Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên SV - STARTUP 2019
TĐKT - Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 1/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ báo chí về Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên SV-STARTUP 2019. Ngày hội năm nay do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức, thời gian từ ngày 4 - 5/10/2019. Họp báo Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên 2019 Mục tiêu của ngày hội nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp của tất cả học sinh, sinh viên, trên toàn quốc; tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực, hiệu quả đối với tất cả các học sinh, sinh viên trong cả nước và tạo cơ hội để để cơ sở đào tạo giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, giúp các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Tại SV-STARTUP 2019, các em học sinh, sinh viên được tham quan các không gian ý tưởng khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ; kinh doanh, giáo dục, y tế, dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh tạo tác động xã hội và không gian khởi nghiệp của học sinh THPT. Tổng số các dự án tham gia trưng bày khoảng 80 dự án (được lựa chọn từ gần 300 ý tưởng, dự án gửi đến Ban Tổ chức) đến từ 40 trường đại học và 18 Sở Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, các học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động tương tác giữa các dự án với khách tham quan; tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối đầu tư giữa các doanh nghiệp và các dự án ý tưởng; thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ đến từ các bạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng. Các hoạt động của ngày hội gồm: “Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khởi nghiệp”; Hội thảo “Định hướng trường đại học khởi nghiệp: Mô hình nào cho các trường đại học tại Việt Nam” hay Hội thảo “Công tác hỗ trợ học sinh khởi nghiệp trong các trường phổ thông, kinh nghiệm và giải pháp”. Chung kết SV-STARTUP 2019 sẽ được chia thành 2 vòng: Đối đầu và Phản biện. Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 (SV-STARTUP 2019) Bùi Tiến Dũng phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bùi Tiến Dũng cho biết, cuộc thi đã được tổ chức với quy mô trên toàn quốc, có hơn 200 trường đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông trung học trong toàn quốc tham gia, tiếp cận được trên 200.000 học sinh, sinh viên. Sau khi được phát động từ tháng 6, đến tháng 9/2019, cuộc thi đã nhận được gần 300 bài dự thi chất lượng, đa dạng, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: Công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội… Trong đó có 68 dự án xuất sắc nhất được lọt vào cuộc thi chung kết vòng Đối đầu (đặc biệt có 1 dự án đến từ các bạn học sinh trung học cơ sở). Trong số các dự án xuất sắc trên, có nhiều dự án đã được các bạn học sinh, sinh viên triển khai và bước đầu đã có thành công; nhiều dự án đã chuyển sang giai đoạn có lãi và các chỉ số doanh thu, lợi nhuận có mức độ tăng trưởng khá ấn tượng. Lễ trao giải cuộc thi SV – STARTUP sẽ kết thúc vào 18h30 ngày 5/10. Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
TĐKT - Ngày 1/10, tại Hà Nội, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh tổ chức Hội thảo chuyên đề "Thầy Văn Như Cương - Người mở đường". Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường Lương Thế Vinh, để tưởng nhớ thầy giáo Văn Như Cương - người thầy vĩ đại của rất nhiều thế hệ học sinh.
GS. Văn Như Cương
Thầy Văn Như Cương là người thấy lớn, người anh cả, người ông, người cha, người bạn của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh. Trọn vẹn cuộc đời thầy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, ươm mầm những thế hệ tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên, vừa có kiến thức tốt vừa có nhân cách tốt.
Thầy đã để lại cho thế hệ sau nhiều di sản trong chuyên môn, tư tưởng, phương pháp giáo dục. Trong ký ức của hàng chục thế hệ học sinh, hình ảnh thầy Văn Như Cương hiện lên như một ông tiên giữa cuộc đời thực, cương nghị, thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng đầy bao dung, nhân hậu và đầy lòng vị tha.
Quang cảnh Hội thảo chuyên đề “Thầy Văn Như Cương – Người mở đường”
Được biết, năm 1989, thầy Văn Như Cương là người đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục ngoài công lập Việt Nam, là người đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục dân chủ với tinh thần độc lập và tư duy phản biện, nơi đề cao nhân cách con người hơn kiến thức sách vở, nơi mà học sinh được học làm người tử tế trước khi học để thành công trên đường đời.
Hội thảo lần này là dịp để tưởng nhớ và tri ân người thầy được kính trọng, là nơi để ôn lại những ký ức đẹp, là nơi để lan toả, tiếp nối và phát huy tinh thần, tư tưởng và triết lý giáo dục của thầy giáo Văn Như Cương.
Hồng Thiết
TĐKT - Ngày 28/9, Trung tâm Khảo sát Thông tin việc làm và Đào tạo khởi nghiệp, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt và Tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Sinh viên Khởi nghiệp HUBT.
Câu lạc bộ Sinh viên Khởi nghiệp HUBT ra đời nhằm mục đích tạo môi trường thuận lợi cho các sinh viên yêu thích khởi nghiệp có điều kiện giao lưu, học tập và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao kiến thức thực tế ngoài chuyên môn, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường.
GS.TS.NGND Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Huy Thuyết
Hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã được triển khai từ năm 2018 bằng việc thành lập Trung tâm Khảo sát việc làm và Đào tạo khởi nghiệp. Trung tâm đã tổ chức thành công nhiều hoạt động thiết thực, gắn với thực tế, làm lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Vì vậy, việc thành lập Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp HUBT là một hoạt động vô cùng thiết thực dành cho sinh viên trong toàn trường.
PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường chúc mừng Câu lạc bộ Sinh viên Khởi nghiệp HUBT. Ảnh: Huy Thuyết
Tiếp theo những thành quả đã đạt được trong thực hiện mô hình khởi nghiệp trong sinh viên, kể từ khi thành lập cho đến nay, với sự hỗ trợ của dự án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của VinTech City thuộc Công ty VinTech (trực thuộc Tập đoàn Vingroup), Trung tâm Khảo sát việc làm và Đào tạo khởi nghiệp tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, nhằm mục đích xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp dựa trên năng lực của sinh viên, để đưa những ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, đặt biệt là lĩnh vực khoa học - công nghệ vào triển khai thực tế, nhanh chóng hơn.
Trước đó, trong buổi Tọa đàm về Chương trình hợp tác phát triển khoa học – công nghệ tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vào sáng 31/5/2019, bà Trương Lý Hoàng Phi – Tổng Giám đốc VinTech City đã cho biết, VinTech City đang sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các trường đại học ở 4 nội dung chính: Tài trợ dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; hợp tác về giảng dạy và chia sẻ tri thức; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mở đầu buổi Lễ ra mắt, ông Nguyễn Văn Học, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo sát việc làm và Đào tạo khởi nghiệp đã công bố Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Quyết định công nhận các hội viên chính thức của Câu lạc bộ.
Đại diện cho Công ty Vintech City phát biểu tại buổi ra mắt, ông Nguyễn Việt Phương, Giám đốc Chương trình hợp tác đại học của Vintech City đánh giá cao năng lực, tính sáng tạo của sinh viên và nhận thấy Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trong những trường đại học tiềm năng trong công tác đẩy mạnh khoa học - công nghệ, phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh phát triển của Vintech City nói riêng và Tập đoàn Vingroup nói chung.
Ông Phương cũng mong muốn Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp HUBT sẽ là nơi ươm mầm cho những hạt giống ý tưởng, sáng tạo được phát triển mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành công và tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động hơn nữa trong các năm tiếp theo. Vintech City cũng như Tập đoàn Vingroup sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ cho sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong những dự án khởi nghiệp tiềm năng và mang tính ứng dụng thực tế cao.
GS.TS.NGND Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gửi lời cảm ơn chân thành đến Vintech City, Công ty Cổ phần Bắc Việt đã tạo điều kiện giúp đỡ cho Câu lạc bộ Sinh viên Khởi nghiệp HUBT ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Đồng thời, Giáo sư Vũ Văn Hóa cũng hy vọng Câu lạc bộ sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động kết nối với các doanh nghiệp, hỗ trợ nhà trường tìm đầu ra cho sinh viên của tất cả các ngành nghề sau khi tốt nghiệp ra trường, qua đó góp phần vào công cuộc phát triển chung cũng như khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường đối với xã hội.
Phát biểu tại buổi Lễ, PGS.TS. Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng nhà trường chúc Câu lạc bộ ngày càng lớn mạnh và sẽ là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và các doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên Khởi nghiệp HUBT chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ. Ảnh: Huy Thuyết
Tại Lễ ra mắt, Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp HUBT đã tiến hành bỏ phiếu bầu ra Ban Chủ nhiệm. Với 100% số phiếu tán thành từ các hội viên trong Câu lạc bộ, chị Võ Thị Vân đã chính thức trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Thu Hương
TĐKT - Ngày 27/9, Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH meVita Berlin (CHLB Đức) tổ chức buổi Tọa đàm về cơ hội du học, làm việc và định cư tại CHLB Đức cho sinh viên chuyên ngành điều dưỡng.
Tọa đàm về cơ hội du học, làm việc và định cư tại CHLB Đức cho sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng được tổ chức tại Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: Huy Thuyết
Tọa đàm được tổ chức nhằm mục đích mang đến nhiều thông tin bổ ích và những cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai đối với sinh viên chuyên ngành điều dưỡng tại nước Đức – nơi được đánh giá là quốc gia hùng mạnh với nền kinh tế phát triển, công nghệ hiện đại cùng hệ thống an sinh xã hội bậc nhất châu Âu.
Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Việt Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành meVita Berlin đã giới thiệu đôi nét về công ty. Theo đó, Công ty TNHH meVita Berlin được thành lập từ năm 2015 tại Berlin, CHLB Đức với sứ mệnh chính là trở thành điểm tựa vững chắc cho học viên, kết nối văn hóa và giáo dục thông qua các hoạt động trực tiếp trong phạm vi đào tạo nhân lực và cung ứng việc làm. Năm 2017, meVita chính thức đi vào hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, hướng nghiệp, tư vấn việc làm và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, meVita đã có mặt tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam, trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh luôn nhận được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và an tâm gửi gắm con em mình.
Ông Nguyễn Việt Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành meVita Berlin phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Huy Thuyết
Công ty meVita là đối tác tin cậy của nhiều đơn vị đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nâng cao và trên 40 doanh nghiệp trong các ngành chăm sóc sức khỏe, kỹ thuật, quản lý nhà hàng khách sạn như Hasselmann, Burger King Deutschland GmbH & Co. KG, Inter Presco & R+S, Vividus Akademie, F+U, IBA, Hochschule Anhalt tại Đức hay Đại học Nguyễn Tất Thành và Đại học Thăng Long - Hà Nội.
Nhân viên của meVita luôn sẵn sàng hỗ trợ các học viên khi đặt chân tới CHLB Đức trong trường hợp cần thiết. Khi đến với meVita, học viên không chỉ được tiếp thu kiến thức ngoại ngữ từ trình độ A1 tới B2, mà còn được tham gia các chương trình hội nhập văn hóa cũng như Huấn luyện kỹ năng tại Trung tâm Quốc tế Đức G.I.C và một số sự kiện ngoại khóa liên quan đến văn hóa Đức như: Lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hay là lễ hội hóa trang. Đội ngũ giảng viên Đức – Việt giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết sẽ đem lại những kết quả tốt nhất cho học viên.
Công ty TNHH meVita Berlin mong muốn được hợp tác với trường trong việc đào tạo, tư vấn, tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.
Thay mặt cho ban lãnh đạo nhà trường, TS. Phan Thị Dung, Phó Chủ nhiệm Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cảm ơn meVita Berlin đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên nhà trường nói chung và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành điều dưỡng nói riêng, đồng thời mong muốn hai bên sẽ sớm ký kết biên bản hợp tác và triển khai các kế hoạch hợp tác khác trong thời gian sắp tới.
Thu Hương
Chính phủ đặt mục tiêu trên 90% người dân tham gia BHYT vào năm 2020
TĐKT - Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội. Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn quốc có trên 90% người dân tham gia BHYT. Chỉnh phủ đặt mục tiêu trên 90% người dân tham gia BHYT vào năm 2020 Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến hết năm 2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 3,3%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao (đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT). Đặc biệt, trong số đối tượng tham BHYT, người tham gia theo hộ gia đình là 15,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2017. Năm 2019, ước tính, toàn quốc có khoảng 85 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 1,7%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao. Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), kết nối dữ liệu trong quản lý KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT; đổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán trong lĩnh vực BHYT. Đồng thời Chính phủ kiến nghị: Đối với Quốc hội: Đưa nội dung ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào Nghị quyết về kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2020, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để các tỉnh ưu tiên ngân sách địa phương, các nguồn tăng thu đầu tư cho các trạm y tế xã. Xem xét cân đối đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cho Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB, cho Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở vay vốn WB để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các địa phương: Triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao; bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100%, ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT; thúc đẩy bao phủ BHYT với học sinh, sinh viên; bố trí nguồn ngân sách địa phương thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã và tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế. Đối với các cơ quan của Quốc hội: Tăng cường giám sát việc tuân thủ, thực hiện chính sách pháp luật về KCB và BHYT, quan tâm đến địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp. Các đoàn đại biểu Quốc hội cần: Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách nhằm mở rộng bao phủ BHYT, đầu tư của ngân sách nhà nước cho y tế; đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư ngân sách cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về KCB và BHYT, nhất là đầu tư cho trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bảo HânTừ 1/10, Hà Nội thanh toán các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân
TĐKT - Từ ngày 1/10/2019, các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội chỉ đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thực hiện thanh toán các chế độ BHXH (lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp BHXH một lần, tai nạn lao động (TNLĐ), ốm đau, thai sản, dưỡng sức - phục hồi sức khỏe và trợ cấp thất nghiệp) cho công chức, viên chức (CCVC) và người lao động (NLĐ) 100% qua tài khoản cá nhân. Giao dịch tại bộ phận "Một cửa" của BHXH TP Hà Nội Phương thức chi trả này góp phần đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công, chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng, xây dựng Chính phủ điện tử và hoàn thành chỉ tiêu phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp BHXH một lần, TNLĐ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức - phục hồi sức khỏe, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt (tài khoản cá nhân). Đây là hành động nhằm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020. UBND TP Hà Nội giao BHXH TP Hà Nội, Bưu điện và Sở LĐ-TB&XH tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân; phối hợp với các ngân hàng thương mại hướng dẫn người hưởng đăng ký mở thẻ ATM ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ ban đầu và tại các điểm chi trả, đồng thời nhận thẻ ATM tại nơi trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) hoặc tại điểm chi trả. Cùng với đó, ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh Hà Nội chủ trì, phối hợp với BHXH TP Hà Nội chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn hướng dẫn người hưởng đăng ký mở và nhận thẻ ATM ngay tại nơi tiếp nhận, trả kết quả TTHC và tại điểm chi trả. Đặc biệt, phải sắp xếp, bố trí khoảng cách, địa điểm thuận tiện để đặt các cây ATM cho phù hợp, giám sát được mọi hoạt động ATM đảm bảo chất lượng, an ninh, an toàn, tạo thuận lợi nhất cho người hưởng khi đến nhận (rút tiền) các chế độ BHXH qua tài khoản cá nhân. La GiangNỗ lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
TĐKT - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã thực hiện tốt và thành công trong công tác phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Kết quả từ sự nỗ lực không ngừng Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế -xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, Ban Cán sự Đảng Bộ LĐ-TBXH đã chủ động chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp và các nhiệm vụ được giao có liên quan đến nội dung cụ thể. Theo đó, tổ chức quán triệt, tuyên truyền theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị tới từng đảng viên, cán bộ chủ chốt. Bộ LĐ-TBXH đã yêu cầu các đơn vị quan tâm, lồng ghép các chính sách, giải pháp phát triển lao động, người có công, xã hội của vùng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời Bộ LĐ-TBXH thường xuyên phối hợp với các tỉnh/ thành phố trong vùng triển khai các hoạt động nhằm có sự quan tâm trong địa bàn. Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW Có thể nói sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhiệm vụ trọng tâm của ngành có liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh cho vùng được Bộ LĐ-TBXH thực hiện cơ bản đã có hiệu quả. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành và vượt so với yêu cầu đề ra góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của toàn Vùng. Thay mặt Lãnh đạo Bộ LĐ-TBXH, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đánh giá rất cao những nỗ lực của các đơn vị thuộc bộ, các ban ngành chức năng, đặc biệt các địa phương trong vùng đã có sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội tại địa phương, cũng như sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo địa phương trong việc đưa ra những giải pháp, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội nói riêng. Đặc biệt, công tác phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm đã được tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Thị trường lao động ngày càng phát triển; các hoạt động thông tin, dự báo thị trường lao động được triển khai đồng bộ. Thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, một số thị trường trọng điểm có mức tăng trưởng hàng năm cao như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Chất lượng nguồn lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài của thành phố từng bước được nâng cao. Giai đoạn 2005 - 2018, các chỉ tiêu về thị trường lao động, giải quyết việc làm cơ bản hoàn thành tốt theo kế hoạch đặt ra: Giai đoạn 2006 - 2018, giải quyết việc làm cho 2,174 triệu lao động, 6 tháng đầu năm 2019, giải quyết cho 710.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Vùng tăng đều qua từng năm (năm 2014: 39,64%, năm 2015: 41,66%, năm 2016: 42,79%, năm 2017: 45,29%, năm 2018: 47,31%). Cũng theo đó, giai đoạn từ 2005 - 2020 từ nguồn lực đầu tư của nhà nước thông qua các chính sách và chương trình giảm nghèo, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước. Đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỷ lệ nghèo các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc giảm nhanh, từ 38,72% (2005) xuống còn 31,38% (2010); 25,77% (2015) và 15,82% (2018). Tỷ lệ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,5%/năm, các xã nghèo giảm bình quân từ 3 - 4%/năm. Đến hết năm 2018, toàn vùng có 7 huyện thoát nghèo và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 72 xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong khu vực đạt chuẩn nông thôn mới. Thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ Tuy nhiên, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ vẫn là vùng nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất của cả nước, đa phần là các các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, có tỉnh 99% hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu. Tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo tương đối cao. Tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng và có tác động lâu dài đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn do chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân; vẫn tồn tại quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách. Chất lượng lao động là người dân tộc thiểu số còn thấp nên khả năng giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao chất lượng việc làm không cao. Sự gắn kết giữa các chương trình giảm nghèo và đào tạo nghề với các chính sách, chương trình giải quyết, hỗ trợ tạo việc làm còn hạn chế dẫn đến việc đào tạo, giải quyết, hỗ trợ tạo việc làm đạt hiệu quả chưa cao. Thiếu nguồn lực để thực hiện các chính sách, chương trình, đề án về đào tạo, giải quyết, hỗ trợ tạo việc làm. Điều kiện kinh tế khó khăn, vị trí địa lý hiểm trở nên công tác thông tin tuyên truyền cũng như việc nắm bắt, thống kê, quản lý lao động gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các chính sách. Thời gian tới, những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được triển khai bao gồm: Ban hành, hoàn thiện các văn bản chính sách, cơ chế đối với Vùng; thực hiện các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm; phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm tốt công tác trợ giúp xã hội và giảm nghèo; tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TW; đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh vùng Trung du miền núi Bắc bộ là vùng đảm bảo sinh thái, sinh quyển, khí quyển, thủy quyển đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cho cả nước. Vùng có vị trí đặc biệt về quốc phòng, an ninh với đường biên giới dài. Bên cạnh đó, đây là vùng có nhiều di sản văn hóa, truyền thống lịch sử. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có nhiều khó khăn về khí hậu, địa lý, hay xảy ra thiên tai. Cần có những đánh giá sâu hơn về các chỉ tiêu đã đặt ra, đặc biệt những chỉ tiêu như tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động qua đào tạo, số lao động có việc làm, tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn... sau khi triển khai Nghị quyết có được những tiến bộ như thế nào, trên giác độ xã hội, có thu hẹp được khoảng cách giữa vùng Trung du miền núi Bắc bộ với các vùng khác được không. Đánh giá công tác thực hiện các mục tiêu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Ngoài ra, các cơ chế và chính sách đặc thù chính như cơ chế, chính sách đặc thù cho dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi và tạo việc làm; cơ chế thu hút vốn; cơ chế đặc thù với giảm nghèo miền núi đang rất cần đánh giá xem đã phù hợp với thực tế chưa, các tiêu chí đã phù hợp chưa. Đồng thời, để phát triển hơn nữa, cần đánh giá chi tiết sự phối hợp, kết hợp, làm rõ trách nhiệm trong quản lý giữa các đơn vị liên quan và các chính sách về an sinh xã hội đối với khu vực này cần thay đổi như thế nào để thiết thực, hiệu quả hơn. Hồng ThiếtHội nghị khoa học Dược lâm sàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019
TĐKT - Ngày 25/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội (BV TWQĐ) 108 tổ chức Hội nghị khoa học Dược lâm sàng năm 2019, nhằm cập nhật các chuyên đề, báo cáo khoa học mới nhất của các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài quân đội về Dược Lâm Sàng. Dự Hội nghị có các đại biểu: Thiếu tướng, PGS. TS. Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc Phòng, TS. DS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế; GS.TS Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội; Trung tướng, GS.TS Mai Hồng Bàng,Giám đốc BV TWQĐ 108 cùng Ban Giám đốc BVTWQĐ 108 và hơn 660 đại biểu đến từ các bệnh viện quân sự và dân sự trong cả nước. Đặc biệt, Hội nghị còn kết nối trực tiếp qua hệ thống Telemedicine với Bệnh viện 103 – Quân đội nhân dân Lào để chia sẻ những kiến thức hữu ích. Trung tướng, GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc BV TWQĐ 108 phát biểu tại Hội nghị Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trung tướng, GS.TS Mai Hồng Bàng chia sẻ: “Hội nghị được tổ chức vào đúng ngày 25/9 là Ngày Dược sĩ thế giới, là một dịp rất ý nghĩa để tôn vinh vai trò của lĩnh vực dược lâm sàng trong công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện hiện nay. Năm 2015, nắm bắt được vai trò rất quan trọng của dược lâm sàng, Bệnh viện TWQĐ 108 đã quyết định thành lập Ban Dược lâm sàng thuộc Khoa Dược với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý của việc kê đơn, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Hiện tại, Ban Dược lâm sàng thường xuyên triển khai các buổi sinh hoạt khoa học toàn bệnh viện, giúp cho đội ngũ bác sĩ rút kinh nghiệm, giảm sai sót, nâng cao chất lượng kê đơn. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng báo cáo phản ứng bất lợi của thuốc (ADR) cũng được tăng dần theo từng năm: Cụ thể năm 2014 (khi chưa thành lập Ban Dược lâm sàng) chỉ có 35 bài báo cáo nhưng kể từ khi thành lập Dược lâm sàng vào 2015 đã có 105 báo cáo, tính tới thời điểm hiện tại bệnh viện đã có 130 báo cáo. Trong những năm gần đây công tác ADR của bệnh viện luôn ở trong top 10 của khu vực Hà Nội. Dự kiến, trong thời gian tới, Ban Dược lâm sàng sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động liên quan đến ADR nhằm nâng cao chất lượng theo dõi trên nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau." Tại Hội nghị, các đại biểu được lắng nghe 19 báo cáo tiêu biểu trên tổng số gần 50 báo cáo được đăng ký tham gia Hội nghị từ các chuyên gia hàng đầu về đào tạo và thực hành dược lâm sàng trên khắp cả nước. Đây là những báo cáo có giá trị về mô hình đào tạo và thực tế triển khai hoạt động dược lâm sàng, cũng như vai trò của dược sĩ lâm sàng trong nhiều lĩnh vực như quản lý sử dụng kháng sinh, ung thư, ngoại khoa. Hơn 660 đại biểu đến từ các bệnh viện quân sự và dân sự trong cả nước tham dự Hội nghị Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y đánh giá “Hội nghị khoa học Dược lâm sàng lần này là một dấu ấn thể hiện sự phát triển của dược lâm sàng của Bệnh viện TWQĐ 108. Bệnh viện đã có những bước phát triển mạnh ở tầm cao mới. Các hoạt động như xuất bản cuốn “Thông tin thuốc” là một ấn phẩm rất có giá trị cho không chỉ các bác sĩ mà còn hữu ích cho người bệnh, người nhà người bệnh.” Đại diện cho Bộ Y tế, TS Cao Hưng Thái, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh khẳng định: “Bộ Y tế rất coi trọng hoạt động dược lâm sàng. Đây là một trong 2 nội dung trọng tâm của Chính sách Thuốc Quốc Gia và đang được đưa vào các nội dung hoàn thiện của các văn bản luật liên quan. Bộ Y tế đánh giá cao những đóng góp của dược lâm sàng – BV TWQĐ 108 trong thời gian qua, đặc biệt qua hội nghị khoa học lần này.” Sự kiện được tổ chức với quy mô lớn và chất lượng cao đã góp phần thể hiện sự kiên định trong thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành y tế. Qua sự hỗ trợ từ các chuyên gia, sự say mê, nhiệt huyết của các dược sĩ lâm sàng, hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện TWQĐ 108 nói riêng và các bệnh viện khác trên cả nước nói chung sẽ góp phần cho sự phát triển vững chắc và nhiều bước đột phá hơn nữa trong lĩnh vực dược lâm sàng của Việt Nam. Mai ThảoTĐKT - Với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc TP Hà Nội đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần thứ III sẽ diễn ra từ 2 - 3/10 tới tại Hội trường Bộ Tu lệnh Thủ đô Hà Nội.
Đó là thông tin do ông Nguyễn Tất Vinh, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội đưa ra tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 24/9.
Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Tất Vinh thông tin tại Hội nghị
Ông Vinh cho biết, hiện nay Hà Nội có 107.847 người DTTS, thuộc 50/53 thành phần DTTS sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số toàn thành phố. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 57,71%, dân tộc Tày chiếm 17,81%, dân tộc Thái 6,61%, dân tộc Nùng 5,85%…
Tuy vậy, đồng bào DTTS chỉ cư trú tập trung theo cộng đồng tại 153 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) với hơn 55.000 người, chiếm 51% người DTTS toàn thành phố.
Mỗi DTTS trên địa bàn Hà Nội đều có phong tục, tập quán, sắc thái văn hóa riêng; đồng thời cũng kế thừa và chịu ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc khác, nhưng tựu chung đều có lòng yêu nước nồng nàn, anh dũng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất.
Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thành phố. Đại hội tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nươc về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chính xác thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn DTTS và miền núi từ Đại hội lần thứ 2 năm 2014 đến nay. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc thành phố giai đoạn 2019 – 2024.
Đồng thời, đây là dịp để biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, động viên, cổ vũ đồng bào DTTS tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.
Dự kiến Đại hội sẽ có 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô tham dự.
Đại hội cũng sẽ tổ chức trao thưởng cho 29 tập thể và 75 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc; trong đó có 2 tập thể và cá nhân sẽ được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Vinh đặc biệt nhấn mạnh, năm 2019, có 2 cá nhân là người DTTS vinh dự được lọt vào danh sách là Công dân Thủ đô ưu tú. Đó là niềm vinh dự to lớn, cũng như khẳng định vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của đồng bào DTTS trong sự phát triển của Thủ đô và đất nước.
Mai Thảo
Ngày Tránh thai thế giới 2019: “Chủ động tránh thai, trách nhiệm không của riêng ai”
TĐKT - Ngày 23/9, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự đồng hành của Công ty TNHH Bayer tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9 với chủ đề “Chủ động tránh thai, trách nhiệm không của riêng ai”. Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phát biểu tại chương trình Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) nhấn mạnh: Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe sinh sản. Ngày Tránh thai thế giới 26/9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Hiện nay, dân số Việt Nam là hơn 96 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2% năm 1993 đã giảm xuống còn 1,07% năm 2017. Theo Tổng cục Thống kê cho biết, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027 – 2028. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) năm 2017 là 76,5%, trong đó tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 65,4%. Các kết quả công tác DS-KHHĐ đạt được đó góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai (PTTT) tiếp tục tăng. Đặc biệt vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) cần được quan tâm hơn. Họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục như: Họ thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở VTN/TN còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn một số hạn chế. Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Phòng, tránh thai mang lại rất nhiều lợi ích: Chủ động trong việc sinh con; tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phòng, tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình… Trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau, dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý, mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đông bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Lan Hương, đại diện Công ty Bayer tại Việt Nam nhận Bằng Khen của Tổng cục DS-KHHGĐ Trong 3 năm qua, Chương trình truyền thông xã hội với chủ đề “Là phụ nữ, tôi chọn sống chủ động” do Tổng cục DS-KHHGĐ và Hội LHPN Việt Nam thực hiện với sự tham gia góp sức của Bayer Việt Nam đã được thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực; cung cấp thêm kiến thức về phòng, tránh thai, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho nhiều chị em phụ nữ, thanh niên… trên cả nước. Tiếp nối những thành công đó, trong năm 2019, để thuận tiện hơn cho các cán bộ dân số cũng như chị em phụ nữ tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chương trình cho ra mắt App Mobile với tên “Sống chủ động”. Đây là nơi tổng hợp đầy đủ tất cả các kiến thức về SKSS, các phương pháp ngừa thai, cũng là nơi giao lưu với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Tại Hội thảo, Tổng Cục DS-KHHGĐ cũng vinh danh và trao tặng giấy khen cho Công ty Bayer Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có cùng tầm nhìn chiến lược và kiên trì thực hiện cam kết 3 bên về vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc tuyên truyền đúng về kiến thức ngừa thai. Mai Thảo – Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 193
- 194
- 195
- 196
- 197
- …
- sau ›
- cuối cùng »