Chính trị - Xã hội

Tiếp tục kết nối những tấm lòng trong cơn đại dịch

TĐKT – Mới đây, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao số tiền 51 triệu đồng; Đoàn Thanh niên Tổng cục Hải quan ủng hộ 260 triệu đồng; Ngân hàng MUFG tại Việt Nam ủng hộ 100 triệu đồng; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Trung ương ủng hộ 100 triệu đồng. Chia sẻ về nỗ lực của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong phòng, chống dịch Covid-19, Đại tá Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng cho biết, là một trong những đơn vị tuyến đầu của Bộ Công an thực hiện việc rà soát các thông tin xấu, độc lan truyền trên hệ thống mạng về diễn biến của dịch bệnh tại Việt Nam, ngay tuần đầu tiên khi đất nước công bố ca nhiễm đầu tiên, cán bộ của Cục đã được điều động và phân công kíp trực 24/24 giờ. Từ đây đã ngăn chặn được hơn 300.000 thông tin sai lệch về dịch bệnh xuất phát từ các tổ chức lưu vong, chống đối nhằm phá hoại đất nước. Chỉ sau một tuần vào cuộc quyết liệt, số lượng nguồn tin chỉ còn 60.000. Bên cạnh đó, Cục đã phối hợp với công an các tỉnh, thành phố xử phạt những đối tượng đưa thông tin sai lệch, không đúng, gây hoang mang dư luận, từ đó giúp người dân hiểu và có trách nhiệm hơn trước cộng đồng; đồng thời Cục đã có những báo cáo kịp thời để Bộ Chính trị, Chính phủ nắm bắt tình hình và tâm tư của nhân dân trong giai đoạn khó khăn này. “Là những người thấu hiểu được những gì đất nước đang trải qua, mỗi cán bộ, chiến sĩ Cục An ninh mạng bằng tấm lòng của mình, mong muốn thông qua Mặt trận, số tiền ủng hộ này sẽ góp sức cùng Đảng, Nhà nước có thêm nguồn lực vượt qua những khó khăn của đại dịch”, Đại tá Lê Xuân Minh bày tỏ. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tiếp nhận ủng hộ từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Thay mặt Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cảm động trước tấm lòng, sự sẻ chia và ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ cục An ninh mạng - những người đã luôn đồng hành trên tuyến đầu khi đất nước xuất hiện ca nhiễm đầu tiên. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, mỗi cán bộ, chiến sĩ đã kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những thông tin giả, thông tin thất thiệt, tạo niềm tin trong nhân dân trước các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Khẳng định vai trò của MTTQ Việt Nam khi kết nối các tấm lòng, các nghĩa cử cao đẹp của nhân dân cả nước tới những người nơi tuyến đầu chống dịch, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ, những ngày qua, có những bác về hưu đã nhiều lần quay lại UBTƯ MTTQ Việt Nam để ủng hộ với suy nghĩ, mỗi tuần bác góp một ít tiền tiết kiệm để mang đến bỏ vào thùng ủng hộ tại Mặt trận với mong muốn, số tiền này sẽ được Mặt trận chuyển đến những người nơi tuyến đầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất. “Sự ủng hộ, đồng hành của toàn xã hội chính là nguồn động viên, tiếp thêm sức mạnh để Việt Nam chiến thắng dịch bệnh. Hy vọng những hành động này tiếp tục lan tỏa và sẽ nhận được nhiều hơn nữa những tình cảm, tấm lòng trong việc góp phần cùng cả nước chung sức ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh. Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, ngoài việc phân bổ kịp thời tiền và hiện vận ủng hộ tới Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi cán bộ Mặt trận các cấp sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch của Bộ Y tế; các Chỉ thị, quy định của Chính phủ trong việc đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Thục Anh  

Trên 1.900 tỷ đồng ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19

TĐKT - Sau hơn 40 ngày Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19”, đến nay, số tiền, hiện vật mà các các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài ủng hộ, đăng ký ủng hộ lên tới trên 1.900 tỷ đồng. Trong đó ủng hộ qua UBTƯ MTTQ Việt Nam là trên 903 tỷ đồng; ủng hộ qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố lên tới trên 1.025 tỷ đồng. Ngày 28/4, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp nhận ủng hộ từ Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam số tiền và hiện vật trị giá 1,7 tỷ đồng, số tiền, hiện vật này được quyên góp từ Phái đoàn Thái Lan tại Việt Nam, Câu lạc bộ Doanh nhân Thái Lan (Khu vực phía Bắc), Doanh nghiệp Thái Lan và Cộng đồng tại Việt Nam; tiếp nhận Tập đoàn SUNWAH ủng hộ 5 tỷ đồng. Tại buổi tiếp nhận, Ngài Tanee Sangrat, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam bày tỏ, hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, dịch bệnh đang từng bước được khống chế. Nhìn vào số lượng bệnh nhân, tỷ lệ chữa khỏi bệnh và không có ca tử vong đã cho thấy Việt Nam đã có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả và mạnh mẽ. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã hy sinh lợi ích về kinh tế để chăm lo cho sức khỏe của nhân dân, đã đưa ra gói hỗ trợ 2,73 tỷ USD để giúp khoảng 20 triệu người dân trong giai đoạn khó khăn này. Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp nhận ủng hộ từ Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam số tiền và hiện vật trị giá 1,7 tỷ đồng “Là những người Thái Lan đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, hiểu được sự nguy hiểm của dịch bệnh và những khó khăn mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam đang phải trải qua, cộng đồng người Thái Lan tại Việt Nam đã cùng nhau chung tay ủng hộ với mong muốn số tiền và hiện vật này sẽ được gửi tới UBTƯ MTTQ Việt Nam để phân bổ tới đúng địa chỉ”, ông Tanee Sangrat nhấn mạnh. Khẳng định mỗi người Thái Lan khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam luôn chấp hành mọi quy định về phương pháp phòng, chống dịch mà Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam đề ra, ông Tanee Sangrat hy vọng, với nỗ lực của cả cộng đồng, Việt Nam sẽ sớm chiến thắng đại dịch, sẽ không còn ca lây nhiễm mới và chúc cho hai nước Việt Nam, Thái Lan sẽ sớm vượt qua đại dịch lần này. Vui mừng khi tiếp nhận tấm lòng của ngài Đại sứ cùng các doanh nghiệp Thái Lan đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng chúc mừng những thành công bước đầu của đất nước Thái Lan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, những thành công này sẽ góp phần vào thành công chung của các nước trong khối ASEAN cùng nhau đẩy lùi đại dịch. Từ đó, sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương giữa các nước trong khối thịnh vượng chung này. Nhắc tới vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, ngày 14/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các nhà lãnh đạo trong khối đã thể hiện cam kết chính trị ở cấp cao nhất về đoàn kết, hợp tác cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị để chiến thắng đại dịch COVID-19. Trong khi khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với ASEAN là kiểm soát và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh, nhất là lây nhiễm xuyên biên giới, các nhà lãnh đạo cũng cho rằng ASEAN cần chú trọng triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động kinh tế-xã hội do COVID-19 gây ra. Nhằm bảo vệ người dân và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nước cần phối hợp chặt chẽ trong việc bảo hộ công dân, cung cấp dịch vụ an sinh xã hội, các gói hỗ trợ, duy trì liên kết chuỗi cung ứng. Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, mặc dù hiện nay Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong phòng, chống dịch bệnh nhưng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi Việt Nam không chủ quan, phải nỗ lực hơn nữa để vượt qua đại dịch và có những biện pháp phòng, chống dịch bệnh mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nỗ lực trước tiên phải kể đến gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tiếp nhận ủng hộ từ Công ty SCG số tiền 1 tỷ đồng “Với vai trò là cơ quan thực thi nhiệm vụ giám sát, MTTQ Việt Nam sẽ tham gia giám sát từ Trung ương tới địa phương để gói hỗ trợ 62.000 tỷ này đến được với người dân một cách nhanh nhất, kịp thời nhất”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. Trân trọng cảm ơn tấm lòng của ngài Đại sứ cùng các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cam kết toàn bộ số tiền, hiện vật này sẽ được phân bổ trực tiếp tới Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tiếp thêm nguồn lực cùng Đảng, Nhà nước mua sắm các trang thiết bị, vật dụng cần thiết phục vụ nhiệm vụ phòng, chống dịch và tiếp thêm nguồn lực cho các cơ sở cách ly trên cả nước. “Những tấm lòng này sẽ giúp cho Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch và thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn kỳ vọng. Cùng ngày, UBTƯ MTTQ Việt đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty SCG số tiền 1 tỷ đồng. Mai Thảo  

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu đa chuyên khoa cứu sống thanh niên bị 2 thanh sắt đâm xuyên tầng sinh môn, bụng, ngực, đùi

TĐKT - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh T.Đ.Đ (26 tuổi ) đến từ Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng sốc đa chấn thương, chảy máu nhiều, đau đớn, khó thở. Người bệnh bị 2 thanh sắt xoắn, phi 24, dài khoảng 1,5 m đâm xuyên tầng sinh môn, bụng, ngực, đùi. Một thanh xuyên từ dưới hậu môn qua bụng, xuyên lên ngực, thủng qua thành ngực chọc lên cánh tay trái. Một thanh xuyên qua đùi trái. Trước đó, anh Đ là thợ xây trong qua trình lao động bị ngã cao và rơi trúng 2 cọc sắt. Người bệnh được đồng nghiệp đập vỡ bê tông, đặt lên 1 tấm sắt chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Anh Đ gặp tai nạn lao động nghiêm trọng Hình ảnh X-quang Ngay khi tiếp nhận anh Đ, kíp trực cấp cứu đã kịp thời cấp cứu, hồi sức, chống sốc và kích hoạt báo động đỏ nội viện, tập trung các chuyên khoa như tiêu hoá, tiết niệu, chấn thương, mạch máu… và chuyển thẳng người bệnh vào phòng phẫu thuật. ThS. BS Lê Nhật Huy, Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp tham gia cấp cứu người bệnh cho biết: Các bác sĩ đã tiến hành xử trí tổn thương cho người bệnh, nhận thấy: Thanh sắt thứ nhất xuyên từ mông phải, đứt cơ thắt, thủng trực tràng, xuyên thủng bàng quang, đại tràng, đứt ruột non, rách dạ dày, xuyên thủng cơ hoành trái và thành ngực trái, rách phần mềm cánh tay trái; thanh sắt thứ 2 xuyên qua đùi trái làm rách cơ đùi trái, đụng dập động mạch đùi, rách tĩnh mạch đùi trái. 4 kíp mổ thuộc các chuyên khoa tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, mạch máu đã tiến hành rút bỏ dị vật, khâu trực tràng, khâu bàng quang, đại tràng, dạ dày, khâu cơ hoành, xử lý vết thương ngực, dẫn lưu màng phổi, làm hậu môn nhân tạo, cắt đoạn động mạch đùi đụng dập, nối lại, khâu vết thương tĩnh mạch đùi. Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 6 tiếng (14 - 20h). Sau phẫu thuật, người bệnh được hồi sức tích cực sau 12h, chuyển về khoa điều trị với tình trạng tỉnh, mạch, huyết áp ổn định, sốt cao. ThS. BS Lê Nhật Huy cho biết thêm: Đây là một trường hợp tai nạn lao động hy hữu, rất nặng. Do thực hiện chuẩn quy trình sơ cứu (không rút dị vật tại hiện trường, đưa cả người bệnh và cọc sắt vào viện) cùng với việc hồi sức và phẫu thuật kịp thời, sự phối hợp đồng bộ của đa chuyên khoa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã giúp bảo toàn mạng sống cho người bệnh. ThS Huy khuyến cáo: Khi gặp tai nạn lao động, cần gọi cấp cứu kịp thời, không được rút dị vật ra khỏi cơ thể và di chuyển người bệnh trên ván cứng. Hồng Thiết

Thêm 3 ca nghi ngờ tái dương tính với Covid-19

TĐKT - Theo tin từ Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, tới sáng 27/4 đã ghi nhận thêm 3 ca nghi ngờ tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh. Cụ thể như sau: BN74, được Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị và được công bố khỏi bệnh ngày 10/4, về nhà cách ly tại Phú Thọ. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở. Ngày 25/4, sau 14 ngày cách ly tại nhà, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, nghi ngờ dương tính lại với virus SARS-CoV-2, được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở 2. Hai ca nghi ngờ tái dương tính còn lại là BN207 và BN224. BN207 được BV Dã chiến Củ Chi công bố khỏi bệnh ngày 18/4; BN này nhập viện ngày 1/4 và đã 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 13, 15 và 17/4/2020); ngày 18/4, BN đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Ngày 25/4/2020, được theo dõi tại nhà, xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại.  BN 224 được BV Dã chiến Củ Chi cho công bố khỏi bệnh ngày 18/4. BN này vào viện ngày 30/3 và đã có 5 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 12, 13, 15, 15 và 16/4/2020). BN đủ điều kiện công bố khỏi bệnh ngày 18/4. Ngày 23/4/2020, sau khi theo dõi tại nhà, được xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại. Hiện cả hai BN này đã được đưa vào BV Dã Chiến Củ Chi theo dõi điều trị. Trong thời gian cách ly tại nhà, các bệnh nhân trên đều được giám sát y tế chặt chẽ. La Giang  

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

TĐKT - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm: Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan. Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp: Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc. Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách. Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh. Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh. Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ: Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp: Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế tập trung chỉ đạo: Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm. Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có). Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó: Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại. Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu. Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa. Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Nguyệt Hà  

VinID trao hơn 1.350 suất quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn huyện Gia Lâm

TĐKT - Từ ngày 25/4 - 29/4, tại Hà Nội, VinID sẽ trao 1350 suất quà đến các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật trên địa bàn huyện Gia Lâm. Các suất quà được VinID phát đến người dân Cụ thể, các suất quà sẽ được phân chia và bố trí thời gian hợp lý để chia và phát kịp đến tay người dân. Mỗi suất quà sẽ có đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Bà Roãn Thị Khuyên chia sẻ: “Từ lâu rồi bác không biết đến chiếc bánh, hộp sữa. Đây là món quà thật sự quý giá đối với bác” VinID sẽ phát quà theo đề xuất và thời gian của huyện Gia Lâm yêu cầu để các món quà sẽ đến tay người dân hợp lý, linh hoạt. Ông Đỗ Xuân Hưởng”Đối với tôi một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cám ơn VinID đã hỗ trợ những người nghèo như chúng tôi” Trong đợt từ thiện lần này, VinID đã được một số đơn vị đồng hành cùng như: Thực phẩm Quốc Huy, thực phẩm Hoàng Đông, nông sản Dũng Hà và TH True Milk… Thời gian phát quà được phân bố như sau: Ngày 26/4: VinID phát 270 suất. Ngày 28/4 sẽ phát 315 suất quà và ngày 29/4 là 325 suất. Sau  khi chia các suất quà và phát tận tay đến người dân trên địa bàn huyện Gia Lâm, nếu còn thực phẩm, VinID sẽ tiếp tục phát quà triển khai tại Vinmart Võ Thị Sáu. Địa điểm nhận các suất quà được bố trí tại 4 điểm: UBND xã Dương Hà; Kim Sơn và Đa Tốn. Hồng Thiết

5 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

TĐKT - Ngày 25/4, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đã có 5 bệnh nhân (BN) mắc COVID-19 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh, trong đó có 4 bệnh nhân quốc tịch Việt Nam và 1 bệnh nhân quốc tịch Đan Mạch, cụ thể: 5 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh BN 167 (nữ, 20 tuổi, quốc tịch Đan Mạch). Ngày vào viện: 24/3/2020. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 20/4/ 2020, lần 2 vào ngày 23/4/2020. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. BN 176 (nữ, 38 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện: 28/3/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 21/4/20202, lần 2 vào ngày 24/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.  BN 195 (nữ, 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện: 30/3/2020. Các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trong các ngày 20/4/2020 và 24/4/20202 đều đã cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.  BN 253 (nữ, 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện: 7/4/2020. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 10/4/20202, lần 2 vào ngày 13/4/2020, lần 3 vào ngày 16/4/2020. BN 258 (nữ, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam). Ngày vào viện: 9/4/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với SARS-CoV-2, trong đó: Lần 1 vào ngày 20/4/20202, lần 2 vào ngày 23/4/2020. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Hồng Thiết  

Việt Nam thêm 1 trường hợp khỏi bệnh Covid-19

TĐKT - Theo thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 1 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai được công bố khỏi bệnh. Như vậy, tính đến nay cả nước đã có tổng cộng 225 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. BN 247, nam, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Ngày vào viện: 6/4/2020. Trong quá trình điều trị tại đây bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhiều lần, trong đó các xét nghiệm gần đây nhất từ ngày 19/4/2020 đến ngày 23/4/2020 đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. La Giang

Công đoàn Giáo dục Việt Nam hỗ trợ các lưu học sinh Lào của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

TĐKT - Vừa qua, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã có chuyến thăm và tặng một số như yếu phẩm cần thiết cho các lưu học sinh Lào tại cơ sở 2 (Từ Sơn, Bắc Ninh) của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ. Đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Chủ tịch Công đoàn nhà trường cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm tại Cơ sở 2 Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hữu Chiến, Chủ tịch Công đoàn nhà trường đã thay mặt cho các cán bộ, giảng viên và toàn bộ lưu học sinh Lào bày tỏ sự xúc động, đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, động viên kịp thời của Công đoàn Giáo dục Việt Nam dành cho sinh viên quốc tế của trường trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng dung dịch rửa tay sát khuẩn và một số nhu yếu phẩm cần thiết cho lưu học sinh Lào của nhà trường Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bích Hợp biểu dương những biện pháp phòng, chống dịch bệnh mà nhà trường đang áp dụng theo đúng hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ban, ngành; các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho lưu học sinh Lào đang phải ở lại ký túc xá của trường do dịch bệnh nên không thể về nước. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Hợp cũng mong muốn tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, đặc biệt là các lưu học sinh Lào hãy cùng nhau chung sức, vững tâm, vượt qua đại dịch Covid-19.                                                                                                                 Thu Hương

Nắn chỉnh biến dạng cột sống bệnh nhân “siêu gù”

TĐKT - Đầu tháng 4, khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 đã nắn chỉnh thành công cột sống biến dạng “siêu gù” cho bệnh nhân L.Đ.Q (Nam, 44 tuổi, TP Bắc Ninh). Anh Q bị bệnh viêm cột sống dính khớp (VCSDK) cách đây 23 năm và bị gù cột sống từ 15 năm. Bệnh nhân (BN) không thể nằm ngửa được suốt 10 năm nay, 3 năm nay luôn đi lại trong tư thế cúi gằm mặt xuống đất, tầm nhìn chỉ khoảng 2 mét trở lại bàn chân. BN phải chịu đựng gù cột sống trong rất nhiều năm, chất lượng sống giảm xuống nghiêm trọng. BN luôn tự ti và mặc cảm về hình thể, không lập gia đình được. Qua tìm hiểu trên mạng internet, BN tìm đến Bệnh viện 108 để điều trị. Qua thăm khám, anh bị gù rất nặng toàn bộ cột sống, đỉnh đầu còn thấp hơn cả vùng đỉnh gù cột sống, tầm nhìn chỉ 1 - 2 mét. Không khó thở, mệt khi đi lại nhiều (200 - 300 mét). Bụng gấp hết mức, có rất nhiều nếp gấp lằn bụng, mặt cúi gần sát đất. Các khớp vai, khớp háng, khớp gối vận động bình thường. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán gù toàn bộ cột sống do viêm cột sống dính khớp. Qua hình ảnh phim X-quang cho thấy góc gù toàn bộ cột sống T7L4 112 độ, khoảng cách từ đường dây rọi C7 đến đốt sống 25 cm. Trước khi phẫu thuật BN có chỉ định phẫu thuật nắn chỉnh biến dạng gù cột sống. Kíp phẫu thuật do TS. BS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Chấn thương, Chỉnh hình cột sống đứng đầu đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân cố định cột sống T8-S1, cắt V xương thân đốt L4, L1, nắn chỉnh biến dạng gù và ghép xương.  Khó khăn, thách thức nhất của ca phẫu thuật là làm sao nắn chỉnh biến dạng gù này tối đa nhất mà không để gây liệt hai chi dưới. Sau gần 9 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được nắn chỉnh biến dạng gù bằng cách phẫu thuật cắt V xương hai thân đốt L1, L4 và cố định cột sống, thay đổi tư thế bàn mổ và nép ép giữa các vít. Diễn biến hậu phẫu trong 2 tuần thuận lợi, bệnh nhân đã hồi phục tốt, tập đi lại tốt, không liệt. Không gặp những tai biến, biến chứng kể trên. Biến dạng gù cột sống được nắn chỉnh rất tốt, bệnh nhân cao hơn 34 cm so với trước mổ. Dáng ngồi, đứng và đi lại cải thiện rõ rệt. Tầm nhìn của bệnh nhân về như người bình thường, cải thiện đáng kể so với tầm nhìn 2 mét trước phẫu thuật. BN cũng có thể nằm ngửa được. Các nếp lằn bụng (6 nếp) đều được giãn ra nhiều ngay sau mổ. Từ những thay đổi nghiêm trọng về cấu trúc hình thể cột sống nói trên, nếu bệnh nhân không được phẫu thuật tại những cơ sở y tế chuyên khoa bệnh nhân có thể xảy ra những tai biến, biến chứng như tổn thương thần kinh. BN có biến dạng gù rất nặng, đỉnh gù lên rất cao, ngang với đĩa đệm T12L1. Do vậy, bác sĩ đã xác định phải cắt V xương (pedicle subtraction osteotomy – PSO) ít nhất là hai vị trí thân đốt, đó là thân đốt L4 và đĩa đệm T12L1 cùng một phần xương thân đốt L1. Can thiệp vào xương thân đốt càng lên cao thì mức độ, nguy cơ gây tổn thương thần kinh càng lớn, đặc biệt là tổn thương tủy ngang T12 L1 có thể gây liệt cả hai chân, bí tiểu tiện và đại tiện. Bằng kinh nghiệm phẫu thuật hơn 20 năm qua, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống đã không để xảy ra tổn thương thần kinh nào cho bệnh nhân. Thứ hai, có thể xảy ra nhiễm trùng và chậm liền vùng mổ. Bệnh nhân này gầy, nặng chỉ 37 kg, sờ rất rõ xương cột sống. Phẫu thuật vô cùng lớn vì bộc lộ phần mềm rộng rãi, đường mổ dài hơn 60 cm, mất nhiều máu (2000 ml máu), đặt nhiều dụng cụ nẹp vít cột sống (16 vít, 2 thanh dọc). Chính vì vậy, nguy cơ nhiễm trùng vùng mổ cao, chậm liền vết mổ. Sau mổ dễ dàng sờ thấy hệ thống nẹp vít dưới da. Tại phòng bệnh của khoa, công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân rất tốt như tập vận động sớm (trăn trở BN thường xuyên tại giường những ngày đầu sau mổ, 4 ngày sau mổ thì tập ngồi dậy. 6 ngày sau mổ thì tập đi lại), dinh dưỡng cho BN tốt (truyền đạm, huyết tương, khối hồng cầu, ăn uống sớm từ ngày thứ 2 sau mổ). Do đó, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe nhanh chóng, mau ngồi và đi lại được, vết mổ liền kỳ đầu thuận lợi. Thứ ba, có nguy cơ chảy máu nhiều. Thời gian cắt, đục xương, nắn chỉnh cột sống kéo dài 3 - 4 tiếng, đây là thì chảy máu chủ yếu. BN mất gần 2000 ml máu nên có nguy cơ rối loạn đông máu do truyền máu nhiều. Thứ tư, nguy cơ không đảm bảo độ vững của dụng cụ cố định cột sống. Chất lượng xương của BN viêm cột sống dính khớp luôn luôn không được tốt. Nên độ chắc của hệ thống vít cố định các đốt sống và khả năng liền xương sau ghép xương sẽ không được như tốt nhất. Có thể nảy sinh vấn đề lỏng vít và không đạt được mục tiêu nắn chỉnh. Chụp X-quang sau mổ Đây là trường hợp bị gù toàn bộ cột sống do bệnh lý viêm cột sống dính khớp mức độ biến dạng nặng nhất từ trước đến nay. Việc lập kế hoạch phẫu thuật cũng rất khó quyết định, đặc biệt là tính toán vị trí cắt V xương thân đốt qua cuống, số lượng xương cần cắt để đạt được hiệu quả nắn chỉnh tốt nhất trong khi vẫn đảm bảo được việc hạn chế nguy cơ tổn thương thần kinh. Sự thành công của phẫu thuật do nhiều yếu tố: Sự chuẩn bị chu đáo trước mổ, sự quyết tâm của người bệnh và gia đình, sự phối hợp ăn ý của kíp phẫu thuật. Ngoài ra, có rất nhiều thách thức, khó khăn trong ca phẫu thuật như đã kể trên. Kết quả cuối cùng thật ấn tượng, BN hồi phục nhanh, có thể nói kết quả điều trị vượt quá sự mong đợi của kíp phẫu thuật, không để xảy ra tai biến, biến chứng. Bệnh VCSDK là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cột sống tiến triển. Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ hoàn toàn. Có hai đặc điểm chính là hiện tượng viêm và xơ hóa, canxi hóa các dây chằng, bao khớp (đặc biệt tại vị trí cột sống), các điểm bám gân. Gù cột sống là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh như: Gù cột sống nặng làm ảnh hưởng thẩm mĩ và hạn chế chức năng hô hấp, đau thắt lưng do mất vững cột sống. Mai Thảo

Trang