* Ông Vũ Tiến Hùng hỏi: Nguyên tắc khen thưởng hiện nay được nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/10/2017) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng nêu rõ:
1. Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.
2. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.
* Bà Hà Thị Hoa hỏi: Cụ Hà Sinh tham gia cách mạng từ tháng 8 năm 1930 đến năm 1932 và từng nuôi dấu cán bộ cách mạng. Năm 2018, gia đìn hdadx kê khai thành tích đề nghị khen thưởng Bằng Có công với nước cho cụ Hà Sinh, song đến nay vẫn chưa nhận kết quả?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Thông tư 83/TTg ngày 22 tháng 8 năm 1962 của Phủ Thủ tướng hướng dẫn việc tiếp tục khen thưởng nhân dân có công giúp đỡ cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa. Tại Mục II.1.c: Tặng thưởng Bằng Có công với nước cho những gia đình và cá nhân có những thành tích sau:
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông-dương từ năm 1963 cho đến tháng 9 năm 1939 và trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (9-3-1945 đến 19-8-1945) ở những nơi phong trào cách mạng còn yếu, chính quyền của đế quốc và phong kiến còn mạnh:
+ Đã cho mượn nhà để đặt cơ quan ấn loát, hoặc kho tàng của Cách mạng;
+ Đã nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ hoạt động chuyên nghiệp cho Cách mạng từ trung ương đến địa phương, hoặc cho mượn nhà để đặt cơ quan, làm nơi liên lạc hội họp của Cách mạng;
+ Phụ trách việc giao thông đưa đón cán bộ, chuyển thư, tín.
- Đã tham gia tổ chức chế tạo vũ khí thô sơ như gươm giáo, dao găm, mã tấu… cho Cách mạng.
- Vì giúp đỡ Cách mạng hoặc có người nhà đi hoạt động Cách mạng mà bị đế quốc phong kiến bắt bớ, đánh đập nhưng vẫn giữ được bí mật cho Cách mạng.
Đối chiếu với quy định trên thì cụ Hà Sinh chưa đủ tiêu chuẩn đề nghị truy tặng Bằng Có công với nước.
* Ông Lê Minh Ngọc hỏi: Tiêu chuẩn xét tậng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hiện nay được Nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 133/2018/NĐ-CP, ngày 1 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật quy định tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” như sau:
Tác giả được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” phải có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước:
a) Có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
2. Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng sau năm 1993:
a) Có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật: Đã được tặng Giải Vàng, Giải A, Giải Nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc Giải thưởng cao nhất của Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thuộc lĩnh vực chuyên ngành hoặc được tặng giải cao nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế có uy tín.”.
Hỏi đáp
* Ông Phan Thanh Tình, Chi hội Cựu chiến binh thôn 4 Minh Phú, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hỏi: Cụ Trần Minh Cận tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhì từ năm 2018 đến nay chưa được giải quyết?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo Điều lệ Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ quy định:
Về điều kiện khen thưởng: Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Về tiêu chuẩn thời gian xét khen thưởng: Thời gian để xét và mức khen thưởng chung đối với Huy chương Kháng chiến hạng Nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến 7 năm.
Theo đơn trình bày, ông tham gia công tác từ ngày 13 tháng 11 năm 1970, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 4 năm 5 tháng (cán bộ công nhân hệ số 1). Trong quá trình công tác ông bị kỷ luật Đảng với mức cảnh cáo.
Đối chiếu quy định trên, cụ Trần Minh Cận chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.
* Bà Nguyễn Thị Lan, tổ 3, ấp Tân Lợi, xã Xuân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long hỏi: Huân chương Hữu nghị để tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc diện đối tượng nào hiện nay?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo quy định tại Điều 33, Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Huân chương Hữu nghị để tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc đối tượng sau:
a) Cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương cấp bộ, tỉnh, thành phố;
b) Tổ chức nước ngoài mà Việt Nam là thành viên hoặc có quan hệ đối tác;
c) Hội Hữu nghị với Việt Nam của các nước;
d) Hội Hữu nghị với Việt Nam cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam;
e) Văn phòng, Cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam;
g) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam;
h) Tổ chức nước ngoài khác không thuộc các đối tượng trên nhưng có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn và trong thời gian dài theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;
i) Cá nhân nước ngoài là người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 05 năm liên tục trở lên hoặc có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm;
k) Tổng Lãnh sự, Người thứ 2 của Đại sứ quán tại Việt Nam của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm;
l) Cá nhân nước ngoài đã được tặng Huy chương Hữu nghị và 05 năm tiếp theo tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện với Việt Nam;
m) Cá nhân nước ngoài không thuộc các đối tượng trên nhưng có thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức nước ngoài.
* Ông Lê Văn Hùng hỏi: Việc lấy ý kiến hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước hiện nay được như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 47, Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Việc lấy ý kiến hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện theo quy định từ khoản 2 đến khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn địa phương thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương quản lý, phải lấy ý kiến hiệp y của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung:
a) Việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và và kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể (nêu tổ chức đảng, đoàn thể sinh hoạt tại địa phương);
b) Thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân, người lao động; đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm (đối với đơn vị sản xuất kinh doanh).
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước phải lấy ý kiến hiệp y của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Đối tượng đề nghị khen thưởng: Cơ quan, tổ chức trực thuộc trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cá nhân là cấp trưởng của đơn vị cùng cấp;
b) Hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến hiệp y: “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Huân chương các loại, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
4. Khen thưởng đối ngoại phải lấy ý kiến của Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.
5. Khi có văn bản xin ý kiến của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưu điện), cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Sau 20 ngày làm việc, nếu không có ý kiến trả lời, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiến hành các thủ tục trình khen thưởng; Thủ trưởng cơ quan được xin ý kiến hiệp y chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được xin ý kiến.
* Bà Lò Thị Mến hỏi: Hiện nay, Nhà nước quy định có bao nhiêu hình thức tổ thức thi đua?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
Hiện nay có 2 hình thức tổ chức thi đua: Thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đợt.
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.
* Ông Lê Văn Khôi hỏi: Cụ Phan Hòa Hưng tham gia cách mạng từ tháng 6 năm 1931 đến năm 1933 và từng nuôi dấu cán bộ cách mạng. Năm 2018, gia đình đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng Bằng Có công với nước cho cụ Phan Hòa Hưng, song đến nay chưa nhận được kết quả?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo Thông tư 83/TTg ngày 22 tháng 8 năm 1962 của Phủ Thủ tướng hướng dẫn việc tiếp tục khen thưởng nhân dân có công giúp đỡ cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa. Tại Mục II.1.c: Tặng thưởng Bằng Có công với nước cho những gia đình và cá nhân có thành tích sau đây:
- Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông-dương từ năm 1963 cho đến tháng 9 năm 1939 và trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (9-3-1945 đến 19-8-1945) ở những nơi phong trào cách mạng còn yếu, chính quyền của đế quốc và phong kiến còn mạnh:
+ Đã cho mượn nhà để đặt cơ quan ấn loát, hoặc kho tàng của Cách mạng;
+ Đã nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ hoạt động chuyên nghiệp cho Cách mạng từ trung ương đến địa phương, hoặc cho mượn nhà để đặt cơ quan, làm nơi liên lạc hội họp của Cách mạng;
+ Phụ trách việc giao thông đưa đón cán bộ, chuyển thư, tín.
- Đã tham gia tổ chức chế tạo vũ khí thô sơ như gươm giáo, dao găm, mã tấu… cho Cách mạng.
- Vì giúp đỡ Cách mạng hoặc có người nhà đi hoạt động Cách mạng mà bị đế quốc phong kiến bắt bớ, đánh đập nhưng vẫn giữ được bí mật cho Cách mạng.
Đối chiếu với quy định trên cụ Phan Hòa Hưng chưa đủ tiêu chuẩn đề nghị truy tặng Bằng có công với nước.
* Bà Vũ Thị Thân hỏi: Bà tham gia kháng chiến chống Mỹ, đã kê khai thành tích đề nghị Nhà nước khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhì, song đến nay chưa được giải quyết?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ quy định:
Về điều kiện khen thưởng: Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Về tiêu chuẩn thời gian xét khen thưởng: Thời gian để xét và mức khen thưởng đối với Huy chương Kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm.
Theo đơn trình bày, bà tham gia công tác từ ngày 1 tháng 10 năm 1970, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 4 năm 6 tháng (cán bộ công nhân viên hệ số 1). Trong quá trình công tác bà bỉ kỷ luật Đảng với mức cảnh cáo.
Đối chiếu với quy định trên, bà chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.
* Bà Lê Hà Thanh hỏi: Quyền lợi và nghĩa vụ của tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật hiện nay được quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Mục 2, Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về việc “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật quy định:
Tác giả được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” phải có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước:
a) Có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
2. Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng sau năm 1993:
a) Có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Có giá trị đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật: Đã được tặng Giải Vàng, Giải A, Giải Nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc Giải thưởng cao nhất của Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thuộc lĩnh vực chuyên ngành hoặc được tặng giải cao nhất tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế có uy tín.”.
* Ông Phan Vinh hỏi: Cụ Trần Mẫn tham gia cách mạng từ tháng 6 năm 1930 đến năm 1932 và từng nuôi dấu cán bộ cách mạng. Năm 2018, gia đình đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng Bằng Có công với nước cho cụ Trần Mẫn, song đến nay chưa nhận được kết quả?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo thông tư 83/TTg ngày 22 tháng 8 năm 1962 của Phủ Thủ tướng hướng dẫn việc tiếp tục khen thưởng nhân dân có công với giúp đỡ cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa. Tại Mục II.1.c: Tặng thưởng Bằng Có công với nước cho những gia đình và cá nhân có những thành tích sau đây:
- Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông-dương từ năm 1963 cho đến tháng 9 năm 1939 và trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (9-3-1945 đến 19-8-1945) ở những nơi phong trào cách mạng còn yếu, chính quyền của đế quốc và phong kiến còn mạnh:
+ Đã cho mượn nhà để đặt cơ quan ấn loát, hoặc kho tàng của Cách mạng;
+ Đã nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ hoạt động chuyên nghiệp cho Cách mạng từ trung ương đến địa phương, hoặc cho mượn nhà để đặt cơ quan, làm nơi liên lạc hội họp của Cách mạng;
+ Phụ trách việc giao thông đưa đón cán bộ, chuyển thư, tín.
- Đã tham gia tổ chức chế tạo vũ khí thô sơ như gươm giáo, dao găm, mã tấu… cho Cách mạng.
- Vì giúp đỡ Cách mạng hoặc có người nhà đi hoạt động Cách mạng mà bị đế quốc phong kiến bắt bớ, đánh đập nhưng vẫn giữ được bí mật cho Cách mạng.
Đối chiếu với quy định trên, cụ Trần Mẫn chưa đủ tiêu chuẩn đề nghị truy tặng Bằng Có công với nước.
* Bà Vũ Minh Huệ hỏi: Quyền lợi và nghĩa vụ của tác giá có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật hiện nay được quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Điều 6, Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật quy định:
1. Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; được tặng Bằng Chứng nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Tiền thưởng cho tác giả có tác phẩm, công trình được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện như sau:
a) “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật: 270 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng;
b) “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật: 170 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng.
* Ông Bùi Như Anh hỏi: Hiện nay mẫu huy hiệu, kỷ niệm chương được Nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng nêu rõ:
1. Huy hiệu danh hiệu vinh dự nhà nước, huy hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, huy hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết cấu chia làm 2 phần: Cuống huy hiệu và thân huy hiệu.
Mẫu huy hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp, mang nội dung ý nghĩa của từng lĩnh vực, ngành nghề, địa phương; kích thước nhỏ hơn kích thước của huy hiệu danh hiệu vinh dự nhà nước và được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương trước khi ban hành.
Huy hiệu danh hiệu vinh dự nhà nước và huy hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được minh họa tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Kỷ niệm chương, huy hiệu của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
a) Kết cấu của kỷ niệm chương, huy hiệu chỉ có thân.
b) Mẫu kỷ niệm chương và huy hiệu do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho phù hợp, mang nội dung ý nghĩa của từng lĩnh vực, ngành nghề, địa phương và được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương trước khi ban hành.
* Bà Trần Hà Thanh hỏi: Ông Phan Huỳnh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng từ năm 2018, song đến nay chưa được giải quyết?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ quy định:
Về điều kiện khen thưởng: Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Về tiêu chuẩn thời gian xét khen thưởng: Thời gian để xét và mức khen thưởng chung đối với Huy chương Kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm.
Theo đơn trình bày, ông Huỳnh tham gia công tác từ ngày 1 tháng 10 năm 1970, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 4 năm 6 tháng ( cán bộ công nhân viên hệ số 1). Trong quá trình công tác ông Huỳnh bị kỷ luật Đảng mức cảnh cáo. Đối chiếu quy định trên, ông Huỳnh chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì.
* Ông Lê Minh Tú hỏi: Nội dung tổ chức phong trào thi đua hiện nay được Nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức chỉ đạo điểm để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
* Ông Vũ Xuân hỏi: Hiện nay, Nhà nước ta có những loại khen thưởng nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 13, Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
2. Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.
6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
* Ông Vũ Minh hỏi: Ông muốn làm hồ sơ đề nghị Nhà nước xé tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” và “Nhà giáo Ưu tú” cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng trả lời ông như sau:
Theo Điều 13, Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT ngày 17/2/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” bao gồm:
1. Hồ sơ cá nhân :
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú khai theo mẫu hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (phụ lục kèm theo).
b) Bản sao giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp, giáo trình (trang bìa có ghi tên tác giả và Nhà xuất bản), biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học (tên và mục lục bài báo đăng trên tạp chí hoặc kỷ yếu Hội nghị quốc tế) và chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
2. Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên:
a) Tờ trình đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
b) Danh sách đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
c) Biên bản họp Hội đồng và kết quả bỏ phiếu phiên tán thành.
d) Tóm tắt thành tích cá nhân đề nghị xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
e) Quyết định thành lập Hội đồng.
g) Ý kiến của Ban thường vụ tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng đối với Nhà giáo Nhân dân (Hội đồng cấp tỉnh, bộ).
Mẫu hồ sơ của Hội đồng đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị, đồng thời có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin mà cá nhân đã kê khai trong hồ sơ.
* Ông Mai Văn Kha hỏi: Hiện nay, Nhà nước quy định những hình thức khen thưởng nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 nêu rõ:
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
2. Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.
6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
* Bà Trần Thùy Linh hỏi: Cụ Tiến Quang tham gia cách mạng từ tháng 6 năm 1930 đến năm 1932 và từng nuôi dấu cán bộ cách mạng. Năm 2018, gia đình đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng Bằng Có công với nước cho cụ Phùng Tiến Quang, song đến nay vẫn chưa nhận kết quả?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng trả lời bà như sau:
Theo Thông tư số 83/TTg ngày 22 tháng 8 năm 1962 của Phủ Thủ tướng hướng dẫn việc tiếp tục khen thưởn nhân dân có công giúp đỡ cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa. Tại Mục II.1.c: Tặng thưởng Bằng Có công với nước cho những gia đình và cá nhân có những thành tích sau đây:
- Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông-dương từ năm 1963 cho đến tháng 9 năm 1939 và trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (9-3-1945 đến 19-8-1945) ở những nơi phong trào cách mạng còn yếu, chính quyền của đế quốc và phong kiến còn mạnh:
+ Đã cho mượn nhà để đặt cơ quan ấn loát, hoặc kho tàng của Cách mạng;
+ Đã nuôi dưỡng và bảo vệ cán bộ hoạt động chuyên nghiệp cho Cách mạng từ trung ương đến địa phương, hoặc cho mượn nhà để đặt cơ quan, làm nơi liên lạc hội họp của Cách mạng;
+ Phụ trách việc giao thông đưa đón cán bộ, chuyển thư, tín.
- Đã tham gia tổ chức chế tạo vũ khí thô sơ như gươm giáo, dao găm, mã tấu… cho Cách mạng.
- Vì giúp đỡ Cách mạng hoặc có người nhà đi hoạt động Cách mạng mà bị đế quốc phong kiến bắt bớ, đánh đập nhưng vẫn giữ được bí mật cho Cách mạng.
Đối chiếu với quy định trên thì cụ Phùng Tiến Quang chưa đủ tiêu chuẩn đề nghị truy tặng Bằng Có công với nước.
* Ông Vũ Minh ấp Bình Tiền 2 hỏi: Quyền lợi và nghĩa vụ của tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật hiện nay được quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng trả lời ông như sau:
Theo Điều 6, Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật quy định:
1. Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; được tặng Bằng Chứng nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Tiền thưởng cho tác giả có tác phẩm, công trình được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện như sau:
a) “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật: 270 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng;
b) “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật: 170 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng Giải thưởng.
* Ông Lê Thanh An hỏi: Hiện nay, hình thức khen thưởng Giấy khen dùng để tặng cho tập thể, cá nhân nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 40, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 nêu rõ:
1. Giấy khen để tặng cho tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và Điều 76 của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Giấy khen để tặng cho gia đình quy định tại khoản 4 Điều 76 của Luật thi đua, khen thưởng.
a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội;
b) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
3. Việc tặng thưởng Giấy khen được tiến hành thường xuyên, kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình và do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyết định.
* Ông Lê Hùng hỏi về việc hủy bỏ quyết định khen thưởng được Nhà nước quy định như thế nào”
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 78, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Cá nhân gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.
2. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cá nhân kê khai gian dối thành tích để được khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định và thu hồi hiện vật, tiền thưởng.
3. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định gồm có:
a) Tờ trình của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng đối với từng loại hình khen thưởng cho cá nhân;
b) Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã được tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, mà sau đó có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc có sai phạm, khuyết điểm trong khoảng thời gian tính thành tích đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng thì tùy theo mức độ sai phạm, khuyết điểm để hạ mức khen thưởng hoặc hủy bỏ quyết định khen thưởng theo quy định (trừ những cá nhân đã hy sinh, từ trần).
5. Sau khi có quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng giao nộp về cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp; số tiền thưởng thu nộp vào ngân sách nhà nước hoặc quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định
* Bà Phan Hoa hỏi: Bà tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kê khai thành tích đề nghị Nhà nước khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất năm 2017 song đến nay chưa có kết quả?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ quy định:
Về điều kiện khen thưởng: Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Về tiêu chuẩn thời gian xét khen thưởng: Thời gian để xét và mức khen thưởng chung với Huy chương Kháng chiến hạng nhất tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm.
Theo đơn trình bày, bà tham gia công tác từ ngày 1 tháng 10 năm 1970, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 4 năm 6 tháng (cán bộ công nhân viên nhân hệ số 1). Trong quá trình công tác bà còn bị kỷ luật Đảng với mức cảnh cáo.
Đối chiếu với quy định trên, bà chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất.
* Ông Trần Thanh Tân hỏi: Những tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” theo quy định mới hiện nay được Nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ:
1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật thi đua, khen thưởng.
2. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
4. Thời gian nghỉ thai sản theo, quy định được tính để bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
5. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.
6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 10 tháng; bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
* Ông Trần Minh Thanh, xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hỏi: Quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú ở Hội đồng cơ sở hiện nay được Nhà nước quy định như thế nào?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời ông như sau:
Theo Điều 11, Thông tư số 07/2012/TT-BGDĐT, ngày 17 tháng 2 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tiêu chuẩn quy định, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú quy định rõ:
1. Giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm:
a) Thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở tổ chức cuộc họp liên tịch giữa Đảng, chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên (nếu có) của đơn vị để phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tiêu chuẩn xét chọn danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư này.
b) Trên cơ sở nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn.
c) Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu giới thiệu. Kết quả kiểm phiếu giới thiệu được công bố công khai trong đơn vị.
d) Các nhà giáo được Hội đồng cấp cơ sở đưa vào danh sách xét chọn là những người phải đạt từ 80% số phiếu giới thiệu của cán bộ, công chức, viên chức trở lên.
e) Đối với các trường cao đẳng, đại học có số cán bộ công chức từ 200 người trở lên có thể tổ chức giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm ở các khoa với sự tham dự của đại diện học sinh, sinh viên trong khoa.
2. Hội đồng cấp cơ sở sơ duyệt:
Trên cơ sở danh sách những người đạt từ 80% số phiếu giới thiệu, Hội đồng cấp cơ sở tổ chức họp xem xét, thành tích công lao của từng người; những ý kiến đóng góp, đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu sơ duyệt.
3. Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức thăm dò dư luận:
Sau khi có kết quả số phiếu sơ duyệt, Hội đồng cấp cơ sở công bố kết quả sơ duyệt trong toàn đơn vị bằng hình thức niêm yết danh sách những người đạt đủ số phiếu sơ duyệt trong đơn vị ít nhất 7 ngày làm việc; gửi công văn tới các đơn vị trực thuộc và đưa lên website của đơn vị (nếu có), để cán bộ công chức, viên chức biết và góp ý kiến; tổ chức thăm dò dư luận trong cán bộ công chức, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong đại diện học sinh, sinh viên (đối với cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học tổ chức thăm dò dư luận trong đại diện cha mẹ học sinh thay cho học sinh).
4. Hội đồng cấp cơ sở bỏ phiếu tán thành:
a) Trên cơ sở danh sách đã sơ duyệt và kết quả thăm dò dư luận, Hội đồng cấp cơ sở họp để xem xét và bỏ phiếu tán thành. Danh sách bỏ phiếu tán thành là danh sách những nhà giáo đã đạt số phiếu hội đồng sơ duyệt từ 80% trở lên số phiếu trên tổng số thành viên Hội đồng. Kết quả bỏ phiếu tán thành được công bố trong toàn đơn vị.
b) Hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân đủ điều kiện và hồ sơ Hội đồng cấp cơ sở, gửi lên Hội đồng cấp trên theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
* Bà Vũ Thị Loan, ấp Long Khánh 2, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hỏi: Cụ Phan Tân tham gia kháng chiến chống Mỹ, đã kê khai thành tích đề nghị khen thưởng, song đến nay chưa được giải quyết?
Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trả lời bà như sau:
Theo Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ quy định:
Về điều kiện khen thưởng: Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Về tiêu chuẩn thời gian xét khen thưởng: Thời gian để xét và mức khen thưởng chung với Huy chương Kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm.
Theo đơn trình bày, cụ Phan Tân tham gia công tác từ ngày 1 tháng 10 năm 1970, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 4 năm 6 tháng (cán bộ công nhân viên hệ số 1). Trong quá trình công tác cụ Phan Tân bị kỷ luật Đảng mức cảnh cáo.
Đối chiếu với quy định trên, cụ Phan Tân chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhì.
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- sau ›
- cuối cùng »