Ngành Văn hoá và Thể thao Hà Nội thi đua đạt nhiều thành tích cao trong năm 2018
TĐKT - Năm 2018, với tinh thần thi đua quyết tâm cao, siết chặt kỷ cương, tinh thần sáng tạo, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) Hà Nội đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chủ đề của năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Toàn ngành đã thi đua nỗ lực, cố gắng hoàn thành kế hoạch công tác đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trong cả 3 lĩnh vực văn hoá, thể thao và gia đình. Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, trong 1 năm vừa qua, Sở đã hoàn thành tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020”. Tuyên truyền, triển khai thực hiện 2 Quy tắc ứng xử đã được cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở vào cuộc đồng bộ với nhiều hình thức, giải pháp phong phú, đa dạng. Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội trao đổi với báo chí tại buổi gặp mặt chiều 27/12 Công tác tổ chức hoạt động, sự kiện được đổi mới, nâng cao chất lượng với 162 sự kiện tổ chức tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (trong đó có 7 sự kiện của các tỉnh, thành phố và 21 sự kiện quốc tế). Sở VH&TT đã tổ chức 2.876 buổi biểu diễn nghệ thuật, 5.938 buổi chiếu phim, 50 giải thể thao quần chúng trên địa bàn thành phố. Tổ chức thành công nhiều sự kiện kỷ niệm những ngày lễ, sự kiện chính trị lớn của đất nước và Thủ đô trong năm 2018, tiêu biểu là: Lễ kỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội; các sự kiện văn hóa, thể thao quy mô, đẳng cấp: Chương trình hòa nhạc Vietnam Airlines Classic – Hanoi Concert 2018; Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ V năm 2018; Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2018; Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2018; Lễ hội đường phố “Tinh hoa Hà Nội – Hội tụ và tỏa sáng”, Giải chạy Marathon quốc tế di sản Hà Nội 2018; Liên hoan nghệ thuật hát Văn – hát Chầu Văn Hà Nội năm 2018; Lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2018; Ngày Văn hóa Anh, Ixrael, Lễ hội Đức, Pháp, Thái Lan… Điểm đặc biệt là nhiều sự kiện được tổ chức theo hình thức xã hội hóa. Đây là sự nỗ lực không ngừng của ngành Văn hóa và Thể thao góp phần quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, Thủ đô trong nước, quốc tế; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô; nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy du lịch phát triển. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của 5.922 di tích trên địa bàn thành phố tiếp tục đạt được nhiều kết quả. Lượng khách đến tham quan, khám phá, nghiên cứu tại 3 di tích do Sở VH&TT trực tiếp quản lý: Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn ngày một tăng với hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Việc tu bổ, tôn tạo di tích được quan tâm đầu tư kết hợp giữa nguồn ngân sách của thành phố, quận, huyện, thị xã và nguồn xã hội hóa trong nhân dân. Năm 2018, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 6269/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 về việc “Bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã để thực hiện tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho 50 di tích xếp hạng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, 3 di tích thuộc TP Hà Nội là: Di tích lịch sử Gò Đống Đa (quận Đống Đa), Đình So (huyện Quốc Oai), Đình Tường Phiêu (huyện Phúc Thọ) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Song song với đó, công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực. Mùa lễ hội 2018, TP Hà Nội không còn những điểm nóng, hình ảnh phản cảm trong lễ hội của những năm trước như: Cướp lộc tại Lễ hội đền Sóc; lộn xộn, tranh giành khi phát lộc tại Lễ hội chùa Hương… Hà Nội là địa phương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao về những chuyển biến, kết quả đạt được trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018. Công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan được triển khai chủ động, đồng bộ từ thành phố đến cơ sở; có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; hình thức, thiết kế mẫu trang trí có nhiều đổi mới. Cuộc vận động thiết kế mẫu trang trí tuyên truyền năm 2018; tổ chức trang trí cây hoa, cây cảnh Xuân Mậu Tuất tại các quận, huyện, thị xã được các doanh nghiệp, nhân dân hưởng ứng, tổ chức thực hiện, góp phần làm đẹp cảnh quan, mỹ quan đường phố Thủ đô. Năm 2018 cũng là một năm thành công của thể thao Hà Nội khi giữ vững ngôi vị dẫn đầu cả nước tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII – Hà Nội 2018. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” diễn ra rộng khắp trên toàn thành phố. Chỉ số về phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng năm 2018 hoàn thành kế hoạch đề ra với 36% số người luyện tập thể thao thường xuyên, 28% số hộ gia đình thể thao; toàn thành phố có 3.250 Câu lạc bộ TDTT. Đặc biệt, sau hơn 2 năm đàm phán, Hà Nội – Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 22 Giải đua xe Công thức 1 Thế giới – giải đua xe danh giá, danh tiếng trên thế giới. Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động khẳng định năm 2018 là năm thành công của thể thao Hà Nội với nhiều sự kiện tiêu biểu, ghi dấu ấn đậm nét. Bên cạnh đó, để đón chào năm mới 2019 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Sở đang tiến hành việc trang trí đường phố với 12 mẫu trang trí được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đồng thời, Sở cũng tiến hành trang trí đường phố bằng hoa thật, khuyến khích doanh nghiệp và người dân cùng trang trí con đường, khu phố nơi sinh sống cũng như kêu gọi việc giữ gìn cảnh quan môi trường chào đón năm mới, để TP Hà Nội luôn sáng – xanh – sạch – đẹp. Hồng ThiếtVăn hóa - Thể thao
TĐKT – Ngày 22/12, nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Liên đoàn cờ Việt Nam và Đại tá nhà văn Nguyễn Quý Hải tổ chức buổi lễ Bế mạc Hội thi Cờ tư lệnh năm 2018 và Trao Kỷ lục Việt Nam “Bộ cờ tư lệnh đầu tiên” cho Đại tá, nhà văn Nguyễn Quý Hải.
Tới dự, có Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; các tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam; ông Hoàng Thái Tuấn Anh, Trưởng đại diện Văn phòng Phát triển Kỷ lục Miền Bắc, cùng đông đảo các kỳ thủ cờ tư lệnh Việt Nam và quốc tế tham gia giải đấu.
“Bộ cờ tư lệnh đầu tiên” của Đại tá, nhà văn Nguyễn Quý Hải được trao Kỷ lục Việt Nam
Bộ môn cờ tư lệnh (tên khác là cờ chiến) là một sáng tạo của Đại tá - nhà văn Nguyễn Quý Hải, người từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972. Sản phẩm trí tuệ này đã được công nhận bản quyền ở Việt Nam vào năm 2010. Đây là trò chơi cờ hoàn toàn "made in Vietnam" với quân cờ là các khí cụ chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến…
Bàn cờ tư lệnh có 11 đường dọc và 12 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 132 điểm hợp thành. Có một khoảng trống ước lệ, đó là sông (màu xanh nhạt). Sông nằm ngang, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng, gọi là chiến tuyến. Trên sông (chiến tuyến) có hai đoạn nước nông, dưới có nền đá, được gọi là ngầm. Mọi phương tiện đều có thể vượt qua ngầm. Có hai dãy ô vuông chạy dọc suốt hai chiến tuyến, được quy ước đó là trên biển để có lực lượng hải quân tham chiến.
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu chơi có đủ 38 quân, số quân đó được chia đều cho hai bên: 19 quân đỏ, 19 quân xanh; bao gồm 11 loại quân, có biểu tượng tượng trưng cho các quân binh chủng hiện đại như bộ binh, xe tăng, máy bay, tàu chiến..., đặc biệt có cả đội dân quân tóc dài.
Quân cờ của bên xanh hoặc bên đỏ, chỉ khác nhau về màu sắc, còn ký hiệu, cách đi và cách "ăn" quân đối phương hoàn toàn giống nhau. Trong số 19 quân, có hai quân sở chỉ huy, chỉ đứng tại chỗ làm vật cản, không được đi và "ăn" quân đối phương.
Bộ môn cờ tư lệnh đã được đông đảo người Việt Nam và bạn bè quốc tế biết đến
Hiện nay, bộ môn cờ tư lệnh đã được đông đảo người Việt Nam và bạn bè quốc tế biết đến. Ở nước ta, hằng năm đều có Hội thi cờ tư lệnh được tổ chức định kỳ. Có rất nhiều kỳ thủ cũng như những người đam mê cờ trên thế giới ở nhiều độ tuổi đã đến Việt Nam để tham dự.
Luật chơi cờ tư lệnh đã được dịch ra bốn thứ tiếng trên thế giới. Sản phẩm cờ tư lệnh có bán tại nhiều quốc gia: Đức, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Croatia, Slovenia... Không những thế, bạn bè quốc tế còn sẵn sàng phát triển bộ môn cờ tư lệnh trên internet để tất cả mọi người trên thế giới đều có thể chơi ở bất kỳ đâu.
Ngoài là cha đẻ của môn cờ "made in Vietnam", Đại tá Nguyễn Quý Hải còn là một nhà văn, nhà thơ, đạo diễn phim... Ông đã cùng Xưởng phim Quân đội làm 6 cuốn phim nhựa “Bước chân pháo binh”; biên tập và đạo diễn nhiều phim phóng sự tài liệu và chương trình âm nhạc nổi bật như phim “Hà Nội 12 ngày đêm lịch sử”, “Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia”, “Đài Khí tượng Trường Sa”, “Tâm tình phi đội”… Những tác phẩm sân khấu như "Tre xanh", "Lũ quét", "Gió mới", "Người mở đường", "Cái chổi", "Công chúa và người trồng rừng", "Đêm có màu tình yêu"… Trong đó, kịch bản “Bến đợi” từng được nhận giải thưởng của Bộ Quốc phòng. Kịch bản “Đợi anh về” được tặng bằng khen Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2009...
Với ý nghĩa của môn cờ tư lệnh, năm 2016, Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu đã phối hợp với Tổng cục Thể dục - Thể thao mở lớp đào tạo huấn luyện viên cờ tư lệnh cho đội ngũ cán bộ phụ trách huấn luyện thể dục - thể thao các đơn vị trong toàn quân tại Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn (Hà Nội). Liên đoàn Cờ Việt Nam đã mở lớp tập huấn tại Đà Lạt năm 2016. Nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở, học viện, nhà trường, các đơn vị trong quân đội đã được Đại tá Nguyễn Quý Hải trực tiếp giảng dạy, phổ biến cách chơi cờ tư lệnh.
Mai Thảo
Phát động Cuộc thi ảnh chủ đề “Biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta”
TĐKT - Ngày 22/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan phát động cuộc thi ảnh với chủ đề “Biến đổi khí hậu và hành động của chúng ta”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017. Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Lễ phát động Theo Ban tổ chức, cuộc thi ảnh này tập trung vào những nội dung cụ thể: Những hình ảnh về diễn biến tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam; các hoạt động, sự kiện, mô hình của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo và phát triển bền vững; những hình ảnh về sự chung sức, hành động của con người trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn ở nước ta. Yêu cầu nội dung ảnh phải sinh động, phản ánh chân thực những tác động đa dạng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Có khả năng phổ biến, tăng cường sự giáo dục tới cộng đồng về biến đổi khí hậu, đạt thẩm mỹ. Đồng thời phải có những đột phá về hình ảnh với những ý tưởng mới mẻ, không theo các khuôn mẫu sẵn có… Hình ảnh phải đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu. Cục Biến đổi khí hậu mong muốn những tác phẩm dự thi sẽ phản ánh chân thực, sinh động và đa dạng về các diễn biến, tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xuất phát từ chủ đề có tính chất gần gũi với chính cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Tại buổi phát động, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) kỳ vọng, những bức ảnh sinh động, chất lượng từ cuộc thi này có thể phản ánh rõ nét, chân thực những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng như để cộng đồng thế giới biết được quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Cuộc thi lần này sẽ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu, chất lượng mang đến các cuộc thi quốc tế, để đưa được vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu của nước ta ra thế giới, thể hiện nỗ lực của chúng ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu. Bởi để thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam rất cần sự chung tay từ cộng đồng người dân và sự giúp đỡ, ủng hộ nguồn lực của các nước khác. Tác phẩm tham gia phải là những tác phẩm được chụp trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2015 trở lại đây. Thời gian nhận ảnh từ ngày phát động đến hết ngày 15/4/2019; công bố và trao giải dự kiến vào tháng 6/2019. Giải thưởng gồm 31 giải sẽ được trao, gồm: 1 giải nhất trị giá 6 triệu đồng; 5 giải nhì, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng; 10 giải ba, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng; 15 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng và tất cả các giải đều kèm theo giấy chứng nhận của Ban tổ chức cuộc thi. Đơn đăng ký tham dự (theo mẫu) được Ban Tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Biến đổi khí hậu (www.dcc.gov.vn), cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.monre.gov.vn). Bình NguyênTĐKT - Chiều 21/12, tại Hà Nội, Công ty truyền thông Nghệ thuật giải trí - Hãng phim NCV (Nụ Cười Vàng Entertaiment) gặp gỡ báo chí giới thiệu Chương trình Gala Cười 2019 Tết Vạn lộc 4 "Ra Giêng anh cưới em" và ra mắt phim hài Tết: "Cưới đi kẻo ế 3".
Ban tổ chức thông tin với báo chí về Chương trình
Chương trình Tết Vạn lộc năm nay được đạo diễn Nguyễn Công Vượng chọn chủ đề "Ra Giêng anh cưới em", được đầu tư kịch bản và dàn dựng công phu. Chương trình có sự đồng hành của các nhà tài trợ: Công ty TNHH PT CASA, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, NutriBaby…
Vẫn như mọi năm, NCV chú trọng đến các nghệ sĩ tham gia chương trình ở cả trong nước và hải ngoại: NSND Thu Hiền, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Hà, Randy, Thanh Thanh Hiền, Chế Phong, Dương Hồng Loan, Khánh Thi, Phan Hiển... Các nghệ sĩ hài có: Vượng Râu, Bảo Chung, Quang Minh, Chiến Thắng, Quang Tèo, Trà My, Thành Chíp... Dẫn chương trình vẫn là cặp MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng - Thảo Vân.
Đêm diễn được tổ chức vào 19h30 ngày 30/12 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội và phát hành DVD vào dịp Tết Nguyên đán 2019.
Cùng với Tết Vạn lộc, NCV sẽ cho ra mắt phim hài Tết "Cưới đi kẻo ế" 3, phát hành vào dịp Tết Dương lịch năm 2019, do NSND Khải Hưng làm đạo diễn. Phim có sự góp mặt của các nghệ sĩ: Vượng Râu, Quang Tèo, Chiến thắng, Minh Hằng, Trà My, Tiến Bình, Yến Ngọc, Sỹ Tự, Thành Chíp...
Bình Nguyên
TĐKT - Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc” vào ngày 21/12, tại Hà Nội.
Mục tiêu của Hội thảo là tôn vinh và tổng kết những bài học từ những đóng góp, ảnh hưởng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn, một nhân cách Việt Nam cao đẹp ngời sáng, trong bảo tồn và phát huy các tinh hoa của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, xây dựng nền văn hóa truyền thống Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một vị tướng luôn nghĩ đến dân
Hội thảo khoa học Quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc” một lần nữa bày tỏ lòng kính yêu, niềm tự hào vô hạn của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ đối với vị tướng thiên tài, anh hùng dân tộc, người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư duy và tài năng quân sự thiên bẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa quân sự Việt Nam. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, từ người chỉ huy đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, được phong quân hàm Đại tướng năm 37 tuổi. Người là lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã xuất hiện những vị tướng tài ba, lỗi lạc, ghi dấu ấn với những chiến công hiển hách như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung… Ở thế kỷ 20, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người nghiên cứu, đúc kết và vận dụng sáng tạo được những tinh hoa quân sự của các bậc tiền nhân để làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể.
Hội thảo chính là dịp cùng nhau tôn vinh và tổng kết những bài học từ những đóng góp quý báu, ảnh hưởng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách là một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà văn hóa lớn, một nhân cách Việt Nam cao đẹp sáng ngời trong bảo tồn và phát huy các tinh hoa của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Những điều đó đã góp phần làm cho tên tuổi và hình ảnh của Đại tướng luôn trở nên gần gũi, ấm áp, thân thiện và tự hào hơn trong lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước.
Hội thảo lần này tập trung vào 3 nội dung lớn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng quân sự Việt Nam; Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các nhà hoạt động giáo dục, văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ.
Hồng Thiết
TĐKT - Ngày 20/12, tại Hà Nội, kênh truyền hình Discovery khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng với công ty Cầu nối đỏ tổ chức buổi họp báo công bố ra mắt bộ phim tài liệu "Vietnam: Connecting East Africa" - Cách Người Việt Nam thay đổi viễn thông tại Đông Phi.
Họp báo ra mắt phim
Bộ phim tài liệu này được dẫn dắt bởi một nhà phát minh kiêm kỹ sư người Úc gốc Việt, Jordan Nguyễn, sẽ được phát sóng lần đầu tiên trên kênh Discovery Đông Phi (Discovery East Africa) vào ngày 27/12 và phát lại trên kênh Discovery Đông Nam Á (Discovery Southeast Asia) vào ngày 30/12.
Bộ phim tài liệu này làm nổi bật vai trò to lớn của Việt Nam trong nền cách mạng hóa viễn thông ở khu vực Đông Phi với các ứng dụng trên nền tảng 3G, 4G, cũng như kết nối các nước phát triển trên thế giới với nhau.
Bộ phim tài liệu mang đến cho người xem từng giai đoạn phát triển công nghệ viễn thông khác nhau, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tanzania đến việc mang các dịch vụ di động đến những người sống ở các ngôi làng hẻo lánh ở Mozambique.
Mặc dù Việt Nam hiện là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nhưng lại có một nền viễn thông ngang tầm với nhiều quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới. Sự nỗ lực của các nhà đầu tư viễn thông Việt Nam cũng chính là sự nỗ lực dành cho các nước đang phát triển khác.
Bà Anna Pak Burdin, Tổng Giám đốc kênh Discovery ở khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh: Discovery đã và đang kể cho khán giả nghe những câu chuyện hấp dẫn ở châu Á trong hơn 20 năm qua. Chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực đầu tư và sáng tạo ra những bộ phim có nội dung tốt nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng như truyền tải thông tin tới độc giả của mình và những bộ phim tài liệu này chính là sự nỗ lực hết sức mình của chúng tôi, tôn vinh sự khéo léo, tinh tế của con người Việt Nam được truyền tải thông qua câu chuyện về sự nỗ lực của ngành viễn thông và cách mà ngành công nghiệp này đang ngày càng đi lên ở các nước đang phát triển.
Đây là phim tài liệu thứ 5 mà kênh Discovery làm về Việt Nam. Các phim tài liệu khác có tên là "Những chiến binh chống tắc đường" (Jam Busters), "Rạp chiếu phim di động của ông Long" (Mr Long's Travelling Cinema), "Thành phố một nghìn năm" (A thousand Year Hanoi) và "Câu chuyện cải táng" (Digging Up The Deal) đã được phát sóng trên toàn châu Á.
Phương Thanh
Lễ hội “Vui Giáng sinh – Chào năm mới 2019” tại Công viên Hồ Tây
TĐKT - Một mùa Giáng sinh an lành và đón chào năm mới đang đến gần, trong không khí rộn ràng ấy, dường như khắp mọi nơi đều trở nên rực rỡ, ngập tràn trong những ánh đèn lung linh, sặc sỡ. Dịp này, Công viên Hồ Tây sẽ tổ chức Lễ Hội “Vui Giáng sinh – Chào năm mới 2019” với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, những hoạt động vô cùng ý nghĩa, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Trong cuộc sống vốn dĩ tất bật những lo toan, ắt hẳn sẽ có lúc bạn muốn được trở về tuổi thơ với thế giới cổ tích để tìm lại sự cân bằng, lắng đọng trong tâm hồn. Lễ Hội “Vui Giáng sinh – Chào năm mới 2019” với chủ đề thế giới cổ tích, nhằm mang đến một không gian vui chơi lãng mạn cho du khách. Lễ hội đón Giáng sinh tại Công viên Hồ Tây Theo đó, khuôn viên ngoài trời rộng lớn, Công viên Hồ Tây sẽ được trang trí công phu, tỉ mỉ và rực rỡ - như khoác lên mình chiếc áo mới, mang đậm màu sắc của Noel, của năm mới như trong cổ tích. Đó là không gian lung linh huyền ảo của hàng ngàn ánh đèn; của công viên ở xứ sở mùa đông với những hàng cây phủ đầy tuyết trắng; những cây thông Noel khổng lồ từ hàng ngàn bóng đèn; khu vườn cổ tích với những hàng thông tuyết rơi trắng xóa… Tất cả sẽ tạo nên một không gian cực kỳ nên thơ và lãng mạn để du khách cùng nhau lưu dấu những hình ảnh đẹp, những kỷ niệm khó phai theo thời gian. Với các bạn nhỏ, mùa giáng sinh luôn gắn liền với hình ảnh ông già Noel đi phát quà, những cây thông rực rỡ, nhiều màu sắc… cùng những món quà đặc biệt theo ước muốn của mình. Với các bậc phụ huynh, đây sẽ là dịp để mang đến cho các con yêu những món quà ý nghĩa, cho con yêu một tuổi thơ thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ… Đặc biệt, trong các ngày 22, 23/12 và 29, 30, 31/12/2018; 1/1/2019 chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn như vũ đoàn Emmy, âm nhạc đường phố, ảo thuật trong không gian tràn ngập tuyết rơi… sẽ mang đến một không khí sôi động cho mùa lễ “Vui Giáng sinh – Chào năm mới 2019”. Ngoài ra, từ ngày 22/12/2018 đến hết 1/1/2019, Công viên Hồ Tây sẽ giảm giá vé trọn gói Công viên Mặt Trời Mới, áp dụng đồng giá vé trọn gói 95.000 đ cho mọi khách hàng (cao từ 0,9 m trở lên). Khách hàng cao dưới 0,9 m được vui chơi miễn phí. Với vé trọn gói này, du khách sẽ được tham gia Lễ hội “Vui Giáng sinh – Chào năm mới 2019”, được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc và thỏa sức vui chơi, thử sức và khám phá rất nhiều trò chơi vô cùng hấp dẫn dành cho mọi lứa tuổi. Thục AnhNữ sinh Đại học Luật - Huế đăng quang Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018
TĐKT - Thí sinh Nguyễn Thị Phương Lan, số báo danh 371, sinh viên Đại học Luật - Huế đã trở thành Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2018 trong đêm chung kết diễn ra tại Đà Nẵng tối ngày 16/12. Anh Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dự và trao vương miệng cho tân Hoa khôi. Cuộc thi do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn để các nữ sinh viên thể hiện phong cách sống năng động, hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, duyên dáng, nhân ái truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam. Diễn ra từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018 trên toàn quốc, vòng Sơ khảo và chương trình đồng hành Trường tôi là số 1 diễn ra tại 40 điểm tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước với sự tham gia dự thi của 1109 thí sinh. Vòng Bán kết được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với 3 phần thi: Tìm hiểu kiến thức xã hội, Thi tài năng và Trình diễn áo dài, Ban Giám khảo đã lựa chọn 45 gương mặt xuất sắc nhất để bước vào vòng Chung kết. Thí sinh Nguyễn Thị Phương Lan, số báo danh 371, sinh viên Đại học Luật - Huế đã trở thành Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2018 Hoa khôi Sinh viên Việt Nam nhận được giải thưởng trị giá 200 triệu đồng kèm Vương miện và Giấy chứng nhận, Á khôi 1 nhận được giải thưởng trị giá 100 triệu, Á khôi 2 nhận được giải thưởng trị giá 50 triệu đồng kèm kỷ niệm chương và giấy chứng nhận. Đặc biệt, các thí sinh đạt danh hiệu Hoa khôi, Á khôi 1, Á khôi 2 được tham gia Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương do Trung ương Đoàn tổ chức ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa vào năm 2019. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao các giải “Nữ sinh viên tài năng”, “Nữ sinh viên mặc áo dài tươi tắn, dáng xinh đẹp nhất”, “Nữ sinh viên thân thiện”, “Nữ sinh viên hùng biện tiếng Anh”, “Nữ sinh viên được bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội”. Mỗi giải thưởng cho các giải trị giá 30 triệu đồng kèm Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận. Ban Giám khảo chung kết cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018 gồm Nhà báo Nguyễn Công Khế, Trưởng Ban giám khảo; NSND Minh Hòa; chuyên gia nhân trắc học Mai Văn Hưng; nghệ sĩ Xuân Bắc; Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và nhà thiết kế Thuận Việt. Danh sách các thí sinh đạt giải: Hoa khôi: Nguyễn Thị Phương Lan, sinh viên Đại học Luật - Huế Á khôi 1: Lò Thị Huyền Trang, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Á khôi 2: Nguyễn Thảo Vy, Đại học Vinh Các giải phụ cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam năm 2018 Nữ sinh viên được bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội: Lò Thị Huyền Trang, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Nữ sinh viên tài năng: Hà Phương Dung , Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Nữ sinh viên thân thiện: Dương Nữ Anh Thi, Đại học Văn Hiến. Nữ sinh viên mặc áo dài tươi tắn, dáng xinh đẹp nhất: Đinh Quỳnh Trang, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Nữ sinh viên hùng biện tiếng Anh: Phạm Như Châu Phương, Đại học Y Dược Hải Phòng. Mai ThảoRa mắt chương trình truyền hình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản”
TĐKT – Chiều 14/12, tại Hà Nôi, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức Họp báo ra mắt chương trình Sự khởi nguồn của Nhật Bản, sẽ được phát sóng trên kênh VTV1, VTV3, VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 26/12/2018. Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và Dự án Tăng cường triển khai tại nước ngoài các nội dung phát sóng năm 2018, chương trình The start of Japan – Sự khởi nguồn của Nhật Bản do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Đài Truyền hình Nara và Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác sản xuất, tiếp tục giới thiệu đến khán giả những trải nghiệm văn hoá, du lịch mới lạ, thú vị tại xứ sở hoa anh đào. Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng Ban Thư ký - Biên tập, đại diện phát ngôn của VTV trao đổi với báo chí Qua 5 tập phim với các chủ đề: Yamatokoriyama – Thánh địa của cá vàng, Nara – Điểm khởi đầu của phúc lợi y tế, Yoshino – Khởi nguồn của ngành lâm nghiệp hiện đại, Môn đá cầu và quá trình xây dựng đất nước, Yamato – Cội nguồn của kiếm Nhật Bản, chương trình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản” sẽ đưa khán giả đến gần hơn với văn hoá, cuộc sống của người dân vùng Nara nói riêng và Nhật Bản nói chung. Được mệnh danh là trung tâm di sản văn hoá của đất nước mặt trời mọc, Nara là vùng đất của những câu chuyện lịch sử, với các công trình kiến trúc cổ kính, trầm mặc, mang đậm dấu ấn của dòng chảy thời gian. Bên cạnh đó, Nara còn là trung tâm phát triển về chính trị, văn hoá, tôn giáo và giao lưu quốc tế. Đúng như tên gọi “Sự khởi nguồn của Nhật Bản”, đây cũng chính là điểm nhấn về mặt nội dung khi tất cả các tập phim sẽ xoay quanh về “sự khởi đầu” của những câu chuyện lịch sử, văn hoá. Không chỉ thuyết phục khán giả bằng những hình ảnh đẹp như tranh vẽ của vùng đất Nara, mà còn là sự trải nghiệm sôi nổi của người dẫn chương trình trải nghiệm Sơn Lâm, cùng với đó là lối kể chuyện trẻ trung, tươi mới, mang lại cảm giác sống động, chân thực trong cuộc sống thường ngày của ekip thực hiện. Tất cả yếu tố đó sẽ giúp cho các tập phim đề cập đến những vấn đề lịch sử, nguồn gốc, mà vẫn đem lại cho khán giả cảm giác gần gũi, đời thường. Hành trình đến với Nara không chỉ là một chuyến du lịch, thưởng ngoạn cảnh sắc, trải nghiệm những nét mới lạ, độc đáo trong văn hoá của người dân bản địa, mà còn là chuyến về nguồn của những du khách yêu thích lịch sử, văn hoá truyền thống. Đồng thời, khán giả cũng sẽ tìm thấy những điều thân thuộc, tương đồng trong văn hoá, đời sống giữa hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản. Sơn Lâm – dẫn chương trình, biên tập viên của Trung tâm Tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam là một gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình qua các chương trình như Chuyển động 24H, Wechoice - Hành trình truyền cảm hứng, nhân vật trải nghiệm trong chương trình này chia sẻ: Thực hiệnsản xuấtchương trình truyền hình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản” đã mang lại cho những người làm truyền hình trẻ tuổi chúng tôi nhiều bài học quý giá, có cơ hội cảm nhận, trải nghiệm văn hóa, hiểu thêm đời sống, con người Nhật. Mai ThảoSôi nổi các hoạt động hướng đến chung kết Cuộc thi “Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018”
TĐKT – Qua hai vòng thi sơ khảo và bán kết được triển khai nghiêm túc và khách quan, ban tổ chức cuộc thi “Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018” đã lựa chọn được 45 gương mặt xuất sắc nhất để bước vào vòng Chung kết của Cuộc thi, diễn ra từ ngày 9 - 18/12/2018, tại TP Đà Nẵng với nhiều hoạt động phong phú. Trong khuôn khổ các hoạt động đó, chiều ngày 12/12, tại tỉnh Quảng Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức buổi giao lưu “Phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”. Các thi sinh tham gia giao lưu “Phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”. Buổi giao lưu có sự tham gia của 45 thí sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi và gần 100 sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Đà Nẵng với sự chia sẻ của các diễn giả là chị Lê Thị Nam Phương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống giáo dục chất lượng cao Skyline và chị Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc nhân sự và đào tạo chuỗi resort Vinpearl. Tại buổi giao lưu khởi nghiệp, các thí sinh đã tập trung đặt câu hỏi về việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự, chính sách quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, chính sách thu hút và giữ người giỏi của các doanh nghiệp. Các diễn giả đã chia sẻ về quá trình khởi nghiệp; những nỗ lực để đi đến thành công; kinh nghiệm cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ khi khởi nghiệp. Các đại biểu chia sẻ tại giao lưu “Phụ nữ khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0”. Nhiều thí sinh bày tỏ liệu phụ nữ có rào cản hay lép vế so với nam giới khi khởi nghiệp trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay không. Chị Hoàng Thị Mỹ Hạnh cho rằng, thực tế, trong thời đại hiện nay, nữ giới không hề lép vế, ví dụ rõ ràng nhất đó là người đứng đầu Vinfast hay VinID đều là những người phụ nữ và đều rất giỏi. “Trên thế giới, rất nhiều phụ nữ làm việc ở các công ty, tập đoàn công nghệ lớn và nhiều người thành danh. Trong thời đại hiện nay, không có rào cản giữa nam và nữ trong vấn đề khởi nghiệp. Điều quan trọng nhất là nỗ lực và quyết tâm của bản thân”, chị Mỹ Hạnh chia sẻ. Đồng tình với quan điểm trên, chị Nam Phương cho rằng, khi khởi nghiệp, bạn cần phải xác định rõ ràng mong muốn của bản thân, phải dựa trên lợi thế của bản thân để lựa chọn lĩnh vực phù hợp; phải nghiêm túc và đam mê để theo đuổi thành công, đừng lựa chọn theo phong trào cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc. “Phụ nữ trong khởi nghiệp nói riêng và trong xây dựng sự nghiệp nói chung có nhiều vất vả hơn so với nam giới, bởi chúng ta còn thiên chức làm vợ, làm mẹ. Nhưng đó không phải là rào cản, mà là động lực để vươn lên”, chị Phương nhấn mạnh. 45 thí sinh đã tham gia dọn sạch bờ biển Đà Nẵng Sáng cùng ngày, 45 thí sinh tham dự vòng chung kết Cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018 đã có mặt tại TP Đà Nẵng để tham gia các hoạt động an sinh xã hội, thể hiện được tinh thần tuổi trẻ không chỉ có tài sắc mà còn có lòng nhân ái. Tại đây, 45 thí sinh đã tham gia dọn sạch bờ biển Đà Nẵng, tham quan Nhà trưng bày Hoàng Sa và thăm, tặng quà cho các trẻ em ở làng trẻ SOS Đà Nẵng. Các thí sinh lọt vào Chung kết cuộc thi vui chơi cùng các trẻ em ở làng trẻ SOS Đà Nẵng Dự kiến, Đêm Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi sẽ được tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương (TP Đà Nẵng) vào lúc 20h00 ngày 16/12/2018 và được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình Yeah1 TV và live stream trên fanpage: facebook.com/hoakhoisinhvien.vn; facebook.com/twhoilhtnvietnam.vn. Hưng VũTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 37
- 38
- 39
- 40
- 41
- …
- sau ›
- cuối cùng »