Phát động Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia TECHFEST VIỆT NAM 2021
TĐKT - Ngày 16/9, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia TECHFEST VIỆT NAM 2021 lần thứ 7 chính thức được phát động với chủ đề “Embracing Innovation - Reshaping The Future” ( “Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai”). Năm nay, chuỗi hoạt động diễn ra từ tháng 9 - 12/2021 nhằm tạo điều kiện thu hút cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới cùng tham gia đồng hành. Lễ phát động được tổ chức theo hình thức trực tuyến Theo đó, hơn 50 sự kiện sẽ được tổ chức xuyên suốt từ tháng 9 đến tháng 12 trên toàn quốc được tổ chức bởi Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban NN về NVNONN), Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (SVF), Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) hứa hẹn quy tụ….. doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các đơn vị hỗ trợ, chuyên gia, nhà đầu tư trên 16 lĩnh vực công nghệ/các khía cạnh liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong nước cũng như quốc tế. Năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Bộ Ngoại giao, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo tổ chức TECHFEST quốc gia hướng đến mục tiêu: Nâng cao vai trò của các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong ứng phó với đại dịch và góp phần phục hồi nền kinh tế; thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt; thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chuỗi hoạt động của TECHFEST là nỗ lực lớn từ chính cộng đồng, vì cộng đồng, và do cộng đồng đổi mới sáng tạo quốc gia cùng chung tay tổ chức, trong công tác triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg năm 2016 và sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 188/QĐ-TTg năm 2021. TECHFEST Việt Nam bao gồm chuỗi hoạt động kết nối, trình diễn, thảo luận, đối thoại giữa các thành phần, các cấp, các ngành, các địa phương, khu vực và thế giới, và thực sự đã quy tụ được nguồn lực của hệ sinh thái nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành một bệ phóng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, được tổ chức thường niên từ năm 2015. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, TECHFEST 2020 đã được tổ chức thành công với hơn 7.000 người tham dự tại hơn 40 hội thảo, hội nghị, tọa đàm, trên 35.000 lượt tham dự trực tuyến, thu hút hơn 360 nhà đầu tư, quỹ đầu tư tham gia sự kiện. Tổng số tiền quan tâm đầu tư từ sự kiện đạt khoảng 14 triệu đô la Mỹ. Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, làm con đường khởi nghiệp sáng tạo, vốn chông gai lại càng thêm chông gai. Việc đổi mới sáng tạo, thay đổi phương thức sinh hoạt, làm việc và tương tác không còn là lựa chọn, mà đã trở thành bắt buộc. Trong nguy có cơ, trong gian nan, thách thức có hy vọng, phát triển. Thách thức trở thành động lực phát triển mới, đặc biệt là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hơn bao giờ hết, bây giờ là thời điểm để vươn lên, để “kiến tạo tương lai”. Phối hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, ứng dụng những công nghệ mới nhất nhằm xóa nhòa khoảng cách địa lý, vật lý và tâm lý, chuỗi sự kiện Techfest được thiết kế gồm chuỗi hoạt động của hơn 50 hội nghị, hội thảo, kết nối đầu tư, cuộc thi, tập huấn của 16 Làng công nghệ trải dài từ tháng 9 đến 12/2021, cùng với nhóm hoạt động đồng hành như đào tạo, tập huấn, chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được tổ chức hàng tháng… Bên cạnh đó, mô hình đổi mới sáng tạo mở - thách thức từ thực tiễn cũng sẽ lần đầu tiên được thí điểm triển khai. Với sự tham gia của gần 50 chuyên gia kiều bào trong vai trò cố vấn cho chuỗi các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, TECHFEST kỳ vọng sẽ thắt chặt sợi dây liên kết không biên giới giữa con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam và khát vọng Việt Nam. Đây là nỗ lực hợp tác rất tích cực giữa Bộ KHCN và Bộ Ngoại giao trong công tác thu hút nguồn lực doanh nhân trí thức kiều bào đóng góp phát triển quê hương đất nước theo tinh thần Kết luận số 12/KL-TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới. Phương ThanhKinh tế
TĐKT – “Thấm đòn” Covid, thị trường ô tô tại Việt Nam đang ở mức báo động khi doanh số bán hàng ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục, chưa từng có trong tiền lệ. Các doanh nghiệp ô tô đang rất cần “phao cứu trợ” kịp thời.
Doanh số chạm đáy kỷ lục vì Covid
Tiếp nối “cơn sốt”’ mua sắm ô tô cuối năm 2020 nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, trong 4 tháng đầu năm 2021, thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận doanh số rất tốt, tăng trưởng 53% so với cùng kỳ 2020 (theo số liệu VAMA, TC Motor và Vinfast). Tuy nhiên, từ cuối tháng 4/2021, đại dịch Covid -19 lần thứ 4 bùng phát, với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm và liên tục bùng phát kéo dài trong suốt nhiều tháng qua. Hầu hết các tỉnh thành bị ảnh hường hưởng nặng nề, đặc biệt là các tỉnh miền Nam, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và tiếp đến là các tỉnh miền Tây do số ca lây nhiễm luôn ở mức tăng cao. Các tỉnh/thành phố phải thực hiện nghiêm các đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Các cơ quan đăng ký, đăng kiểm xe ô tô không làm việc, các doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động, người dân phải thực hiện nghiêm “Ai ở đâu thì ở đó”...
Những lý do trên tác động gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế nói chung, hoạt động các doanh nghiệp và đặc biệt là thu nhập người dân, dẫn đến sức mua của thị trường ô tô giảm rất mạnh và liên tục, chưa có tiền lệ từ quý III/2021. Đặc biệt đến tháng 8/2021, thị trường ô tô ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục từ trước nay. Theo số liệu VAMA, TC Motor và Vinfast, toàn thị trường ghi nhận mức doanh số chỉ 13.376 xe, giảm 53% so với cùng kỳ.
Đại lý kinh doanh ô tô “chật vật” với ngàn cái khó
Theo chia sẻ từ ông Phan Dương Cửu Long – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng Hợp Sài Gòn (Savico) – Nhà phân phối ô tô số 1 Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, các đại lý thuộc hệ thống Savico vẫn bám theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra, do tận dụng lợi thế thị trường trong quý I/2021 và kiểm soát tốt chi phí hoạt động...
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, tình hình Covid bùng phát mạnh mẽ, nhiều tỉnh/thành phố buộc phải thực hiện giãn cách: Cơ quan đăng ký/ đăng kiểm dừng hoạt động, các xe đã có hợp đồng không thể hoàn tất thủ tục để giao cho khách; dịch vụ ngưng trệ, hoạt động giải ngân bán buôn, bán lẻ bị ảnh hưởng, sức mua giảm mạnh… làm gián đoạn dòng tiền vào của doanh nghiệp. Những hệ lụy này đã khiến hoạt động kinh doanh của Savico sụt giảm đáng kể trong quý III/2021.
Các đại lý phân phối vẫn phải duy trì chi phí mặt bằng, kho bãi, truyền thông, quảng cáo trong khi “đường tới mọi giao dịch” gần như đóng băng mùa dịch
Lý giải về nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm sức mua và doanh số của ngành ô tô nói chung, ông Cửu Long cũng cho ý kiến thêm: “Ngoài những lý do kể trên, tôi nghĩ rằng việc giảm sức mua của thị trường ô tô nói chung là bởi đây không phải là mặt hàng thiết yếu, lại có giá trị tương đối cao. Bên cạnh đó, chính sách kích cầu thị trường ô tô hiện nay chưa nhiều, chủ yếu từ các chương trình của nhà sản xuất và đại lý; các chính sách vĩ mô chưa có, Chính phủ chưa có chính sách ưu đãi thuế, phí trước bạ như năm trước… Những yếu tố trên cùng lúc diễn ra trong một thời điểm làm giảm mạnh sức mua của thị trường và cụ thể doanh số thị trường ô tô giảm mạnh, liên tục trong suốt nhiều tháng qua’’.
Thành phố Hồ Chí Minh - địa bàn chiếm hơn 1/3 sản lượng xe bán và dịch vụ của Savico đã phải ngưng hoạt động để thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội từ cuối tháng 6 theo chủ trương chung. Tiếp theo đó, các tỉnh thành khác cũng ngưng hoạt động bán hàng và dịch vụ. Việc ngưng kinh doanh đồng nghĩa với nguồn thu và dòng tiền của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đã thực hiện các giải pháp để cắt giảm chi phí, nhưng có những chi phí, đặc biệt là chi phí cố định, rất khó để cắt giảm. Doanh nghiệp ngưng kinh doanh đồng nghĩa với việc người lao động chỉ trông chờ vào chính sách lương tối thiểu và các hỗ trợ của doanh nghiệp để duy trì cuộc sống. Đây thực sự là một điều khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc bảo vệ và duy trì đội ngũ”, ông Long chia sẻ thêm về những khó khăn mà các đại lý thuộc hệ thống Savico đang phải đối mặt do ảnh hưởng từ làn sóng thứ 4 Covid-19.
Thị trường ô tô được dự báo tiếp tục ảm đạm
Theo dự báo từ Savico, sức mua ô tô có thể sẽ giảm 30% - 40%, hoặc có thể hơn thế khi nền kinh tế chưa phục hồi nhanh do giãn cách dài ngày. Nếu như năm trước tình hình dịch bệnh chỉ làm gián đoạn kinh doanh và có thể phục hồi nhanh khi bình thường trở lại thì năm nay tình hình hoàn toàn khác. Vừa qua, Nikkei cũng vừa công bố Việt Nam đứng cuối cùng, xếp thứ 121/121 trong bảng xếp hạng chỉ số phục hồi Covid-19. Như vậy có thể thấy, các đại lý ô tô phải xác định sống chung lâu dài với dịch và khả năng phục hồi gần như là rất thấp.
Bên cạnh đó, các hãng ô tô có dự báo khả quan trong cuối năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, do vậy khả năng nguồn cung tại Việt Nam không thiếu và thậm chí có thể thừa do mất cầu đột ngột. Các doanh nghiệp ô tô vấp phải tình trạng: Thừa cung - dòng tiền đứt gãy - tồn kho cao tại khu vực sản xuất và đại lý.
Cùng với đó, các doanh nghiệp còn phải đối diện với nhiều áp lực về tài chính khi vẫn phải duy trì các chi phí hoạt động và gần như ít nhận được sự miễn giảm và đồng thuận từ các đối tác, cơ quan nhà nước như: Chủ nhà cho thuê, chi phí điện nước, lãi suất vay, chi phí đảm bảo lương tối thiểu cho người lao động trong thời gian ngừng hoạt động, chi phí của hoạt động phòng, chống Covid tại doanh nghiệp tăng cao, chi phí tồn kho và các chi phí phát sinh khác.
Không chỉ ở phân khúc xe du lịch, các đơn vị kinh doanh xe tải cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trước đại dịch Covid-19
Doanh nghiệp ô tô cần “phao cứu trợ” kịp thời
Trước những khó khăn hiện tại và dự báo một bức tranh ảm đạm trong thời gian sắp tới, ngành ô tô Việt Nam hiện nay rất cần chính sách hỗ trợ, kích cầu từ Chính phủ. Vừa qua, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng đã đề xuất Chính phủ ưu đãi miễn giảm phí trước bạ. Chính sách này đã thực hiện rất thành công trong 6 tháng cuối năm 2020, giúp thị trường ô tô phục hồi rất mạnh ở thời điểm đó. Ngoài ra, việc kinh doanh ô tô cũng rất cần sự can thiệp từ chính quyền các tỉnh thành, tạo mọi điều kiện để cơ quan đăng ký, đăng kiểm xe được hoạt động liên tục bằng nhiều hình thức, áp dụng đăng ký online… để phục vụ người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký, đăng kiểm xe một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Song song, sự hỗ trợ kịp thời từ phía ngân hàng cho hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ/bán sỉ, thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm lãi suất trong thời gian giãn cách, cùng chính sách giãn nợ do ngưng trệ hoạt động kinh doanh và đăng ký và đăng kiểm xe… cũng là điều mà các doanh nghiệp ô tô đang chờ đợi. Hơn hết, hoạt động doanh nghiệp cũng rất cần nhận được sự hỗ trợ đến người lao động về bảo hiểm xã hội/ hỗ trợ người lao động thất nghiệp. Các khó khăn được tháo gỡ, doanh nghiệp và khách hàng mới có thể nhận được phương tiện phục vụ cho nhu cầu cá nhân và nhu cầu kinh tế. Điều này đang vô cùng cấp thiết để các doanh nghiệp ngành này có thể nỗ lực, sẵn sàng hoạt động trở lại sau Covid cũng như vực dậy thị trường ô tô cho những tháng cuối năm 2021.
Xuân Phúc
Công tác hiện đại hóa quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp
TĐKT - Trong thời gian qua, toàn ngành Thuế tiếp tục thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là đã đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế; triển khai hoàn thuế điện tử nhằm thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết số 19/NQ-CP (năm 2017-2018), Nghị quyết 02/NĐ-CP (năm 2019-2021) và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã giao. Kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, về khai thuế điện tử: Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. Đến nay, đã có 838.787 doanh nghiệp (DN) tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 841.018 DN đang hoạt động (đạt tỷ lệ 99,7%). Số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là 12.925.589 hồ sơ. Dịch vụ khai, nộp thuế điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thứ hai, về nộp thuế điện tử: Tổng cục Thuế đã phối hợp với 55 ngân hàng thương mại (đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế) và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 19/8/2021, số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 832.802 DN trên tổng số 841.018 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với hệ thống ngân hàng là 831.154 DN trên tổng số 841.018 DN đang hoạt động (đạt 98,8%). Từ ngày 1/1/2021 đến nay, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 2.425.472 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là trên 486.844 tỷ đồng và 29.350.060 USD. Thứ ba, về hoàn thuế điện tử: đã triển khai hoàn thuế điện tử tại 63 tỉnh. Tính từ ngày 1/1/2021 đến nay, tổng số DN tham gia hoàn thuế điện tử là 7.654 trên tổng số 7.855 DN hoàn thuế đạt tỷ lệ 97,44 %. Số hồ sơ tiếp nhận là 17.177 hồ sơ trên tổng số 17.440 hồ sơ đạt tỷ lệ 98,49 %. Tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 12.428 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 79.772 tỷ đồng. Thứ tư, về hóa đơn điện tử: Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai Đề án thí điểm hóa đơn điện tử. Từ 1/1/2021 đến 19/7/2021, có 172.800 hóa đơn đã được cấp mã với tổng doanh thu là hơn 17.708 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 1.552 tỷ đồng. Thứ năm, về dịch vụ khai, nộp thuế điện tử dành cho cá nhân: Về hỗ trợ khai thuế, nộp thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà: Tổng cục Thuế đã triển khai tại 63 Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc. Kết quả đến nay: Đã có 441.095 tài khoản đăng ký (trong đó Cục Thuế TP Hà Nội: 79.614 tài khoản; Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: 174.423 tài khoản; các Cục Thuế còn lại: 187.058 tài khoản). Số tờ khai đã gửi từ ngày 1/1/2021 đến nay là 94.986 tờ khai (trong đó, Cục Thuế TP Hà Nội 24.552 tờ khai; Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: 56.121 tờ khai; các Cục Thuế còn lại: 14.313 tờ khai). Về triển khai dịch vụ hỗ trợ khai, nộp lệ phí trước bạ (LPTB) điện tử ô tô, xe máy: Từ ngày 30/6/2020, Tổng cục Thuế đã triển khai đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dịch vụ khai điện tử lệ phí trước bạ và đến nay đã triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Từ ngày 1/1/2021 đến nay, số lượng tờ khai điện tử tại Cục Thuế TP Hà Nội là 21.713 hồ sơ chiếm 11,35% trên tổng số hồ sơ 191.295; tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh: 19.514 hồ sơ chiếm 9,18% trên tổng số 212.685 hồ sơ. Tổng cục Thuế đã kết nối với 7 ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân, nộp điện tử lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc qua các kênh thanh toán Internet banking, Mobile banking. Tính từ ngày 1/1/2021 đến nay đã có 125.981 giao dịch nộp LPTB ô tô, xe máy trên cả nước qua hình thức ibanking và mobile banking chiếm 5,42% trên tổng số 2.324.067 giao dịch LPTB ô tô, xe máy cả nước. Về mở rộng dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân: Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Thuế đã hoàn thành tích hợp dữ liệu thông báo nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình và cá nhân tại 63 tỉnh, thành phố với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tuy nhiên, để triển khai dịch vụ thì cần có sự kết nối, tích hợp giữa Cổng Dịch vụ công các tỉnh, thành phố với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để cơ quan đăng ký đất đai tại địa phương có thể tiếp nhận thông tin thông báo thuế cũng như chứng từ nộp thuế. Tính đến thời điểm báo cáo, đã có 50 tỉnh, thành phố hoàn thành việc kết nối kỹ thuật đảm bảo để triển khai dịch vụ; đã có gần 38.000 giao dịch thanh toán thành công với số tiền thanh toán đạt gần 180 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành Thuế cũng đang thực hiện triển khai các dịch vụ nâng cao, nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa đối với người nộp thuế như: Dịch vụ tin nhắn giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế; ứng dụng eTax dành cho thiết bị di động (E. Mobile) cung cấp một số chức năng về: Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử; tra cứu nghĩa vụ thuế; nộp thuế; tra cứu hồ sơ thuế đã nộp… Thứ sáu, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Tổng số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực thuế là 304 TTHC, trong đó thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là 122 thủ tục, mức độ 3 là 32 thủ tục, mức độ 4 là 150 thủ tục. Tổng số DVCTT mức độ 3, 4 của ngành thuế là 182 DVCTT (đạt tỷ lệ 59,9%). Về tích hợp, cung cấp DVCTT trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia: Ngày 28/4/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 683/QĐ-BTC về việc ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế đã thực hiện tích hợp 150 DVCTT mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Dự kiến trong năm 2021, Tổng cục Thuế sẽ hoàn thành tích hợp 100% DVCTT mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2204/QĐ-BTC ngày 21/11/2018 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tổ chức triển khai nâng cấp 140 TTHC từ mức độ 2 lên mức độ 3, 4. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào thực hiện 74/140 TTHC ở mức độ 3, 4. Hồng ThiếtCông tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 8 được triển khai tích cực
TĐKT- Tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong tháng 8/2021 đạt nhiều kết quả tích cực, không xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật hải quan lớn, phức tạp. Các vụ bắt giữ chỉ mang tính chất nhỏ, lẻ, trị giá hàng vi phạm được vận chuyển trái phép qua biên giớithấp. Mặt hàng vi phạm chủ yếu gồm: Đường cát, thuốc lá, bia, sữa bột, mỹ phẩm, đồ điện tử mới, đồ chơi trẻ em, gỗ, gia cầm, sản phẩm đông lạnh, gia cầm… Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy tuy có giảm hơn với tháng trước song vẫn rất phức tạp trên tất cả các tuyến. Tuyến hàng không bưu điện đã phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển ma túy. Trên tuyến biên giới như các tỉnh Điện Biên, Nghệ An, Tây Ninh…, tình hình vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vào Việt Nam vẫn còn rất nóng và thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi, số lượng ma túy bị bắt giữ lớn. Các lực lượng chức năng chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ gian lận thương mại Tổng cục Hải quan đã quán triệt tới các đơn vị trong ngành Quyết định số 1294/QĐ-BTC ngày 06/7/2021 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và ban hành Công văn số 3773/TCHQ-ĐTCBL ngày 29/7/2021 hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người. Để giải quyết vướng mắc về thủ tục nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc... đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan đã có văn bản Công văn số 753/ĐTCBL-Đ3 ngày 20/7/2021 đề nghị Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cho ý kiến để Tổng cục Hải quan có cơ sở hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện. Kết quả, tính từ 16/7-15/8/2021, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 790 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 142 tỷ 782 triệu đồng; số thu ngân sách đạt 6 tỷ 825 triệu đồng. Cơ quan hải quan khởi tố3 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ. Hồng ThiếtTrong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 53,7 tỷ USD
TĐKT - Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5%. Trong tháng 8, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 53,7 tỷ USD Tuy nhiên, nếu so sánh với tháng 8 năm ngoái thì tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 năm nay đã tăng 6,6%. Trong đó, trị giá xuất khẩu giảm 5,4% nhưng trị giá nhập khẩu lại tăng cao tới 21,2%. Với kết quả ước tính trên thì trong 8 tháng, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 428,82 tỷ USD, tăng mạnh 27,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó trị giá xuất khẩu ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% và trị giá nhập khẩu ước đạt 216, 27 tỷ USD, tăng 33,8% Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8 ước tính thâm hụt 1,3 tỷ USD. Như vậy, tính chung trong 8 tháng, cả nước dự kiến vẫn nhập siêu 3,71 tỷ USD, ngược với con số xuất siêu lên tới 13,69 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, gồm: Dầu thô; clanhke và xi măng; gỗ và sản phẩm gỗ; nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; sắt thép các loại; chất dẻo nguyên liệu; kim loại thường khác; ô tô nguyên chiếc các loại. Về tình hình thu ngân sách nhà nước trong tháng 8, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu từ ngày 1/8 đến 30/8 do Kho bạc Nhà nước cung cấp đạt 25.360 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/8 đạt 256.920 tỷ đồng, bằng 81,56% dự toán được giao, bằng 77,6% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 29,35% so với cùng kỳ năm trước. La GiangTổng cục Hải quan xây dựng “Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030”
TĐKT - Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, trong chiều dài lịch sử 76 năm qua (10/9/1945 - 10/9/2021), các thế hệ cán bộ công chức hải quan Việt Nam đã không ngừng phát huy truyền thống, đoàn kết, nhất trí, đề cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nỗ lực phấn đấu, chủ động sáng tạo, thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc, nỗ lực xây dựng hải quan Việt Nam “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Nhằm tiếp tục công cuộc cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan trong bối cảnh mới, với mong muốn phục vụ cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hải quan Việt Nam đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hải quan Việt Nam xây dựng hệ thốn cơ sở hạ tầng, máy móc, trang bị hiện đại (Ảnh Hải quan online) Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, nhằm tiếp tục công cuộc cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan trong bối cảnh mới, với mong muốn phục vụ cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hải quan Việt Nam đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng cục Hải quan mong muốn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu từ các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp đối với quá trình phát triển của hải quan Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Mọi ý kiến đóng góp, tham gia của các bộ, ngành, hiệp hội là cơ sở thực tiễn quan trọng để Tổng cục Hải quan tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Dự thảo Chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu xây dựng hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia. Cụ thể, tiếp tục xây dựng nền tảng pháp luật về hải quan hiện đại, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Các quy định pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tính gắn kết chặt chẽ, thống nhất. Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng. Đồng thời, tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh; cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc chính phủ điện tử, chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan trong tình hình mới, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam... nhằm tập trung hóa tối đa xử lý thủ tục hành chính, kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với các bộ, ngành và đơn vị liên quan tham gia chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ, quản lý toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đổi mới tổ chức bộ máy hải quan với cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu; đẩy mạnh xây dựng và triển khai mô hình quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm; phát triển nguồn nhân lực tinh thông nghiệp vụ, liêm chính, chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan. Đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới; phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa hải quan với các bên liên quan tạo niềm tin và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan. Nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. La GiangTập đoàn Hoa Sen: Tháng 7 lợi nhuận sau thuế đạt 302 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt 3.673 tỷ đồng
TĐKT - Ngày 25/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vừa công bố ước kết quả kinh doanh tháng 7/2021. Theo đó, sản lượng tiêu thụ HSG ước đạt 189.474 tấn, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 4.921 tỷ đồng, tăng trưởng 97% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế HSG ước đạt 302 tỷ đồng, tăng trưởng 124% so với cùng kỳ. Sản phẩm tôn của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến châu Âu Lũy kế 10 tháng niên độ tài chính 2020 - 2021 (từ 1/10/2020 đến 31/7/2021) sản lượng tiêu thụ HSG ước đạt 1.883.629 tấn, doanh thu HSG ước đạt 37.850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế HSG ước đạt 3.674 tỷ đồng. Với kết quả này, HSG đã thực hiện được 105% kế hoạch sản lượng, 115% kế hoạch doanh thu và 245% kế hoạch lợi nhuận niên độ tài chính 2020 - 2021. Trong bối cảnh thị trường nội địa bị ảnh hưởng ngắn hạn do đại dịch Covid-19, xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò chủ đạo duy trì sản lượng bán hàng, thị phần của HSG so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tháng 7/2021, sản lượng xuất khẩu tôn mạ của HSG đạt hơn 123.000 tấn. Hiện nay, với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, HSG đã ký các hợp đồng xuất khẩu đến hết tháng 11/2021. Cùng với hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp các vùng miền và 10 nhà máy phân bổ gần các cảng quốc tế, và việc HSG chủ động thực hiện tốt "3 tại chỗ" từ trước khi dịch bùng phát mạnh giúp HSG đảm bảo chắc chắn việc sản xuất và cung ứng hàng hóa trong mọi điều kiện, các nhà máy sản xuất với công suất tối đa từ bây giờ đến hết niên độ tài chính, duy trì được sản lượng bán hàng ổn định ít nhất 160.000 - 170.000 tấn/tháng, mang về doanh thu khoảng 4.500 tỷ đồng/tháng theo kế hoạch của HSG. Xuân PhúcTập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ động rà soát các vướng mắc quy định của pháp luật
TĐKT - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang chủ động rà soát các vướng mắc quy định của pháp luật ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của Tập đoàn để kịp thời có đề xuất, kiến nghị tháo gỡ. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ đổi mới, hoàn thiện thể chế là một trong 3 khâu đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ. Trong chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một nội dung quan trọng là tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ cam kết tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế trong nhiệm kỳ này. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chủ động và rà soát các vướng mắc quy định của pháp luật Trong quá trình hoạt động thực tế, nhiều vướng mắc quy định của pháp luật đã ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Petrovietnam. Bên cạnh việc mong muốn sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành để tạo lực đẩy phát triển bền vững, Petrovietnam đã chủ động triển khai việc rà soát, đánh giá các vướng mắc trong quy định pháp luật đối với mọi mặt hoạt động, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi phù hợp để cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh. Hiện tại, đang có khoảng 60 nội dung, vấn đề về quy định pháp luật cần được xem xét và kiến nghị sửa đổi tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của Petrovietnam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung như các quy định trong Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu... Cơ bản các quy định trong các văn bản Luật hiện nay cần được tháo gỡ do nguyên nhân chồng chéo và mâu thuẫn giữa các Luật, nghị định. Ví dụ theo quy định của Luật Đấu thầu, Petrovietnam sẽ gặp khó trong việc triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài, dẫn đến việc triển khai dự án bị chậm trễ, khó khăn trong triển khai, có thể dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành Dầu khí, nhiều vấn đề, vướng mắc mà Petrovietnam gặp phải trong quá trình triển khai các hoạt động lại chưa có quy định trong các luật hiện hành hoặc quy định không đầy đủ, hoặc quy định không phù hợp. Có thể kể đến như quy định chưa rõ ràng đối với trường hợp các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch có cần lập hay không cần lập Pre- FS đối với từng dự án thành phần. Việc lập Pre-FS sẽ kéo dài thời gian và chi phí vì các thông tin cơ bản trong Pre- FS đã được xem xét khi đưa Dự án vào quy hoạch. Chính việc kéo dài thời gian đã ảnh hưởng đến chuỗi dự án triển khai sau này, chậm tiến độ từng dự án cũng như cả chuỗi đầu tư. Song song với rà soát lại các vướng mắc trong các quy định của pháp luật, Petrovietnam cũng đang phối hợp với Bộ Công thương soạn dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới. Nhận định về vấn đề xem xét, rà soát vướng mắc trong quy định pháp luật, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, những vướng mắc này đang ảnh hưởng trực tiếp tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên. Trong bối cảnh hiện nay, nguồn tài nguyên dầu khí đang suy giảm, điều kiện để triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) càng khó khăn hơn khi phải thực hiện ở các vùng nước sâu xa bờ. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách cho hoạt động E&P cùng như các hoạt động đầu tư các dự án mới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn. Ngoài ra, các vấn đề trong triển khai các lĩnh vực hoạt động khác của Tập đoàn nếu như không được giải quyết kịp thời, Petrovietnam sẽ không có điều kiện và cơ sở để tiếp tục phát triển theo chiến lược đề ra, tác động lớn đến việc đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh năng lượng quốc gia. Với tinh thần quyết liệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp, Petrovietnam đã chủ động rà soát các vấn đề vướng mắc, từ đó tổng hợp, đưa ra các kiến nghị sửa đổi phù hợp. Cùng với mong muốn sửa đổi Luật Dầu khí, việc kiến nghị đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật chưa phù hợp sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, tạo động lực, cơ hội đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Hồng ThiếtTĐKT - Dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí nói chung và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Trong bối cảnh đó, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng yêu cầu Tập đoàn chủ động dự báo thị trường, đẩy mạnh “quản trị biến động”, đảm bảo hiệu quả cho các mặt hoạt động.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục “mong manh” bởi ảnh hưởng của biến thể mới Delta, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng cùng việc thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng, tác động lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp, trong đó có Petrovietnam và các đơn vị thành viên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước và khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,8%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (NSNN) giảm 1,7%. Cùng với đó, cầu thị trường yếu khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí như dầu thô, khí, điện, xăng dầu, phân bón… đều giảm mạnh.
Người lao động PV Oil
Nửa cuối năm 2021, dự báo nhu cầu dầu thô của khu vực châu Á -Thái Bình Dương, Đông Nam Á giảm sút do Covid-19, thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Gần đây nhất, OPEC+ đã ban hành mức sản lượng áp dụng trong tháng 8, 9/2021. Theo đó, Saudi Arabia và Nga có thể tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày mỗi tháng; các nước còn lại trong OPEC+ sẽ tăng khoảng 10.000 thùng/ngày. Nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật và tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu thô của Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc giảm do Covid-19 dự kiến hết năm 2021 mới có thể kiểm soát. Dự báo trong năm 2022, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động của nền kinh tế, khiến làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế, trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Trong nước hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu xăng dầu giảm mạnh do giãn cách xã hội nên không có thị trường tiêu thụ được sản phẩm lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu như Dung Quất, Nghi Sơn đã chủ động điều tiết công suất cùng các giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng tồn kho nhưng mức độ tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao - trên 85%.
Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PVOIL trong tháng 8/2021 ước giảm khoảng 44% so với kế hoạch. Nhu cầu xăng dầu trong nước giảm nghiêm trọng, trong bối cảnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở nhiều tỉnh thành, sản lượng bán lẻ giảm đến 80% tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, 60% tại Hà Nội, tổng nhu cầu thị trường giảm khoảng 40%. Đồng thời với việc tiếp tục nhập khẩu xăng dầu cùng việc tồn kho cao dẫn đến dư thừa nguồn cung xăng dầu. Trước tình hình đó, vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủ tướng quan tâm, xem xét về chủ trương ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước để đảm bảo cân đối cung cầu, giảm thiểu nguồn nhập khẩu xăng dầu nhằm hỗ trợ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các đơn vị trong nước.
Dịch bệnh cũng dẫn đến nhu cầu thị trường cho các sản phẩm khí cũng giảm sút, đặc biệt lượng khí huy động cho phát điện giảm mạnh. Huy động khí cho sản xuất điện 7 tháng đầu năm đã thấp hơn kế hoạch của Bộ Công thương (khu vực Đông Nam Bộ đạt 94,2%, Tây Nam Bộ đạt 72,8%). Dự kiến các tháng cuối năm, sản lượng khí tiêu thụ sẽ còn thấp hơn khi các tỉnh, thành phía Nam vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội, các nhà máy, hộ tiêu thụ sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu dừng hoạt động hoặc hoạt động ở mức cầm chừng. Sản phẩm phân bón của 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cũng rơi vào tình trạng cung dư hơn cầu do thời điểm mùa vụ đã qua. Tính đến ngày 11/8/2021, tồn kho tại Nhà máy Đạm Cà Mau là 48,2 nghìn tấn Ure, con số ở Đạm Phú Mỹ là 65,5 nghìn tấn Ure.
Nhận diện những khó khăn thách thức từ thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, lãnh đạo Petrovietnam cùng các đơn vị đã tập trung trao đổi, thảo luận đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Trong bối cảnh hiện nay, thị trường giữ vai trò “sống còn” đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Với vị thế là doanh nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, Petrovietnam đã chủ động nắm bắt thời cơ, tiếp tục đẩy mạnh “quản trị biến động”, thường xuyên cập nhật dữ liệu, dự báo thị trường, đưa ra kịch bản tối ưu, đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Petrovietnam tiếp tục xây dựng các giải pháp, kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm dầu khí, đẩy mạnh xuất khẩu song song với việc phát triển, củng cố, kiểm soát thị trường, tạo cơ sở phát triển và nắm bắt cơ hội tiêu thụ sản phẩm khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát kéo theo nhu cầu của thị trường tăng trong thời gian tiếp theo.
Hồng Thiết
Tập đoàn Hoa Sen là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 do Bộ Công thương phê duyệt
TĐKT - Ngày 18/8, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1974/QĐ-BCT phê duyệt danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020. Danh sách được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường,… Danh sách phê duyệt gồm 315 doanh nghiệp (tương đương với 323 lượt doanh nghiệp) theo 26 ngành hàng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen được vinh danh là Top 1 “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020 của ngành Vật liệu xây dựng do Hiệp hội Thép Việt Nam xét chọn đề xuất và được Bộ Công thương phê duyệt. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Hoa Sen cũng là doanh nghiệp được Tổng cục Hải quan cấp thẻ doanh nghiệp ưu tiên hải quan để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Sản phẩm Tôn của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến châu Âu Xuất khẩu là một trong hai kênh bán hàng chủ lực đóng góp lớn vào sự phát triển của Tập đoàn Hoa Sen. Với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu nhưng sản lượng xuất khẩu của Tập đoàn Hoa Sen vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 6 tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục dẫn đầu thị trường tôn mạ với tổng sản lượng bán hàng 931.073 tấn, chiếm 36,7% thị phần, tăng 3,3% so với mức 33,4% thị phần của năm 2020; trong đó, sản lượng xuất khẩu tôn mạ 06 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng vô cùng ấn tượng đạt 614.304 tấn, tăng trưởng gần 139% so với cùng kỳ (6 tháng 2020 sản lượng xuất khẩu tôn mạ Hoa Sen đạt 257.337 tấn), chiếm hơn 42% sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành. Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục củng cố vững chắc vị thế doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực tôn mạ tại Việt Nam ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tập đoàn Hoa Sen cho biết, đã ký các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng đến hết tháng 11/2021, với sản lượng xuất khẩu trung bình trên 120.000 tấn/tháng. Hệ thống 536 chi nhánh - cửa hàng bán lẻ phân bổ rộng khắp các vùng miền và 10 nhà máy phân bổ gần các cảng quốc tế đã đảm bảo chắc chắn việc sản xuất và cung ứng hàng hoá trong mọi điều kiện, bảo đảm cho các nhà máy sản xuất với công suất tối đa từ bây giờ đến hết niên độ tài chính. Sản phẩm Tôn của Tập đoàn Hoa Sen Ngoài ra, sản phẩm thương hiệu Hoa Sen được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn an toàn cao đối với người sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng nên được được các thị trường khó tính trên thế giới ưa chuộng và tín nhiệm cao. Đây chính là những nền tảng vững chắc tạo động lực để Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục đạt được những thành quả mới trong thời gian sắp tới. Xuân PhúcTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 41
- 42
- 43
- 44
- 45
- …
- sau ›
- cuối cùng »