVID-19. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thực hiện Lời kêu gọi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: 1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành trong thời gian qua. 2. Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương. Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31 tháng 7 năm 2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép). Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn. Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan. Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân. Tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. 3. Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969/TTg-KGVX) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17 tháng 7 năm 2021. Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định. 4. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, giữ vững thành quả chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn đồng thời phối hợp, hỗ trợ, chi viện phù hợp cho Thành phố Hô Chí Minh và các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp. Vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội không được rời địa bàn, tiếp tục ở lại theo tinh thần giãn cách “ai ở đâu ở đấy”. Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn. b) Tổ chức tiêm vaccine nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vaccine, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine. c) Tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Sẵn sàng chi viện cho các địa phương dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam theo sự điều phối của Bộ Y tế. Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện. d) Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm. 5. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo công khai, minh bạch, kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh. 6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy nhanh, hiệu quả theo quy trình rút gọn về hành chính việc sản xuất, cung ứng vaccine, thuốc phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch. Nguyệt Hà

VECOM kiến nghị tạo thuận lợi cho lực lượng giao hàng trong bối cảnh dịch bệnh

TĐKT - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc duy trì hoạt động thương mại điện tử, hỗ trợ chống dịch Covid-19 và cuộc sống người dân. Theo VECOM, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số địa phương khác phải thực hiện giãn cách xã hội, do đó việc vận hành tốt hoạt động thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện giãn cách xã hội. "Thực tế cho thấy việc giãn cách ở mức cao và dài ngày dẫn tới nhu cầu của người dân sẽ phức tạp hơn so với giãn cách dưới 15 ngày, đồng thời bộc lộ một số nhận thức và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử chưa phù hợp", văn bản của VECOM nêu rõ. Trước thực trạng này, VECOM kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận kiến nghị của Bộ Công thương về việc cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Việc vận hành tốt hoạt động thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện giãn cách xã hội Theo VECOM, mặc dù hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhưng hàng hóa hữu hình không thể tách rời đội ngũ giao hàng. Việc chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của đội ngũ này trong thời gian qua dẫn đến tâm lý tiêu cực của nhiều người giao hàng và các doanh nghiệp quản lý họ. Nếu đông đảo người giao hàng nghỉ việc và doanh nghiệp liên quan ngừng hoạt động thì sẽ dẫn đến khủng hoảng trong chuỗi cung ứng cho cuộc sống của nhân dân các địa phương đang giãn cách xã hội ở mức cao. Trong văn bản, VECOM cho rằng cần coi đội ngũ giao hàng có vai trò quan trọng thứ hai, sau đội ngũ y tế trực tiếp chăm sóc sức khỏe. Trong khi đa số người dân ở nhà, họ phải di chuyển liên tục và tiếp xúc với rất nhiều đối tượng, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều đơn vị. VECOM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị truyền thông đăng tải thông tin kịp thời tôn vinh những người giao hàng dũng cảm, tuân thủ pháp luật và giúp đỡ nhiều khách hàng ổn định cuộc sống. Cũng theo VECOM, trong khi các doanh nghiệp thương mại điện tử và đa số người dân tôn trọng và đánh giá cao nỗ lực làm việc quên mình của đội ngũ giao hàng thì một bộ phận quản lý nhà nước và lực lượng thực thi pháp luật chưa có thái độ tôn trọng thỏa đáng người giao hàng - những người đang đảm bảo cuộc sống ổn định trong đại dịch, đặc biệt tại các khu cách ly, phong tỏa. Hiệp hội này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật, đặc biệt tại các chốt kiểm soát giao thông, cần coi người giao hàng đang làm nhiệm vụ chống dịch, có thái độ tôn trọng họ. VECOM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo theo hướng "ưu tiên ở mức cao" cho đội ngũ giao hàng khi tiêm vaccine lần 1 cũng như lần 2. Cuối cùng, VECOM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND các địa phương, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội căn cứ tình hình thực tế để hỗ trợ người giao hàng tối ưu hóa hoạt động của mình, qua đó cũng giúp các sàn thương mại điện tử phục vụ tốt hơn nhân dân trong giai đoạn giãn cách xã hội. PT

Cần chống dịch nghiêm ngặt hơn, quyết liệt hơn với những giải pháp đặc biệt, vì an toàn, hạnh phúc, ấm no của nhân dân

Kết luận hội nghị của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, nguy hiểm, tạm thời chưa có thuốc chữa. Thời gian tới, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường, Thủ tướng chỉ đạo cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, triệt để, đồng bộ các giải pháp thì mới có thể kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả; kiên trì thực hiện mục tiêu kép, dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông, tất cả vì ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân. Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các quận, huyện đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dự tại đầu cầu Thành ủy Hà Nội. Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã qua 100 ngày. Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; Thường trực Ban Bí thư đã có Điện về công tác phòng chống dịch COVID- 19, Quốc hội đã quan tâm đặc biệt, đồng hành, ủng hộ rất cao cho Chính phủ. Đặc biệt, Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng một số giải pháp cấp bách, biện pháp đặc biệt trong phòng, chống dịch COVID-19. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đại biểu tập trung cao độ trí tuệ, sức lực, tâm huyết, phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, đóng góp các ý kiến về các giải pháp, nhiệm vụ triển khai các nội dung Quốc hội đã quyết nghị. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích kỹ, làm rõ vì sao cùng một chính sách chung trên toàn quốc nhưng trong một xã thì có tổ, ấp, xóm, thôn làm tốt nhưng có tổ, ấp, xóm, thôn làm chưa tốt; trong một huyện thì có xã, phường làm tốt nhưng có xã, phương làm chưa tốt; trong một tỉnh thì có quận, huyện làm tốt nhưng có quận huyện làm chưa tốt; trên toàn quốc thì có tỉnh, thành phố làm được, có tỉnh, thành phố làm chưa được. Hội nghị phải làm rõ những điều làm tốt và chưa tốt để cùng học tập, cùng rút kinh nghiệm. Trong Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khẳng định: “Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các địa phương, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp để kiểm soát đại dịch COVID-19, thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước mà nghị quyết của Đảng và Quốc hội đã đề ra. Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự chủ động tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đội ngũ cán bộ ngành y tế, quân đội, công an, các tình nguyện viên… trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Để ứng phó kịp thời, có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, sớm ổn định và kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước trở lại trạng thái “bình thường mới”, Quốc hội tán thành việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã thực hiện trong thời gian qua; đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành, áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch”… Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã báo cáo về tình hình và kết quả các biện pháp đã triển khai phòng chống dịch bệnh COVID. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo về tình hình dịch bệnh trên thế giới; các giải pháp ứng phó, bài học kinh nghiệm của các nước; công tác triển khai chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn trình bày về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19 theo Nghị quyết của Quốc hội. Thủ tướng yêu cầu phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Phải huy động sự vào cuộc của người dân Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đều thống nhất cao và đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, đồng tình phải có các giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để vừa phòng chống dịch, bảo đảm đời sống người dân, nhất là tại những nơi cách ly, phong tỏa, đồng thời duy trì sản xuất kinh doanh tại những nơi an toàn, đủ điều kiện. Vừa chủ động sáng tạo thực hiện các giải pháp phù hợp tình hình, vừa tuân thủ các quy định chung của Trung ương, không để ách tắc hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng. Lãnh đạo nhiều địa phương đều cho rằng các địa phương phải tuyên truyền mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để người dân tự giác, tích cực tham gia chống dịch, phát huy trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Bắc Giang vừa kết thúc thực hiện Chỉ thị 19, chuyển sang phòng, chống dịch trong tình hình mới, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái nhấn mạnh: Chiến thắng của Bắc Giang trước dịch bệnh là chiến thắng của lòng dân. Người dân vào cuộc, tham gia chống dịch và sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, sự đồng tình, ủng hộ của người dân cũng lên cao, thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế- xã hội… Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phân tích thêm một số điểm nổi bật trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ. Dự thảo nêu rõ các biện pháp phòng, chống dịch; các nhiệm vụ về công tác y tế; các nhiệm vụ an ninh trật tự; về cung ứng và lưu thông hàng hóa, giao thông, vận tải; trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội của bộ, ngành, địa phương; bảo đảm hậu cần; tổ chức, nhân lực, kiện toàn Ban chỉ đạo chống dịch các cấp. Theo đó, ngoài việc tiếp tục triển khai các giải pháp, nhiệm vụ hiện đang áp dụng, dự thảo  giao quyền chủ động cho các địa phương áp dụng hoặc áp dụng linh hoạt các Chỉ thị 15, 16 tùy tình hình thực tế. Đồng thời, có các giải pháp chấn chỉnh để thực hiện nghiệm quy định của các Chỉ thị này, khắc phục  các hạn chế như tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Về công tác y tế, ngoài những việc cần tiếp tục triển khai như đẩy mạnh “ngoại giao vaccine”, tìm kiếm nguồn cung vaccine, một nội dung rất quan trọng được dự thảo Nghị quyết nhấn mạnh là giao Bộ Y tế hướng dẫn với thời hạn nhất định để áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành. Các nhiệm vụ về an ninh trật tự về cơ bản đã có trọng các văn bản hiện hành, dự thảo Nghị quyết yêu cầu, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo sát sao hơn để vừa kiểm soát chặt chẽ tình hình, vừa an lòng dân, an dân, không để người dân hoang mang. Dự thảo cũng yêu cầu chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong cung ứng, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, các sản phẩm thiết yếu, nhấn mạnh yêu cầu chăm lo tốt hơn nữa sức khỏe, đời sống nhân dân. Các tổ COVID-19 phải hoạt động, phối hợp nhịp nhàng hơn với hệ thống chính trị ở cơ sở. Dự thảo Nghị quyết đã đề cập nhiệm vụ đón người dân trở về từ các vùng dịch và tại hội nghị, các địa phương đã có nhiều góp ý, các cơ quan sẽ tiếp tục bổ sung thêm các nội dung về công tác này.  Một số biện pháp đặc thù về mặt tài chính được thiết kế để các địa phương có thể thực hiện thuận lợi. Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý, Chính phủ đã có Nghị quyết riêng về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và dự kiến sẽ tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc, các địa phương lưu tâm thêm việc chỉ định thầu để mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Vừa trở về sau chuyến công tác dài ngày chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dịch bệnh sẽ còn căng thẳng cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng bằng vaccine hoặc có thuốc đặc trị. Vì vậy, các địa phương phải rất cảnh giác, luôn luôn trong tình trạng có dịch. Nhấn mạnh công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực tế gần đây một số địa phương bắt đầu có xu hướng xét nghiệm quá thoải mái, trong khi Bộ Y tế đã hướng dẫn xét nghiệm nhanh cũng có thể làm mẫu gộp, tiết kiệm được chi phí và nguồn lực. Do dịch đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu ở khu vực TP Hồ Chí Minh, nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng  cần có những biện pháp đặc biệt... Về sản xuất công nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh là phải rất an toàn. Nguyên lý của sản xuất “ba tại chỗ” là vẫn phải giữ giãn cách ở bên trong, giảm mật độ công nhân, phân ca, phân kíp để nếu có ca nhiễm thì chỉ một bộ phận nhỏ bị lây và có thể cách ly ngay tại chỗ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Nỗ lực hết sức mình để thực hiện mục tiêu kép Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các ý kiến đều thống nhất đánh giá, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình để đối phó dịch bệnh và đã đạt được một số thành tựu bước đầu, có nhiều tín hiệu tích cực, trong đó đã đẩy lùi được dịch bệnh ở nhiều địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh… Công tác phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng. Chính phủ đã tích cực, quyết liệt triển khai phòng chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết. Đồng thời, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội tại những nơi an toàn về phòng chống dịch, mục tiêu cuối cùng là vì ấm no, an toàn, hạnh phúc của nhân dân. Nhờ đó, những thành tích, kết quả đạt được rất đáng kể, rất tích cực, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội ghi nhận. Chính phủ cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cả hệ thống chính trị cùng đồng bào, nhân dân và doanh nghiệp cả nước đã đồng hành với Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, làm tốt công tác đối ngoại, lo an sinh xã hội cho nhân dân khu vực đang bị cách ly, phong tỏa. Chính phủ ghi nhận, biểu dương các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an, các tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, các tình nguyện viên… đã sát cánh cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu kép. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương ở miền Nam, miền Trung. Tình hình dịch bệnh cũng rất phức tạp trên thế giới, nhất là biến chủng Delta bùng phát mạnh, lây lan nhanh và tử vong tại nhiều nước, kể cả các quốc gia đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Thủ tướng nêu rõ những hạn chế, bất cập trong công tác chống dịch thời gian qua. Trong đó, hạn chế, bất cập lớn nhất là khâu tổ chức thực hiện. Các chủ trương, đường lối, chính sách, quy trình rất nhất quán, rõ ràng, bám sát thực tiễn nhưng việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc chưa đạt hiệu quả, thậm chí còn trì trệ. Vẫn còn có nơi, có lúc có biểu hiện rất lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc khi dịch đã đi qua; mất bình tĩnh, lo sợ, hoảng hốt, lúng túng, bị động, mất kiên trì khi dịch bùng phát. Việc chuẩn bị “4 tại chỗ” chưa tốt, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp thì mất kiểm soát, không có khả năng đáp ứng. Một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết về nguy cơ lây lan, phát triển của dịch, cho nên ý thức chấp hành các quy định, hướng dẫn chưa nghiêm. Cùng với đó, một số địa phương thực hiện các Chỉ thị 15, 16 còn chưa nghiêm ngặt, có lúc chập chờn, người dân vẫn đi lại, tụ tập, giao lưu, không đeo khẩu trang, trong khi chính quyền lại chủ quan vì đã áp dụng các Chỉ thị, kiểm tra, giám sát, kỷ luật, xử lý vi phạm không nghiêm. Bên cạnh đó, dịch bệnh với biến chủng mới chưa có tiền lệ nên nhiều vấn đề chưa lường hết được. “Dịch lây giữa người với người, nên chấp hành nghiêm việc giãn cách thì ngăn chặn ngay được sự lây lan”, Thủ tướng nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh nội dung này. Dứt khoát không để khủng hoảng y tế, khủng hoảng về kinh tế - xã hội Về các bài học kinh nghiệm rút ra, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Lãnh đạo, chỉ đạo phải thống nhất, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn để điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp. Chính quyền các cấp phải ban hành biện pháp nhất quán, thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả, không chập chờn, không nửa vời, cương quyết giám sát, kiểm tra để thực hiện một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, đặc biệt là ở cơ sở. Hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở để mỗi cơ sở là một pháo đài, mỗi người dân là chiến sĩ chống dịch; chấp hành nghiêm, chấp hành đúng các quy định của các cấp, tuân thủ giãn cách, “ai ở đâu ở đấy”, đồng thời rất linh hoạt để bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho người dân. Khi tình hình đã diễn biến phức tạp, phải phân loại F0 theo tình trạng bệnh, phân tầng điều trị để tập trung lực lượng y tế cứu chữa những người bệnh nặng, giảm tối đa tử vong; không được để thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là oxy y tế và máy thở. Các ý kiến thống nhất nhận định, tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, triệt để, đồng bộ các giải pháp tổng thể thì mới có thể kiểm soát được tình hình hiệu quả. Chúng ta vẫn nhất quán mục tiêu chống dịch hiệu quả với mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, đồng thời phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước để có nguồn lực chống dịch và bảo đảm ấm no, hạnh phúc, an toàn cho người dân. Trên phạm vi cả nước trong lúc này, cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế - xã hội. Cùng với đó, bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Theo Thủ tướng, kinh nghiệm vừa chống dịch, vừa sản xuất đã có tại nhiều địa phương và việc tổ chức sản xuất tốt cũng là một biện pháp cách ly nếu an toàn. Một mục tiêu khác là dứt khoát không để khủng hoảng y tế, không để khủng hoảng kinh tế - xã hội, không để khủng hoảng truyền thông - Thủ tướng nhấn mạnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc   Phải xác định cuộc chiến trường kỳ, lâu dài Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Dịch bệnh COVID-19 với virus SARS-Cov-2 và các biến thể là căn bệnh thế kỷ, tạm thời chưa có thuốc điều trị, vì vậy, phải có chiến lược tiếp cận, nhiệm vụ, giải pháp mới hơn. Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả, kể cả khi có vaccine cũng không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực, biện pháp phù hợp, bình tĩnh, sáng suốt, kiên trì, linh hoạt, cương quyết, quyết liệt nhưng rất mềm dẻo, phù hợp với từng nơi, từng lúc. Căn cứ tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Thủ tướng nhắc lại phòng ngừa là cơ bản, là chiến lược, cộng với vaccine và ý thức của người dân, các biện pháp công nghệ thì mới thích ứng với điều kiện chống dịch trong tình hình mới. Các ý kiến cơ bản đồng tình với giải pháp, nhiệm vụ trong dự thảo Nghị quyết và đề xuất thêm một số nội dung, Thủ tướng đề nghị tổ biên tập, các cơ quan liên quan tiếp thu để hoàn chỉnh và nhấn mạnh thêm một số nội dung. Trước hết, yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các ý kiến, chỉ đạo, kết luận, quy định, hướng dẫn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức thực hiện, nhân dân là trung tâm, là chủ thể. Các bộ, các ngành, các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trong phạm vi được phân cấp, ủy quyền, tổ chức thực hiện thật tốt các nhiệm vụ giải pháp. Việc chống dịch là chưa có tiền lệ, phải vừa thực hiện, vừa phát hiện các điểm mới, đúc rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết, bổ sung, mở rộng, hoàn thiện dần, không cầu toàn, không nóng vội. Việc phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương đã được nêu rất rõ trong các văn bản, phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đúng quy định, đã làm phải cương quyết, không chập chờn, không nương tay, làm đến nơi đến chốn, làm việc nào ra việc đấy, có trọng tâm trọng điểm. Khi thực hiện cách ly, giãn cách, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ nhưng phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng các yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân. Thủ tướng yêu cầu TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch phải có giải pháp giảm tối đa ca tử vong. Phong tỏa, cách ly phải triệt để, kết hợp với các chính sách, biện pháp để kiềm chế đỉnh dịch và kém số ca mắc đi xuống. Ngoài các biện pháp chung, các địa phương này thực hiện một số biện pháp riêng, đặc thù theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế. Thay đổi chính sách ưu tiên về vaccine Thủ tướng nêu rõ yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên về vacine. Theo đó, ngoài các lực lượng tuyến đầu, tình nguyện, các tổ COVID-19 cộng đồng, người cao tuổi, những người tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất, Thủ tướng tán thành với nhiều ý kiến tại cuộc họp là phải ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh. Thủ tướng kêu gọi các địa phương trên cả nước chia sẻ, ưu tiên vaccine cho TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương... Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế, các cơ quan chuyên môn tính toán cụ thể mức độ ưu tiên phù hợp với tình hình và khả năng cung ứng. TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có diễn biến xấu về dịch bệnh phải tăng cường các bệnh viện hồi sức cấp cứu với mức độ cao hơn, việc chuẩn bị và khi thực hiện phải sớm hơn, cao hơn. Tăng cường huy động hơn nữa nguồn lực tư nhân về cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, các nguồn lực của doanh nghiệp..., nhất là tại một số nơi được xem như trong tình trạng khẩn cấp; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác công tư về cơ sở vật chất y tế, mua sắm trang thiết bị… Quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chiến lược vaccine, đặc biệt là đẩy mạnh ngoại giao vaccine, hợp tác công tư để mua được nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Tổ chức tiêm kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để lãng phí vaccine và thời gian. Rút gọn các thủ tục về hành chính để tập trung thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, kịp thời việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và công nhận vaccine trong nước để có thể làm chủ trong vấn đề này. Khuyến khích các đơn vị nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất thuốc phục vụ phòng chống dịch. Tăng cường chuyển giao công nghệ, sản xuất máy thở. Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao, bổ sung trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề, năng lực cho các cán bộ y tế từ các chuyên khoa khác để tăng cường nhân lực cho công tác hồi sức cấp cứu. Động viên, bảo đảm điều kiện làm việc đầy đủ cho bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, kỹ thuật viên để sức chiến đấu lâu dài. Tiếp tục nghiên cứu việc hỗ trợ người lao động, người nhập cư tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có khu công nghiệp nói riêng, người bị mất thu nhập nói chung trên cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm.   Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các công nghệ và hướng dẫn ứng dụng công nghệ để góp phần phòng chống dịch. Thủ tướng tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông theo nguyên tắc công khai, minh bạch, nhân đạo, khoa học, kịp thời, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Bộ Tài chính phân bổ thêm ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu nguồn lực trên cơ sở cân đối ngân sách và tiết kiệm. “Chúng ta chống dịch trong điều kiện của một đất nước đang phát triển với những đặc thù riêng, do đó phải cân đối nguồn lực, có các giải pháp phù hợp, huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp chung tay, chung sức, chung lòng, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, sự cộng đồng trách nhiệm của lãnh đạo. Phải tổng hòa các biện pháp về chống dịch, an sinh xã hội, huy động nguồn lực cả về tinh thần và vật chất”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh. Cùng với Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết của Quốc hội, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện các giải pháp cấp bách về phòng chống dịch sẽ tạo sự đồng bộ, nhất quán về lãnh đạo, chỉ đạo trong cả hệ thống chính trị để các cấp, các ngành triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kêu gọi sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhân dân và doanh nghiệp cả nước theo tinh thần “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất với cương vị, thẩm quyền được giao, chủ động, linh hoạt, làm hết sức mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Theo baochinhphu.vn  

Phân bổ 46 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19

TĐKT - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 29/7, từ số tiền tiếp nhận được, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ số tiền 46 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp nhận ủng hộ từ Công ty TNHH JAPFA COMFEED Việt Nam Trong đó, phân bổ số tiền 23 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ của Tập đoàn Panko đến Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phân bổ tới Bệnh viện Nhi Trung ương số tiền 1,5 tỷ đồng và Trung tâm Y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương số tiền 1,5 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ của Công ty TNHH JAPFA COMFEED Việt Nam để các đơn vị mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch và hỗ trợ cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Đồng thời, phân bổ số tiền 20 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ của Công ty TNHH JAPFA COMFEED Việt Nam đến Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 do Bộ Tài chính quản lý. Đến nay, số tiền UBTƯ MTTQ Việt Nam chuyển tới Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 lên tới trên 1.043 tỷ đồng. Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam yêu cầu các đơn vị tiếp nhận sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật và có báo cáo kết quả thực hiện. Được biết, tính từ ngày 1/5/2021 đến nay, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch qua hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương lên tới trên 6.788 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ trực tiếp tại UBTƯ MTTQ Việt Nam số tiền 781 tỷ đồng và Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố số tiền 6.007 tỷ đồng. Mai Thảo

Đồng Nai chủ động kịch bản ứng phó với tình huống xấu

TĐKT - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 với biến thể Delta lây lan mạnh, Đồng Nai đã, đang gấp rút hoàn thiện 7 bệnh viện dã chiến để điều trị bệnh nhân. Phóng viên đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn BS CKII Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai về việc điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh này. PV: Thưa ông, vì sao Đồng Nai đốc thúc thành lập đến 7 bệnh viện dã chiến như hiện nay? BSCKII Lê Quang Trung: Làn sóng COVID-19 lần 4 với chủng Delta diễn biến rất khó lường và phức tạp, được chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Y tế được giao thành lập các bệnh viện dã chiến để sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân, chủ động, sẵn sàng cho các tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Thực hiện chủ trương đó, đến nay Đồng Nai đã có 7 bệnh viện dã chiến đang thu dung điều trị bệnh nhân, đó là: Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện dã chiến số 1 – Trung tâm Y tế Thống Nhất, Bệnh viện dã chiến số 2 – Ký túc xá Cơ sở 3 Đại học Lạc Hồng, Bệnh viện dã chiến số 3 – Ký túc xá Đại học Mở TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 (TP Biên Hòa); Bệnh viện dã chiến số d4 - Trung tâm Giáo dục Quốc phòng tỉnh, Bệnh viện dã chiến số 5 – Trường Cao đẳng Cơ giới Thủy lợi, Bệnh viện dã chiến số 6 – KTX Trường Đại học Đồng Nai.  BS CKII Lê Quang Trung trả lời phỏng vấn Cùng với đó là 3 đơn vị Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh. Nhìn chung, các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh Đồng Nai đang đảm đương tốt việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Dự kiến Đồng Nai cố gắng đạt 5.000 giường và có khả năng mở rộng từ 8.000 – 10. 000 giường. Chúng tôi sẽ tận dụng các ký túc xá, những nơi có sẵn tiện nghi cơ bản để nhanh chóng đưa vào sử dụng. Chúng tôi cũng tính toán, nếu dịch phức tạp khi số bệnh nhân tăng lên 5.000 người nhiễm, ở các mức độ, Đồng Nai có thể đảm đương được. Tuy nhiên, nếu vượt 5.000 người, chắc chắn nguồn nhân lực sẽ thiếu. Đồng Nai đã chuẩn bị 150 giường hồi sức tích cực (ICU). Song song với đó, chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng xây dựng 1 đơn vị hồi sức tích cực 200 giường tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành. PV: Thưa bác sĩ, ông đánh giá như nào về sự hỗ trợ của Tổ công tác Bộ Y tế chống dịch tại Đồng Nai và 15 thầy thuốc của Bệnh viện Bạch Mai hiện nay? BSCKII Lê Quang Trung: Thầy thuốc của Bệnh viện Bạch Mai đang hỗ trợ rất tốt y tế Đồng Nai, họ đã tổ chức liên tục các lớp đào tạo từ kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao ở Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, nòng cốt hiện nay về điều trị bệnh nhân nặng của tỉnh. Chúng tôi, mong muốn thời gian tới thầy thuốc Bạch Mai tiếp tục mở rộng đào tạo, huấn luyện cho nhiều bệnh viện khác. Ngành Y tế Đồng Nai đánh giá cao hoạt động của Tổ hỗ trợ của Bộ Y tế về truy vết, lấy mẫu, giám sát khu công nghiệp…giúp chúng tôi hoạch định một số chính sách phù hợp với kinh nghiệm của tổ đã giúp nhiều địa phương. Bên cạnh đó, với sự vào cuộc của Tổ hỗ trợ Bộ Y tế đã giúp chính quyền địa phương vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt chống dịch. Nhờ cầu nối của Tổ công tác Bộ Y tế, chúng ta đã tập trung được trí tuệ của nhiều chuyên gia, nhiều địa phương, qua đó các chỉ đạo của Trung ương được kịp thời, không tản mác. PV: Đồng Nai có hệ thống y tế ngoài công lập rất tốt, địa phương đã có kế hoạch huy động sự vào cuộc của họ chưa? BSCKII Lê Quang Trung: Trước mắt, chúng tôi chỉ huy động về nhân lực từ các cơ sở y tế ngoài công lập. Bởi vì, hiện nay qua đánh giá, chúng tôi có hệ thống y tế công lập đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về điều trị. Ví dụ, khi cần thiết, chúng tôi huy động Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai với quy mô 700 giường có thể nâng lên đến 1.000 giường. Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được thiết kế hiện đại, có đầy đủ hệ thống ô xy, hệ thống theo dõi, lọc thận, CT Scaner, MRI… đủ điều trị bệnh nhân nặng. Do đó, chúng tôi chưa có nhu cầu huy động cơ sở vật chất của y tế ngoài công lập. Chúng tôi xác định y tế công lập phải đi trước, khi nào quá tải sẽ tính đến. Dĩ nhiên, việc huy động y tế ngoài công lập cũng đã trong kế hoạch. Hệ thống y tế ngoài công lập đã chủ động cử lực lượng, trang thiết bị tham gia chống dịch như tham gia truy vết, xét nghiệm, tiêm vắc xin COVID-19… PV: Cảm ơn bác sĩ. Anh Văn (thực hiện)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19

TĐKT - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Tạp chí Thi đua Khen thưởng trân trọng giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, Trong thời gian qua, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19... Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt như giãn cách, cách ly xã hội, "chiến lược vaccine", "vaccine và biện pháp 5K"... để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh, bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; cảm ơn cộng đồng quốc tế đã đồng hành, ủng hộ, chung tay góp sức cùng Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch; biểu dương sự vào cuộc kịp thời, tích cực của cả hệ thống chính trị đã góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Tôi yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 từ Trung ương tới cơ sở phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực; chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công việc hệ trọng này. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 và phải chiến thắng cho bằng được, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của Đất nước ta, Dân tộc ta! NGUYỄN PHÚ TRỌNG Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang