TĐKT - BHXH TP Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 1562/TB-BHXH về mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) cho năm học 2019 - 2020, gửi các ngành chức năng và các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Bảo hiểm TP Hồ Chí Minh công bố mức đóng phí BHYT
Theo đó, trong niên học, các em HSSV có thể lựa chọn phương thức đóng như sau: Đóng BHYT cho 3 tháng sẽ là 201.150 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 60.345 đồng, HSSV chỉ phải đóng 140.805 đồng); đóng BHYT cho 6 tháng sẽ là 402.300 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 120.690 đồng, HSSV chỉ phải đóng 281.610 đồng); đóng BHYT cho 9 tháng sẽ là 603.450 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 181.035 đồng, HSSV chỉ phải đóng 422.415 đồng); đóng BHYT cho 12 tháng sẽ là 804.600 đồng (được nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng, HSSV chỉ phải đóng 563.220 đồng). Mức đóng trên áp dụng kể từ ngày 1/7/2019.
Đặc biệt, trường hợp các em HSSV năm đầu cấp học hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn cho năm học trước, thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu niên học. Khi đã tham gia BHYT cho cả năm học 2019 - 2020 (tham gia 12 tháng), nếu Nhà nước có điều chỉnh mức cơ sở, thì HSSV và ngân sách Nhà nước sẽ không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở đối với thời gian đã đóng BHYT.
Bảo Hân
Chính trị - Xã hội
TĐKT - Người bệnh mang quốc tịch Lào, ông Siêng Bun Thăn là người nước ngoài đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.
Ông Siêng Bun Thăn (60 tuổi) là một y sĩ nghèo trong bản Cha Cút, huyện Mường Khoa, tỉnh Phong Xa Lỳ, quốc gia Lào, giáp với tỉnh Điện Biên của nước ta.
Sau khi ra viện bệnh nhân Siêng Bun Thăn đã tặng hoa cám ơn đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương
Ông Quàng Văn É, người phiên dịch giúp cho ông Siêng Bun Thăn kể lại: “Ông Siêng Bun Thăn bị lao màng phổi từ lâu. Ông ấy được biết Việt Nam chữa lao rất tốt nên sang đây điều trị.”
Gia đình ông Siêng Bun Thăn có tới 5 người con. Ông làm y tá cho bản nghèo, còn vợ và các con ông đều làm nông nghiệp vì vậy chi phí điều trị bệnh lao trong thời gian kéo dài là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình. Hoàn cảnh khó khăn của ông đã được Đại sứ quán Lào tại Việt Nam xác nhận.
Đầu tiên, ông Siêng Bun Thăn sang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Điện Biên. Sau đó, ngày 26/6/2019, ông được chuyển tuyến lên Bệnh viện Phổi Trung ương để phẫu thuật nội soi bóc vỏ màng phổi, một di chứng do lao để lại.
Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng, các bác sĩ đã hút dịch làm sạch cặn phổi, bóc vỏ ổ cặn cho người bệnh.
Ngoài ra, toàn bộ viện phí, chi phí phẫu thuật, suất ăn dinh dưỡng cho ông Siêng Bun Thăn đều được Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) chi trả với tổng số tiền là hơn 25 triệu đồng.
Ông Siêng Bun Thăn cho biết: “Nhiều người bạn của tôi đã điều trị lao thành công ở Việt Nam. Trong thời gian nằm viện, tôi luôn cảm nhận được sự chu đáo và chuyên môn cao của các bác sĩ ở đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ, điều dưỡng viên, đặc biệt là Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã giúp tôi cả về vật chất và tinh thần".
Hồng Thiết
TĐKT - Nhân Tháng hành động vì người cao tuổi và kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sĩ, sáng 23/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Báo Người cao tuổi Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình Đồng hành cùng người cao tuổi Việt Nam.
Đại diện Công ty Công nghệ Hợp nhất APA đã trao tặng máy Vật lý trị liệu LURACO cho Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Chương trình, ông Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội cho biết: Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện hoạt động "Vì sức khỏe gia đình Việt" đã và đang được Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội triển khai sâu rộng tại Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước như Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa...
Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn gửi tới lớp người cao tuổi Việt Nam sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của cả cộng đồng, xã hội, của những thế hệ tiếp nối về những đóng góp vô cùng to lớn của người cao tuổi Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhân dịp này, thông qua Ban tổ chức, Công ty Công nghệ Hợp nhất APA đã trao tặng máy Vật lý trị liệu LURACO cho Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Công ty Dược phẩm Tân Đức Minh trao tặng 100 suất quà (trị giá 500.000 đồng/suất); Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trao tặng quà 500.000 đồng mỗi suất cho các hội viên Hội Người cao tuổi Việt Nam tại Hà Nội.
Ban tổ chức trao tặng quà cho các hội viên người cao tuổi tham dự Chương trình là thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ
Phát biểu tại Chương trình, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam ghi nhận: Đây là chương trình đầy ý nghĩa, đặc biệt khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7. Tri ân đối với những người cao tuổi có công nói riêng và người cao tuổi nói chung là trách nhiệm đạo lý của mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, là những người có uy tín trong gia đình, cộng đồng, dòng họ; nhiều người đã tham gia chiến đấu trong chiến tranh và hy sinh một phần xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc. Cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các nguồn lực từ cộng đồng cũng được huy động để tham gia chăm sóc người cao tuổi.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền tin rằng tiếp sau chương trình, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn được tổ chức để chăm sóc tốt hơn đối với người cao tuổi.
Phương Thanh
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019
TĐKT - Ngày 19/7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị Theo báo cáo ngày 4/7/2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Từ đầu năm đến nay, Philippines đã ghi nhận 92.267 trường hợp mắc, trong đó có 398 trường hợp tử vong, số mắc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2018. Malaysia đã ghi nhận 62.421 trường hợp mắc, trong đó có 93 trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018. Nhiều nước như: Lào, Singapore, Campuchia, Trung Quốc... đã ghi nhận số mắc hàng tuần tăng cao so với cùng kỳ 2018 và dự báo còn diễn biến phức tạp, gia tăng trong thời gian tới. Tại Việt Nam, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Trong các tuần gần đây, số mắc tăng nhanh tại các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... Nguyên nhân chính được cho là do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa, tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều công trình xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại, nghĩa trang… là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và loăng quăng phát triển, truyền bệnh, khó kiểm soát triệt để. Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế vừa có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ các hoạt động diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn có nguy cơ; tăng cường công tác thông tin giáo dục, truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết, huy động các lực lượng truyền thông, các kênh truyền thông tuyên truyền cho người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với các cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình. Ngành Y tế tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và phát sinh, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hóa chất triệt để khi phát hiện các ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài; kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên đội ngũ cộng tác viên phòng, chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, dẫn đến tình trạng khi nhập viện thì đã nặng, nguy cơ tử vong cao. Đồng thời có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế quá tải bệnh viện. Trước tình hình dịch bệnh đang có diễn biến gia tăng trong đầu mùa dịch tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung bàn một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, tổ chức các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ với nhiều hình thức, hướng dẫn người dân, các hộ gia đình tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch chủ động. Thứ hai, tổ chức 3 đợt chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy quy mô lớn tại tất cả các tỉnh thành phố ngay từ tháng 7 đến cuối năm. Đảm bảo duy trì các hoạt động hàng tuần tại các vùng dịch lưu hành. Thứ ba, phân loại, phân luồng bệnh nhân, đảm bảo điều trị tại tuyến dưới các trường hợp nhẹ không chuyển tuyến để tránh quá tải. Thứ tư, tăng cường vai trò đứng đầu của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch, huy động các ban ngành đoàn thể và mọi người tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Thứ năm, các biện pháp giảm mắc, giảm tử vong khác. Phát biểu tại Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng công tác tuyên tuyền của bộ phận truyền thông ngành Y tế các địa phương chưa hiệu quả cao, trước giờ không có hướng dẫn cụ thể để người dân biết mà chỉ nói chung chung, mới chỉ nói được là cần phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh… nên hiệu quả thấp. Trong khi đó, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi “quý tộc”, nó sinh đẻ ở những nơi có nước sạch như bình hoa, cây cảnh, hòn non bộ… Do đó, cái chính là hướng dẫn người dân biết phòng, chống như thế nào, cần định hướng lại cách thức truyền thông, cần sáng tạo trong tuyên truyền, phải biết lồng ghép tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt xuất huyết vào các chương trình người dân thường xem, đăng tải lên mạng xã hội… với những nội dung thiết thực để người dân hiểu. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chỉ đạo các Bệnh viện cần phân loại không để bệnh nhân nằm la liệt, người bị bệnh nặng nằm chung với người mới bị bệnh. Đồng thời, cần nhận biết bệnh nào nặng nhẹ phân loại để khám, chữa cho phù hợp, những bệnh nhân ở độ 3, độ 4 thì chuyển về bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện vệ tinh, không tập trung tất cả bệnh nhân tại bệnh viện tuyến trên, khi đông bệnh nhân quá sẽ không thể kiểm soát hết được. “Phải chặn đứng bệnh sốt xuất huyết, không để xảy ra chết người”. La GiangTĐKT - Ngày 18 - 19/7, tại Hà Nội, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo Phòng, chống ung thư Quốc gia lần thứ XIX. Đây là Hội thảo được tổ chức thường niên 2 năm một lần nhằm mang đến cơ hội để các nhà chuyên môn ung thư của Việt Nam và quốc tế có dịp cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ trong dự phòng, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát ung thư. Đến dự chương trình có GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.
Hội thảo Phòng, chống ung thư Quốc gia lần thứ XIX
heo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội.
Chính vì vậy, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư là hết sức quan trọng, cần nhận được nhiều sự quan tâm của ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung.
Để có được một bức tranh đầy đủ hơn về công tác phòng, chống ung thư, ngày 18 - 19/7/2019, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo phòng, chống ung thư lần thứ XIX. Hội thảo lần này nhằm mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ, đồng thời tạo cơ hội học tập, chia sẻ một cách toàn diện trong lĩnh vực kiểm soát ung thư bao gồm: Dự phòng và sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư; các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư; chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư; chi phí và hiệu quả trong phòng, chống bệnh ung thư; hỗ trợ tâm lý xã hội, tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và Chương trình Quốc gia phòng, chống ung thư.”
Ban tổ chức đã nhận được hơn 250 bài đăng ký báo cáo, đăng ký tham dự của hơn 1000 các bác sĩ, điều dưỡng, nghiên cứu viên chuyên ngành ung thư.
GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, chúng ta cần có những quan tâm đúng mức nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống ung thư, từ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng đánh giá cao sự phát triển của Bệnh viện K, Viện Ung thư Quốc gia vì đã có nhiều cải tiến kỹ thuật và đang trong quá trình ứng dụng công nghệ điện tử để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị ung thư như sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ lựa chọn phác đồ điều trị ung thư, xây dựng hệ thống y tế trực tuyến Telemedicine nhằm hỗ trợ trực tuyến các bệnh viện vệ tinh, xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (big data), sử dụng robot trong phẫu thuật và xạ trị ung thư.
Ghi nhận những đóng góp, hỗ trợ, hợp tác của các chuyên gia quốc tế, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đã tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 7 chuyên gia nước ngoài có nhiều cống hiến trong xây dựng và phát triển Bệnh viện K cũng như công tác phòng, chống ung thư.
Ngày 19/7, Hội thảo sẽ bao gồm các phiên khoa học chuyên sâu với các chủ đề về ung thư đường tiêu hóa, phổi, vú, phụ khoa, sinh dục, tiết niệu, đầu, cổ, thần kinh, xạ trị - y học hạt nhân, giải phẫu bệnh - sinh học phân tử, cận lâm sàng và giảm đau trong ung thư.
Đứng trước năm bản lề trong việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động phòng, chống ung thư, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về dân số và y tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hội thảo chính là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, bàn luận, để giải quyết các khó khăn, thách thức và phát huy tốt nhất các thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống ung thư.
Bệnh viện K sẽ không ngừng đẩy mạnh hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới về việc hỗ trợ, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ chẩn đoán, điều trị ung thư nói chung, góp phần phát triển y tế Việt Nam trong tương lai.
Hồng Thiết
Bộ Y tế tổng kết thực hiện Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
TĐKT- Ngày 18/7/2019, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Thông báo số 264 - TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị tổng kết “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, 10 năm qua, ngành y tế đã đồng hành cùng Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động các cấp bộ, ngành ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở Y tế, các doanh nghiệp dược, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ quan thông tin truyền thông cùng chung tay hành động, góp phần quan trọng làm chuyển biến ý thức người tiêu dùng. Doanh nghiệp và cán bộ y tế đã tạo nên diện mạo mới của ngành dược Việt Nam, trong đó thuốc sản xuất trong nước được sử dụng ngày càng tăng về số lượng, giá trị và được đánh giá cao về chất lượng, an toàn, hiệu quả. Nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện,Bộ Y tế đã đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản: Giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; các giải pháp về truyền thông. Về cơ chế chính sách, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trình Quốc Hội, Chính phủ ban hành các văn bản trong đó có đưa các nội dung, quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước như: Luật Dược sửa đổi năm 2016; Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi; Luật Đấu thầu; Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, ưu tiên trong việc đầu tư, nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của các nước phát triển.Ưu tiên trong hoạt động cấp giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc ít số đăng ký, dạng bào chế đặc biệt, thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam, thuốc có báo cáo tương đương sinh học, đặc biệt là ưu tiên trong đấu thầu, cung ứng thuốc trong các cơ sở khám, chữabệnh công lập. Bộ Y tế đã ban hành danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu giá trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu nếu trong nước đã sản xuất được cùng loại. huốc sản xuất trong nước được phân nhóm để được đấu thầu riêng, đồng thời được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật. Với chính sách này, trong tương lai gần, thuốc sản xuất tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Về phía các cơ sở y tế và thầy thuốc, việc triển khai đề án đã được lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các Sở Y tế, các bệnh viện quan tâm, chỉ đạo sát sao. Tại nhiều bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Nhiều địa phương, bệnh viện đạt kết quả ấn tượng về sử dụng thuốc sản xuất trong nước và đã đạt mục tiêu của đề án. Theo báo cáo, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước ở tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến tỉnh và huyện thì tỷ lệ tăng là 63,53%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước. Các số liệu báo cáo cho thấy, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, sản xuất 12/13 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 loại thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh. Ngành y tế đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành y tế và người dân thông qua nhiều hoạt động, như tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng phóng sự…trên các kênh phát thanh, truyền hình với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Giới thiệu những chủ trương chính sách, các sản phẩm thuốc, nhà máy, dây chuyền, công nghệ sản xuất thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tăng sự hiểu biết cho người dân, cán bộ y tế về thuốc Việt Nam, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, thuốc sản xuất tại Việt Nam đảm bảo hiệu quả điều trị, bảo đảm chất lượng và giá thành rẻ hơn thuốc ngoại nhập. La GiangPhát động chương trình Ngôi sao thuốc Việt dành cho doanh nghiệp dược
TĐKT - Ngày 18/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế tổ chức phát động chương trình Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2. Mục tiêu của Chương trình: Lựa chọn ra các sản phẩm thuốc có chất lượng, hiệu quả, giá cả hợp lý để thông tin truyền thông rộng rãi đến người dân, cán bộ y tế nhằm giúp người dân tiếp cận được với các thuốc tốt, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ y tế trong việc kê đơn, sử dụng thuốc trong nước. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Chương trình cũng nhằm lựa chọn các doanh nghiệp (DN) dược sản xuất trong nước uy tín, đầu tư bài bản với công nghệ hiện đại sản xuất nhiều thuốc tốt, chất lượng để biểu dương, đồng thời khuyến khích các DN tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm thuốc có chất lượng cao, hiệu quả. Ngoài ra, chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam đối với hàng hóa trong nước nói chung và thị trường dược phẩm nói riêng, từ đó thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ từ sự ủng hộ và niềm tin của nhân dân đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Theo Ban tổ chức, Chương trình sẽ vinh danh 100 thương hiệu, bao gồm sản phẩm thuốc sản xuất trong nước và thương hiệu DN dược trong nước. Đối tượng tham gia Chương trình là tất cả các cơ sở sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc được sản xuất tại Việt Nam. Thời gian tham gia là từ nay đến “Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2020”. Thời gian nhận hồ sơ tham dự đến ngày 15/8/2019. La GiangTĐKT - Chiều 17/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương Hà Ban, đồng chủ trì Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện Kế hoạch số 02 của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ Nội vụ được phân công, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng chính sách về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch đối với đội ngũ công chức, viên chức là người DTTS, thực hiện việc ưu tiên cho các đối tượng là người DTTS trong thi tuyển, xét tuyển, bố trí, phân công công tác và đối với các đối tượng cử tuyển sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Thực hiện các chính sách về ưu tiên tuyển dụng linh hoạt, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản về công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nói chung mặc dù được ban hành nhiều nhưng còn thiếu quy định cụ thể đối với công chức, viên chức là người DTTS.
Công tác kiểm tra và báo cáo thực hiện các chính sách chưa được chú trọng thường xuyên, nên chưa được phản ánh, kiến nghị kịp thời. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS chưa tương ứng với tỷ lệ dân số là người DTTS.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai chỉ rõ, nước ta có 53 dân tộc anh em sinh sống trải rộng trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khiến cho việc áp dụng, triển khai một số chính sách gặp khó khăn, chưa phù hợp với tình hình ở một số địa phương.
Với trên 5.200 huyện và hơn 500 xã có đồng bào DTTS sinh sống, việc thực hiện chính sách với vùng đồng bào DTTS vẫn dàn trải, cần có lời giải căn cơ. Hiện nay, tỷ lệ giảm nghèo đã giảm, nhưng là giảm nghèo trong cả nước nói chung, còn với riêng vùng có đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Do đó, một trong những nguyên nhân chính là chất lượng công tác cán bộ tại vùng có đồng bào DTTS sinh sống.
Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đề nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, lý giải nguyên nhân cán bộ DTTS thường tập trung ở một số lĩnh vực trong bộ máy nhà nước mà ít có mặt ở khắp các lĩnh vực, thường tập trung ở cấp cơ sở nhưng giảm ở các cấp tỉnh và Trung ương, chưa tương xứng với tỷ lệ dân số là người DTTS. Đấy cũng chính là vấn đề trăn trở, cần nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong việc giải quyết vấn đề này, tháo gỡ khó khăn cho công tác cán bộ, nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù để thúc đẩy các mục tiêu của Đảng về công tác dân tộc.
Về chính sách đặc thù ở đây không có nghĩa là ưu tiên, mà chính là sự bình đẳng về cơ hội, cụ thể cần mang lại cho đồng bào DTTS cơ hội để bình đẳng chứ không phải mãi là chính sách ưu tiên.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thống nhất với ý kiến chỉ đạo không tiếp tục sử dụng cụm từ “ưu tiên” trong xây dựng chính sách, thay vào đó, cần có chính sách đặc thù để thúc đẩy công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS “đi nhanh hơn”. Cụ thể, cần xem lại một số vấn đề, như về chính sách cử tuyển, về nguồn lực thực hiện chính sách, về công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách; đặc biệt, cần dành sự quan tâm hơn nữa đối với những địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao để đưa chính sách thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
La Giang
TĐKT - Ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài” và Hội thảo khoa học “Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, thời gian qua, có nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành các chính sách “trải thảm đỏ” nhằm thu hút người có tài năng về làm việc tại các cơ quan nhà nước, họ đã phát huy được năng lực, sở trường và bước đầu có những kết quả đóng góp tốt cho cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các chính sách này trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn; các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài còn một số hạn chế, bất cập như: Chưa có văn bản quy phạm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; chưa được thực hiện một cách đồng bộ, còn tùy thuộc vào khả năng của từng bộ, ngành, địa phương; các chính sách chủ yếu thu hút những người có trình độ cao về bằng cấp…
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân phát biểu tại Hội thảo
Vì vậy, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài; quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Phó Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức Lê Minh Hương công bố các Quyết định và đề cương Đề án
Tại Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức – Viên chức Lê Minh Hương công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài”; đồng thời, trình bày dự thảo đề cương Đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài”.
Theo đó, đề cương Đề án gồm 5 phần, nội dung khái quát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hút, trọng dụng nhân tài; kinh nghiệm trọng dụng nhân tài của thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. Cùng với đó, đánh giá thực trạng các chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ, công chức, viên chức ở một số đơn vị, địa phương và các nhóm giải pháp nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài.
Mục tiêu chung của Đề án là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây đựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 06/6/2018 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, từ đó nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện việc thu hút, trọng dụng nhân tài mang lại hiệu quả.
Cùng với đó, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để thu hút, trọng dụng nhân tài; góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tài trong các cơ quan của Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến cơ sở.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu bật các vấn đề đã thảo luận và một số vấn đề mới đặt ra như: Sự cần thiết phải ban hành Đề án và các quy định của Nhà nước về thu hút, trọng dụng nhân tài. Về nội dung đặt ra trong Đề án là cơ sở xây dựng thể chế để thu hút, trọng dụng nhân tài trong thời gian tới, các tham luận đã làm phong phú thêm các nội dung cũng như đưa ra các giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, bố cục Đề án chưa được đóng góp nhiều ý kiến. Các nhóm giải pháp cần phải lấy xuất phát điểm từ mục tiêu để đưa ra cho phù hợp. Đề án cũng cần mở rộng nội dung, ngoài việc thu hút, trọng dụng cần phải có đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.
Bên cạnh đó, khái niệm nhân tài cũng cần được làm rõ và thống nhất sử dụng; cần làm rõ hơn tại sao các chính sách của bộ, ngành, địa phương hiện nay không thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc, trong khi đó khu vực tư lại thu hút được.
Đặc biệt, Đề án phải xác định rõ lĩnh vực nào, cấp nào ưu tiên thu hút nhân tài; ngoài các chính sách thu hút phải tạo được môi trường làm việc tốt cho nhân tài cống hiến, phát huy. Xây dựng cơ chế mở rộng quyền cho người đứng đầu trong việc tuyển dụng, sử dụng nhân tài và không giới hạn phạm vi về nhân tài, không phân biệt nhân tài khu vực công, khu vực tư, trong nước, ngoài nước.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Tổ biên tập tiếp thu ý kiến các đại biểu, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề cương và sớm hoàn thành việc xây dựng Đề án để xin ý kiến Ban chỉ đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý; chuẩn bị tốt nội dung cho Hội thảo tiếp theo.
Hồng Thiết
TĐKT – Ông Lương Minh Thường, sinh năm 1959, ông là người lính Cụ Hồ và sinh ra, lớn lên tại vùng quê miền núi quanh năm đói kém tại xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trong một gia đình nghèo khó lại đông anh em. Thời gian qua, ông đã kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác.
Ông Lương Minh Thường vẫn chăm chỉ, lạc quan làm việc phụ giúp kinh tế gia đình
Ông Thường tâm sự, đến tuổi trưởng thành, cũng như nhiều chàng trai khác trên khắp cả nước, ông lên đường nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc. Sau khi hết nghĩa vụ, ông về quê xây dựng gia đình. Trong quá trình sinh sống ông là một người thân thiện và luôn giúp đỡ hàng xóm và nhân dân địa phương. Với tư chất của một người lính cụ Hồ, cộng với và vốn kiến thức khi theo học lớp bổ túc cấp 3, ông đã được nhân dân tín nhiệm bầu làm Chủ tịch xã.
Cuộc sống cứ tưởng đã trôi qua êm đềm và thuận lợi nhưng đến tháng 9 năm 2003, thấy khó chịu trong người và hàm, họng đều đau, ông đi khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán và nghi ngờ ban đầu ông có các triệu chứng ung thư vòm họng. Sau đó ông được Bệnh viện tỉnh Cao Bằng viết giấy giới thiệu lên Bệnh viện K Quán Sứ để thăm khám.
Ngày 10/11/2003, ông Lương Minh Thường được các bác sĩ tại Bệnh viện K Quán Sứ thăm khám và kết luận bị K hàm ếch và cho nhập viện ngay để mổ và điều trị. Sau khi mổ được 3 tháng các bác sĩ quyết định chuyển ông sang giai đoạn xạ trị.
Trong suốt thời gian ông Thường điều trị tại Viện K Quán Sứ, gia đình gặp vô vàn khó khăn. Hoàn cảnh lúc đấy rất éo le, vợ chồng ông sinh được 3 người con nhưng do gia đình khó khăn, các con của ông ăn uống không đủ chất nên cũng hay ốm đau. Khi vợ lên viện để chăm chồng thì phải gửi con ở nhà cho anh, em hoặc hàng xóm trông hộ, bản thân ông do lo lắng cộng với sau mổ nên sức khỏe yếu, từ một người khỏe mạnh 57kg ông trở nên gầy yếu thân hình tiều tụy chỉ còn 48kg.
Với tinh thần không khuất phục trước khó khăn của người lính cụ Hồ, cùng với sự chăm sóc và động viên của nhân viên y tế Bệnh viện K, ông đã lấy lại được tinh thần và động viên vợ con cùng vượt qua khó khăn một cách mạnh mẽ nhất.
“Sau cơn mưa trời lại sáng”, 70 mũi xạ là liệu trình ông phải trải qua trong suốt quá trình điều trị. Ngày đấy các bác sĩ thông báo cho ông biết là tiên lượng của ông rất tốt và có thể xuất viện, không niềm vui nào tả xiết ngày 14/01/2004 ông được các bác sĩ cho ra viện và chỉ định 3 tháng đi khám 1 lần.
Sau khi được ra viện về nhà ông không quản ngại bệnh tật lại tiếp tục, xây dựng kinh tế gia đình và đóng góp cho nhân dân địa phương. Trong năm đầu tiên khi đi khám 3 tháng 1 lần các bác sĩ thấy cơ thể của ông đáp ứng thuốc rất tốt và sang năm thứ 2 ông chỉ cần 6 tháng đi khám 1 lần, càng ngày sức khoẻ của ông càng tốt lên và không có dấu hiệu tái phát, sau đó các bác sĩ chỉ định ông 1 năm đi khám lại kiểm tra 1 lần.
Hiện tại ông Lương Minh Thường hoàn toàn khỏe mạnh và vẫn tham gia công việc đồng áng, cuốc đất trồng rau và tham gia công tác xã hội.
Ngày đi khám gần nhất của ông vào ngày 23/4/2019, ông không giấu được niềm vui sướng trên khuôn mặt của mình, ông chia sẻ: “Thật sự tôi chưa bao giờ hết tin tưởng vào các bác sĩ và y học hiện đại, nhờ đó mà tôi có ngày hôm nay, tôi thật sự không biết nói gì hơn bằng sự cảm ơn sâu sắc nhất đến các bác sĩ và Bệnh viện K” và ông luôn tâm niệm sâu sắc: “Hãy sống và chiến đấu bằng tất cả sức lực, niềm tin và hy vọng rồi phép màu sẽ đến với bạn!”
Bảo Hân
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 208
- 209
- 210
- 211
- 212
- …
- sau ›
- cuối cùng »