Chính trị - Xã hội

10 sự kiện nổi bật năm 2021 của ngành BHXH Việt Nam

TĐKT - Năm 2021 đi qua với biết bao khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng cũng là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với đất nước, với ngành BHXH Việt Nam. Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức; cùng sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt khó của mỗi công chức, viên chức, người lao động, ngành Bảo hiểm xã hội  (BHXH) Việt Nam đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: vừa hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, thách thức, vừa thực hiện thành công, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do dịch Covid-19. BHXH Việt Nam được đánh giá là cơ quan triển khai hiệu quả và được xếp hạng 2 trong khối Bộ, ngành; đứng thứ nhất bảng xếp hạng Chính phủ điện tử khối cơ quan thuộc Chính phủ. Bước sang năm mới 2022, cùng điểm lại 10 sự kiện nổi bật trong năm 2021 của ngành BHXH Việt Nam. Thứ nhất, thích ứng nhanh, linh hoạt với tình hình dịch Covid-19, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách. Trong năm 2021, ước toàn ngành đã giải quyết khoảng 95.762 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn cho khoảng 3,2 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; chi trả 6.698.566 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; 626.397 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); 118,721 triệu lượt người khám chữa bệnh (KCB) BHYT nội trú và ngoại trú. Thứ hai, chủ động trong tham mưu, quyết liệt trong thực hiện, BHXH Việt Nam đã nhanh chóng triển khai thành công các chính sách hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việc chi trả nhanh, gọn, dứt điểm các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đúng lúc NLĐ, NSDLĐ đang gặp khó khăn có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với cuộc sống người lao động, nhất là những lúc khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Thứ ba, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước. Đáng chú ý trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh, là một trong những điểm sáng của ngành, được các đại biểu Quốc hội khóa XV ghi nhận, đánh giá cao. Trong năm 2021, ước có trên 1,3 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,7% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, tăng 1,7% chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW. Thứ tư, bước chuyển mình quan trọng trong chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Đặc biệt ứng dụng “VssID - BHXH số” ước đến hết ngày 31/12/2021 đã có gần 25 triệu người cài đặt, sử dụng để quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách, thực hiện các dịch vụ công; hơn 500 nghìn lượt sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi KCB trên toàn quốc… Có thể thấy, ứng dụng VssID đã đem đến thành công bước đầu trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Nhờ thành quả trên, trong 4 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020, BHXH Việt Nam được đánh giá là cơ quan triển khai hiệu quả và được xếp hạng 2 trong khối Bộ, ngành; đứng thứ nhất bảng xếp hạng Chính phủ điện tử khối cơ quan thuộc Chính phủ. Thứ năm, Chính phủ ban hành Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm 9 nhóm thông tin, trong đó các nhóm thông tin về BHXH, BHYT, BHTN là những dữ liệu gốc. Đây là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bảo hiểm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ sáu, đổi mới, sáng tạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử, thích ứng linh hoạt với tình hình dịch Covid-19. Đây là cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giải quyết, thanh toán các chế độ, chính sách BHXH, BHYT nếu được giao mà không cần tăng thêm tổ chức, biên chế. Thứ bảy, hoàn thành vượt chỉ tiêu Chính phủ giao về chi trả chế độ BHXH, BHTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được ngành BHXH Việt Nam đẩy mạnh khi triển khai gói hỗ trợ từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ giúp Ngành chi trả kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch các khoản hỗ trợ mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân do không phải nhận hỗ trợ theo hình thức trực tiếp, hạn chế đi lại, góp phần hiệu quả cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Thứ tám, đổi mới nội dung, hình thức truyền thông, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid-19. Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục được tăng cường, nhất là trên sóng truyền hình, sóng phát thanh vào các khung giờ “vàng” thu hút nhiều khán, thính giả. Trong năm đã có trên 31.300 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng tải, phát sóng (tăng gần gấp 2 lần so với năm 2020), trung bình mỗi ngày có khoảng 90 tin, bài, phóng sự trên các báo để lan tỏa chính sách BHXH, BHYT đến người dân. Thứ chín, dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc người tham gia, thụ hưởng được đẩy mạnh. Kết quả đã hỗ trợ, tư vấn 406.922 lượt (tăng 26%) qua hệ thống tổng đài; trả lời 7.914 câu hỏi trên Cổng Thông tin điện tử, Fanpage của BHXH Việt Nam (tăng gấp 10 lần). Đặc biệt, năm 2021, ngành BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trong tham gia, thụ hưởng chế độ. Hoạt động của hệ thống chăm sóc khách hàng của ngành được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao. Thứ mười, tăng cường các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội. Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thích ứng hiệu quả với định hướng đối ngoại, hội nhập quốc tế trên nền tảng số, BHXH Việt Nam tiếp tục duy trì, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trực tuyến; tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến ASSA 38 tại điểm cầu Việt Nam; tạo sự đồng thuận và gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI với BHXH Việt Nam trong chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT. Hồng Thiết

Phổ biến rộng rãi nội dung của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế

TĐKT- Nhằm đổi mới trong quản lý trang thiết bị y tế, kể từ năm 2022 thực hiện quản lý giá, phân cấp quản lý, cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến rộng rãi nội dung của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP. Hội nghị diễn ra buổi sáng ngày 30/12/2021 với các Sở Y tế, các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế tại hơn 1.200 điểm cầu; buổi chiều ngày 30/12/2021 với các đơn vị, doanh nghiệp trên toàn quốc tại hơn 1.500 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ đã kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc quản lý trang thiết bị y tế, giải quyết các tồn tại, hạn chế, bất cập hiện nay của hệ thống pháp luật quản lý trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực trang thiết bị y tế. Nghị định này là căn cứ để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, cung ứng trang thiết bị y tế và các nhà quản lý các cấp cũng như lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ. Hình ảnh tại điểm cầu Bộ Y tế Nghị định số 98/2021/NĐ-CP thay đổi căn bản hoạt động cấp phép lưu hành trang thiết bị y tế theo hướng chuyển cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; tăng cường phân cấp, chú trọng thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế, theo đó trang thiết bị y tế là mặt hàng phải kê khai giá và cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, các đơn vị cần nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ để triển khai, đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định về quản lý trang thiết bị y tế. Tại Hội nghị, Bộ Y tế yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trang thiết bị y tế tuân thủ theo các nội dung được quy định trong Nghị định này nhằm góp phần cung cấp cho ngành y tế các trang thiết bị có chất lượng, đúng giá trị và sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. La Giang    

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2021

TĐKT - Năm 2021 tiếp tục là năm tình hình kinh tế - xã hội thế giới có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo đó, các hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, du lịch quốc tế suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành ngân sách Nhà nước (NSNN) chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn. Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Tài chính, Bộ Tài chính công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Tài chính năm 2021, cụ thể: Thứ nhất, chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt phục vụ hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021. Bộ Tài chính đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19. Thứ hai, kịp thời thành lập và quản lý Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch. Thứ ba, triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thu thuế sàn thương mại điện tử, nền tảng số - bước tiến lớn về chuyển đổi số và hiện đại hóa công tác thuế Thứ tư, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và thu ngân sách trên 370.000 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2021, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp thu ngân sách hiệu quả, trong đó quyết liệt phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần thu vượt dự toán NSNN đề ra. Toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý: 14.568 vụ vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.709,89 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 290,57 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 39 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 176 vụ. Đồng thời Bộ Tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia. Thứ năm, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX). Năm 2021 cũng đánh dấu chặng đường 25 năm của ngành Chứng khoán Việt Nam, trong đó có 21 năm vận hành thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng vượt bậc và đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng. Trên thị trường cổ phiếu, VN-Index vượt mốc 1.500 điểm là mốc cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, giá trị giao dịch bình quân năm 2021 đạt hơn 27.000 tỷ đồng/phiên, gấp 2 lần năm 2020, số lượng nhà đầu tư mở mới đạt kỷ lục, riêng 11 tháng/2021 nhà đầu tư mở mới hơn 1,1 triệu tài khoản, cao hơn luỹ kế 4 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020. Tính đến hết tháng 10/2021, quy mô vốn hóa cổ phiếu và dư nợ trái phiếu đạt trên 163% GDP năm 2020. Thứ sáu, tham mưu và trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách về miễn giảm, gia hạn các khoản thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Thứ bảy, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Tài chính đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 với mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời, quản lý chặt chẽ nợ công, giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN; hệ thống các mục tiêu cụ thể về tổng thu, cơ cấu thu; tổng chi, cơ cấu chi; mức bội chi ngân sách; tổng mức huy động, hạn mức bảo lãnh, trần và ngưỡng an toàn nợ công… Thứ tám, Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Việc công bố các chuẩn mực kế toán công Việt Nam nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính, kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và tại các đơn vị trong lĩnh vực công; nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong lĩnh vực công, kịp thời, đầy đủ và được quốc tế thừa nhận. Đồng thời, chuẩn mực kế toán công Việt Nam góp phần thúc đẩy sự hội nhập của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công với khu vực và thế giới, nâng cao tính minh bạch và có thể so sánh được của các thông tin tài chính. Thứ chín, ngành Tài chính tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (từ 2013 - 2020), Bộ Tài chính giữ vững ngôi vị này. Thứ mười, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế về tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đối ngoại của ngành Tài chính, hoạt động hợp tác tài chính khu vực và quốc tế của Bộ Tài chính vẫn được đảm bảo và hiệu quả hợp tác không ngừng được nâng cao. Mặc dù việc tham gia các hoạt động hợp tác tài chính chủ yếu bằng hình thức trực tuyến, tuy nhiên, Bộ Tài chính đã chủ động tham gia tích cực và đầy đủ vào các hoạt động hợp tác trong các tiến trình hợp tác tài chính của khu vực và đa phương như: Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN/ASEAN+3 năm 2021; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2021. Hồng Thiết  

8 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2021

TĐKT- Năm 2021 là một năm đánh dấu sự trưởng thành cùng những thành tựu lớn của ngành Dân số trong 60 năm qua. Trong năm 2021, ngành Dân số cũng để lại nhiều dấu ấn nổi bật qua 8 sự kiện được Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) bình chọn dưới đây. Thứ nhất, thư Chủ tịch nước chúc mừng 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam. Nhân dịp 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam (26/12/1961-26/12/2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chúc mừng ngành Dân số, biểu dương các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Dân số, nhất là đội ngũ ở cơ sở mà nòng cốt là các cộng tác viên dân số. Đây là nguồn động viên, khích lệ lớn đối với đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số cả nước. Thứ hai, bộ, ngành, địa phương trên cả nước kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam. Nhiều bộ, ngành và các địa phương trên cả nước đồng loạt tổ chức các hoạt động, hội thảo, sự kiện kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành Dân số Việt Nam trong tháng 12/2021. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực của mình, công tác dân số đã đạt được những thành tựu quan trọng. Có thể nói, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sinh đẻ: Từ việc sinh đẻ mang tính tự nhiên sang việc sinh đẻ mang tính chủ động, có kế hoạch. Từ việc mỗi phụ nữ Việt Nam trung bình có 6,3 con (1960) đã giảm xuống 3,74 con (1992) và 2,09 con (2006), đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đề ra và duy trì vững chắc trong suốt 15 năm qua. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng với nhóm dân số trong độ tuổi lao động rất lớn, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chấn hưng dân tộc. Thứ ba, 15 năm liên tục duy trì mức sinh thay thế. Năm 2006, nước ta đạt mức sinh thay thế với số con trung bình của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là 2,1 con. Đây là một thành tựu rất lớn của nước ta sau một thời gian dài, bền bỉ, kiên trì với công tác dân số. Với 45 năm nỗ lực không ngừng, kể từ năm 1961 mức sinh giảm được từ 6,4 con xuống còn 2,1 con. Như vậy trải qua 3-4 thế hệ sinh đẻ, chúng ta thành công đạt được mức sinh thay thế. 15 năm qua (2006-2021), mức sinh thay thế được duy trì trên phạm vi cả nước, điều mà không nhiều nước làm được. Thứ tư, giải báo chí toàn quốc về công tác dân số.Giải báo chí toàn quốc về công tác dân số năm 2021 được phát động từ ngày 6/9/2021 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phối hợp với Hội nhà báo Việt Nam thực hiện và Lễ Tổng kết trao giải diễn ra ngày 15/12/2021 đã đạt kết quả cao so với kế hoạch và mục tiêu đề ra. Giải báo chí đầy ý nghĩa này là một hoạt động thiết thực, nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí với ngành Dân số, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về dân số trong giai đoạn mới. Báo chí, truyền thông góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về dân số trong giai đoạn mới. Thứ năm, chuyển đổi số trong công tác dân số được đẩy mạnh triển khai. Truyền thông dân số trên nền tảng công nghệ số được thúc đẩy mạnh mẽ. Phát triển 4 kênh truyền thông trên nền tảng công nghệ số (YouTube, Fanpage Facebook, Zalo, TikTok) nhằm đăng tải thông tin cập nhật về công tác dân số. Các nội dung tọa đàm, phỏng vấn, các thông điệp phát thanh, truyền hình, tài liệu truyền thông được phổ biến lan tỏa trên các kênh này.Nhiều hội thảo, hội nghị, tập huấn và hoạt động truyền thông được tổ chức trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số, mảng xã hội. Thứ sáu, nhiều chương trình, kế hoạch quan trọng về các nội dung dân số được phê duyệt triển khai thực hiện trong năm 2021. Nhằm triển khai đề án có trọng tâm, trọng điểm; Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 02/8/2021 phê duyệt Danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025 nhằm đạt mục tiêu Đề án và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 là đưa tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 109. Thứ bảy, Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Trung tâm Tuổi già năng động và sáng tạo ASEAN.Năm 2020, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định thành lập Trung tâm Già hóa Năng động và Sáng tạo ASEAN (ACAI). Tổng cục DS - KHHGĐ là đại diện tư cách thành viên Việt Nam tại ACAI. Tháng 7/2021, tại Phiên họp đầu tiên của Hội đồng ACAI, Tổng Cục trưởng Nguyễn Doãn Tú được bầu là Phó Chủ tịch Hội đồng ACAI nhiệm kỳ 2021-2023. Trong năm 2021, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về già hóa năng động, sáng tạo và ứng dụng kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ASEAN. Đây là sáng kiến của Việt Nam và là một trong những hoạt động đầu tiên của ACAI. Hội thảo nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, giữa ASEAN và các đối tác phát triển hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN già hóa khỏe mạnh, năng động và sáng tạo. Thứ tám, ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân số giai đoạn 2021-2025 giữa Tổng cục DS-KHHGĐ với một số cơ quan Trung ương Tổng cục DS-KHHGĐ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân số giai đoạn 2021-2025 với Ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển Bộ Công an; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội KHHGĐ Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam. Hồng Thiết  

Công bố 9 sự kiện nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2021

TĐKT - Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 2652/QĐ-BTNMT về Công bố các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) năm 2021. Đoàn Việt Nam tại COP26. Tại Hội nghị, Việt Nam đã thể hiện những cam kết mạnh mẽ chung tay cùng các quốc gia trên thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu 1. Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; là chủ đề quan trọng tại các Chương trình Nghị sự cấp cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Theo đó, nhiệm vụ đặt ra cần phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt. Bên cạnh đó, TN&MT là chủ đề trọng tâm được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo, trực tiếp thảo luận tại các Hội nghị, Diễn đàn cấp cao trong nước và quốc tế. Bộ TN&MT là cơ quan đầu tiên thuộc Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ làm việc với nhiều chỉ đạo mang tính chiến lược, thông điệp và tầm nhìn mới. 2. Việt Nam cam kết hành động mạnh mẽ tại COP26. Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với cam kết hành động mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính. Việt Nam quyết tâm đạt mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050, cắt giảm 30% khí mê-tan vào năm 2030, tham gia tuyên bố chuyển đổi chuyển đổi năng lượng, rừng và sử dụng đất, hành động thích ứng toàn cầu. Ngay sau Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành kịp thời thực hiện các nhiệm vụ cấp bách mang tính đột phá, thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu để đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam cũng đã ký và triển khai nhiều chương trình hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các-bon thấp với nhiều đối tác quốc tế, đồng thời tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng về khí hậu, tài nguyên và môi trường. 3. Quốc hội thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Nghị quyết xác định mục tiêu bảo đảm nhu cầu sử dụng đất thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phân bổ hợp lý đất đai cho các ngành, các địa phương phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa, đô thị hóa; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%... 4. Ban Bí thư Trung ương Đảng Chỉ thị về công tác khí tượng thủy văn. Ngày 25 tháng 9 năm 2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuyên suốt Chỉ thị nhìn nhận, đánh giá công tác khí tượng thủy văn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đồng thời là động lực và trọng trách của ngành khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 với mục tiêu đến năm 2030, phát triển ngành khí tượng thủy văn của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến năm 2045, phát triển ngành khí tượng thủy văn có trình độ, năng lực tương đương các nước phát triển trên thế giới; cung cấp 100% thông tin phân vùng thiên tai, rủi ro thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước phục vụ việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án trọng điểm quốc gia. 5. Tài nguyên nước được quản lý theo quy hoạch tổng hợp. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số đề án khác. Đây tiếp tục là những công cụ nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên nước quốc gia; hướng đến việc quản lý tài nguyên nước đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia và tính liên vùng; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước lưu vực sông; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 6. Đổi mới, tăng cường và hội nhập quốc tế để phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo sự chuyển biến, động lực, giải pháp thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cũng trong năm 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia của giai đoạn 2016 - 2020 được công bố. Đây là báo cáo đầu tiên phản ánh hiện trạng môi trường biển quốc gia được xây dựng dựa trên việc áp dụng mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng cho môi trường biển; làm cơ sở định hướng, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển và hải đảo, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và thực thi hiệu quả các quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 7. Thu nhận tín hiệu vệ tinh SPOT 6/7 độ phân giải cao, đáp ứng nhu cầu quản lý tài nguyên môi trường và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việc đưa vào vận hành, khai thác Hệ thống thu nhận tín hiệu vệ tinh viễn thám thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao của vệ tinh Spot 6, Spot 7 của Cộng hòa Pháp và một số vệ tinh có ảnh độ phân giải cao khác; cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải 1,5 mét, dải chụp với kích thước lên đến 60 km, hàng năm cung cấp số lượng ảnh có diện tích phủ trùm toàn bộ lãnh thổ trên đất liền, trên các vùng biển của Việt Nam. Cùng với việc thu nhận ảnh vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 của Việt Nam, Hệ thống thu nhận tín hiệu vệ tinh viễn thám độ phân giải cao góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về viễn thám, phục vụ cho yêu cầu quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; cung cấp dữ liệu viễn thám cho các ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. 8. UNESCO công nhận 2 Khu Dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Kon Hà Nừng được gia nhập mạng lưới Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dữ trữ sinh quyển Núi Chúa có hệ sinh thái khô hạn đặc trưng Đông Nam Á với diện tích tự nhiên 29.856 ha, nơi hội tụ không gian rừng, biển và bán sa mạc, nơi chung sống của hơn 1.500 loài thực vật, trong đó có 10 loài đặc hữu, 54 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới; 756 loài động vật rừng, trên 350 loài san hô, hàng trăm loài động vật biển; hệ sinh thái rừng có giá trị đặc biệt và là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu được lựa chọn vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất của tất cả các kiểu sinh cảnh chính trên Trái đất. Dữ trữ sinh quyển Kon Hà Nừng có tính đặc trưng cao nguyên đặc sắc, trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ) và thị xã An Khê của tỉnh Gia Lai; sự phong phú của hệ sinh thái rừng kín nhiệt đới và tính đa dạng sinh học cao; chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc của cộng đồng địa phương. 9. Cần Thơ đoạt Giải thưởng thành phố bền vững môi trường ASEAN; nhiều cá nhân đoạt giải thưởng quốc tế lĩnh vực TN&MT. Đây là thành phố thứ 5 của nước ta đoạt danh hiệu thành phố bền vững môi trường ASEAN. Giải thưởng được trao tại Lễ trao Giải thưởng thành phố ASEAN bền vững môi trường lần thứ 5 và Chứng chỉ thành phố ASEAN bền vững môi trường lần thứ 4 hưởng ứng chuỗi sự kiện Hội nghị ASOEN32. Năm 2021, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) trở thành Nhà bảo tồn đầu tiên của Việt Nam được vinh dự nhận Giải thưởng Môi trường Goldman. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Minh, Bộ Tn&MT được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trao giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho các nhà khoa học trẻ với công trình “Đề xuất phương pháp mới để nâng cao năng lực dự báo mưa, lũ của mô hình tích hợp khí tượng thủy văn", phương pháp mới nâng cao độ chính xác dự báo lũ hạn ngắn, giải quyết được nhiều yếu điểm của các phương pháp đang được sử dụng phổ biến về dự báo lũ trên thế giới hiện nay. Bình Nguyên

Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022

Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Quyết định ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của Bộ Nội vụ (Quyết định số 1368/QĐ-BNV). Bộ Nội vụ Theo đó, Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Bộ Nội vụ, trên cơ sở bám sát Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 76/NQ-CP), Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Nội vụ, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Đồng thời, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính của Bộ Nội vụ nói chung và từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nói riêng. Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu, tầm quan trọng của cải cách hành chính; xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu tại Nghị quyết số 76/NQ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Nội vụ; đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những giải pháp mới để cải cách hành chính trở thành khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý của Bộ. Kế hoạch cũng nêu ra 07 nhiệm vụ cụ thể (Xem chi tiết tại đây)./. Theo tcnn.vn

Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022

TĐKT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1850/CĐ-TTg gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch 2022. Công điện nêu rõ: Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự lây lan rất nhanh của biến chủng Omicron. Để kiểm soát dịch bệnh, không để quá tải cả hệ thống y tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch như thực hiện 5K, tổ chức tiêm vaccine, đảm bảo thuốc và oxy y tế, giám sát dịch và chăm sóc, điều trị người bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay tại cơ sở...  Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm tham quan, du lịch, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị... Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, không tổ chức bắn pháo hoa, hạn chế tối đa các sự kiện tập trung đông người. Bộ Y tế tăng cường các giải pháp chuyên môn giám sát dịch bệnh, biến chủng của virus để chỉ đạo, đề xuất chỉ đạo theo thẩm quyền các biện pháp ứng phó hiệu quả, phù hợp. Nguyệt Hà

Đạt mốc 1 triệu túi an sinh trao tặng người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19

TĐKT - Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đồng hành chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã khởi xướng và triển khai chương trình “Triệu túi an sinh” nhằm tiếp tục đồng hành, giúp đỡ người dân và thanh thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Kể từ khi phát động vào ngày 20/8/2021 đến nay, chỉ hơn 4 tháng, cùng với sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, chương trình “Triệu túi an sinh” đã chính thức lan tỏa thần tốc, khẩn trương huy động và trao tặng trực tiếp 1 triệu túi an sinh đến tận tay người dân có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người yếu thế, người già neo đơn, công nhân bị mất việc làm, người lao động tự do, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị mắc kẹt tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội - đây là các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và cần thêm sự chung tay hỗ trợ kịp thời của cộng đồng và xã hội. Triệu túi an sinh đã đến và hỗ trợ kịp thời cho những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Chương trình đã trao tặng 1 triệu túi an sinh, trong đó trao tặng 875.774 túi quà an sinh là lương thực và 124.226 túi thuốc an sinh với trị giá hơn 237 tỷ 577 triệu đồng. 1 triệu túi an sinh trao đi là 1 triệu người dân khó khăn được góp tình, trợ lực vượt qua những ngày khó khăn của đại dịch Covid-19. Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kêu gọi chung tay đồng hành Chương trình “Triệu túi an sinh”, các cấp bộ Đoàn, Hội trên cả nước đã khẩn trương huy động nguồn lực, triển khai Chương trình và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người nổi tiếng (KOLs), các cá nhân không phân biệt lứa tuổi, thành phần tham gia. Bên cạnh đó, Chương trình còn được lan tỏa rộng rãi và được các tổ chức, cá nhân, các Ccu lạc bộ, hội, đội, nhóm triển khai nhân rộng, trao tặng túi an sinh cho người dân khó khăn tại nhiều địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trên cả nước. Công tác chỉ đạo chiến dịch được triển khai đồng bộ từ trung ương đến cơ sở, các hoạt động được triển khai phù hợp với tình hình diễn biến của dịch Covid-19 tại mỗi địa phương, đảm bảo quy định an toàn về phòng, chống dịch bệnh cho người dân cũng như tình nguyện viên tham gia. Chương trình đã phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội và tinh thần xung kích, sáng tạo của các cấp bộ Đoàn, Hội, của đoàn viên, thanh niên, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân ghi nhận về tính thiết thực, khẩn trương, kịp thời trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. Ngày 31/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có văn bản hoan nghênh Trung ương Đoàn đã lên Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình “Triệu túi an sinh”. Toàn bộ quá trình trao tặng đến người dân được tổ chức Đoàn, Hội thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, thành phần, đảm bảo công khai, minh bạch với sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các địa phương. Trong thời điểm có rất nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, nhưng với tinh thần xung kích, không quản ngại khó khăn, vất vả, 89.612 đoàn viên, hội viên, thanh niên tình nguyện đã trực tiếp tham gia Chương trình, từ việc vận chuyển, sắp xếp, đóng gói đến trao tặng trực tiếp túi an sinh tại nhà cho người dân. Là một trong những tình nguyện viên tham gia Chương trình, bạn Ninh, tình nguyện viên tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 hết sức phức tạp, bản thân em cũng muốn đóng góp một phần nào đó trong công tác phòng, chống dịch và và trực tiếp hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, em đã tham gia chương trình Triệu túi an sinh. Bản thân em cảm thấy rất là hạnh phúc vì đã hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch. Nhiều gia đình em đến trao túi an sinh họ rất khó khăn, bị mất việc nhiều ngày, em tin là túi an sinh là lương thực sẽ đỡ đần họ phần nào". Còn với nhiều người dân được thụ hưởng, túi an sinh vô cùng ý nghĩa. Cô Võ Ngọc Lánh (tỉnh Tây Ninh) xúc động: “Tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến tôi phải dừng công việc buôn bán, gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bây giờ muốn mua phần thuốc cũng không có trăm ngàn. Nhận được túi quà an sinh, tôi vô cùng cảm ơn chính quyền đã hỗ trợ cho chúng tôi.” Cô Lê Thị Thản (Long An)chia sẻ: “Hiện nay cô chỉ có một mình. Nhận được túi an sinh cô mừng lắm, rất mừng bởi vì bây giờ cô già rồi lại ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên không có làm được gì hết, túi an sinh đến kịp thời đã hỗ trợ cô rất nhiều”. Với mục tiêu 1 triệu Túi an sinh và hơn thế nữa, cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, Chương trình “Triệu túi an sinh” tiếp tục kêu gọi các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm tình nguyện đồng hành, ủng hộ Chương trình để “Túi an sinh” tiếp tục đến với nhiều người dân đang cần được hỗ trợ, để “Không ai bị bỏ lại phía sau” khi Tết đến, xuân về. Mai Thảo

Cùng hợp tác, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân

TĐKT - Sáng 29/12, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài nhằm thông tin khái quát về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam và tình hình công tác đối ngoại nhân dân, công tác người Việt Nam ở nước ngoài của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong những năm gần đây và phương hướng hoạt động trong thời gian tới. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Vũ Quang Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị. Cùng dự có trưởng các đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2021 - 2024. Quang cảnh cuộc gặp mặt Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh cho biết, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam luôn quan tâm tới đời sống của người Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của hơn 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống ở nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng quà các đồng chí là Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài Theo ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch kiêm nhiệm Cộng hòa Ai-xơ-len cho biết, thời gian qua, người Việt Nam ở nước ngoài đã hội nhập với phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa của nước sở tại. Đặc biệt, trong 2 năm 2020 - 2021, bà con mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã cùng nhau vượt qua và đồng lòng hướng về quê hương. Theo thống kê sơ bộ từ năm 2020 đến nay, số tiền bà con gửi về ủng hộ công tác phòng, chống dịch lên tới trên 80 tỷ đồng, ngoài ra bà con đã ủng hộ hàng nghìn máy thở, hàng nghìn liều vaccine, hàng trăm ngàn khẩu trang N95 để giúp bà con trong nước vượt qua khó khăn của đại dịch. Đây chính là những tấm lòng, những tình cảm của bà con kiều bào hướng về Tổ quốc. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu tiếp nhận ủng hộ từ Chủ tịch Tập đoàn New World Fashion Group - UK Ông Lương Thanh Nghị mong muốn thời gian tới Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục cùng với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan thực hiện tốt việc giám sát triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài để tạo được sự đồng nhất trong triển khai thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lực đóng góp của bà con đối với quê hương, đất nước; có hình thức khen thưởng kịp thời đối với đóng góp của bà con kiều bào cả về vật chất, tinh thần. Ông Nguyễn Thành Văn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Battambang (Campuchia) chia sẻ, vai trò của MTTQ Việt Nam và Mặt trận đoàn kết Campuchia rất quan trọng. Vì vậy, ông mong muốn trong thời gian tới, Ủy ban Trung ương MTTQ sẽ là cơ quan chủ trì, điều phối các hoạt động hợp tác, hỗ trợ đối với người Việt Nam tại Campuchia. Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế cho Ủy ban MTTQ các tỉnh có đường biên giới giáp với Campuchia chủ động hỗ trợ cho bà con kiều bào cũng như bà con nước sở tại khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ lương thực, hỗ trợ về giáo dục và duy trì bản sắc văn hóa, cũng như tạo điều kiện cho bà con kiều bào tại Campuchia củng cố địa vị pháp lý và có cuộc sống ấm no hơn nữa. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu tiếp nhận ủng hộ từ Cộng đồng người Việt Nam tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định: Việc duy trì mối liên hệ giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng các cơ quan liên quan của Bộ Ngoại giao và các Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài là việc làm cần thiết. Bởi sự kết nối với bà con kiều bào không chỉ dừng lại ở giá trị về vật chất mà chính là tấm lòng, là tinh thần hướng về quê hương. Bí thư Trung ương Đảng Đỗ Văn Chiến mong rằng mỗi Trưởng đại diện cần phát huy vai trò của mình trong lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào để mỗi khi bà con gặp khó khăn ở nước sở tại, với vai trò của mình, MTTQ Việt Nam sẽ cùng với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động bà con trong nước cùng chung tay ủng hộ, giúp đỡ kiều bào khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Song song với đó, mỗi Trưởng đại diện cần vận động bà con quan tâm ủng hộ, hỗ trợ quê hương khi gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt. Đồng chí Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Trưởng đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các vị Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên địa bàn các đồng chí quản lý để phát huy tốt hơn nữa vai trò vận động, tập hợp, đoàn kết và kêu gọi bà con hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh - Đoàn Trưởng đại diện cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thay mặt cộng đồng người Việt Nam tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh và Chủ tịch Tập đoàn New World Fashion Group - UK ủng hộ Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 số tiền 1 tỷ 304 triệu đồng. Trong đó, Cộng đồng người Việt Nam tại Luân Đôn ủng hộ 305 triệu đồng và Chủ tịch Tập đoàn New World Fashion Group ủng hộ 1 tỷ đồng. Mai Thảo  

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khai mạc kỳ thi tuyển dụng viên chức năm 2021

Sáng ngày 28/12, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức Lễ khai mạc kỳ thi tuyển dụng viên chức đối với 05 vị trí việc làm của Trung tâm Tin học thuộc Ban. Các đại biểu dự Lễ Khai mạc kỳ thi tuyển dụng viên chức năm 2021 thực hiện nghi thức chào cờ Dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 Phạm Đức Toàn; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nội vụ Trương Thị Liên và các đồng chí thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức của Ban, Ban Giám sát của Ban và Ban Coi thi, Tổ Giúp việc của Hội đồng, các thí sinh tham dự kỳ thi. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 phát biểu khai mạc Sau khi Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 của Ban công bố các Quyết định liên quan đến kỳ thi, Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 của Ban phát biểu khai mạc, khẳng định: Việc tổ chức kỳ thi nhằm mục đích lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, am hiểu nghề nghiệp, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của từng vị trí việc làm cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị công tác, đóng góp cho sự phát triển của Ban, ngành Thi đua, khen thưởng. Các thông tin về kỳ thi, danh mục tài liệu ôn thi đã được đăng tải công khai, đầy đủ và gửi tới các thí sinh theo quy định. Các thí sinh sẽ trải qua 2 vòng thi. Vòng 1, được tổ chức ngay sau lễ khai mạc này, là vòng thi trắc nghiệm trên giấy, gồm 3 môn: Kiến thức chung, ngoại ngữ, và tin học nhằm đánh giá năng lực nền tảng của thí sinh. Sau khi có kết quả thi vòng 1, các thí sinh đủ điều kiện sẽ tham gia vòng sát hạch bằng hình thức phỏng vấn, dự kiến được tổ chức trong tháng 01/2022 nhằm đánh giá năng lực chuyên môn theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Đồng chí Phạm Đức Toàn đề nghị: Để kỳ thi đảm bảo chất lượng, an toàn, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, đề nghị các đồng chí thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên Ban Giám sát kỳ thi, thành viên các Ban, Tổ giúp việc của Hội đồng và các bộ phận liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình tổ chức thi. Đề nghị các thí sinh dự thi nêu cao ý thức tự giác, nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế thi, vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình công tác, học tập để đạt kết quả cao nhất. Chúc các thí sinh bình tĩnh, tự tin, thể hiện cao nhất năng lực của mình để hoàn thành tốt nhất các nội dung thi. * Trước đó, ngày 27/12/2021, Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2021 đã triệu tập 5 thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 1 để nghe phổ biến về nội quy thi và kế hoạch thi tuyển viên chức năm 2021. Theo banthiduakhenthuongtw.gov.vn

Trang