TĐKT - Chiều 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”.
Lễ phát động Giải báo chí
Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TTTT, Trưởng Ban tổ chức giải báo chí cho biết: Đảng và Nhà nước ta đã xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Ban tổ chức mong muốn thông qua cuộc phát động Giải báo chí về chủ đề “văn hóa ứng xử” sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn hóa, con người Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực ứng xử văn minh, hiện đại trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển của đất nước.
Đồng thời, cuộc thi góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về văn hóa ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng; động viên, khuyến khích các cơ quan báo chí, nhà báo trong thực hiện tuyên truyền về văn hóa ứng xử, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa những hành vi ứng xử văn hóa sâu rộng trong xã hội.
Thể loại báo chí được xét trao giải là các tác phẩm báo chí thuộc bài phản ánh, phóng sự, điều tra, bút ký, chương trình tọa đàm và ảnh báo chí (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp) tuyên truyền về văn hóa ứng xử được đăng, phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình từ ngày 1/1/2019 đến ngày 30/6/2020. Tác phẩm tham dự giải không vi phạm về bản quyền và thể lệ giải.
Ban tổ chức đề nghị các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên và những người làm báo tập trung vào các nội dung: Tuyên truyền về xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ và tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tuyên truyền về trách nhiệm của người tham gia lễ hội; tuyên truyền về trách nhiệm người tham gia giao thông; tuyên truyền nêu gương các tập thể và cá nhân tiêu biểu, những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong văn hóa ứng xử trên các lĩnh vực…
Từ ngày 3/7/2020 đến ngày 30/7/2020, Ban tổ chức chọn các tác phẩm tiêu biểu nhất vào vòng chung khảo. Từ ngày 3/8/2020 đến 10/8/2020 sẽ là thời gian để chọn các tác phẩm tiêu biểu nhất cho lễ trao giải. Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khách 2/9 năm 2020.
Phương Thanh
Văn hóa - Thể thao
TĐKT - Nối tiếp sau thành công của bộ phim truyền hình “Về nhà đi con”, diễn viên Thu Quỳnh tham gia tổ chức triển lãm thời trang đương đại, mang tên “I Dare” (Tôi dám), nhằm truyền cảm hứng và sự tự tin tới phái đẹp trong cuộc sống.
Bộ phim “Về nhà đi con” đã kết thúc, để lại không ít dư âm trong lòng người hâm mộ bởi triết lý nhân sinh và tính thời sự mà bộ phim mang lại. Trong dàn diễn viên nổi bật của bộ phim, khán giả vẫn còn ấn tượng với hình ảnh một cô nàng “Thu Huệ” - diễn xuất bởi Thu Quỳnh - dịu dàng và yếu đuối. Có thể nói, đây là một vai diễn mang tính “cột mốc” của Thu Quỳnh, kế tiếp sau nhân vật “My Sói” cá tính trong bộ phim “Quỳnh Búp Bê”. Thế nhưng không dừng lại ở sự nghiệp của một “diễn viên”, mới đây nhất, Thu Quỳnh tiếp tục gây ấn tượng với việc tham gia tổ chức triển lãm thời trang đương đại tại Hà Nội, nhằm đề cao tinh thần nữ quyền.
Triển lãm sử dụng công nghệ chiếu sáng 3D trên toàn bộ 2 tầng sự kiện, tạo nên một tổng thể thời trang, nghệ thuật hòa quyện.
Triển lãm mở cửa tự do tại địa điểm 41 Tràng Tiền, Hà Nội trong 2 ngày 17 - 18/8/2019. Lấy thông điệp là “I Dare” (Tôi dám), Thu Quỳnh cùng ekip sản xuất mong muốn đề cao lòng can đảm, sự tự tin của phái đẹp trong cuộc sống. Đó là sự can đảm của một người diễn viên có thể chuyển đổi nhanh chóng trong các vai diễn khác nhau. Đó cũng có thể là sự can đảm của một người mẹ đơn thân, vượt lên trên mặc cảm của cuộc hôn nhân tan vỡ. Đó cũng có thể là một người diễn viên “dám” thử sức trong lĩnh vực thời trang. Hoặc đơn giản hơn, đó cũng có thể là một người phụ nữ, mặc dù trái tim đã đôi lần giá lạnh, những vẫn yêu và “dám” can đảm được yêu.
Bộ sưu tập trình chiếu trong triển lãm được Thu Quỳnh kết hợp sản xuất cùng thương hiệu Kimmay - một nhãn hiệu thời trang thiết kế cao cấp Việt mang tiêu chuẩn Italy. Với hình ảnh chủ đạo là bông lúa, Thu Quỳnh cùng ekip Kimmay đã thổi một góc nhìn khác lạ khi liên tưởng về hình ảnh cây lúa mì. Hình ảnh bông lúa gợi sự chín chắn, no đủ và viên mãn - một hình ảnh liên tưởng tới chính Thu Quỳnh, người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập và trưởng thành.
Một số hình ảnh mang tính “lột xác” của Thu Quỳnh tại triển lãm.
Với loạt phong cách thay đổi như phong cách Victorian, phong cách “Cô gái cao bồi”... Thu Quỳnh đã cho thấy sự biến hóa luân chuyển của người diễn viên khi hóa thân trong một dự án thời trang. Các sản phẩm trưng bày tại triển lãm vừa thể hiện sự mềm mại, nữ tính lại vừa phô diễn triệt để sự hào hoa, tráng lệ với những đường cong đặc trưng của phong cách cổ điển thế kỷ 19.
Điểm thú vị của dự án đó là Thu Quỳnh đã không ngần ngại nhuộm mái tóc của mình sang màu bạch kim để thể hiện tốt nhất trong các bức hình thời trang. Qua đó, Thu Quỳnh và ekip Kimmay mong muốn định nghĩa lại sự “gợi cảm” trên luận điểm của nữ quyền, rằng sự quyến rũ của người phụ nữ không đến từ những đường cong trên cơ thể, mà đến từ tâm thế tự do, trí tuệ và sự giải phóng trong tâm trí.
Triển lãm nghệ thuật đương đại là loại hình nghệ thuật khá mới mẻ tại Việt Nam. Sở dĩ mang chữ “đương đại” là do nghệ sĩ sẽ kết hợp đa dạng chất liệu với nhau nhằm tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Với “I Dare”, Thu Quỳnh cùng Kimmay đang tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử thời trang Việt, khi đưa thời trang đến với nghệ thuật đương đại, sử dụng công nghệ trình chiếu thay vì người mẫu trình diễn thông thường.
Mai Thảo
TĐKT - Triển lãm “Việt Nam những sắc màu văn hóa” nằm trong khuôn khổ “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V tại Phú Yên năm 2019” diễn ra từ ngày 18 - 21/8/2019, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam thực hiện.
Triển lãm giới thiệu thiên nhiên, đất nước và sắc màu văn hóa của các dân tộc trên mọi miền đất nước qua việc trưng bày, giới thiệu những di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, trang phục... của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Kate
Với hơn 100 bức ảnh trưng bày, Triển lãm cho thấy văn hóa đã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, qua đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từng vùng, miền được kế thừa và khởi sắc, nhất là trong điều kiện hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới. Hệ thống các di sản văn hóa của dân tộc được đầu tư, tôn tạo và phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội. Những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam được giữ gìn, kế thừa và phát huy, làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc.
Những sắc màu văn hóa trải dọc chiều dài đất nước, qua từng vùng miền, phản ánh đời sống tinh thần với những nét đặc sắc, tinh tế trong phong tục lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực…, trở thành những “vẻ đẹp tiềm ẩn” mà chúng ta đang tập trung gìn giữ, khai thác, phát triển trong quá trình hội nhập vươn mình ra thế giới.
Hội Gióng tại Đền Sóc và Đền Gióng
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với những di sản tiêu biểu đã được UNESCO vinh danh như: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An, khu di tích Chăm Mỹ Sơn, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long… Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt…
Triển lãm “Việt Nam những sắc màu văn hóa” với những hình ảnh đẹp, ngoài mục đích giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt Nam còn góp phần tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa hướng tới phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc.
Thục Anh
TĐKT - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có tờ trình số 165/TTr-BVHTDL trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8,4 triệu lượt, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018
Quan điểm của Chiến lược lần này chú trọng 3 nội dung chính:
Thứ nhất, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Thứ hai, phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm trên nền tảng tăng trưởng xanh; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thứ ba, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch.
Thứ tư, phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của du lịch Việt Nam.
Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao; Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2050: Du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế. Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, đến năm 2050, tổng thu từ khách du lịch tăng 3,5 - 4 lần so với năm 2030.
Hồng Thiết
TĐKT – Vào 20h ngày 10/08/2019 (10/07 năm Kỷ Hợi), trên Kênh VTC1, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC sẽ tường thuật trực tiếp Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam”. Chương trình được tổ chức nhằm thiết thực kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, kính mừng Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2563.
Chương trình Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam được tổ chức thường niên với nhiều tiết mục đặc sắc
Chương trình do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, Công ty CP Truyền thông Thủ Đô - ThudoMedia phối hợp thực hiện, dưới sự chỉ đạo nội dung của Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Cố vấn chương trình: PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Đặng Văn Chiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội khóa XIII; TS. Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ.
Chỉ đạo nghệ thuật: NSND Vương Duy Biên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tác giả kịch bản và Tổng đạo diễn: Cư sĩ Pháp Minh (Nguyễn Văn Hùng – Tổng Giám đốc ThudoMedia).
Chương trình “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019 được tổ chức với tâm nguyện đem tinh hoa đạo Phật, giá trị đạo đức truyền thống, những thông điệp nhân bản, ý nghĩa vào cuộc sống thường nhật bằng nghệ thuật và âm nhạc. Thông qua đó, khơi dậy và phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - tri ân và báo ân các bậc tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ; ngợi ca tinh thần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc trong lịch sử, hiện tại và muôn đời mai sau qua bốn phương diện tứ trọng ân: Ân Quốc gia xã hội; ân tam Bảo Sư Trưởng; ân chúng sinh vạn loại và ân cha mẹ sinh thành.
Chương trình “Tự hào Tổ quốc – Mẹ Việt Nam” năm 2019 cũng là tiếng chuông tri ân, tưởng nhớ công ơn của chư Phật; công đức cao dày của các bậc tiền bối hữu công; tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hóa. Đặc biệt mãi ghi công các anh hùng, liệt sĩ đã vị quốc vong thân, tưởng nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ hiện tiền cũng như cha – mẹ trong nhiều đời, nhiều kiếp đã nuôi nấng chúng ta nên người.
Đại lễ cầu siêu anh linh anh hùng, liệt sĩ, đồng bào tử nạn, cầu quốc thái dân an tại Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào ngày 6 - 7/7
Chương trình là hành trình tri ân - cầu siêu anh linh các anh hùng, liệt sĩ, đồng bào tử nạn đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử.
Ban tổ chức đã tổ chức lễ nguyện cầu quốc thái dân an tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào ngày 6 - 7/7 và tại chùa Trúc Lâm Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng ngày 21 - 22/7/2019 nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và tưởng niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Trong khuôn khổ Chương trình, Đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam trao quà cho các gia đình chính sách ở huyện Yên Thành.
Ban tổ chức đã trao 450 suất quà, 50 sổ tiết kiệm cho 450 gia đình liệt sĩ, thương binh và Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thái Bình, Nghệ An với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng. Bên cạnh đó, sẽ xây nhà tình thương và tặng quà trị giá 80 triệu đồng cho gia đình em Vũ Huy Thiệp bị mù bẩm sinh, gia đình sống ở bìa rừng tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trao quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ
Chương trình là “bản hợp xướng” ca ngợi những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, ca ngợi đất nước Việt Nam nghĩa tình, hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, lịch sử Phật giáo Việt Nam với tinh thần “hộ quốc an dân”, luôn đồng hành cùng dân tộc.
Bản hùng ca “Tiến lên Việt Nam”, “Mẹ và Tổ quốc”, “Đất nước lời ru”, “Tổ quốc” đan xen “Sóng nhịp chuông chùa” như bản hòa ca giữa đạo và đời. “Phật là ánh từ quang”, “Phật bà nghìn mắt nghìn tay”, “Việt Nam – Phật giáo sáng ngời hào quang” … sẽ là những điểm nhấn nghệ thuật cho những giá trị cao cả, thiêng liêng, đáng tự hào.
Cùng với nội dung giao lưu đặc sắc, khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc: “Bông hồng cài áo”, “Mẹ ơi” với giọng ca quán quân cải lương Quách Phú Thành, “Con nợ mẹ” ,”Mẹ từ bi”. Đặc biệt là ca khúc “Gặp mẹ trong mơ” được thể hiện qua giọng ca Huy Thiệp – cậu bé mồ côi cha, khiếm thị đang sống ở bìa rừng “Cây Trám” xã Đồng Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ vừa đoạt giải nhì Chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc năm 2019.
Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: Hồ Quỳnh Hương, Vũ Thắng Lợi, Quách Phú Thành, Hoa khôi Sao mai Phạm Thùy Dung, Sao mai Hoàng Hồng Ngọc, Quách Tuấn Du, Đoàn Ca Múa Quân Đội... MC chương trình: Lê Anh, Hoa hậu Dương Thùy Linh.
Phương Thanh
Tăng cường quảng bá, giới thiệu ngành dừa, sản phẩm dừa Bến Tre
TĐKT - Ngày 31/7, tại Hà Nội, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ V năm 2019 với chủ đề "Cây dừa trên đường hội nhập và phát triển bền vững". Họp báo giới thiệu về Lễ hội Tại họp báo, ông Nguyễn Văn Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Diễn ra từ ngày 14/11 - 20/11/2019 tại TP Bến Tre, Lễ hội được tổ chức nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu ngành dừa, sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung với du khách trong nước và quốc tế; tạo cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dừa giữa các nông dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, thúc đẩy liên kết, từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm dừa Bến Tre và Việt Nam. Bên cạnh đó, tôn vinh cây dừa, sản phẩm dừa và những cá nhân trong hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với cây dừa, đặc biệt là nghệ nhân, người thợ, người nông dân đã gắn bó hết mình cho cây dừa, giúp cho các thế hệ hiểu và phát huy các giá trị từ cây dừa mang lại. Trong thời gian diễn ra Lễ hội, sẽ có các hoạt động đặc sắc được tổ chức như lễ khai mạc, bế mạc; Liên hoan Ẩm thực dừa Nam Bộ; Triển lãm sản phẩm dừa và hội chợ thương mại; tôn vinh cây dừa, sản phẩm dừa và người sản xuất, chế biến dừa; Hội thảo "Xây dựng, khai thác, phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc thù tỉnh Bến Tre", "Về chuỗi giá trị cây dừa", "Trải nghiệm du lịch vườn dừa Bến Tre". Đặc biệt, điểm nhấn của lễ hội là Chương trình Tuần lễ Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch với các nội dung đa dạng, phong phú như: Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng; nghệ thuật đường phố; biểu diễn trang phục dừa...; tổ chức tour du lịch "Trải nghiệm sông nước, miệt vườn - xứ Dừa", kết hợp với quảng bá về các tour, tuyến, điểm du lịch sinh thái, các vườn dừa đẹp cho du khách tham quan; tổ chức các trò chơi vận động (dân gian, truyền thống) cho học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân trồng dừa tham gia. Hoạt động “Cộng đồng vui hội làng dừa” sẽ diễn ra đều khắp các khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh Bến Tre có diện tích dừa chiếm 50% diện tích dừa cả nước và 80% diện tích dừa của Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích hơn 71.000 ha, 163.000 hộ dân trồng dừa, sản lượng hàng năm đạt gần 800 triệu trái. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 USD. Giá trị các sản phẩm chế biến từ dừa chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Nghề trồng dừa ở Bến Tre được xem như một sắc thái văn minh miệt vườn và ngành dừa luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phương Thanh6 tháng đầu năm 2019 du lịch Việt Nam đón gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế
TĐKT - Trong 6 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đã đón được gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khách 2 quý đầu năm thấp hơn nhiều so với mức tăng từ 20 - 30% giai đoạn 2016 - 2018. Số lượng khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc những tháng qua có dấu hiệu giảm, nguyên nhân do: Căng thẳng thương mại toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ và sự phát triển chậm hơn của các nền kinh tế châu Á… Bên cạnh đó, gần đây các nước trong khu vực có sự cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách du lịch quốc tế bằng những chính sách tăng cường như: Đầu tư xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh kết nối hàng không, tạo điều kiện thuận lợi về thị thực… Trong khi đó, một số điểm đến ở nước ta đã trở nên bão hòa, dẫn đến phân tán lượng khách quốc tế từ những thị trường nguồn lớn. Khách du lịch tham gia hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long Trong 6 tháng cuối năm 2019, để đạt được mục tiêu đã đề ra, ngành Du lịch sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và ngành hàng không nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức đón khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm. Đồng thời, phối hợp với các địa phương thống nhất kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mại, ưu đãi nhằm kích cầu thu hút khách du lịch nước ngoài từ các thị trường trọng điểm từ nay đến cuối năm. Thứ hai, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch quốc gia tại các thị trường nguồn khách du lịch trọng điểm như: Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN. Bên cạnh đó, khuyến khích các địa phương chủ động quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Đẩy mạnh ứng dụng e-marketing, du lịch trực tuyến nhằm tăng trưởng khách ổn định. Thứ ba, tổ chức thành công các hoạt động trong khuôn khổ các sự kiện du lịch lớn ở trong nước như: Hội chợ Du lịch quốc tế ITE TP. Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch quốc tế đồng bằng sông Cửu Long; Năm Du lịch Quốc gia 2019 tại Khánh Hòa; chuẩn bị Năm Du lịch Quốc gia 2020 tại Ninh Bình; chủ động quảng bá sớm cho sự kiện thể thao quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam là Giải đua xe F1 và năm ASEAN 2020 Việt Nam với vai trò chủ tịch. Cuối cùng là tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý điểm đến, đảm bảo chất lượng dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển du lịch, hướng dẫn viên; thường xuyên đôn đốc các địa phương triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác về công tác quản lý điểm đến. Hồng ThiếtTĐKT – Chiều 27/7, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về chương trình “Đại nhạc hội ASEAN - Nhật Bản”.
Đại nhạc hội ASEAN - Nhật Bản 2019 là chương trình giao lưu nghệ thuật với sự tham gia của ngôi sao hàng đầu các nước ASEAN và Nhật Bản, được tổ chức biểu diễn vào tối 28/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và chính thức phát sóng trên kênh VTV1 vào lúc 20h10 chủ nhật ngày 11/8.
Đại sứ đặc biệt Nhật Bản – ASEAN, ngài Sugi Ryorato phát biểu tại Họp báo
Đại nhạc hội ASEAN - Nhật Bản 2019 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Chương trình là một trong những sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về “Ngày ASEAN - Nhật Bản” (ASEAN - JAPAN DAY) đã được thống nhất với nguyên thủ các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN năm 2018.
Với chủ đề “Ước nguyện hòa bình” (Prayer for peace), chương trình mong muốn những bài hát POP trẻ trung sôi động sẽ chạm với trái tim của khán giả, đặc biệt là lớp thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết của các nước để qua đó kết nối trái tim, tăng cường sự hiểu biết và cùng chung tay vun đắp một nền hoà bình khu vực.
Đại nhạc hội ASEAN - Nhật Bản 2019 quy tụ những giọng ca hàng đầu, những nghệ sĩ nổi tiếng các nước như các ngôi sao nhạc POP hàng đầu ASEAN: Ca sĩ Fakhrul Razi (Brunei), ca sĩ Andien (Indonesia); ca sĩ Alexandra Buonxouel (Lào); Sai sai Kham Leng (Myanmar); nhóm NEW & JIEW sôi động của Thái Lan; các giọng ca yêu thích của giới trẻ Việt Nam: Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Trọng Hiếu; những ngôi sao nhạc POP hàng đầu Nhật Bản: Ca sĩ Exile Atsushi, ca sĩ Koda Kumi, Miura Daichi.
Đáng chú ý, chương trình có phần biểu diễn của Đại sứ đặc biệt Nhật Bản – ASEAN: Ngài Sugi Ryorato - người đã đóng góp tích cực như cầu nối nhân dân giữa Nhật Bản và Việt Nam, giữa Nhật Bản và các nước ASEAN. Đại nhạc hội còn có sự tham gia của nhóm Oplus, dàn hợp xướng Sol art và vũ đoàn Sine. Chương trình được dẫn dắt bởi hai MC - biên tập viên Anh Tuấn và Thùy Linh.
Đại nhạc hội ASEAN – Nhật Bản 2019 tôn vinh những nét đẹp văn hóa của các dân tộc giàu truyền thống, trong nét đặc sắc riêng biệt mà vẫn có sự tương đồng của văn hóa Á Đông được hòa quyện cùng tinh thần đoàn kết và thống nhất, hướng tới sự hợp tác cùng phát triển vì một thế giới hòa bình trong thời đại mới. Thông qua âm nhạc và hình ảnh của các nghệ sĩ tham gia, chương trình sẽ tạo nên sự lan toả rộng rãi về giá trị của hòa bình, cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của các nước trong khối ASEAN và cả khu vực.
Các nghệ sĩ tham gia chương trình Đại nhạc hội chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam
Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm châu Á - Quỹ giao lưu Quốc tế (Asia Center - The Japan Foundation) phối hợp tổ chức với sự hỗ trợ chặt chẽ từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Việt Nam, các cơ quan văn hoá, đại sứ quán Nhật Bản và các nước ASEAN tại Việt Nam.
Chương trình được đạo diễn và dàn dựng bởi Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam. Đại sứ đặc biệt Nhật Bản – ASEAN Sugi Ryotaro lên ý tưởng nghệ thuật biểu diễn và đồng sản xuất chương trình.
Chương trình được biểu diễn lúc 20h00 chủ nhật ngày 28/7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 lúc 20h10 chủ nhật ngày 11/8/2019.
Mai Thảo
Khai mạc trưng bày “Công đoàn Việt Nam - 90 năm xây dựng và phát triển"
TĐKT - Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (1929 - 2019), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày “Công đoàn Việt Nam - 90 năm xây dựng và phát triển (1929 - 2019)”. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật phát biểu khai mạc trưng bày Trưng bày giới thiệu khái quát và có hệ thống lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt Nam từ khi hình thành đến nay; những chặng đường, mốc son lịch sử và những sự kiện tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của giai cấp công nhân và lịch sử tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trưng bày gồm 2 phần: Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam (1929 - 2019); đóng góp của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc (1929 - 2019). Thông qua 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, đặc biệt là bộ sưu tập hiện vật của các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu Anh hùng Lao động qua các thời kỳ hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ban tổ chức mong muốn mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân, lao động luôn nhận thức sâu sắc: Lợi ích của mỗi cá nhân luôn gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của giai cấp, của dân tộc; nâng cao tinh thần tương thân tương ái; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Từ đó, góp sức xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh, xứng đáng là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Các nội dung tại buổi trưng bày thu hút khách tham quan “Đây cũng là dịp để công chúng trong nước, bạn bè quốc tế hiểu thêm về chặng đường 90 năm hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Để mỗi chúng ta thêm tự hào về lớp lớp thế hệ cán bộ công đoàn, những người cách mạng, yêu nước, đã luôn kề vai, sát cánh tập hợp, đoàn kết lực lượng cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ giữ nước và dựng nước, phấn đấu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật nhấn mạnh. Theo đồng chí Trần Văn Thuật, để giữ gìn và phát huy những thành tựu 90 năm Công đoàn Việt Nam, tiếp tục phấn đấu là tổ chức có được niềm tin của mọi người lao động, rất cần trách nhiệm của mọi cán bộ, đoàn viên công đoàn, của mọi người lao động và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể xã hội. Toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân, công chức, viên chức, lao động cả nước tiếp tục ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước; các cấp Công đoàn giành nhiều thắng lợi hơn nữa để luôn xứng đáng là niềm tin và niềm tự hào của mỗi công nhân, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn cả nước. Mai ThảoTrao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động” ngành y tế 2019
TĐKT – Sáng 19/7, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức chung kết và trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động” ngành y tế 2019. Đây là hoạt động ý nghĩa, chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và hưởng ứng cuộc thi ảnh do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động” ngành y tế 2019 bắt đầu từ tháng 5/2019. Từ 137 ảnh của hơn 40 đơn vị gửi dự thi ở vòng sơ khảo, ban tổ chức đã chọn ra 25 tác giả có tác phẩm chất lượng lọt vào vòng chung kết. PGS.TS Phạm Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam phát biểu tại Hội thi Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Thông qua cuộc thi để lan tỏa đến người dân và cộng đồng xã hội những tấm gương người tốt, việc tốt, những hình ảnh đẹp nhất, những đóng góp, cống hiến của cán bộ ngành y tế đối với xã hội. Thông qua phần dự thi của 19 đơn vị có tác phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn vào vòng chung kết, hình ảnh cán bộ ngành y tiếp tục được khẳng định và tôn vinh. Dù ở lĩnh vực khám, chữa bệnh, điều trị chăm sóc và giành giật sự sống cho người bệnh, hay trong công tác dự phòng, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cải tiến sản xuất, các hoạt động phong trào thể thao, từ thiện của công đoàn…, họ đều khẳng định được phẩm chất của cán bộ ngành y “vừa hồng, vừa chuyên”, có năng lực, tay nghề, trình độ chuyên môn giỏi, có y đức tốt, hết lòng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân; đồng thời có nhiều tài năng nghệ thuật, nhiệt tình tham gia các hoạt động cuộc thi, làm tôn vinh nét đẹp của đơn vị, của công đoàn cơ sở. Phần dự thi của Bệnh viện Bạch Mai tại Chung kết Phát biểu tại Hội thi, PGS. TS Phạm Thanh Bình, Ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam nhấn mạnh: Ngành y tế đã nỗ lực, âm thầm cống hiến, hy sinh vì người bệnh, chúng ta làm được, nhưng chỉ thông qua những hình ảnh ghi lại trong cuộc thi này, chúng ta mới truyền tải đến cộng đồng để xã hội tôn vinh, chia sẻ hơn với một ngành đặc thù. “Không ai khác hơn, nếu bản thân cán bộ y tế chúng ta không tự nhìn thấy nét đẹp của ngành thì không ai có thể giúp chúng ta nhìn thấy được.” - PGS.TS Phạm Thanh Bình nhấn mạnh. Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho tác phẩm “Blouse trắng về bản” của Bệnh viện Nhi Trung ương; 2 giải nhì cho các tác phẩm: “Hành trình giành giật sự sống cho người bệnh” của Bệnh viện Bạch Mai và “Hướng về biển đảo” của Công đoàn Y tế Việt Nam; 2 giải ba dành cho các tác phẩm “Quyết tâm giành chiến thắng” của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và “Tự hào dưới lá cờ Tổ quốc” của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Mai ThảoTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 29
- 30
- 31
- 32
- 33
- …
- sau ›
- cuối cùng »