Chính trị - Xã hội

Công bố Sách trắng và Bảng xếp hạng các sản phẩm công nghệ giáo dục Việt Nam 2023

BTĐKT – Ngày 19/8, tại Hà Nội, Edtech Agency tổ chức sự kiện công bố Sách trắng và Bảng xếp hạng các sản phẩm công nghệ giáo dục (Edtech) Việt Nam 2023. Sự kiện được tổ chức với mong muốn mang tới cho các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế những thông tin hữu ích về thị trường cũng như đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các sản phẩm công nghệ giáo dục trên thị trường Việt Nam, giúp các nhà trường, các đơn vị đào tạo có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số của từng đơn vị.     Sự kiện công bố Sách trắng và Bảng xếp hạng các sản phẩm công nghệ giáo dục (Edtech) Việt Nam 2023. Trong Sách trắng Edtech Việt Nam 2023, Edtech Agency đã cùng các chuyên gia tìm hiểu Edtech Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ Edtech thế giới; những xu hướng mới của Edtech đang diễn ra; những sản phẩm nổi bật đang thu hút người dùng Việt Nam… Về hoạt động xếp hạng các sản phẩm Edtech có mặt trên thị trường Việt Nam, đây là năm thứ 3 liên tiếp Edtech Agency chủ trì, phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành tiến hành. Với tinh thần làm việc công tâm và những tiêu chí minh bạch do Hội đồng cố vấn đề ra dựa trên số liệu thống kê trên thị trường Edtech do Edtech Agency tổng hợp, Bảng đánh giá xếp hạng các sản phẩm Edtech cho thấy phần nào xu hướng sử dụng sản phẩm Edtech trên thị trường Việt Nam. Theo bảng xếp hạng, trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm EdTech khá phong phú. Do số lượng học sinh phổ thông chiếm tới hơn 20% dân số nên các dòng sản phẩm EdTech tập trung vào phân khúc này là lớn nhất. Phân khúc thứ 2 nổi trội về sản phẩm công nghệ giáo dục là phân khúc đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, đào tạo cho người đi làm. Theo bà Nguyễn Hồng Hạnh, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành EdTech Agency, với thị trường sản phẩm rộng lớn và đa dạng, chất lượng của hệ thống công nghệ giáo dục đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ học sinh, phụ huynh, nhà đầu tư và nhà phát triển hệ thống. Nhiệm vụ đánh giá chất lượng sản phẩm Edtech cần được nghiên cứu chi tiết hơn từ góc độ người dùng bởi yếu tố sự hài lòng của người dùng là một trong những vấn đề quan trọng khi phát triển hệ thống Edtech. Do đó, cần xây dựng các phương pháp xếp hạng hệ thống EdTech hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn hơn. Từ kết quả Bảng xếp hạng EdTech Việt Nam 2023, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc dành cho người đi làm để phát triển các nội dung phù hợp, tăng tính cập nhật, linh hoạt thực tiễn trong các chương trình đào tạo kỹ năng số trong bối cảnh mới; phát triển và mở rộng các phân khúc mới dành cho người lớn, người cao tuổi đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Phát triển sản phẩm nền tảng chuyển từ tiếp cận hệ thống quản lý học tập (LMS) sang nền tảng trải nghiệm học tập (LXP) để tăng cơ hội trải nghiệm người dùng và phát triển dữ liệu nội sinh, chứng chỉ ghi nhận cho các khóa học; phát triển và đa dạng hóa các mô hình mới trong phân phối sản phẩm theo tiếp cận “thuê bao trọn gói” đáp ứng và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng. Ngoài ra, cần phát triển các giải pháp mang tính hội tụ tích hợp các công nghệ, dịch vụ trong cùng nền tảng, chia sẻ dữ liệu dùng chung để tăng trải nghiệm học tập, kinh nghiệm làm việc thực tế và nhu cầu học tập suốt đời. Phương Thanh  

Người phụ nữ năng nổ trong công tác tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội

BTĐKT -  Chị Nguyễn Thị Hòe, sinh năm 1983, làm việc tại Điểm bưu điện Văn hóa xã Lương Năng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn luôn gắn bó với công việc tuyên truyền, tư vấn người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Chị mong muốn mọi người dân trên địa bàn xã sẽ có “điểm tựa” để trang trải cho cuộc sống sau này. Chị Hòe tư vấn cho người dân về BHXH tự nguyện Công tác tại UBND xã từ năm 2011 và tham gia tuyên truyền, tư vấn BHXH từ năm 2015, chị Hòe vừa đảm nhiệm công việc Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và cán bộ không chuyên trách của UBND xã, vừa là nhân viên trực điểm kiêm bưu tá bưu điện xã Lương Năng. Được tham gia BHXH, BHYT nên chị Hòe hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích mà BHXH mang lại. Từ đó, chị Hòe mong muốn mọi người dân đều được tham gia BHXH và khi đến tuổi nghỉ hưu được cầm trên tay sổ lĩnh lương hưu, đồng thời nhận được các chế độ phúc lợi và hưu trí, không phải lo cuộc sống về già sau này. Xã Lương Năng là vùng quê thuần nông nghèo với 7 thôn bản, trong đó có đến 3 thôn bản địa hình đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí thấp. Số lượng hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã còn nhiều. Nhìn vào những người nghèo của quê hương, chị Hòe càng mong rằng BHXH sẽ là “điểm tựa” kinh tế của người dân cho cuộc sống sau này. Với động lực đó, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2019, chị Hòe đã khai thác được 84 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến nay, chị Hòe đã phát triển đối tượng hơn 110 người. Đây là con số không hề nhỏ đối với một điểm bưu điện xã. Nói về những khó khăn trong công tác tuyên truyền, chị Hòe cho biết, việc kiêm nhiệm nhiều việc là rào cản khá lớn khiến chị khó phân bổ thời gian hợp lý. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất đối với chị có lẽ đến từ chính những đối tượng mà chị muốn tuyên truyền. Có những trường hợp khi chị đến nhà và nói đến bảo hiểm, người dân xua tay, nói với chị rằng: “Làm gì không làm mà lại làm cái trò lừa đảo này. Tuy nhiên, sau khi nghe chị giải thích, họ hiểu ra và tham gia BHXH luôn. Điều đó khiến chị vô cùng vui và hạnh phúc, giống như bản thân mình đã mang lại điều tốt đẹp cho người dân và cuộc sống vậy”. Chia sẻ bí quyết để thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, chị Hòe cho rằng, trước hết, để có thể giúp người dân hiểu và tham gia thì bản thân người tư vấn cần phải chân thành, nói đúng, nói đủ những lợi ích của BHXH mang lại. Những người muốn hay không muốn tham gia BHXH tự nguyện đều có những suy nghĩ, yêu cầu khác nhau, do vậy, người tư vấn luôn luôn tư vấn cho người nghe với thái độ niềm nở, nhiệt tình, đồng thời lắng nghe để tháo gỡ dần vấn đề của người dân. Anh Lý Văn Duy, Phó Giám đốc phụ trách Bưu điện huyện Văn Quan nhận xét: “Trong số tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã, Lương Năng là xã làm tốt nhất công tác phát triển BHXH tự nguyện. Chị Hòe là người nắm rõ địa bàn và gần gũi với người dân ở đây, điều đó giúp bà con tin tưởng và nhiệt tình tham gia BHXH tự nguyện hơn. Tất cả các mảng triển khai ở điểm bưu điện tại Lương Năng đều được thực hiện rất tốt”. Từ những thành tích nổi bật của bản thân trong công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện trên địa bàn xã, chị Hòe nhiều lần được nhận giấy khen, danh hiệu “Nhân viên bưu điện – văn hóa xã giỏi” của bưu điện. Đặc biệt, năm 2018, chị Hòe được Bưu điện tỉnh biểu dương với danh hiệu “Người bưu điện tiêu biểu”. Gia Linh  

Nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và dự phòng các bệnh răng hàm mặt cộng đồng

BTĐKT – Từ ngày 17/8 - 19/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội phối hợp với Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học và triển lãm Răng Hàm Mặt quốc tế năm 2023 (VIDEC 2023) với chủ đề “Giải pháp mới trong nha khoa hiện đại”. Dự hội nghị có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; bác sĩ Wong Chi-wai, Nelson, Chủ tịch Liên đoàn Nha khoa Châu Á -Thái Bình Dương (APDF), Chủ tịch Hội Nha khoa Hồng Kông (Trung Quốc) và khoảng 3.000 đại biểu trong nước và quốc tế. Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận: Thời gian qua, chuyên ngành răng hàm mặt Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu và đạt một số thành tựu quan trọng trong khám, chữa bệnh, thường xuyên cập nhật và áp dụng kỹ thuật mới tiên tiến trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu cũng như ứng dụng công nghệ số trong quản lý sức khỏe răng miệng, ứng dụng nha khoa kỹ thuật số trong dự phòng và điều trị răng miệng. Hiện các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt đã phát triển nhiều kỹ thuật cao chuyên sâu, ứng dụng và sử dụng vật liệu mới công nghệ ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Các cơ sở này không chỉ thành công trong giữ chân người bệnh không ra nước ngoài khám bệnh, mà còn thu hút người nước ngoài, Việt kiều từ nước ngoài về Việt Nam khám bệnh. Bên cạnh đó, các chương trình phòng bệnh răng miệng cho trẻ em và cộng đồng được triển khai và duy trì, đặc biệt Đề án 5628 Bộ Y tế về nâng cao năng lực khám, chữa bệnh và dự phòng các bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai sâu rộng trên cả nước, mang lại hiệu quả đáng kể về phòng bệnh, kinh tế và xã hội. Hội nghị là cơ hội để các bác sĩ răng hàm mặt Việt Nam có cơ hội tiếp cận, chia sẻ, cập nhật kiến thức kỹ năng mới trong lĩnh vực chuyên sâu. Với việc giới thiệu nhiều trang thiết bị, công nghệ mới đến từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, hội nghị giúp bác sĩ có thêm kinh nghiệm trong việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. PGS.TS. Trần Cao Bính, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị VIDEC 2023 cho biết: Đây là sự kiện thường niên, uy tín, lớn nhất của ngành răng hàm mặt Việt Nam, nơi hội tụ của trên 120 chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề thời sự, trao đổi các kỹ thuật mới và triển lãm vật liệu, thiết bị nha khoa tân tiến nhất hiện nay. Hội nghị khoa học bao gồm: Chương trình Tiền Hội nghị và Hội nghị, cùng Diễn đàn Thầy thuốc trẻ với trên 114 báo cáo khoa học đến từ hơn 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, VIDEC 2023 là địa điểm để đại diện 11 Hội Nha khoa các nước trong khu vực và thế giới tham luận về chủ đề “Phát triển và sử dụng nhân lực”. Bên lề hội nghị, có các sự kiện: Ký thỏa thuận hợp tác với Hội Nha khoa Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia.Đặc biệt, ghi nhận sự phát triển về tổ chức và những đóng góp to lớn của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Hội được vinh dự vào báo công với Chủ tịch nước vào chiều 17/8. Cùng với hội nghị khoa học là triển lãm Răng Hàm Mặt quốc tế với gần 400 gian hàng giới thiệu những trang thiết bị và vật liệu nha khoa hiện đại nhất trên thế giới. Phương Thanh    

Tín dụng chính sách xã hội góp phần giảm nghèo bền vững

BTĐKT - Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội". Chủ trì hội thảo, có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH; Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương độc đáo, mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một "điểm sáng" và là một trong những "trụ cột" trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình đổi mới, thể hiện nổi bật tính ưu việt của chế độ ta. Đây là quyết sách phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển của Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay vốn ở các ngân hàng thương mại, bảo đảm sinh kế và sự phát triển của người dân. Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết: Với phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm”, “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, hàng năm, Ngân hàng CSXH đã chủ động, linh hoạt huy động có hiệu quả hàng chục ngàn tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách các địa phương, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và huy động của các tổ chức, cá nhân trên thị trường… bảo đảm nguồn vốn cơ bản ổn định để cung cấp tín dụng ưu đãi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 6,2 triệu lao động; hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng gần 18 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; giải ngân cho 3.807 lượt doanh nghiệp với số tiền 4.829 tỷ đồng để trả lương cho 1.230 nghìn lượt lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước; thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 19.764 tỷ đồng, với trên 355 nghìn lượt khách hàng được vay vốn… Tính đến ngày 31/7/2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 305 nghìn tỷ đồng, tăng gần 176 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%. Các chương trình tín dụng chính sách đã cung cấp nguồn lực thực hiện quan trọng và thật sự trở thành cấu phần bổ trợ tất yếu của các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, nguồn lực để thực hiện, cơ cấu nguồn vốn; phân tích, đánh giá hệ thống các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách hiện hành về tín dụng chính sách xã hội; kiến nghị, đề xuất bổ sung những vấn đề còn thiếu, sửa đổi những bất cập, quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH trong thời gian tới. Hữu Soái

BHXH tỉnh Bạc Liêu: Điển hình trong tỷ lệ bao phủ HSSV tham gia BHYT trong năm học 2023 - 2024

BTĐKT - Để hoàn thành mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2023 - 2024 theo đúng lộ trình giai đoạn 2022-2025, BHXH tỉnh Bạc Liêu là điển hình, đi đầu và xác định công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và sự chủ động của HSSV trong việc tham gia BHYT. Năm học 2022-2023, toàn tỉnh Bạc Liêu có 138.311 HSSV tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 99,68%. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bạc Liêu, năm học 2022-2023, tổng số HSSV toàn tỉnh là 138.758 em, trong đó có 35.913 em đã được cấp thẻ BHYT theo các nhóm đối tượng khác, có 102.398 em tham gia BHYT tại trường, tổng số HSSV có thẻ BHYT là 138.311 em, đạt tỷ lệ 99,68%. Tổng số tiền thu BHYT HSSV năm học 2022-2023 là 80.115 triệu đồng; tổng kinh phí được trích chăm sóc sức khỏe ban đầu các trường: 7.382 triệu đồng; tổng chi hỗ trợ thù lao cho các cơ sở giáo dục trong công tác thu, nộp, lập danh sách tham gia BHYT cho HSSV theo tỷ lệ trên số tiền thu phần tự đóng của HSSV là: 1.570 triệu đồng; số chi khám chữa bệnh BHYT của HSSV trong năm học 2022-2023 là: 27.545 lượt người, với tổng chi phí KCB BHYT là 21.122 triệu đồng. Có được kết quả trên, theo BHXH tỉnh Bạc Liêu là nhờ được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu; sự phối hợp của các sở, ban, ngành đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tài chính tỉnh trong tổ chức thực hiện. Công tác truyền thông BHYT HSSV được BHXH tỉnh tích cực triển khai, thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, góp phần giảm thời gian thực hiện các thủ tục hồ sơ thu, cấp thẻ BHYT HSSV do vậy có nhiều đơn vị trường học đạt tỷ lệ 100% số HSSV tham gia BHYT (Năm học 2022-2023, trong toàn tỉnh Bạc Liêu có 201/206 trường học các cấp đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, đó là nhận thức của một số bộ phận người dân về chính sách BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng còn hạn chế, vẫn coi đây là chính sách tự nguyện; trong năm học 2022-2023, còn 447 em tương ứng với 0.32% HSSV toàn tỉnh chưa tham gia BHYT. Mức đóng BHYT HSSV vẫn còn khá cao đối với một số hộ gia đình có kinh tế khó khăn đầu năm học phải lo rất nhiều chi phí, nhất là gia đình khó khăn không thuộc diện cận nghèo mặc dù được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Ngoài ra việc cung cấp danh sách đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và thẻ BHYT đối tượng khác giữa nhà trường, phụ huynh còn chậm nên phần nào ảnh hưởng đến công tác vận động, xác định tỷ lệ tham gia BHYT của các trường. Đẩy mạnh truyền thông chính sách BHYT HSSV năm học 2023 - 2024 Để công tác BHYT HSSV năm học 2023 - 2024 đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT theo đúng lộ trình giai đoạn 2022 - 2025, góp phần đảm bảo quyền lợp cho các em HSSV, theo ông Triệu Trung Hiếu, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Bạc Liêu ngoài sự nỗ lực của ngành BHXH tỉnh thì sự vào cuộc phối hợp của các ngành liên đóng vai trò quan trong việc thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT cho HSSV. “BHXH tỉnh sẽ kiến nghị Sở GD&ĐT ban hành văn bản chỉ đạo công tác thu BHYT HSSV năm học 2023-2024 và giao chỉ tiêu tham gia BHYT HSSV cụ thể cho các trường THPT và đưa chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia BHYT là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua của các trường THPT và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, hỗ trợ thêm 20% mức đóng BHYT từ nguồn ngân sách địa phương (ngân sách Trung ương hỗ trợ là 30%) để đối tượng HSSV khi tham gia BHYT chỉ phải đóng 50% mức đóng. Có như thế mới có thể đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh đã đề ra”, ông Hiếu cho biết. Đồng thời, BHXH tỉnh bám sát sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh truyền thông phát triển BHYT HSSV theo hướng linh hoạt với nhiều hình thức đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, các cơ sở giáo dục, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em HSSV về ý nghĩa nhân văn, tầm quan trọng của chính sách BHYT HSSV…để tất cả mọi người trong xã hội hiểu rằng việc thực hiện chính sách BHYT HSSV không chỉ là trách nhiệm đối với mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội. Cùng với đó, BHXH tỉnh Bạc Liêu tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác thu và chi trả, tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền lợi của HSSV tham gia BHYT theo quy định của pháp luật; phối hợp ngành y tế đảm bảo quyền lợi KCB cho người có thẻ BHYT nói chung và các em HSSV nói riêng. Song Linh  

Phát động chiến dịch hành động vì trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

BTĐKT – Chiều 8/8, tại Hà Nội,thương hiệu Aristino và Báo Phụ nữ Việt Nam đã chính thức công bố hợp tác chiến lược và triển khai chiến dịch “Wear.Care.Share - Chuẩnphong cách.Chất yêu thương” gây quỹ Mottainai, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Lễ công bố hộp Mottainai tại cửa hàng Aristino Theo thống kê mới đây của Bộ Công an trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 20.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7.000 người, bị thương khoảng 16.000 người. Trong đó, khoảng 70% số người chết, bị thương là người lao động trụ cột trong gia đình. Thêm vào đó, trong 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, đã có 4.461 trẻ em Việt Nam rơi vào cảnh mồ côi, đặc biệt có tới 193 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ - theo báo cáo của Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Đồng cảm với nỗi đau này, nhân dịp kỷ niệm hành trình 10 năm phát triển, Aristino phối hợp cùng Báo Phụ nữ Việt Nam ra mắt chiến dịch “Wear.Care.Share - Chuẩn phong cách.Chất yêu thương” với mục tiêu gây quỹ hỗ trợ trẻ em là nạn nhân tai nạn giao thông, trẻ mồ côi do Covid-19 và các nguyên nhân khác, em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn cùng 10 nhà mở, trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Theo đó, từ ngày 11/8 đến ngày 3/9, Aristino sẽ đóng góp 10.000 đồng cho mỗi sản phẩm được bán ra vào quỹ Mottainai. Khi khách hàng mua sắm tại showroom Aristino, chính là lúc gửi gắm tấm lòng của mình hướng đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ vậy, để khích lệ cộng đồng lan tỏa chương trình với sứ mệnh cao quý này, Aristino sẽ góp thêm 100.000.000 đồng vào quỹ Mottainai khi thông điệp “Wear.Care.Share - Chuẩn phong cách.Chất yêu thương” kèm theo hashtag #ARISTINO10 đạt 10.000 lượt chia sẻ đầu tiên trên mạng xã hội. Tại buổi lễ, Báo Phụ nữ Việt Nam đã công bố 81 địa điểm nhận quyên góp quần áo cũ Mottainai tại 81 showroom Aristino trên toàn quốc. Những bộ quần áo sẽ được trao tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh, thành. Ông Tăng Văn Khanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư K&G Việt Nam, Nhà sáng lập thương hiệu Aristino phát biểu tại sự kiện Ông Tăng Văn Khanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư K&G Việt Nam, Nhà sáng lập thương hiệu Aristino, chia sẻ: “Trải qua hành trình 10 năm phát triển, Aristino hiểu rằng giá trị bền vững chỉ có thể đến từ trái tim luôn hướng đến cộng đồng. Một thập kỷ nhận về những yêu thương của khách hàng là động lực để Aristino sẻ chia nhiều hơn, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp để kêugọi mọi người cùng Aristino nâng đỡ tương lai cho trẻ em Việt Nam. Sản phẩm của Aristino không chỉ hướng đến yếu tố thẩm mỹ, sang trọng, mà quan trọng nhất là đảm bảo giá trị bền vững, quan tâm đến môi trường, xã hội. Chúng tôi nhận thấy điểm chung giữa tôn chỉ của mình và định hướng hoạt động vì sự phát triển xã hội bền vững mà Báo Phụ nữ Việt Nam và quỹ Mottainai đang triển khai”. Bà Nguyễn Thị Thục Hạnh, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam Bà Nguyễn Thị Thục Hạnh, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình Mottainai, khẳng định: “Trong suốt 10 năm qua, Chương trình Mottainai đã tạo ra nhiều hoạt động ý nghĩa như chia sẻ và ủng hộ, thúc đẩy lối sống xanh, bảo vệ môi trường; bán/đấu giá và tái sử dụng hàng triệu món đồ để quyên góp hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông, Covid-19 trên khắp mọi miền đất nước”. Năm 2023, chương trình Mottainai “Trao yêu thương, Nhận hạnh phúc” kỷ niệm tròn 10 năm. Đây cũng là năm thương hiệu thời trang Aristino kỷ niệm 10 năm thành lập. Với sự hợp tác giữa 2 bên trong dịp kỷ niệm ý nghĩa này, hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau lan tỏa những giá trị nhân văn của Mottainai trong cộng đồng và mạng lưới yêu thương, sẻ chia từ chương trình sẽ ngày càng được rộng mở. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin công bố ra mắt Câu lạc bộ “Trao yêu thương, Nhận hạnh phúc”. Đây sẽ là “điểm đến” của những tấm lòng nhân ái, các tình nguyện viên và những người quan tâm tới Mottainai”. Phương Thanh

Phát động chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023

BTĐKT - Ngày 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức họp báo chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023. Phát biểu tại họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Kim Quy cho biết, năm 2023, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” sẽ tuyên dương các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang công tác ở các trường học tại các xã khó khăn khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ… Đặc biệt, chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023 là một chiến dịch dài hơi toàn diện từ offline đến online với sự đồng hành của nhiều đại sứ là các nghệ sĩ, chuyên gia giáo dục, giáo viên uy tín, học sinh tiêu biểu. Các gương mặt nổi tiếng sẽ tham gia chương trình: Hoa hậu H’Hen Niê, Hoa hậu Lương Thùy Linh, ca sĩ Hà Myo... Các đại sứ đồng hành cùng chương trình sẽ tham gia vào nhiều hoạt động có ý nghĩa để tôn vinh các thầy cô và lan tỏa mạnh mẽ những câu chuyện đẹp về thầy cô đến với toàn xã hội… Quang cảnh buổi họp báo chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 Chương trình diễn ra từ tháng 8 – 11/2023, đặc biệt, cao điểm trong tháng 11 với chuỗi hoạt động tuyên dương thầy cô nhiều ý nghĩa: Tiếp kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các thầy cô giáo tiếp kiến lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo Hội LHTN Việt Nam, Lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023, tại Hà Nội. Các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Kỷ niệm chương và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng. Tiêu chí để lựa chọn các thầy giáo, cô giáo được tuyên dương: Có tư cách đạo đức, lối sống tốt; có nhiều đóng góp trong việc giáo dục học sinh ở địa phương, tạo được những chuyển biến nổi bật về chất lượng và hiệu quả giáo dục; có tinh thần bền bỉ vượt khó, tận tâm với sự nghiệp giáo dục, được học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng yêu mến. Ưu tiên các thầy giáo, cô giáo có thời gian công tác lâu năm; các thầy giáo, cô giáo trẻ tình nguyện dạy học tại các địa phương; các thầy giáo, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác. Thời gian tham gia công tác dạy học trực tiếp tối thiểu là 3 năm. Thời gian nhận hồ sơ từ 8/8 đến 8/10/2023. Địa chỉ nhận hồ sơ: Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Bìa hồ sơ ghi rõ: Tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”năm 2023). Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Đặng Văn Bình nhận định, qua 8 năm triển khai, Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã có 458 giáo viên đã được tuyên dương, tri ân. Đây là sự cổ vũ, động viên vô cùng lớn đối với các thầy cô giáo. Mỗi thầy cô là một hoàn cảnh, là một câu chuyện nhân văn sâu sắc. Chương trình nhằm tôn vinh sự hy sinh cao quý của các thầy cô giáo và lan tỏa tinh thần khắc phục khó khăn, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục… Hưng Vũ    

Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

BTĐKT - Sáng 31/7, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức lớp phổ biến kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và công tác cứu nạn, cứu hộ. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khai mạc lớp tập huấn Dự lớp tập huấn, có các đồng chí Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Phạm Đức Toàn, Phan Văn Hùng; lãnh đạo các phòng, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Báo cáo viên Phạm Huy Toàn, giảng viên trường Đại học Cảnh sát PCCC phổ biến các kiến thức về đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ Các đồng chí: Phạm Huy Toàn, giảng viên trường Đại học Cảnh sát PCCC; Tống Văn Sơn, cán bộ phụ trách địa bàn Đội PCCC và Cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Ba Đình là báo cáo viên của lớp tập huấn. Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trân trọng cảm ơn trường Đại học Cảnh sát PCCC, Đội PCCC và Cứu nạn, cứu hộ, Công an quận Ba Đình thời gian qua luôn phối hợp giúp đỡ Ban thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đồng chí đề nghị bên cạnh các nội dung theo bài giảng, các báo cáo viên cập nhật thêm những thông tin mới nhất về công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ để Ban hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, các hồ sơ, thủ tục đảm bảo công tác này tại cơ quan, đơn vị. Đồng chí cũng đề nghị các báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm, cách làm của các cơ quan khác tương đồng với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ; tư vấn cách thức sử dụng các phương tiện PCCC tại Ban… Các học viên thực hành kỹ năng cứu nạn, cứu hộ Diễn tập phương án PCCC Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên đã phổ biến các kiến thức về đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ: nguyên tắc PCCC; phương pháp chữa cháy; quy trình xử lý khi có sự cố cháy nổ xảy ra; kỹ năng thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ...; diễn tập phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Phương Thanh

Tập huấn “Quy trình quản lý sắp xếp tài liệu hồ sơ lưu trữ khoa học và chuyên nghiệp”

BTĐKT - Chiều 21/7, tại Nghệ An, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức lớp tập huấn chuyên đề “Quy trình quản lý sắp xếp tài liệu hồ sơ lưu trữ khoa học và chuyên nghiệp”. Dự lớp tập huấn có đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; các báo cáo viên: Đỗ Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước; Mai Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Quản lý Văn thư lưu trữ 1; đại diện lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các phòng, đơn vị thuộc Ban. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương phát biểu khai mạc lớp tập huấn Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương cho biết: Lớp tập huấn diễn ra trong bối cảnh Bộ Nội vụ và các bộ, ban, ngành có liên quan đang tập trung hoàn thiện thể chế về công tác văn thư lưu trữ, đặc biệt là Luật Lưu trữ và các văn bản quy định chi tiết. Do vậy, đồng chí đề nghị và mong muốn bên cạnh các nội dung đã gửi cho lớp tập huấn, các giảng viên chia sẻ phương hướng, định hướng về các quy định về văn thư lưu trữ, trong đó có lưu trữ điện tử liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước như Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Báo cáo viên Đỗ Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước báo cáo tại lớp tập huấn Báo cáo viên Mai Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Quản lý Văn thư lưu trữ 1 báo cáo tại lớp tập huấn Đồng chí Phạm Đức Toàn đề nghị các học viên của lớp tập huấn tập trung trao đổi, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập, chỉ ra những nguyên nhân, đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ công vụ có liên quan đến công tác như: Các quy chế, quy định về hồ sơ công việc, về văn thư, lữu trữ; vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức các đơn vị chuyên môn và vai trò, trách nhiệm của công chức làm công tác văn thư, lưu trữ; việc ứng dụng công nghệ thông tin, việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác văn thư, lưu trữ… Các học viên trao đổi, thảo luận tại lớp tập huấn Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên và học viên đãcùng trao đổi, thảo luận các nội dung về kỹ năng lập hồ sơ; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan… Nguyệt Hà

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: Hướng về nạn nhân, xây dựng Hội vững mạnh

BTĐKT - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào đầu tháng 12/2023 với hơn 200 đại biểu tham dự. Hội đã vận động được nhiều nguồn lực chung tay chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc dam cam/dioxin Việt Nam Với chủ đề "Tích cực đổi mới, đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, hướng về nạn nhân, xây dựng Hội vững mạnh; hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao", Đại hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023, rút ra những bài học kinh nghiệm; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm kỳ 2023 - 2028; bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra của Hội, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong năm 2023, có 36 tỉnh, thành Hội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chính thức ra mắt và hoạt động ngày 10/1/2004. Trải qua gần 20 năm thành lập, xây dựng và hoạt động, đến nay, Hội có tổ chức ở trung ương và hội thành viên ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hơn 610 hội cấp quận, huyện và gần 6.630 hội cấp xã, phường cùng hàng ngàn chi hội ở thôn bản, tổ dân phố, với tổng số hơn 400.000 hội viên. Hội đã trải qua 4 kỳ đại hội. Quá trình xây dựng và hoạt động, các cấp hội đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể… đẩy mạnh công tác chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Từ khi thành lập đến nay, toàn Hội đã vận động được gần 3.950 tỷ đồng, đã chi gần 3.720 tỷ đồng để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân thông qua các hoạt động: Xây dựng các trung tâm bảo trợ xã hội, xông hơi giải độc, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà; tặng quà, trợ cấp khó khăn; hỗ trợ học bổng, dạy nghề, tìm việc làm, khám chữa bệnh… Việc chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân ngày càng hiệu quả và mang tính bền vững hơn. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh. Trong đó, chú trọng quán triệt thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến công tác giải quyết chính sách người có công với cách mạng và người khuyết tật trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam”, nhằm tăng cường vận động nguồn lực, cả trong nước và quốc tế để nâng cao hiệu quả hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng các phương thức, biện pháp phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và thông lệ quốc tế… Phương Thanh

Trang