Chính trị - Xã hội

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được đón nhận tích cực

TĐKT - Với mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho mọi người dân, bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện chính là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta và được đón nhận tích cực trong giai đoạn hiện nay. Có thể thấy rằng, hơn 10 năm qua, chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện theo 2 giai đoạn, với những quy định khác nhau. Giai đoạn đầu thực hiện theo Luật BHXH 2006 (Luật số 71/2006/QH11); giai đoạn tiếp theo thực hiện theo Luật BHXH năm 2014 (Luật số 58/2014/QH13). Quy định về BHXH tự nguyện tại Luật BHXH năm 2014 là sự tổng kết kinh nghiệm 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2006, trên cơ sở đó có những sửa đổi phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng tốt yêu cầu mở rộng diện bao phủ BHXH đến người lao động (NLĐ) thuộc mọi khu vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau 10 năm, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Có thể thấy, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, là do chính sách này chưa thực sự tạo hấp dẫn cho người dân, trong khi mặt bằng thu nhập của nhiều người còn thấp, thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài (20 năm).  Ngoài ra, còn do chưa có những giải pháp đột phá trong tiếp cận, vận động người dân, chưa có cơ chế hoa hồng đủ sức hấp dẫn các đại lý thu, việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC)l dù có những bước tiến nhưng chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin và đăng ký tham gia… Cán bộ BHXH tích cực đến tận các hộ gia đình tư vấn về BHXH tự nguyện Trong giai đoạn hiện nay, chính sách BHXH tự nguyện đã và đang được người dân đón nhận tích cực. Theo thống kê, cả nước hiện còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH - đây là cơ hội để ngành BHXH thực hiện mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.  Để thu hút nhóm đối tượng này vào hệ thống BHXH, ngành BHXH đã có những nỗ lực rất lớn như: Ưu tiên mở rộng, phát triển đối tượng, lấy khách hàng là trung tâm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật được gắn với kết quả hoạt động trong phát triển đối tượng; đưa ra nhiều gói tỷ lệ hoa hồng cho người phát triển đối tượng, ưu tiên cho phát triển BHXH bền vững và lâu dài; tăng cường tập huấn, đào tạo đội ngũ nhân viên đại lý thu... Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 28-NQ/TW được ban hành, với định hướng chính trị thực hiện “BHXH toàn dân” và dưới sự chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, BHXH Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Cụ thể: Đề xuất với Chính phủ tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện hoặc linh hoạt hơn về mức hỗ trợ (mức hỗ trợ tối thiểu bằng 30%, 25%, 10%) để địa phương nào có điều kiện kinh tế thì có thể hỗ trợ mức đóng cao hơn cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện vào trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo tinh thần Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 3/8/2018 của Chính phủ; thường xuyên sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; đưa ra các giải pháp nhằm tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Song song với đó, BHXH Việt Nam còn chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể… tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách BHXH tự nguyện để nhiều người dân hiểu và chủ động đăng ký tham gia. Mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện, phấn đấu mỗi thôn, bản, tổ dân phố đều có điểm thu BHXH tự nguyện, có nhân viên đại lý thu. Hướng dẫn, tập huấn chính sách BHXH tự nguyện cho các nhân viên đại lý thu, để lực lượng này phối hợp tuyên truyền, tư vấn đến từng người dân. Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho BHXH cấp huyện và từng đại lý thu. Đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Nhờ đó, đến hết tháng 6/2019, toàn quốc đã có 405.695 người tham gia BHXH tự nguyện. Hơn hết, trong thời gian qua, chính sách an sinh xã hội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm một cách sâu sắc, toàn diện và hài hòa hơn và được thực hiện đồng bộ với mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt, có một vấn đề mới, đó là trong 6 tháng qua, mô hình phát triển BHXH tự nguyện đã đạt kết quả rất tốt, với 135.000 người tham gia mới và dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có khoảng 490.000 người tham gia. Với quyết tâm rất cao, đặc biệt là sự phối hợp của BHXH Việt Nam với các cơ quan ban, ngành cũng như sự hỗ trợ trực tiếp từ các địa phương, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện lên bằng 10 năm qua. Như vậy, việc triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH rõ ràng có hiệu quả trong thực tiễn, với sự vào cuộc của các ngành, các cấp mà trong đó có 4 yếu tố gồm: Sự vào cuộc của lãnh đạo các cấp ủy và chính quyền; đổi mới cách làm; công tác tuyên truyền; xây dựng chính sách BHXH vì người dân. La Giang  

Bệnh viện K: Điều trị u não bằng máy Gamma Knife thế hệ mới nhất

TĐKT - Đầu tháng 7/2019, Bệnh viện K đã đưa vào điều trị xạ phẫu bằng Gamma Knife thế hệ Icon, đây là thế hệ máy xạ phẫu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài tính năng điều trị như các máy thế hệ cũ, Gamma Knife Icon còn được trang bị thêm hệ thống chụp cắt lớp vi tính trong khi điều trị, hệ thống theo dõi di động. Do vậy có thêm tính năng điều trị xạ phẫu Gamma Knife bằng cố định mặt nạ (không cần khung cố định ghim lên đầu), giúp bệnh nhân thoải mái, không bị đau, không cần gây tê mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị như dùng khung cố định. Tại Bệnh viện K, điều trị Gamma Knife đã thực sự mang lại cho bệnh nhân thêm một phương án điều trị hiện đại trong điều trị đa mô thức các khối u sọ não (phẫu thuật, xạ trị ngoài, hóa trị) nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Bệnh nhân không cần đi nước ngoài vẫn được hưởng các kỹ thuật cao ngay tại Việt Nam.   Bệnh viện K điều trị xạ phẫu Gamma Knife bằng cố định mặt nạ Bệnh nhân Nguyễn Thị Ng, 42 tuổi, quê ở Lạng Sơn, được chẩn đoán u dây thần kinh số V ở thành ngoài xoang hang, với triệu chứng đau đầu, mắt nhìn mờ. TS. BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Khoa Ngoại thần kinh nhận định: “Đây là u ở vị trí nguy hiểm, cạnh cấu trúc mạch máu lớn nuôi não, thành bên xoang hang có nhiều dây thần kinh vận động cho nhãn cầu. Việc can thiệp bằng phẫu thuật có thể đánh đổi bằng việc bệnh nhân bị tê mặt và nhìn đôi. Do vậy, chúng tôi đã hội chẩn các chuyên gia điều trị u não trong tiểu ban chuyên môn Gamma Knife của Bệnh viện K, các bác sĩ đã chỉ định điều trị Gamma Knife cho bệnh nhân. Bệnh nhân được tiến hành gây tê tại chỗ, đặt khung cố định; sau đó chụp cộng hưởng từ mô phỏng. Các bác sĩ đã vẽ cấu trúc u và các tổ chức nguy cấp quanh khối u chính xác bằng phim cộng hưởng từ. Sau đó bệnh nhân được đưa vào phòng điều trị Gamma Knife, thời gian điều trị là 40 phút, trong quá trình điều trị bệnh nhân vẫn giao tiếp bình thường với các bác sĩ. Khám lại sau 2 tuần, bệnh nhân không còn đau đầu, mắt nhìn sáng hơn so với trước điều trị. Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi và tái khám cho bệnh nhân để đánh giá đáp ứng điều trị.” TS. BS Nguyễn Đức Liên cho biết, cũng điều trị bằng hệ thống máy hiện đại này, bệnh nhân Nguyễn Thị Xuân H., 51 tuổi đã từng điều trị ung thư phổi, hiện di căn não 2 ổ. Các bác sĩ đã tiến hành xạ phẫu dao Gamma cho bệnh nhân, với thời gian điều trị là 60 phút. Bệnh nhân chỉ cần nằm điều trị 1 ngày, không làm ngắt quãng thời gian điều trị hóa chất nên đáp ứng mọi điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị của người bệnh. Hiện nay, việc này có thể được thực hiện hoàn toàn khác nhờ dao gamma, phương tiện phẫu thuật bằng bức xạ gamma tập trung. Việc điều trị được thực hiện bằng cách hội tụ chính xác chùm tia gamma năng lượng cao để tiêu diệt khối u trong não, đặc biệt là ung thư di căn não. Hiện tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện K đã điều trị Gamma Knife thường quy cho các bệnh nhân u não và trong các bệnh lý khác về não như: Các khối u nguyên phát di căn vào não; u màng não, u thần kinh, u tuyến yên, u sọ, các u lành ở nền sọ, u vùng tuyến tùng và tuyến yên, các dị dạng động tĩnh mạch... mà không làm tổn thương tới các mô não lành xung quanh. Gamma Knife cũng đặc biệt hiệu quả với các tổn thương ở các vị trí khó tiếp cận bằng phẫu thuật, các tổn thương tái phát hay u còn tồn dư sau phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ cần điều trị 1 lần, và chỉ cần nằm viện một ngày, giảm chi phí điều trị. Mọi tư vấn điều trị Gamma Knife, xin liên hệ hotline 0866.251.888. La Giang  

Đẩy mạnh thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2019 - 2020

TĐKT - BHXH Việt Nam vừa có Công văn số 2619/BHXH-BT gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2019 - 2020. Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, BHXH các tỉnh đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các sở, ngành liên quan, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai BHYT HSSV và đã đạt được kết quả quan trọng, số lượng HSSV tham gia BHYT hằng năm đều tăng. Năm học 2018 - 2019, đã có trường học đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Năm học 2018 - 2019, đã có trường học đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện tại, còn nhiều HSSV chưa tham gia BHYT. Để triển khai công tác BHYT HSSV năm học 2019 - 2020 đạt hiệu quả, đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh thực hiện 5 số nội dung chính: Thứ nhất, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành văn bản chỉ đạo công tác BHYT HSSV, phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ của nhà trường và việc chấp hành pháp luật của HSSV. Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về BHYT vào thời điểm tháng 9 là tháng cao điểm phát động. Tập trung truyền thông một số nội dung trong tâm, trọng điểm về BHYT HSSV trước thềm năm học mới 2019 - 2020 như: Tính nhân văn, cộng đồng chia sẻ của BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng; BHYT HSSV góp phần phát triển toàn diện thế hệ chủ nhân tương lai đất nước; phạm vi, quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV. Trong đó, có công tác tuyên truyền về những HSSV được quỹ Khám, chữa bệnh BHYT chi trả chi phí lớn. Bên cạnh đó, nêu gương người tốt, việc tốt, gương các trường học trong thực hiện BHYT HSSV. Tuyên truyền các quy định mới liên quan đến thực hiện BHYT HSSV theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Thứ ba, phối hợp với cơ sở giáo dục phổ biến, triển khai hướng dẫn các HSSV cách tra cứu mã số BHXH. Qua đó, tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT và tiến hành cấp thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Thứ tư, kịp thời xét duyệt và trình kinh phí thù lao thu BHYT cho các trường học, cơ sở giáo dục. Khen thưởng đối với tập thể nhà trường, cá nhân thực hiện tốt công tác BHYT HSSV. Thứ năm, đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHYT cho HSSV ngoài phần kinh phí đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Bảo Hân  

Bảo hiểm TP Hồ Chí Minh công bố mức đóng phí BHYT

TĐKT - BHXH TP Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 1562/TB-BHXH về mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) cho năm học 2019 - 2020, gửi các ngành chức năng và các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Bảo hiểm TP Hồ Chí Minh công bố mức đóng phí BHYT Theo đó, trong niên học, các em HSSV có thể lựa chọn phương thức đóng như sau: Đóng BHYT cho 3 tháng sẽ là 201.150 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 60.345 đồng, HSSV chỉ phải đóng 140.805 đồng); đóng BHYT cho 6 tháng sẽ là 402.300 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 120.690 đồng, HSSV chỉ phải đóng 281.610 đồng); đóng BHYT cho 9 tháng sẽ là 603.450 đồng (được Nhà nước hỗ trợ 181.035 đồng, HSSV chỉ phải đóng 422.415 đồng); đóng BHYT cho 12 tháng sẽ là 804.600 đồng (được nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng, HSSV chỉ phải đóng 563.220 đồng). Mức đóng trên áp dụng kể từ ngày 1/7/2019. Đặc biệt, trường hợp các em HSSV năm đầu cấp học hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn cho năm học trước, thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu niên học. Khi đã tham gia BHYT cho cả năm học 2019 - 2020 (tham gia 12 tháng), nếu Nhà nước có điều chỉnh mức cơ sở, thì HSSV và ngân sách Nhà nước sẽ không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở đối với thời gian đã đóng BHYT. Bảo Hân

Quỹ PASTB giúp y sĩ người Lào chiến thắng bệnh Lao

TĐKT - Người bệnh mang quốc tịch Lào, ông Siêng Bun Thăn là người nước ngoài đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ông Siêng Bun Thăn (60 tuổi) là một y sĩ nghèo trong bản Cha Cút, huyện Mường Khoa, tỉnh Phong Xa Lỳ, quốc gia Lào, giáp với tỉnh Điện Biên của nước ta. Sau khi ra viện bệnh nhân Siêng Bun Thăn đã tặng hoa cám ơn đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương Ông Quàng Văn É, người phiên dịch giúp cho ông Siêng Bun Thăn kể lại: “Ông Siêng Bun Thăn bị lao màng phổi từ lâu. Ông ấy được biết Việt Nam chữa lao rất tốt nên sang đây điều trị.” Gia đình ông Siêng Bun Thăn có tới 5 người con. Ông làm y tá cho bản nghèo, còn vợ và các con ông đều làm nông nghiệp vì vậy chi phí điều trị bệnh lao trong thời gian kéo dài là một gánh nặng rất lớn đối với gia đình. Hoàn cảnh khó khăn của ông đã được Đại sứ quán Lào tại Việt Nam xác nhận. Đầu tiên, ông Siêng Bun Thăn sang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Điện Biên. Sau đó, ngày 26/6/2019, ông được chuyển tuyến lên Bệnh viện Phổi Trung ương để phẫu thuật nội soi bóc vỏ màng phổi, một di chứng do lao để lại. Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng, các bác sĩ đã hút dịch làm sạch cặn phổi, bóc vỏ ổ cặn cho người bệnh. Ngoài ra, toàn bộ viện phí, chi phí phẫu thuật, suất ăn dinh dưỡng cho ông Siêng Bun Thăn đều được Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) chi trả với tổng số tiền là hơn 25 triệu đồng. Ông Siêng Bun Thăn cho biết: “Nhiều người bạn của tôi đã điều trị lao thành công ở Việt Nam. Trong thời gian nằm viện, tôi luôn cảm nhận được sự chu đáo và chuyên môn cao của các bác sĩ ở đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ, điều dưỡng viên, đặc biệt là Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã giúp tôi cả về vật chất và tinh thần". Hồng Thiết  

Chương trình Đồng hành cùng người cao tuổi Việt Nam

TĐKT - Nhân Tháng hành động vì người cao tuổi và kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sĩ, sáng 23/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Báo Người cao tuổi Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình Đồng hành cùng người cao tuổi Việt Nam. Đại diện Công ty Công nghệ Hợp nhất APA đã trao tặng máy Vật lý trị liệu LURACO cho Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Phát biểu khai mạc Chương trình, ông Đỗ Ngọc Văn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội cho biết: Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện hoạt động "Vì sức khỏe gia đình Việt" đã và đang được Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội triển khai sâu rộng tại Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước như Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa... Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn gửi tới lớp người cao tuổi Việt Nam sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của cả cộng đồng, xã hội, của những thế hệ tiếp nối về những đóng góp vô cùng to lớn của người cao tuổi Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dịp này, thông qua Ban tổ chức, Công ty Công nghệ Hợp nhất APA đã trao tặng máy Vật lý trị liệu LURACO cho Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Công ty Dược phẩm Tân Đức Minh trao tặng 100 suất quà (trị giá 500.000 đồng/suất); Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam trao tặng quà 500.000 đồng mỗi suất cho các hội viên Hội Người cao tuổi Việt Nam tại Hà Nội. Ban tổ chức trao tặng quà cho các hội viên người cao tuổi tham dự Chương trình là thương binh, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ Phát biểu tại Chương trình, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam ghi nhận: Đây là chương trình đầy ý nghĩa, đặc biệt khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7. Tri ân đối với những người cao tuổi có công nói riêng và người cao tuổi nói chung là trách nhiệm đạo lý của mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, là những người có uy tín trong gia đình, cộng đồng, dòng họ; nhiều người đã tham gia chiến đấu trong chiến tranh và hy sinh một phần xương máu của mình để bảo vệ tổ quốc. Cùng với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, các nguồn lực từ cộng đồng cũng được huy động để tham gia chăm sóc người cao tuổi. Bà Phạm Thị Hải Chuyền tin rằng tiếp sau chương trình, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn được tổ chức để chăm sóc tốt hơn đối với người cao tuổi. Phương Thanh

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019

TĐKT - Ngày 19/7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2019. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị Theo báo cáo ngày 4/7/2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Từ đầu năm đến nay, Philippines đã ghi nhận 92.267 trường hợp mắc, trong đó có 398 trường hợp tử vong, số mắc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2018. Malaysia đã ghi nhận 62.421 trường hợp mắc, trong đó có 93 trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018. Nhiều nước như: Lào, Singapore, Campuchia, Trung Quốc... đã ghi nhận số mắc hàng tuần tăng cao so với cùng kỳ 2018 và dự báo còn diễn biến phức tạp, gia tăng trong thời gian tới. Tại Việt Nam, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Trong các tuần gần đây, số mắc tăng nhanh tại các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... Nguyên nhân chính được cho là do thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa, tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều công trình xây dựng, đất bỏ hoang, nhà trọ, lán trại, nghĩa trang… là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và loăng quăng phát triển, truyền bệnh, khó kiểm soát triệt để. Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế vừa có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ các hoạt động diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn có nguy cơ; tăng cường công tác thông tin giáo dục, truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết, huy động các lực lượng truyền thông, các kênh truyền thông tuyên truyền cho người dân về các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với các cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình. Ngành Y tế tăng cường giám sát, nắm chắc các ổ dịch sốt xuất huyết hiện có và phát sinh, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao và phun hóa chất triệt để khi phát hiện các ổ dịch không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài; kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên đội ngũ cộng tác viên phòng, chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, dẫn đến tình trạng khi nhập viện thì đã nặng, nguy cơ tử vong cao. Đồng thời có kế hoạch phân tuyến, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế quá tải bệnh viện. Trước tình hình dịch bệnh đang có diễn biến gia tăng trong đầu mùa dịch tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung bàn một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, tổ chức các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ với nhiều hình thức, hướng dẫn người dân, các hộ gia đình tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch chủ động. Thứ hai, tổ chức 3 đợt chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy quy mô lớn tại tất cả các tỉnh thành phố ngay từ tháng 7 đến cuối năm. Đảm bảo duy trì các hoạt động hàng tuần tại các vùng dịch lưu hành. Thứ ba, phân loại, phân luồng bệnh nhân, đảm bảo điều trị tại tuyến dưới các trường hợp nhẹ không chuyển tuyến để tránh quá tải. Thứ tư, tăng cường vai trò đứng đầu của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch, huy động các ban ngành đoàn thể và mọi người tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Thứ năm, các biện pháp giảm mắc, giảm tử vong khác. Phát biểu tại Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng công tác tuyên tuyền của bộ phận truyền thông ngành Y tế các địa phương chưa hiệu quả cao, trước giờ không có hướng dẫn cụ thể để người dân biết mà chỉ nói chung chung, mới chỉ nói được là cần phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh… nên hiệu quả thấp. Trong khi đó, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi “quý tộc”, nó sinh đẻ ở những nơi có nước sạch như bình hoa, cây cảnh, hòn non bộ… Do đó, cái chính là hướng dẫn người dân biết phòng, chống như thế nào, cần định hướng lại cách thức truyền thông, cần sáng tạo trong tuyên truyền, phải biết lồng ghép tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt xuất huyết vào các chương trình người dân thường xem, đăng tải lên mạng xã hội… với những nội dung thiết thực để người dân hiểu. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chỉ đạo các Bệnh viện cần phân loại không để bệnh nhân nằm la liệt, người bị bệnh nặng nằm chung với người mới bị bệnh. Đồng thời, cần nhận biết bệnh nào nặng nhẹ phân loại để khám, chữa cho phù hợp, những bệnh nhân ở độ 3, độ 4 thì chuyển về bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện vệ tinh, không tập trung tất cả bệnh nhân tại bệnh viện tuyến trên, khi đông bệnh nhân quá sẽ không thể kiểm soát hết được. “Phải chặn đứng bệnh sốt xuất huyết, không để xảy ra chết người”. La Giang

Hội thảo Phòng, chống ung thư Quốc gia

TĐKT - Ngày 18 - 19/7, tại Hà Nội, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo Phòng, chống ung thư Quốc gia lần thứ XIX. Đây là Hội thảo được tổ chức thường niên 2 năm một lần nhằm mang đến cơ hội để các nhà chuyên môn ung thư của Việt Nam và quốc tế có dịp cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ trong dự phòng, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát ung thư. Đến dự chương trình có GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. Hội thảo Phòng, chống ung thư Quốc gia lần thứ XIX heo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư. Ung thư đang thực sự là một gánh nặng lớn cho xã hội. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư là hết sức quan trọng, cần nhận được nhiều sự quan tâm của ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung. Để có được một bức tranh đầy đủ hơn về công tác phòng, chống ung thư, ngày 18 - 19/7/2019, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo phòng, chống ung thư lần thứ XIX. Hội thảo lần này nhằm mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các tiến bộ, đồng thời tạo cơ hội học tập, chia sẻ một cách toàn diện trong lĩnh vực kiểm soát ung thư bao gồm: Dự phòng và sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư; các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư; chăm sóc giảm nhẹ bệnh ung thư; chi phí và hiệu quả trong phòng, chống bệnh ung thư; hỗ trợ tâm lý xã hội, tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và Chương trình Quốc gia phòng, chống ung thư.” Ban tổ chức đã nhận được hơn 250 bài đăng ký báo cáo, đăng ký tham dự của hơn 1000 các bác sĩ, điều dưỡng, nghiên cứu viên chuyên ngành ung thư. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, chúng ta cần có những quan tâm đúng mức nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống ung thư, từ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng đánh giá cao sự phát triển của Bệnh viện K, Viện Ung thư Quốc gia vì đã có nhiều cải tiến kỹ thuật và đang trong quá trình ứng dụng công nghệ điện tử để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị ung thư như sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ lựa chọn phác đồ điều trị ung thư, xây dựng hệ thống y tế trực tuyến Telemedicine nhằm hỗ trợ trực tuyến các bệnh viện vệ tinh, xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (big data), sử dụng robot trong phẫu thuật và xạ trị ung thư. Ghi nhận những đóng góp, hỗ trợ, hợp tác của các chuyên gia quốc tế, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đã tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 7 chuyên gia nước ngoài có nhiều cống hiến trong xây dựng và phát triển Bệnh viện K cũng như công tác phòng, chống ung thư. Ngày 19/7, Hội thảo sẽ bao gồm các phiên khoa học chuyên sâu với các chủ đề về ung thư đường tiêu hóa, phổi, vú, phụ khoa, sinh dục, tiết niệu, đầu, cổ, thần kinh, xạ trị - y học hạt nhân, giải phẫu bệnh - sinh học phân tử, cận lâm sàng và giảm đau trong ung thư. Đứng trước năm bản lề trong việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động phòng, chống ung thư, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về dân số và y tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hội thảo chính là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, bàn luận, để giải quyết các khó khăn, thách thức và phát huy tốt nhất các thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống ung thư. Bệnh viện K sẽ không ngừng đẩy mạnh hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới về việc hỗ trợ, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ chẩn đoán, điều trị ung thư nói chung, góp phần phát triển y tế Việt Nam trong tương lai. Hồng Thiết  

Bộ Y tế tổng kết thực hiện Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”

TĐKT- Ngày 18/7/2019, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Thông báo số 264 - TB/TW ngày 31/7/2009 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị tổng kết “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Với nhiều sáng tạo trong cách thức triển khai, 10 năm qua, ngành y tế đã đồng hành cùng Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động các cấp bộ, ngành ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Sở Y tế, các doanh nghiệp dược, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ quan thông tin truyền thông cùng chung tay hành động, góp phần quan trọng làm chuyển biến ý thức người tiêu dùng. Doanh nghiệp và cán bộ y tế đã tạo nên diện mạo mới của ngành dược Việt Nam, trong đó thuốc sản xuất trong nước được sử dụng ngày càng tăng về số lượng, giá trị và được đánh giá cao về chất lượng, an toàn, hiệu quả. Nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện,Bộ Y tế đã đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản: Giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; các giải pháp về truyền thông. Về cơ chế chính sách, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trình Quốc Hội, Chính phủ ban hành các văn bản trong đó có đưa các nội dung, quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước như: Luật Dược sửa đổi năm 2016; Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi; Luật Đấu thầu; Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, ưu tiên trong việc đầu tư, nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của các nước phát triển.Ưu tiên trong hoạt động cấp giấy đăng ký lưu hành đối với các thuốc ít số đăng ký, dạng bào chế đặc biệt, thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam, thuốc có báo cáo tương đương sinh học, đặc biệt là ưu tiên trong đấu thầu, cung ứng thuốc trong các cơ sở khám, chữabệnh công lập. Bộ Y tế đã ban hành danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu giá trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu nếu trong nước đã sản xuất được cùng loại. huốc sản xuất trong nước được phân nhóm để được đấu thầu riêng, đồng thời được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật. Với chính sách này, trong tương lai gần, thuốc sản xuất tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Về phía các cơ sở y tế và thầy thuốc, việc triển khai đề án đã được lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các Sở Y tế, các bệnh viện quan tâm, chỉ đạo sát sao. Tại nhiều bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Nhiều địa phương, bệnh viện đạt kết quả ấn tượng về sử dụng thuốc sản xuất trong nước và đã đạt mục tiêu của đề án. Theo báo cáo, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước ở tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến tỉnh và huyện thì tỷ lệ tăng là 63,53%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước. Các số liệu báo cáo cho thấy, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, sản xuất 12/13 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 loại thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh. Ngành y tế đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành y tế và người dân thông qua nhiều hoạt động, như tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng phóng sự…trên các kênh phát thanh, truyền hình với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Giới thiệu những chủ trương chính sách, các sản phẩm thuốc, nhà máy, dây chuyền, công nghệ sản xuất thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tăng sự hiểu biết cho người dân, cán bộ y tế về thuốc Việt Nam, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, thuốc sản xuất tại Việt Nam đảm bảo hiệu quả điều trị, bảo đảm chất lượng và giá thành rẻ hơn thuốc ngoại nhập. La Giang

Phát động chương trình Ngôi sao thuốc Việt dành cho doanh nghiệp dược

TĐKT - Ngày 18/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế tổ chức phát động chương trình Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2. Mục tiêu của Chương trình: Lựa chọn ra các sản phẩm thuốc có chất lượng, hiệu quả, giá cả hợp lý để thông tin truyền thông rộng rãi đến người dân, cán bộ y tế nhằm giúp người dân tiếp cận được với các thuốc tốt, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ y tế trong việc kê đơn, sử dụng thuốc trong nước. Dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Chương trình cũng nhằm lựa chọn các doanh nghiệp (DN) dược sản xuất trong nước uy tín, đầu tư bài bản với công nghệ hiện đại sản xuất nhiều thuốc tốt, chất lượng để biểu dương, đồng thời khuyến khích các DN tiếp tục đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tạo ra nhiều sản phẩm thuốc có chất lượng cao, hiệu quả. Ngoài ra, chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam đối với hàng hóa trong nước nói chung và thị trường dược phẩm nói riêng, từ đó thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ từ sự ủng hộ và niềm tin của nhân dân đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Theo Ban tổ chức, Chương trình sẽ vinh danh 100 thương hiệu, bao gồm sản phẩm thuốc sản xuất trong nước và thương hiệu DN dược trong nước. Đối tượng tham gia Chương trình là tất cả các cơ sở sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc được sản xuất tại Việt Nam. Thời gian tham gia là từ nay đến “Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2020”. Thời gian nhận hồ sơ tham dự đến ngày 15/8/2019. La Giang    

Trang