Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT
BTĐKT - Với quyết tâm kiến tạo, phát triển ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp (DN), thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách. Nâng cao chất lượng phục vụ, tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp Hiện nay, BHXH Việt Nam đã và đang quyết liệt triển khai, vận hành hệ thống CNTT của ngành theo định hướng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao. Toàn bộ hệ thống phần mềm ứng dụng, dữ liệu được BHXH Việt Nam được quản lý, vận hành tập trung tại Trung tâm dữ liệu của ngành. Thời gian tới BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác trong công tác chuyển đổi số Hệ thống của BHXH Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; hơn 621 nghìn đơn vị, DN giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, qua đó giúp các DN tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN. BHXH Việt Nam đã hoàn thiện và đưa vào triển khai thành công ứng dụng VssID - BHXH số (qua ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các dịch vụ công (DVC) về BHXH, BHYT một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại). Từ ngày 01/6/2021, BHXH Việt Nam đã triển khai việc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi KCB BHYT trên phạm vi toàn quốc và được người dân ghi nhận, đánh giá cao. Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư ngay từ khi CSDL quốc gia về dân cư được đưa vào vận hành chính thức. Những năm qua, BHXH Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành để không ngừng làm giàu, hoàn thiện. Tính đến ngày 30/4/2024, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực hơn trên 96,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 86,9 triệu người đang tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN, chiếm 97,8% tổng số người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội). Việc đồng bộ, xác thực thông tin định danh của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN với CSDL quốc gia về dân cư giúp chuẩn hóa dữ liệu giữa 2 CSDL quốc gia (dân cư và bảo hiểm), nâng cao tính chính xác của thông tin, dữ liệu. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên nền CSDL quốc gia về dân cư. Sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến Với sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Công an, BHXH Việt Nam đã kết nối kỹ thuật, triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an cấp (tài khoản VNeID) để đăng nhập và sử dụng ứng dụng VssID - BHXH số của ngành BHXH Việt Nam (triển khai từ tháng 10/2023). Theo thống kê trên hệ thống của BHXH Việt Nam, đến nay đã có hơn 10 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID - BHXH số (trung bình mỗi tháng khoảng 1,3 triệu lượt). Việc triển khai này của BHXH Việt Nam đã giúp người dân có thêm lựa chọn sử dụng tài khoản khi có nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thẻ BHYT, thực hiện các dịch vụ công (DVC) trực tuyến dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID. Đồng thời thể hiện BHXH Việt Nam sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện DVC trực tuyến từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử. Nhiều năm liên tiếp, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá BHXH Việt Nam là cơ quan triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT, DVC trực tuyến. Hưởng lợi từ kết quả nổi bật này, người dân có thể sử dụng các DVC trực tuyến về BHXH, BHYT như: Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện; đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT; giải quyết hưởng BHXH một lần; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng. Thông qua các DVC trực tuyến này, tính đến ngày 30/4/2024, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 1,4 triệu hồ sơ giao dịch. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt. Đến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so với năm 2022. Ngày 22/3/2024, BHXH Việt Nam và Bộ Công an đã thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng. BHXH Việt Nam đã có công văn 885/BHXH-TCKT ngày 02/04/2024 gửi BHXH các tỉnh thành phố để hướng dẫn thực hiện quy trình phối hợp này, đồng thời chuyển dữ liệu theo quy trình để Tổ Công tác Chính phủ chỉ đạo các Tổ công tác địa phương triển khai. Có thể nói, với việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp trong ứng dụng CNTT, đẩy mạnh việc chuyển đổi số, đã tối ưu hóa việc sử dụng, khai thác CSDL của ngành để phục vụ người dân, DN; giải quyết, chi trả chế độ, chính sách kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng quỹ, phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHYT… Xác định chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, bắt buộc để đổi mới căn bản phương thức hoạt động của ngành, góp phần xây dựng thành công Chính phủ số; thời gian tới, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng CNTT sẵn có, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực, quyết liệt, đẩy mạnh triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực công tác của ngành để hoàn thiện "hệ sinh thái BHXH 4.0", với mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của DN, người dân và các chủ thể tham gia BHXH, BHYT. Song LinhPhong trào thi đua
Khởi sắc phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Định Hóa
BTĐKT - Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã Định Hóa (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã để lại dấu ấn với những đổi thay tích cực về diện mạo nông thôn, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Ông Tạ Đức Tuyến, Chủ tịch UBND xã Định Hóa cho biết: Xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, các cơ quan, đơn vị, các khu dân cư trong xã đã thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.Việc xây dựng nếp sống văn hóa mới được triển khai rộng từ xã đến thôn, xóm. Người dân tích cực tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào, xã đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa. Định Hóa đã tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân các tiêu chí về công nhận gia đình văn hóa; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới. Nội dung triển khai thực hiện tiêu chí ngày càng đa dạng, phong phú. Các cấp, các ngành, các đoàn thể cũng kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những gia đình tiêu biểu, xử lý những biểu hiện lệch lạc vi phạm quy ước, hương ước, vi phạm pháp luật. Tính đến cuối năm 2022, toàn xã có 1691/1897 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 85,1%; 12/12 khu dân cư giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần ở khu dân cư được quan tâm. Việc thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở xã được đẩy mạnh, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Các công việc chung của khu dân cư đều được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 12/12 khu dân cư đều xây dựng được hương ước. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng và duy trì tốt. Phần lớn các đám cưới, đám tang và lễ hội tổ chức trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, văn minh. Theo ông Tuyến cho biết, việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao ở xã Định Hóa cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 12/12 khu dân cư đã trang bị đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho người dân. 12/12 khu dân cư có câu lạc bộ dân vũ, câu lạc bộ văn nghệ hoạt động hiệu quả. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng được đẩy mạnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, các hoạt động thể thao như bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ, cầu lông, thể dục dưỡng sinh cũng được duy trì hoạt động. Hàng năm, trong các giải thi thể thao, hội thi do huyện tổ chức, xã Định Hóa là một trong những đơn vị đạt được nhiều thành tích cao. Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã Định Hóa thời gian qua đã đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Qua thực hiện phong trào, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực hiện nếp sống văn minh; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gìn giữ và phát huy; nhiều giá trị văn hóa mới, tiên tiến được chọn lọc, tiếp thu và bồi đắp; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Bảo LinhHải Phòng thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023
BTĐKT - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa phát động đợt thi đua cao điểm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023". Đợt thi đua cao điểm được thực hiện từ nay đến hết tháng 12 năm 2023. Đợt thi đua cao điểm được phát động nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong việc thực hiện hoàn thành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố từ nay đến hết năm 2023; phát hiện kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những cách làm mới, cách làm hay, có hiệu quả để biểu dương, nhân rộng trong toàn thành phố. Theo đó, thành phố tập trung, phấn đấu quyết liệt để hoàn thành đúng Kế hoạch thu ngân sách nhà nước được giao năm 2023. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý thu. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, rà soát, đánh giá, phân tích từng địa bàn, khu vực, xác định các lĩnh vực, sắc thuế còn có khả năng thu, còn thất thu, kịp thời có giải pháp nhằm triển khai công tác thu đạt hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chính sách thuế mới, thủ tục hành chính về thuế, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nộp thuế; duy trì tổ chức đối ngoại với người nộp thuế nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách; tập trung vào những doanh nghiệp thuộc ngành nghề có rủi ro cao về thuế, có dư địa thu lớn, doanh nghiệp có giao dịch liên kết, thương mại điện tử, bất động sản, kinh doanh trên nền tảng số. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; tăng cường công tác quản lý hoàn thuế. Cùng với đó, đôn đốc các đơn vị nộp các khoản phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Rà soát các dự án còn nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tham mưu đề xuất tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đôn đốc thu nộp kịp thời vào ngân sách. Quyết liệt thu hồi nợ thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế, thông báo công khai trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng các doanh nghiệp có số nợ lớn. Kịp thời phát hiện những quy định pháp luật bất cập để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế. Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong công tác thu ngân sách, phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát. Để động viên, khích lệ phong trào thi đua, thành phố sẽ lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc để đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước khen thưởng cấp nhà nước. Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố sẽ tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân hoàn thành và hoàn thành vượt mức Kế hoạch được giao năm 2023. Minh Phương
Tại Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” (Kèm theo Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 09/11/2023), Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn khen thưởng sơ kết, tổng kết, đánh giá Phong trào thi đua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030". Ảnh: giaoducthoidai.vn
Kế hoạch nêu rõ, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi công dân cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng.
Hai là, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học tập suốt đời.
Ba là, triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.
Bốn là, thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người dân, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc.
Năm là, thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập.
Sáu là, thi đua tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục người lớn, học tập suốt đời, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa, tích cực tham gia thành phố học tập toàn cầu.
Theo nội dung Kế hoạch, Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030, chia thành 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ 2023 - 2025): Các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực; tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm ở cấp bộ, ngành, địa phương và cấp Trung ương vào năm 2025 để triển khai giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2 (từ 2026 - 2030): Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả việc thực hiện giai đoạn 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tham mưu Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Phong trào thi đua và tổng kết vào năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Phong trào thi đua; chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam xây dựng và ban hành bộ tiêu chí công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh, “Đơn vị học tập”, “Gia đình học tập”, “Dòng học học tập” và “Công dân học tập”; xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) triển khai, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn khen thưởng sơ kết, tổng kết, đánh giá Phong trào thi đua.
Trước ngày 15/12 hàng năm, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp.
Theo tcnn.vn
BTĐKT - Qua 3 năm (2021 - 2023) thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; được sự quan tâm của trung ương, tỉnh Lâm Đồng đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt kết quả cao trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục có sự phát triển, quy mô và chất lượng các ngành, lĩnh vực được nâng lên; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,36%; GRDP bình quân đầu người đạt 85,65 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2021 - 2023 đạt 38.915 tỷ đồng, tăng bình quân 15,4%/năm. Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 82,87%. Hệ thống y tế được quan tâm đầu tư từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày được nâng cao (đạt 8,3 bác sĩ/vạn dân; 20,8 giường bệnh/vạn dân…). Công tác xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đạt kết quả khá toàn diện, có 109/111 xã (98,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, 5 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 1,94% năm 2022. An ninh, quốc phòng được củng cố và tăng cường, vững chắc.
Trước bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, thành tích, kết quả đạt được trong 3 năm 2021 - 2023 là rất khích lệ nhưng so với yêu cầu cần sự nỗ lực hơn nữa. Tỉnh Lâm Đồng đã xác định tiếp tục tổ chức thi đua thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ một cách mạnh mẽ giai đoạn 2023 - 2025, với những nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, tiếp tục bám sát 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chủ động, linh hoạt, sát tình hình thực tiễn và quyết tâm hoàn thành đạt và vượt toàn bộ 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và cả nhiệm kỳ đã đề ra.
Thứ hai, phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển của 47 anh em dân tộc; tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh.
Thứ ba, trên lĩnh vực kinh tế, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 21-NQ/TU của Tỉnh ủy, phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất bình quân 260 triệu đồng/ha/năm, chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ. Siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quy hoạch vùng tỉnh, vùng huyện; trật tự xây dựng, đất đai, khoáng sản; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức triển khai các thủ tục cần thiết để thu hút đầu tư dự án Tổ hợp nhà máy tuyển Bauxit, sản xuất Alumin và chế biến nhôm, các sản phẩm sau nhôm; thu hút đầu tư Khu công nghiệp Phú Bình.
Một nhà vườn điều khiển hệ thống tưới nước bằng điện thoại thông minh
Triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử, hợp tác với các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; các hoạt động phân phối hàng Việt để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chất lượng cao và bền vững; từng bước khai thác mở rộng thị trường khách nội địa; thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các thị trường truyền thống như các nước ASEAN, Đông Bắc Á, Đông Á,... Nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương thành sây bay quốc tế từ tiêu chuẩn cấp 4E, mở thêm các tuyến bay nội địa và quốc tế...
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách địa phương theo dự toán, đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2023 - 2025 tăng 11 - 12%/năm; đến năm 2025, địa phương cơ bản cân đối nhu cầu chi thường xuyên.
Phát huy cao độ, quyết tâm đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và địa phương; phấn đấu đến cuối năm 2025, triển khai đầu tư đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương; hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 28B, các cầu trên Quốc lộ 20,... Chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, có tính chất kết nối liên vùng.
Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành kinh tế động lực như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị, giao thông… Xây dựng cơ chế, chính sách trợ giúp phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ.
Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có lộ trình và bước đi phù hợp, gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm và năng lực của trí thức trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Sân vận động Đà Lạt với 20 nghìn chỗ ngồi vừa hoàn thành trong năm nay - sân vận động có vị trí đẹp nhất Tây Nguyên
Thứ tư, về lĩnh vực văn hóa - xã hội, tiếp tục thu hút, xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; sắp xếp hệ thống y tế công, y tế cơ sở, tạo ra mô hình hợp lý và ổn định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế thực hiện các hoạt động y tế chuyên sâu. Nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về vai trò của văn hóa, văn hóa vừa là trụ cột vừa là nền tảng phát triển xã hội; là mục tiêu, động lực phát triển bền vững. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; khai thác hiệu quả lợi thế, giá trị bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ đổi mới công nghệ; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số; xây dựng dữ liệu phục vụ cho hoạt động chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và liên kết vùng.
Thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, an sinh xã hội, người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đối tượng yếu thế. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chung của cả nước.
Thứ năm, lĩnh vực quốc phòng - an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; phát huy hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng - an ninh và thế trận lòng dân vững chắc ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Nắm chắc tình hình, chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm công nghệ cao, ma túy, tín dụng đen, tội phạm có tổ chức, góp phần làm trong sạch địa bàn. Tăng cường biện pháp phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tập trung xử lý, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo phát sinh ngay tại cơ sở, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thời hạn theo quy định, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu kiện phức tạp.
Thứ sáu, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị: Thực hiện tốt các chủ trương của trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tổ chức thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung. Chuẩn bị nội dung, điều kiện tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Tỉnh ủy.
Với tinh thần thi đua mạnh mẽ, tin tưởng rằng đến năm 2025, phong trào thi đua của tỉnh Lâm Đồng sẽ về đích và góp phần đạt được những thành tựu phát triển nhanh và bền vững của địa phương.
Quân đội phấn đấu hỗ trợ xây dựng 8000 “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà Đồng đội”
BTĐKT - Sáng 10/11, tại Thái Nguyên, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Chương trình hỗ trợ xây dựng “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà Đồng đội” hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dự và phát biểu tại lễ phát động. Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trao hỗ trợ 30 căn "Nhà Đại đoàn kết" tặng nhân dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (ảnh: Việt Hà) Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, Chương trình hỗ trợ xây dựng “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà Đồng đội” được triển khai với mục đích tạo sự lan tỏa, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn quân, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, kịp thời hỗ trợ kinh phí xây dựng “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà Đồng đội”, giúp hộ dân và quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động trong quân đội có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống; xây dựng, củng cố mối quan hệ “máu thịt” quân - dân ngày càng bền chặt. Phát biểu tại lễ phát động, Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết: Thời gian qua, công tác dân vận của quân đội đã được triển khai toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, tạo hiệu ứng to lớn và có sức lan tỏa trong xã hội. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; huy động cán bộ, chiến sĩ và dân quân, tự vệ tham gia hàng triệu ngày công thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động; chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội. Các doanh nghiệp quân đội và các binh đoàn ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, bảo đảm tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động; các đoàn kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn trọng điểm đẩy mạnh công tác dân vận, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ổn định và từng bước phát triển. Trong 10 năm qua, toàn quân đã tham gia ủng hộ, xây tặng hơn 10.000 "Nhà Đại đoàn kết", hơn 7.600 "Nhà Tình nghĩa" trên khắp cả nước. Mặc dù vậy, nguồn lực của quân đội còn hạn hẹp, số gia đình cán bộ, chiến sĩ quân đội nói riêng và các hộ gia đình nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn cả nước nói chung còn nhiều, rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm trong và ngoài quân đội để giúp họ vơi bớt khó khăn, từng bước ổn định và cải thiện cuộc sống; để cán bộ, chiến sĩ trong quân đội yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo cương vị, chức trách được giao. Trong buổi lễ phát động, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam kêu gọi các cơ quan, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp, cá nhân ở trong và ngoài quân đội phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, chung tay góp sức, với tinh thần “có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”, tham gia ủng hộ chương trình để hỗ trợ xây dựng “Nhà Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; “Nhà Đồng đội” cho các gia đình cán bộ, chiến sĩ hoàn cảnh khó khăn có một mái ấm, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm gắn bó với quê hương, xác định tốt tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Nguyệt HàBTĐKT - Trong thời gian vừa qua, phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”: Vừa chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống.
Có thể nói, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Bình Phước đã thành công và kiểm soát, khống chế, điều trị, không có dịch bùng phát xảy ra trên diện rộng; việc tiêm chủng vắc-xin được triển khai đầy đủ theo kế hoạch; chính sách hỗ trợ nhân nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh đã được triển khai thực hiện kịp thời.
Trao quà tặng Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19
Trong triển khai thực hiện phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân, nhà hảo tâm có nhiều việc làm thiết thực để chung tay, góp sức phòng, chống dịch Covid-19. Lực lượng y tế, vũ trang xung kích ra tuyến đầu chống dịch, chi viện cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để tham gia chống dịch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân đã kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng, đóng góp vật chất, kinh phí, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng như ủng hộ cho người dân trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh như: Hỗ trợ tiền, tặng quà là các gói an sinh, miễn, giảm tiền thuê nhà trọ, tiền thuê mặt bằng…cho người dân là lao động tự do, công nhân thất nghiệp, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội,…
Đồng thời, có nhiều mô hình hay, gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ trên 45 tỷ đồng cho quỹ phòng, chống dịch Covid-19 và trên 4,3 tỷ đồng cho quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh; tổ chức 2 đợt xuất quân chuyển 220 tấn lương thực, thực phẩm cùng 6.352 túi an sinh xã hội trị giá 16,432 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch.
Tỉnh đoàn tổ chức phát động phong trào thi đua “San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”, đã vận động và trao tặng hàng nghìn túi an sinh cho người dân trong và ngoài tỉnh gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19, trị giá 23.716.990.000 đồng. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã huy động 688 cán bộ, chiến sĩ/1.279 ngày công hỗ trợ thu hoạch, đóng gói và vận chuyển 435 tấn rau, củ, quả và hàng hóa.
Công an tỉnh phát động phong trào thi đua với khẩu hiệu “Lực lượng Công an Bình Phước - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” và đã vận động cán bộ chiến sĩ, nhà hảo tâm đóng góp tặng 1.150 phần quà, gồm nhu yếu phẩm trị giá 250 triệu đồng. Trực tiếp vận động, tiếp nhận vật tư y tế, nhu yếu phẩm hỗ trợ nhân dân và lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và trên địa bàn tỉnh được hơn 52 tỷ đồng; tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ vật tư y tế, nhu yếu phẩm cho các tiểu khu quân sự và kiều bào với số tiền gần 14 tỷ đồng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 136,9 tấn sản phẩm chăn nuôi; 116.000 trứng gà; 55,1 tấn rau củ các loại; 1,5 tấn măng chua; 280,4 tấn trái cây các loại; phối hợp bưu điện tỉnh, thu thập thông tin hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa lên sàn thương mại điện tử, đạt 38.936 hộ.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh phát động Chiến dịch “Kết nối cộng đồng, vượt qua thách thức” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch; thăm hỏi, tặng quà tại các Khu cách ly tập trung và các chốt kiểm soát dịch bệnh tại huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập được 400 phần quà trị giá 80 triệu đồng, 75 triệu đồng tiền mặt, 31.400 khẩu trang y tế; 9.100 chai gel rửa tay khô, tổng trị giá hoạt động trên 263 triệu đồng.
Các cấp Hội trong toàn tỉnh đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ trên 2 tỷ đồng tiền mặt; 650 tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm, 570 nghìn khẩu trang y tế, 180 thùng sát khuẩn, 7.525 kính chắn bọt, bộ quần áo chống dịch và nấu 165.000 suất cơm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tại địa phương và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức trao 101.192 suất quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện, thị, thành. Tổ chức các chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong tỉnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 được trên 50 tấn nhãn… Ngoài ra, các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chấp hành tốt các quy định về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tuyên truyền người dân thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế....
Thực hiện Chương trình số 3259/CTr-TLĐ ngày 15/12/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, đã có 13.664 sáng kiến tham gia Chương trình đạt 130,68% kế hoạch...
Để kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã khen thưởng theo thẩm quyền cho 475 tập thể, 1.752 cá nhân và 13 hộ gia đình; Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng Bằng khen cho 253 tập thể, 465 cá nhân và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen cho 1 tập thể.
Lê Văn Tâm
Chương trình “Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2023” nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA)
Tối 2/11, tại Cung hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2023”.
Tới dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy và đại diện điển hình tiêu biểu trong toàn quốc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.
"Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng" là chương trình giao lưu thường niên, nhằm tôn vinh, cổ vũ các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, chương trình tiếp tục tuyên truyền những nội dung cốt lõi, khẳng định giá trị, ý nghĩa thời đại của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng hiện nay; tạo sức mạnh lan tỏa, góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã chọn lựa.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình. (Ảnh: TA)
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là năm thứ 3 thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cũng là năm ghi dấu ấn 5 năm thực hiện Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. (Ảnh: TA)
“Trong Chương trình, chúng ta xúc động dõi theo những tấm gương điển hình bằng những việc làm thiết thực, học và làm theo Bác từ những điều dung dị nhất, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Đó là những tấm gương đầy tinh thần trách nhiệm và nhân văn, có sức lôi cuốn và truyền cảm hứng đến cộng đồng xã hội, những tấm gương luôn nỗ lực không ngừng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung, cống hiến hết mình dựng xây đất nước”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA)
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng và biểu dương các tập thể, cá nhân, mô hình điển hình tiêu biểu được tôn vinh trong Chương trình; đồng thời đề nghị các gương điển hình tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa để góp phần làm cho di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục được khẳng định và phát huy mạnh mẽ, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự thấm sâu, thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tin tưởng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tuyên dương với những thành tích, những đóng góp tích cực cho sự trường tồn, phát triển của đất nước, cho hạnh phúc, ấm no của nhân dân.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao hoa, biểu trưng cho các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA)
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Mỗi cá nhân điển hình tiếp tục phát huy những việc làm ý nghĩa, gương mẫu, trách nhiệm và cống hiến nhiều hơn nữa, xây dựng đất nước, quê hương; giữ gìn, phát huy danh hiệu cao quý được tôn vinh, lan tỏa, nhân rộng các điển hình ra toàn xã hội.
Chủ đề xuyên suốt của chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2023 là "Niềm tin và khát vọng". Đó là niềm tin, thắp sáng lý tưởng, con đường cách mạnh mà Đảng, Bác Hồ và toàn thể nhân dân ta đã chọn. Niềm tin vào thành quả của cách mạng trong suốt chặng đường 93 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào sự kiên định, kiên trì, bản lĩnh ý chí, nỗ lực của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và những con người Việt Nam hôm nay đang tiếp bước hành trình khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình. (Ảnh: TA)
Với 3 chương: “Kiên định một niềm tin”, “Sắt son một tấm lòng” và “Vững bền vận nước Việt”, mỗi tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu được tôn vinh là một hành trình thắp lửa mang đến những câu chuyện đặc biệt, sâu sắc.
Trong chương trình, khán giả có dịp lắng nghe những câu chuyện đầy cảm xúc về những con người đã góp phần làm nên thành tựu của đất nước ngày nay. Rất nhiều câu chuyện đặc biệt, ý nghĩa về những tấm gương điển hình trên khắp mọi miền Tổ quốc, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam (câu chuyện về Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Kostas Nguyễn Văn Lập)..., đã mang đến những giây phút ý nghĩa, lắng đọng trong chương trình.
Đan xen trong suốt Chương trình là các tiết mục văn nghệ như sợi dây móc nối các câu chuyện được kể trong chương trình.
Tại chương trình, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa, quà lưu niệm cho các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023. (Ảnh: TA)
*Trước đó, sáng 2/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.
Tổng Bí thư tin tưởng các tập thể và cá nhân được tôn vinh năm nay sẽ tiếp tục phấn đấu, học hỏi và rèn luyện thường xuyên; giữ gìn và phát huy danh hiệu cao quý được tôn vinh, lan tỏa tác dụng và ảnh hưởng nêu gương trong xã hội.
Với việc tuyên dương và khen thưởng hôm nay, phong trào thi đua yêu nước sẽ ngày càng phát triển sâu rộng; ngày càng có thêm nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu từ tập thể đến cá nhân cả nước trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo ra một sức bật mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phát triển đất nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mãi mãi trường tồn cùng với dân tộc Việt Nam văn hiến và Anh hùng.
Đoàn đại biểu các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TA)
Nhân dịp này, Đoàn đại biểu các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 đã thực hiện Lễ báo công dâng Bác và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Theo tuyengiao.vn
Tiếp tục khơi dậy tinh thần tự lực, tự vươn lên của người nghèo
BTĐKT - Từ ngày 29 - 31/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Lâm Đồng. Đoàn đã làm việc với Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tại Trung tâm Hành chính tỉnh; tham quan một số mô hình, điển hình tiêu biểu. Tiếp và làm việc với Đoàn Giám sát tại Trung tâm Hành chính tỉnh, có đồng chí: Đàm Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng; Hội Nông dân tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh; Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng đoàn Giám sát phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lâm Đồng, trong những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững được cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm liên tục qua các năm, từ 6,67% đầu năm 2016 giảm còn 0,99% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020). Hiện nay, qua thực hiện rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 5,34%, trong đó, số hộ nghèo là 6.636 hộ, chiếm tỷ lệ 1,94%, số hộ cận nghèo là 11.601 hộ, chiếm tỷ lệ 3,4%. Công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần thu hẹp chênh lệch khoảng cách về giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp người dân thay đổi nhận thức về phương thức sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, người dân đã biết lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm hàng hóa tập trung có chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã góp phần nâng cao nhận thức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự vươn lên của người nghèo, nhiều hộ dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững. Qua triển khai, việc huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo được tăng cường, các chính sách giảm nghèo được thực hiện kịp thời, đồng bộ; nhiều địa phương có những cách làm sáng tạo và hiệu quả; huyện nghèo, xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để đảm bảo cuộc sống theo hướng tiếp cận đa chiều. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo trong công tác giảm nghèo cũng được tỉnh tăng cường, phát huy hiệu quả. Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành đồng bộ các văn bản triển khai thực hiện phong trào, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh cùng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong tỉnh quan tâm tổ chức sơ kết phong trào bằng hình thức thiết thực, phù hợp; tham mưu hoàn thiện Quy chế Thi đua, khen thưởng tỉnh đồng bộ với quá trình hoàn thiện, ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thương. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, với phương pháp tuyên truyền phong phú, sát thực, nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ thoát nghèo; nhân rộng điển hình tiên tiến thông qua việc vinh danh, chia sẻ bài học kinh nghiệm, cách thức thoát nghèo, hỗ trợ và đóng góp cho công tác giảm nghèo; quan tâm hơn nữa trong việc phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, kịp thời biểu dương, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích… Đoàn Giám sát thăm và tặng quà HTX Vươn Lên, huyện Đức Trọng Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình Hợp tác xã Vươn Lên, huyện Đức Trọng, hợp tác xã của những người khuyết tật, yếu thế. HTX được Hội Người Khuyết tật huyện Đức Trọng thành lập năm 2007 với mong muốn giải quyết những khó khăn về việc làm, phát huy tinh thần sáng tạo, giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định, xóa bỏ mặc cảm, tự ti khi hòa nhập vào cộng đồng. HTX đã nỗ lực lo việc làm cho 38 lao động khuyết tật, giúp các gia đình vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo. Đoàn Giám sát thăm một số hộ gia đình thoát nghèo nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm tại buôn Hăng Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà Đoàn Giám sát đã đi thực tế tại buôn (thôn) Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Buôn (thôn) có 173 hộ, có 890 nhân khẩu, trong đó 130 hộ là đồng bào gốc Tây Nguyên, trước đây là điểm phức tạp về lấn chiếm rừng, an ninh trật tự, nay chuyển đổi cây trồng sang trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập ổn định, an ninh trật tự tốt, là điểm sáng trong xây dựng khu dân cư. Đoàn tham quan mô hình sản xuất của doanh nghiệp tư nhân sản xuất tơ - lụa và dịch vụ du lịch Cường Hoàn Đoàn tham quan mô hình sản xuất cà phê xuất khẩu tại doanh nghiệp Tám Trình Tại đây, Đoàn Giám sát đã tới thăm một số hộ gia đình thoát nghèo nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm; thăm doanh nghiệp tư nhân sản xuất tơ - lụa và dịch vụ du lịch Cường Hoàn, doanh nghiệp Tám Trình sản xuất cà phê xuất khẩu tại huyện Lâm Hà, là hai mô hình bao tiêu sản phẩm, giải quyết đầu ra cho nông dân. Đoàn thăm mô hình sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Vân, Chủ nhiệm HTX Tu Tra, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương Tại huyện Đơn Dương, Đoàn Giám sát đã tới thăm mô hình sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Vân, Chủ nhiệm HTX Tu Tra, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, điển hình tiêu biểu vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ giàu, tạo công ăn việc làm cho 8 lao động thường xuyên tại địa phương. Phương ThanhLai Châu: Nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong xóa đói, giảm nghèo
BTĐKT - Ngày 25/10, Đoàn Giám sát của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương do đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025. Đoàn Giám sát làm việc tại UBND tỉnh Lai Châu Làm việc với Đoàn giám sát có các đồng chí: Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Sùng A Hồ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lai Châu. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Thời gian qua, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai đồng bộ, toàn diện rộng khắp ở các địa phương trong toàn tỉnh. Công tác huy động nguồn lực, xã hội hóa cho công tác giảm nghèo cũng được các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện, trong đó tập trung cho việc xóa nhà tạm, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để các hộ nghèo học tập và nhân rộng, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường cho công tác xuất khẩu lao động, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tự lực để người nghèo vươn lên thoát nghèo... Đồng chí mong muốn Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh nói chung và phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nói riêng… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo. Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời phát động, tuyên truyền, quán triệt, ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội dung, ý nghĩa, mục tiêu của phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giảm nghèo. Tỉnh đã tổ chức lồng ghép nội dung phong trào thi đua với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua khác do Thủ tướng Chính phủ phát động. Các cấp, các ngành tích cực triển khai phong trào thi đua với nhiều biện pháp, giải pháp thiết thực, đa dạng, nhiều cách làm hay và mới, giúp các hộ dân thoát nghèo, giảm nghèo. Từ năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện 15 mô hình giảm nghèo như: Hỗ trợ chăn nuôi lợn tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè; hỗ trợ trồng cây dong riềng trên địa bàn xã Hoang Thèn, Nậm Xe thuộc huyện Phong Thổ; hỗ trợ nhân rộng mô hình bò sinh sản tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn; hỗ trợ chăn nuôi bò, tại huyện Than Uyên; thực hiện dự án hỗ trợ chăn nuôi hỗn hợp trâu 1 con, bò 6 con, lợn 4 con, ngựa 5 con tại xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu... Tổng số tiền thực hiện là 8.514 triệu đồng, với 1.107 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, góp phần vào thành công chung của công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 30.048 hộ nghèo, chiếm 28,54%; có 11.530 hộ cận nghèo, chiếm 10,95%. So với cùng kỳ năm 2021, số hộ nghèo giảm 517 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,68%; hộ cận nghèo tăng 172 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 1,12%. Phát biểu tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, với những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực và động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào thi đua. Thời gian tới, Đoàn Giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các cơ quan, tổ chức, địa phương trong tỉnh triển khai sơ kết phong trào bằng những hình thức thiết thực, hiệu quả. Hoàn thiện và ban hành Quy chế Thi đua, khen thưởng của tỉnh, thống nhất, đồng bộ với quá trình triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định hướng dẫn thi hành, phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh. Quan tâm kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng để hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu triển khai các phong trào và thực hiện công tác khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, xóa bỏ hủ tục và tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, bằng các phương pháp phù hợp, hiệu quả. Quan tâm phát hiện, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích. Tiếp tục phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong công tác tập huấn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong triển khai phong trào nhằm nhân rộng, lan tỏa các gương điển hình, các mô hình tốt trong phạm vi toàn quốc. Đoàn cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh kế thừa những thành tích đạt được của giai đoạn trước, tiếp tục phát huy, nhân rộng những mô hình hiệu quả. Trong chương trình công tác, Đoàn Giám sát đã tham quan mô hình trồng sắn dây tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, mô hình có sự phối hợp giữa sự đầu tư của doanh nghiệp với thuê đất và nhân công của nông dân (chủ yếu đồng bào dân tộc Thái). Đoàn tham quan mô hình trồng sắn dây tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường Đoàn cũng tới tham quan vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến chè ô long của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường; tham quan mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi bò của ông Phan Đức Vinh, tổ dân phố số 5, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên. Đoàn tham quan dây chuyền chế biến chè ô long của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường Đoàn tham quan HTX Phan Vinh, thị trấn Tân Uyên Phương ThanhTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- …
- sau ›
- cuối cùng »