Tôn vinh tinh thần hiếu đạo, truyền thống văn hóa nhân văn của dân tộc
BTĐKT - Ngày 21/5, tại Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sen Cộng họp báo Chương trình "Vu lan - Đạo hiếu và Dân tộc". Chương trình năm nay được tổ chức chào mừng và hướng tới các sự kiện lớn của đất nước, chào mừng Đại lễ Vu lan PL.2568 - DL.2024 và đặc biệt là sự kiện Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức chương trình chia sẻ thông tin tại họp báo Trong chuỗi các hoạt động của Chương trình "Vu lan - Đạo hiếu và Dân tộc" năm 2024, đêm Giao lưu nghệ thuật Vu lan dự kiến được tổ chức vào 20h00 ngày 10/8/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tại họp báo, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức chương trình cho biết: Chương trình mang thông điệp tôn vinh tinh thần hiếu đạo, truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội, nhắc nhở các thế hệ hậu bối ghi nhớ công ơn dưỡng dục, sinh thành của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, cũng như đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chương trình được tổ chức với mục đích xiển dương đạo pháp, phát huy truyền thống văn hóa hiếu đạo của dân tộc Việt Nam nói chung và đạo hiếu Phật giáo nói riêng. Từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị tốt đẹp của đạo hiếu tới cộng đồng phật tử và những người mến mộ đạo Phật trong và ngoài nước. Chương trình năm 2024, Ban Tổ chức tập trung vào việc đổi mới kết cấu của chương trình giao lưu nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình hướng về Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Trước khi chương trình đêm giao lưu nghệ thuật diễn ra, Ban Tổ chức sẽ tổ chức một chuyến hành hương "Theo dấu chân chiến sĩ Điện Biên năm xưa", viếng mộ, thắp hương tại nghĩa trang Quốc gia A1, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ; trao quà từ thiện cho gia đình chính sách và khó khăn tại địa phương. Dự kiến Ban Tổ chức sẽ trao tặng nhà ăn cho trẻ mầm non tại vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiện cho một số cựu chiến binh Điện Biên... vào trung tuần tháng 7/2024. Trong khuôn khổ chương trình đêm giao lưu nghệ thuật, Ban Tổ chức sẽ dành một phần kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm cho một số thân nhân liệt sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các mảnh đời đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Phương ThanhChính trị - Xã hội
BTĐKT - Sáng 16/5, tại Hà Nội, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc buổi lễ
65 năm trước, ngày 19/5/1959, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức thành lập và giao nhiệm vụ cho "Đoàn công tác Quân sự Đặc biệt" - Đoàn 559 do Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng, nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam.
16 năm thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược, lực lượng cầu đường của bộ đội Trường Sơn đã kiên cường bám trụ, xây dựng nên một hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang với gần 2.000 km đường xe cơ giới. Với 2 sư đoàn ô tô cơ động (hơn 7.000 ô tô), lực lượng vận tải Trường Sơn đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho các chiến trường.
Lực lượng phòng không Trường Sơn gồm 1 sư đoàn và 9 trung đoàn cùng các đơn vị khác của Trường Sơn đã bắn rơi tại chỗ 2.455 máy bay các loại. Lực lượng giao liên đã mở 3.000 km đường giao liên, tổ chức cho hơn 2 triệu lượt người vào, ra chiến trường an toàn. Lực lượng thông tin đã xây dựng 1.350 km đường thông tin tải ba và hàng vạn ki lô mét dây thông tin các loại, bảo đảm sự chỉ huy thông suốt toàn chiến trường Trường Sơn và từ Tổng hành dinh Hà Nội qua Trường Sơn tới thẳng các chiến trường. Bộ đội xăng dầu đã mở gần 1.900 km đường ống xăng dầu ở cả đông và tây Trường Sơn.
Để làm nên những chiến công ấy, có hơn 2 vạn bộ đội Trường Sơn hi sinh, hơn 3,2 vạn người bị thương và hàng vạn người bị nhiễm chất độc da cam dioxin.
Bộ đội Trường Sơn đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng. 82 đơn vị và 47 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Kể từ khi thành lập từ năm 2016, đến nay, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã có hơn 31 vạn hội viên, 88 tổ chức thành viên. Trong giai đoạn hòa bình, các hội viên đã hiến gần 253.000 m2 đất, ủng hộ hơn 8,1 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thực hiện cuộc vận động “Hội viên Trường Sơn làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”, hội viên đã giúp nhau vay hơn 9 tỷ đồng không tính lãi để phát triển kinh tế; huy động hơn 317 tỷ đồng tri ân, giúp đỡ hội viên. Nhờ đó, đã hỗ trợ xây, sửa hơn 2.600 ngôi nhà cho hội viên, tặng gần 4.400 sổ tiết kiệm và học bổng cho hội viên và con em hội viên…
Nhân dịp 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam đã được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Cờ thi đua; Bộ Văn hóa - Thể thao tặng Bằng khen; nhiều tập thể, cá nhân được vinh danh trong các phong trào thi đua.
Phương Thanh
BTĐKT - Theo Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, trong năm 2023 vừa qua, các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội được chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng.
Lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Một trong số các chế độ có số lượng người hưởng cao là bảo hiểm xã hội một lần. Năm 2023, các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã giải quyết cho gần 42.000 người hưởng, tăng gần 7.700 người so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng với mức tăng 22,54%. Tổng số tiền chi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần là trên 2.300 tỷ đồng.
Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn trong năm qua cũng tăng, với gần 82.000 người hưởng.
Số người hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 12.000 người, tương ứng với mức tăng 17,27% so với cùng kỳ năm 2022. Số tiền chi trả chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là hơn 1.900 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 2 tỷ đồng.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động là có xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật, tức lao động phải được Bảo hiểm Xã hội Hà Nội chốt sổ để có căn cứ tính tiền chi trả thất nghiệp.
Đáng chú ý, hiện có tình trạng nhiều người lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm nhưng chưa được giải quyết do doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, không đủ điều kiện chốt sổ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng nhìn nhận, việc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hoặc hoạt động cầm chừng dẫn đến người lao động thiếu việc làm, mất việc tăng theo. Từ đó kéo theo số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, hưởng bảo hiểm thất nghiệp có chiều hướng gia tăng.
Đa số nhóm này đều là người lao động có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều, phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn, họ phải rút tiền ra để chi tiêu, trang trải khó khăn...
Song Linh
BTĐKT - Trong tháng 4, BHXH thành phố Hà Nội đã bám sát các văn bản chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, địa phương, triển khai các giải pháp quyết liệt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Theo đó, kết quả số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố đạt hơn 2 triệu người; tăng 87.106 người so với cùng kỳ năm 2023; đạt 88,89% kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số người tham gia BHXH tự nguyện là 84.219 người, tăng 10.019 người so với cùng kỳ năm 2023; số người tham gia BHYT đạt trên 7,9 triệu người, tăng 231.313 người so với cùng kỳ năm 2023; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94,3% dân số.
Với các biện pháp quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện đồng bộ từ quận, huyện tới thành phố, sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra liên ngành do Thanh tra thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, trong tháng 4/2024, đã có 190 cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện. Lũy kế 4 tháng đầu năm đã thực hiện 802 cuộc. Kết quả, sau thanh tra, kiểm tra, số tiền các đơn vị đã thanh tra, kiểm tra nộp để khắc phục nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN là 67,8 tỷ đồng (đạt 79,6%).
Đáng chú ý, qua công tác thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra liên ngành, BHXH thành phố, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đã phát hiện, xử phạt và kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xử phạt hành chính hành vi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo thẩm quyền đối với 10 đơn vị đóng trên địa bàn.
Cùng đó, trong tháng 4/2024, BHXH thành phố Hà Nội đã bảo đảm tốt quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố. Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng an toàn, chính xác, đảm bảo đến người hưởng trước ngày 10 của tháng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, ngành đã chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng cho 593.522 người, với số tiền 14.152 tỷ đồng; đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho hơn 4,1 triệu lượt người, bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2023. Nhằm phục vụ tốt hơn mọi đối tượng tham gia, BHXH thành phố đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
Cụ thể, ngành phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi với 114.748 trường hợp; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 905 trường hợp. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho 57.074 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp. Triển khai việc xác thực dữ liệu căn cước công dân với thẻ BHYT, đến nay đã có hơn 7,3 triệu người có thẻ BHYT trên địa bàn thành phố đã được đồng bộ có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám chữa bệnh; phối hợp với ngành Y tế về cấp Giấy chứng nhận khám sức khỏe theo Đề án 06 cho 225.529 trường hợp.
Tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN là một cách giúp bảo vệ quyền lợi giúp người lao động
Để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của toàn ngành trong tháng 5/2024, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến đề nghị BHXH các quận, huyện, thị xã lưu ý thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, có giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả công việc. Trong đó, cần tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT; phân công nhiệm vụ cụ thể cho viên chức, người lao động tập trung đôn đốc thu, giảm nợ, không để phát sinh nợ đóng BHXH, BHTN, BHYT, qua đó đảm bảo quyền lợi người tham gia.
Lãnh đạo BHXH thành phố cũng đề nghị các đơn vị triển khai hiệu quả Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND, Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND; Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND. Thường xuyên rà soát cơ sở dữ liệu người chưa tham gia để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Chủ động kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; theo dõi tình hình sử dụng Quỹ khám chữa bệnh BHYT tại từng cơ sở khám chữa bệnh; quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ BHXH; khai thác, phát huy tối đa hiệu quả công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành để kiểm tra, giám sát, phòng ngừa gian lận, lạm dụng, trục lợi quỹ; đẩy mạnh việc thanh toán các chế độ BHXH, BHTN qua tài khoản cá nhân. Cùng đó, cần đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm... Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT... nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia và thụ hưởng chính sách.
Song Linh
Đẩy mạnh giải pháp tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động
BTĐKT - Để hạn chế tình trạng thất nghiệp cho người lao động, giải pháp trước mắt trong năm 2024 được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là tăng cường công tác giám sát về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở các địa phương; quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt là việc tổ chức thực hiện kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, bù đắp được chi phí tiền lương, ổn định cuộc sống. Đồng thời kịp thời hỗ trợ tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, giới thiệu người lao động tìm kiếm việc làm mới. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ước tính cả năm 2023, tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 39,25%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng trên 31,58%. Tại Hà Nội, ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác định, trong những năm tới và đặc biệt trong năm 2024, thị trường lao động vẫn còn có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, trên đà đạt được của năm 2023, đặc biệt là kết quả giải quyết việc làm 6 tháng cuối năm, Sở tiếp tục làm tốt việc tổ chức đào tạo nghề cho người dân và hướng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động Thủ đô. Hàng năm, thành phố sẽ đều tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động giúp cho nhiều người dân Thủ đô được tiếp cận với các đơn vị đào tạo nghề, doanh nghiệp tuyển dụng để có được việc làm. Sở cũng tiếp tục đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí nguồn ngân sách, để hỗ trợ giải quyết việc làm cho người nghèo nói chung và các cái đối tượng chính sách khác nói riêng. “Đây là kênh rất là quan trọng để mọi người dân đủ điều kiện được vay vốn tự tạo việc làm và giải quyết việc làm trên chính quê hương của mình”, ông Nam nhấn mạnh. Cùng với đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch việc làm. Hiện nay, TP. Hà Nội có một sàn chính và 14 sàn vệ tinh tại các quận, huyện, thị xã. Ngoài việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, còn có các phiên online và có những phiên lưu động tại các quận, huyện, thị xã với đa dạng đối tượng tham gia, giúp nhiều người có cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố. Năm 2024, TP. Hà Nội dự kiến tổ chức 230 phiên giao dịch việc làm, trong đó bao gồm các phiên giao dịch việc làm hàng ngày, phiên online, phiên chuyên đề, phiên lưu động, tuyển dụng 20.000 lao động qua các phiên giao dịch việc làm. Mặt khác, thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự kiến năm 2024, đưa 4.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tập trung tại một số thị trường có thu nhập cao, ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Song LinhHành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác năm 2024: Sẽ khám bệnh miễn phí cho hơn 1 triệu người dân
BTĐKT - Chiều ngày 13/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về "Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024". Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy khẳng định: Đây là hành trình khám bệnh tình nguyện lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng thanh niên ngành y tế, thầy thuốc trẻ, thể hiện tinh thần tình nguyện vì an sinh xã hội, với từng bước chân để trải nghiệm, đi để cống hiến trong hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn". Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy chia sẻ thông tin tại chương trình Hành trình năm nay sẽ diễn ra trên cả nước trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2024, mục tiêu dự kiến thu hút khoảng 20.000 thầy thuốc trẻ trên cả nước tham gia chương trình cả trực tiếp và trực tuyến; 1 trăm nghìn người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp; 1 triệu người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI); 1 triệu thanh niên được tư vấn về kiến thức phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và ít nhất 1 nghìn người dân, bệnh nhân và thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ y tế miễn phí. Ngoài ra, mỗi hội hoặc câu lạc bộ doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ tại địa phương sẽ triển khai ít nhất 1 chương trình hỗ trợ thường xuyên cho người có hoàn cảnh khó khăn… Đặc biệt, năm nay có nhiều hoạt động mới hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường định hướng lý tưởng, chính trị, kết nạp đảng viên mới và tặng trang thiết bị hỗ trợ chuyển đổi số y tế trong hoạt động khám bệnh tình nguyện. Lễ ra quân sẽ được tổ chức vào sáng ngày 18/05/2024 tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, TP Hà Nội, dự kiến sẽ tổ chức khám cho hơn 2.000 người dân trên địa bàn thành phố là người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do với các hạng mục: Khám bệnh, xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim và sàng lọc các bệnh theo chuyên đề. Mai ThảoThủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"
Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự chương trình có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng; các vị khách quốc tế và đông đảo đồng bào, đồng chí. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức, là sự kiện tưởng nhớ, tri ân các thế hệ tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc; góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước. Chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kể lại câu chuyện về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc với các tiết mục nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, hát, múa, hoạt cảnh, thơ… Chương trình gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: "Toàn dân ra trận", "Khúc tráng ca thế kỷ XX" và "Điểm hẹn hòa bình". Kết thúc chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ. "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kể lại câu chuyện về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc với các tiết mục nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, hát, múa, hoạt cảnh, thơ… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến. Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thế hệ những nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Phát biểu ý kiến tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thế hệ những nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 70 năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng về văn hoá kháng chiến, văn hoá giữ nước, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Theo Bộ trưởng, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. 70 năm sau ngày chiến thắng, Điện Biên nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới. Chương trình gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: "Toàn dân ra trận", "Khúc tráng ca thế kỷ XX" và "Điểm hẹn hòa bình" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Trong hai ngày 6/5 và 7/5, nhiều hoạt động quan trọng sẽ được tổ chức trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức sáng 7/5 tại sân vận động tỉnh Điện Biên. Theo baochinhphu.vnBTĐKT - Sáng 25/4, Chi bộ Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Đảng bộ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý II/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Dự buổi sinh hoạt có các đồng chí: Phan Văn Hùng, Thường vụ Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thế Huân, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; Nguyễn Công Hoan, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Các đảng viên tìm hiểu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên đã được nghe giới thiệu, tìm hiểu về lịch sử cách mạng của Việt Nam qua các giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1858 đến 1945: Thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc Việt Nam; giai đoạn 2 từ 1945 đến 1975: Cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước; giai đoạn 3 từ 1975 đến nay: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Đặc biệt, các đảng viên đã được tìm hiểu sâu về các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể chia làm 3 phần chính: Phần đầu giới thiệu các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập Đảng, cao trào cách mạng 1930 - 1931 cho đến cách mạng tháng 8/1945 thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Phần giữa giới thiệu cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam, khởi đầu bởi cuộc kháng chiến Nam bộ thành đồng Tổ quốc 23/9/1945 và kết thúc bởi chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Phần cuối cùng giới thiệu: Hội nghị Giơnevơ, miền Nam đấu tranh chống chế độ độc tài của Mỹ - Diệm, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975...
Các đảng viên tham quan trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - tinh thần bất diệt”
Nhân dịp này, các đảng viên trong Chi bộ đã tham quan trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - tinh thần bất diệt” nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Với gần 150 tài liệu, hiện vật, trưng bày giới thiệu tới công chúng về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị chiến thắng Điện Biên Phủ, mà yếu tố tiên quyết làm nên chiến thắng vĩ đại đó là sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, thể hiện sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Qua sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên trong Chi bộ càng thêm thấm thía về truyền thống yêu nước, sức mạnh tinh thần, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm lao động, rèn luyện để xây dựng và phát triển đất nước.
Nguyệt Hà
Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng thuộc Trung tâm Thông tin - Truyền thông
BTĐKT - Sáng 24/4, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông, Trung tâm Thông tin - Truyền thông. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền Dự hội nghị, có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Thúy Phượng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ; Nguyễn Thế Huân, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; lãnh đạo các phòng và toàn thể viên chức, người lao động thuộc Trung tâm. Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ đã công bố quyết định của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông, Trung tâm Thông tin - Truyền thông từ ngày 16/4/2024. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền qua quá trình công tác của Ban đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và từng bước trưởng thành. Trưởng ban tin tưởng rằng trên cương vị công tác mới, đồng chí Huyền sẽ phối hợp tốt hơn với các đồng chí trong phòng, tham mưu tốt hơn cho lãnh đạo Trung tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng chí Phạm Huy Giang đề nghị Trung tâm tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai các công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền phát biểu nhận nhiệm vụ Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ của Đảng ủy, lãnh đạo Ban, lãnh đạo và viên chức, người lao động Trung tâm Thông tin - Truyền thông; đồng thời thể hiện quyết tâm sẽ đóng góp sức mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Trung tâm, của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Huy Giang và tập thể viên chức, người lao động Trung tâm Thông tin - Truyền thông tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương ThanhTăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
BTĐKT - Đây là mục tiêu cũng như các nội dung chính sẽ được trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, tọa đàm “Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh của Nhật Bản”; chương trình sẽ diễn ra từ 14h00 – 16h30 ngày 9/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình được Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (JVI), Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 31 (VIETNAM MEDI-PHARM 2024)với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về chăm sóc y tế công nghệ cao của Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua chương trình sẽ mang tới những thông tin y tế hữu ích và cung cấp một cái nhìn toàn diện trong trong chẩn đoán, dự phòng và trị liệu các loại bệnh lý, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, của Nhật Bản... đây là một trong những hoạt động tích cực nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bà Bùi Thị Thắm, Phó Tổng Giám đốc JVI chia sẻ thông tin tại buổi Họp báo Triển lãm Vietnam Medi-Pharm 2024. (Hình BTC cung cấp) Điểm đặc biệt năm nay, ngoài các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam tham dự, Hội thảo, tọa đàm “Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh của Nhật Bản” có sự phối hợp tổ chức của Hiệp hội Giao lưu Y tế Việt Nam - Nhật Bản đồng thời sẽ có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ các cơ sở y tế hàng đầu Nhật Bản, cụ thể như: Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về Y tế và Sức khỏe Toàn cầu (NCGM), được biết đến là nơi tiếp nhận và có nhiều kinh nghiệm chữa trị cho khách hàng cao cấp của Việt Nam trong nhiều năm qua. NCGM là bệnh viện công lập, nằm trong top đầu các bệnh viện tốt nhất Nhật Bản được Chính phủ Nhật Bản chỉ định là bệnh viện hạng đặc biệt tại nước đất nước mặt trời mọc cũng sẽ có đại diện tham dự và cung cấp các thông tin hữu ích về “Chăm sóc y tế công nghệ cao” cho đối tượng là các khách hàng cao cấp tại buổi hội thảo tọa đàm. Cùng với đó sẽ có sự tham dự của đại diện và Trung tâm Tế bào gốc Helene (đơn vị đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản đã có kinh nghiệm trị liệu cho hơn 14000 khách hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới). Ngoài ra Trung tâm Y tế Kameda, nơi sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến và quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực y học tái tạo, điều trị bệnh lý tim mạch và ung thư; đây cũng là đơn vị nằm trong top 3 bệnh viện tốt nhất Nhật Bản và top 50 bệnh viện tốt nhất thế giới do tạp chí Newsweek bình chọn năm 2023). Ban tổ chức tin tưởng rằng chương trình lần này sẽ mang tới những thông tin y tế hữu ích về các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh đồng thời sẽ thu hút sự tham dự của đông đảo người dân, giới chuyên môn, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác tốt đẹp giữa các đơn vị y tế Nhật Bản và Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. JVI là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế cao cấp Nhật Bản và chuyển giao công nghệ y học tiên tiến của Nhật Bản tại Việt Nam như: Trị liệu tế bào gốc, trị liệu miễn dịch, Khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản, chuyển giao công nghệ y học của Nhật Bản về Việt Nam; hiện công ty đang là đối tác tin cậy của nhiều cơ sở y tế uy tín hàng đầu Nhật Bản và là đại diện độc quyền của Trung tâm Tế bào gốc Helene tại Việt Nam. Đại biểu quan tâm vui lòng đăng ký trước để tham dự chương trình và nhận các phần quà hữu ích tại: https://forms.gle/pKeG7ae9Wrwkmvmh9 Thường trực BTC, Hotline: 0983452808 (Mr.Huấn), 0948 486937 (Mr.Mạnh).Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- …
- sau ›
- cuối cùng »