Chuyên đề

TP Thanh Hóa giữ vững vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa

Nằm hai bên bờ sông Mã, với diện tích tự nhiên 146,77 km² cùng dân số trên 406.000 người, TPThanh Hóa là một trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía Bắc. Tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi, mang trong mình nhiều tầng văn hoá, được công nhận là đô thị loại I, thành phố đã và đang vươn mình mạnh mẽ, thể hiện được vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá. Lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa Kinh tế ngày càng phát triển Nắm bắt thời cơ, tận dụng mọi nguồn lực chính là một trong những yếu tố giúp nền kinh tế thành phố ngày càng phát triển. Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Các ngành dịch vụ ghi nhận bước phát triển về quy mô và chất lượng. Thị trường hàng hóa phong phú về chủng loại, cơ bản ổn định về giá cả các mặt hàng tiêu dùng. Trong quý I năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Thành phố đạt 12.870 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 268,7 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu đã đem về những tín hiệu tích cực cho xuất khẩu địa phương là quần áo, giầy vải, dép xốp. Lãnh đạo VNPT Thanh Hóa và lãnh đạo TP Thanh Hóa ấn nút khai trương tại buổi Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhiều lễ hội truyền thống độc đáo cùng dịch vụ lưu trú, lữ hành chất lượng, TP hanh Hóa đã thu hút ngày càng nhiều du khách. Chỉ tính riêng trong quý I năm nay, thành phố đã đón 670.000 lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm 98,4%. Những địa điểm tập trung nhiều du khách phải kể đến: Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng, Thái miếu nhà Hậu Lê, khu Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, công viên Hội An… Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được giữ ổn định với một số ngành có giá trị sản xuất cao là dệt may, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, đá mỹ nghệ. Thực hiện Đề án “Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020”, thành phố đã dành sự quan tâm cho đào tạo, dạy nghề, tăng cường quảng bá sản phẩm. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2019 đạt 616,5 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhận được sự hưởng ứng của hệ thống chính trị và toàn xã hội.   Nhờ quy hoạch mang tầm chiến lược và đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, thành phố đã xây dựng được cơ sở hạ tầng khang trang, kết nối đồng bộ hạ tầng đô thị gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được tiến hành minh bạch, công bằng, thỏa đáng, nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Trong quý I năm 2019, thành phố đã bồi thường, giải phóng mặt bằng 24 dự án, thu hồi 121.697,80 m2 đất. Thanh Hóa cũng đẩy mạnh việc gìn giữ cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Để người dân được thụ hưởng đời sống tinh thần phong phú, thành phố thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ, thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Hội diễn Vovinam các câu lạc bộ Thanh Hóa, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, chạy việt dã thành phố Thanh Hóa… đã được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Văn hóa cơ sở tiếp tục được chú trọng với 15/20 phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 11/17 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới trong 3 tháng đầu năm 2019. Lãnh đạo tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ trao phần thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong thi đấu Giải chạy tập thể, việt dã TP Thanh hóa lần thứ XII Thế hệ trẻ Thanh Hóa được học tập, rèn luyện trong môi trường lý tưởng với cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô giáo tận tâm, phương pháp giảng dạy hiện đại. Học sinh thành phố đã đạt thành tích cao trong các cuộc thi Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông, khoa học kỹ thuật… các cấp. Không chỉ dành sự quan tâm cho công tác đào tạo thế hệ trẻ, thành phố cũng áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, y tế dự phòng. Chế độ đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định.   Với điểm tựa là những thành tích đã đạt được, cán bộ và nhân dân địa phương sẽ tiếp tục phấn đấu đưa TP Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.  

Ngành điện Lào Cai : Vượt mọi gian khó để thắp sáng vùng biên cương Tổ quốc

Đầu tháng 6, chúng tôi có dịp trở lại xã Phìn Ngan, một trong những địa bàn vùng sâu, vùng xa và là vùng biên giới thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đến Phìn Ngan hôm nay, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi thấy ánh điện được thắp sáng tại các thôn bản, những máy móc phục vụ nông nghiệp của người dân chạy ro ro ngày đêm không nghỉ.        Quãng đường hơn 30 km từ trung tâm thị trấn huyện Bát Xát tới Phìn Ngan, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là bờ vực chênh vênh với nhiều đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe đi qua. Nhiều đoạn vướng "ổ voi, ổ gà", đá lởm chởm, dốc dựng đứng trơn tuột, nhiều chỗ có cây rừng ngã đổ chắn ngang đường... Sự khó khăn, nguy hiểm đó khiến chúng tôi càng khâm phục tinh thần quyết tâm của những người thợ điện nơi vùng cao biên giới. Hành trình kéo điện lên vùng cao của người thợ điện Lào Cai tới xã Phìn Ngan Anh Nguyễn Lý Lăng - Đội trưởng Đội Quản lý Tổng hợp số 1, Điện lực Bát Xát, Công ty Điện lực Lào Cai chia sẻ: "Vào mùa nắng nóng, đường núi thế này vẫn là dễ đi vì còn có thể sử dụng phương tiện để di chuyển. Gian khổ nhất là khi vào mùa mưa bão, với địa hình hiểm trở, bão quật đổ cây cối và sạt lở đất bất cứ lúc nào. Những lúc như thế, anh em trong Đội buộc phải đi bộ, mang theo bánh mì, cơm nắm và nước uống vì quanh Phìn Ngan không có quán xá gì, thậm chí nhà dân dọc tuyến đường cũng không có. Chỉ 30 km đường thôi, nhưng nhiều khi anh em phải đi mất cả ngày mới vào tới nơi. Gian khổ là thế, nhưng bất kể ngày hay đêm, nắng nóng hay băng giá và cả khi trời mưa bão, bất cứ lúc nào bà con nơi vùng núi này gọi báo sự cố về điện thì Đội Quản lý Tổng hợp số 1, thuộc Điện lực Bát Xát sẽ ngay lập tức lên đường để sửa chữa điện một cách nhanh nhất". Nhiều đoạn đường xấu, công nhân Điện lực Bát Xát đi bộ vào thôn Sùng Vui, để sửa chữa sự cố lưới điện Cũng theo chia sẻ của anh Nguyễn Lý Lăng, giai đoạn trước 2007, đường vào các thôn bản thuộc Phìn Ngan cực kỳ khó khăn nên Điện lực Bát Xát không thể đưa máy móc và phương tiện vào sâu trong địa bàn. Toàn bộ nguyên vật liệu phục vụ cho thi công và vật tư, trang thiết bị của ngành điện đều phải khiêng vác theo cách thủ công nhất. Ngày ngày, bất kể mưa rừng hay nắng nóng, hàng trăm công nhân ngành điện cùng những người dân tộc Dao tại địa phương cứ lầm lũi, gùi trên lưng từng địu cát, sỏi, xi măng và dùng tời để kéo cột điện vào từng thôn bản. Chỉ bằng cách thô sơ thế thôi mà tổng cộng đã có gần một nghìn cột điện lớn nhỏ và hàng trăm tấn nguyên vật liệu đã băng qua rừng có mặt tại các vị trí cần phải dựng cột. Vận chuyển đã khó nhưng thi công lại còn gian nan hơn nhiều. Toàn bộ từ khâu tạo mặt bằng, đào hố móng, đổ bê tông, kéo cột và dây điện về nhà dân đều được thực hiện bằng sức người. Đặc biệt, có thời điểm dựng cột vào mùa khô nên nước lại càng khan hiếm, anh em công nhân buộc phải đi tìm đến các khe suối, hứng từng phuy nước về đổ bê tông và dùng cho sinh hoạt. Cuối năm 2007, khi các thôn bản của Phìn Ngan được đóng điện quốc gia, những người trực tiếp tham gia thi công mới dám tin vào sự thành công của con đường mang ánh điện tới các thôn bản xa xôi này. Có điện lưới quốc gia - điều mà trước đây bất cứ người dân nào cũng chỉ nghĩ đó là một giấc mơ khó trở thành hiện thực. Xã Phìn Ngan hiện có trên 600 hộ dân sinh sống với hơn 2.500 nhân khẩu, trong đó, 100% người dân là người dân tộc Dao. Ngày điện về với các thôn bản, tất cả người dân trong xã như vỡ òa trong niềm vui sướng, bởi ước mong có điện từ bao đời nay đã trở thành hiện thực. Điện không những làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà đã mở ra biết bao hy vọng, xóa đi cái đói, cái nghèo đã từng đeo bám biết bao thế hệ người dân nơi đây. Công nhân Điện lực Bát Xát luôn làm việc với tinh thầnkhông ngại khó khăn, gian khổ Ông Tần Láo Tả - Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan không giấu nổi niềm vui và cho biết: "Từ khi có điện lưới quốc gia, đời sống của người dân nơi đây đã từng bước được nâng cao. Bà con được tiếp cận các thông tin truyền thông tốt hơn cũng như có điện phục vụ sản xuất. Có thể nói, từ lúc có điện lưới về, địa phương đã thực sự thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi, xay xát, sản xuất gạch không nung được hưởng lợi từ điện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân". Để đưa được dòng điện về với bà con các dân tộc nơi đây thì những người thợ điện phải đối mặt với biết bao khó khăn, vất vả và nếu không có tình yêu nghề thực sự cũng như tinh thần trách nhiệm cao thì chắc chắn không bám trụ được với công việc này. Đáng nói hơn, đó là từ câu chuyện đưa điện về vùng cao, càng thấy được trách nhiệm của ngành điện với xã hội, với cộng đồng, điều mà bấy lâu nay không phải ai cũng hiểu được.  

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên ghi đậm dấu ấn khoa học công nghệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Trong thời gian qua, bằng tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến, tập thể Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên đã mang đến nhiều khởi sắc cho hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương. Năm 2018, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao về mặt chất lượng, hoạt động KHCN đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng (thứ 1 từ trái sang) tham quan gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm ứng dụng KHCN của Sở KHCN tỉnh Điện Biên tại Hội thảo khoa học và Hội nghị giao ban KHCN vùng Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ XVII tại tỉnh Lào Cai, năm 2018.              Tác giả: Thanh Tùng Năm 2018, công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ KHCN; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức toàn ngành nên hoạt động KHCN được tổ chức thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch được phê duyệt, đã có những bước chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.   Các nhiệm vụ KHCN đã tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng các tiến bộ KHCN trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Mối liên kết giữa tỉnh với một số Trường Đại học, Viện Nghiên cứu trong nước để triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN ngày càng được mở rộng, đã có sự gắn bó chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ với sản xuất, đời sống và nhu cầu xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, kết quả các đề tài khoa học về xã hội và nhân văn, được triển khai đã góp phần tạo ra các luận cứ, luận chứng, cơ sở lý luận và thực tiễn để hỗ trợ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của tỉnh. Đồng chí Lê Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh chủ trì phiên họp Tư vấn nhiệm vụ nghiên cứu KHCN năm 2018 Có thể kể tới những dự án KHCN quan trọng mang đến những chuyển biến cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm trong lồng, bè tại hồ thủy lợi Pe Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”; dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển sản xuất, chế biến cây thuốc đương quy và bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên”; dự án “Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ “Ghép cải tạo nhãn” tại tỉnh Điện Biên”. Cả ba dự án đều góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; đồng thời thể hiện rõ nét sự gắn bó chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội, mang đến chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ. Hai đề tài ở lĩnh vực xã hội và nhân văn như: “Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh Điện Biên” và đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên giáo cấp cơ sở tỉnh Điện Biên” được triển khai đã góp phần tạo ra các luận cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn để hỗ trợ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Nguyễn Đình Kỳ - Phó Giám đốc Sở KHCN kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài "Nghiên cứu phát triển sản xuấtsản phẩm gạo (lúa) Điện Biên theo chuỗi giá trị", năm 2018.                                    Tác giả: Phạm Liên Hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh đã có những bước thay đổi đáng kể về mọi mặt, nhận thức về pháp luật an toàn bức xạ ngày một nâng cao, tuân thủ ngày một tốt hơn các quy định đảm bảo an toàn bức xạ theo Luật Năng lượng nguyên tử. Đến nay hầu hết các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thực hiện việc khai báo, xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ với Sở KHCN Điện Biên hoặc Cục An toàn Bức xạ - Hạt nhân. Hoạt động kiểm định công tơ tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Điện Biên, năm 2019. Tác giả: Thanh Hòa Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ KHCN chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức được quan tâm thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, công tác hướng dẫn người tiêu dùng, tổ chức, phối kết hợp thanh, kiểm tra chất lượng hàng hóa có hiệu quả, đặc biệt là trong dịp lễ, tết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Miệt mài lao động sáng tạo đưa KHCN đi sâu vào đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, ngành KHCN tỉnh Điện Biên đã làm nên một năm thành công, tạo dựng được những giá trị lớn cho sự phát triển chung của tỉnh. Những thành tựu đã đạt được sẽ là đòn bẩy để Sở KHCN tỉnh nỗ lực phấn đấu, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về KHCN, để hoạt động KHCN tiếp tục chuyển biến tích cực, chung tay đưa tỉnh Điện Biên phát triển lên tầm cao mới.

Nhiều khách hàng trúng thưởng khuyến mại “khủng”của Tập đoàn Hoa Sen

“Mua ống nhựa Hoa Sen - Cào liền tay trúng ngay Airblade” và “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” là chương trình khuyến mại được Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tổ chức để tri ân khách hàng đã đồng hành và tin dùng sản phẩm ống nhựa Hoa Sen với tổng trị giá giải thưởng 2 chương trình lên đến 20 tỷ đồng, diễn ra từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019. Chương trình khuyến mại “Mua ống nhựa Hoa Sen - Cào liền tay trúng ngay Airblade” dành cho khách hàng cá nhân của Tập đoàn Hoa Sen dù mới đi được 1/3 chặng đường nhưng đã có nhiều khách hàng nhận quà “khủng”. Theo thống kê đến ngày 31/5, chương trình đã trao 17 giải nhất với phần thưởng mỗi giải là 1 chiếc xe AirBlade trị giá 45 triệu đồng; 16 giải nhì, mỗi giải là 1 chiếc Iphone X trị giá 27 triệu đồng cùng hàng ngàn thẻ cào điện thoại. Ông Đỗ Viết Hưng (Ninh Bình) là khách hàng may mắn trúng thưởng khi mua ống nhựa Hoa Sen Ông Đỗ Viết Hưng (Ninh Bình) hào hứng chia sẻ khi nhận giải nhất của chương trình: “Tôi mua ống nhựa về xây nhà, đơn hàng cũng không nhiều nhưng rất bất ngờ khi trúng thưởng 1 chiếc Honda Airblade. Lần đầu tiên mua sản phẩm ống nhựa Hoa Sen mà đã nhận quà to thế này. Con trai tôi đang cần 1 chiếc xe tươm tất để đi làm, nên món quà thật quý và thiết thực.” Điều thú vị, các khách hàng may mắn chia đều cho cả 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết: “Đây là chương trình khuyến mãi quy mô nhất từ trước đến nay của nhãn hàng ống nhựa Hoa Sen nhằm tri ân những khách hàng đã và đang đồng hành và cũng là cơ hội để ống nhựa Hoa Sen có thêm khách hàng mới. Với mỗi 1 triệu đồng khi mua hàng, khách hàng sẽ nhận được 1 phiếu cào của chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen - Cào liền tay trúng ngay Airblade” và có cơ hội nhận được nhiều giải thưởng hấp dẫn như: Xe Honda Airblade điện thoại Iphone X, thẻ cào điện thoại...  Hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục chờ tin vui từ các khách hàng trên khắp cả nước.” Bà Nguyễn Thị Hiền (Phú Yên) cũng may mắn nhận được 1 chiếc xe Honda Airblade từ chương trình Đồng thời, tháng 6/2019 Tập đoàn Hoa Sen sẽ tổ chức quay số và trao thưởng đợt 1 (01/01/2019 – 30/04/2019) chương trình “Mua ống nhựa Hoa Sen – Trúng ô tô Camry” dành cho khách hàng là nhà phân phối, đại lý kinh doanh sản phẩm ống nhựa Hoa Sen với các quà tặng “khủng”: 2 xe ô tô Camry, 1 xe tải Huyndai 3,5 tấn, 5 xe Honda Airblade và 20 điện thoại I Phone X. Chương trình này sẽ được kéo dài đến 31/12/2019 với 2 đợt quay số và trao thưởng ở cuối mỗi kỳ. Tập đoàn Hoa Sen đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng của khách hàng từ dân dụng đến công trình như: Ống nhựa uPVC, ống nhựa PP - R 2 lớp chống tia UV, ống nhựa HDPE, ống nhựa uPVC luồn dây điện tròn và ống nhựa uPVC luồn dây điện đàn hồi... Ống nhựa Hoa Sen đã vươn lên top 3 nhà sản xuất và kinh doanh ống nhựa hàng đầu Việt Nam chỉ sau hơn 10 năm gia nhập thị trường. Bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại của châu Âu, hiện nay, các nhà máy sản xuất ống nhựa và hệ thống phân phối của Hoa Sen trải dài khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Song song với các hoạt động sản xuất, HSG đang đẩy mạnh phát triển thị trường ống nhựa trên toàn quốc. Các chương trình khuyến mại bắt đầu từ ngày 01/01/2019 và kéo dài xuyên suốt đến hết ngày 31/12/2019. Vẫn còn rất nhiều quà tặng hấp dẫn: 73 xe Honda Airblade, 74 điện thoại IPhone X và hàng chục ngàn thẻ cào điện thoại. Tìm hiểu chi tiết tại website: http://www.khuyenmai.hoasengroup.vn Đào Xuân Phúc

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt sách mới và tái bản nhiều tựa sách kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” do Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu. Sách kỷ niệm 65 năm Điện Biên Phủ Tuyển thơ giới thiệu những tác phẩm đặc sắc đi cùng năm tháng của các nhà thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chính Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Anh Ngọc, Hoàng Nhuận Cầm, Bạc Văn Ùi, Cẩm Vĩnh Ui, Nông Quốc Chấn, Lò Văn Cậy… Với chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, những Điện Biên, Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1… rực sáng tiếp nối chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của cha ông. 65 năm đã trôi qua, Điện Biên tiếp tục là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho các nhà thơ đến với mảnh đất này. Sự bình yên của đất trời, cây cỏ hôm nay không che khuất những chứng tích lịch sử và âm vang của chiến thắng năm xưa…      Đọc tập thơ, độc giả sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Từ những phút giây chiến đấu ác liệt trên trận địa “Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội”, thấu hiểu những khoảnh khắc của tình đồng đội “Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”, cảm xúc trào dâng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất “Mỗi hòn sỏi nơi đây đều bất khuất” giờ đây đã tưng bừng “Lưng trời mùa xuân dàn hội/ Ruộng bãi mỡ màng/ Ngô đỗ xanh tươi/ Sáo sậu, vành khuyên, vàng anh mở hội”. Cũng trong dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản tập truyện “Người lính Điện Biên kể chuyện”, tập truyện ký “Điện Biên Phủ của chúng em” và cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ”.       Trong “Người lính Điện Biên kể chuyện”, nhà giáo Đỗ Ca Sơn với góc nhìn của người trong cuộc sẽ kể cho độc giả nghe “những mẩu chuyện những người lính chúng tôi ở Trung đoàn 174 của Đại đoàn 316 đã chiến đấu như thế nào, đã sống như thế nào trong 56 ngày đêm ấy” một cách chân thực và cảm động. Tập truyện ký “Điện Biên Phủ của chúng em” của các nhà văn Nguyễn Trọng Quỳnh, Vũ Cao, Hồ Phương, Hữu Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Lê Vũ, Hoàng Phủ Ngọc Tường giúp độc giả trẻ hôm nay hiểu về tấm gương hi sinh anh dũng của anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, tấm gương “lấy thân làm giá súng” của anh hùng Bế Văn Đàn, gương anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên. Cuốn sách gợi lên những tên người, tên đất, những biệt danh quân sự cùng với thời gian đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, vùng đất tươi đẹp đang thay da đổi thịt từng ngày với thứ gạo thơm ngon nức tiếng, một vùng “Trời Điện Biên mây trắng” chỉ đọc lên đã đủ xuyến xao. Đặc biệt, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” là cuốn sách được đông đảo độc giả đón đọc, đã được tái bản nhiều lần. Cuốn sách do Trung tướng Phạm Hồng Cư viết, dựa  vào  các  tư  liệu  lịch  sử, đặc biệt là những bức thư - những kỷ vật quý báu đã được gia đình Đại  tướng trân  trọng lưu giữ hơn nửa thế kỷ qua. Tác phẩm phác họa lại tuổi thơ, tuổi thiếu niên và thời thanh niên của vị tướng văn võ song toàn, mãi mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo. Những cuốn sách này làm dày dặn thêm Tủ sách Giáo dục truyền thống của Nhà xuất bản Kim Đồng, giúp độc giả trẻ hôm nay hiểu thêm và tự hào về một mốc son chói lọi của dân tộc.

EVNNPC: Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động năm 2019

Chiều 23/5, tại nhà Thi đấu thể dục - thể thao tỉnh Ninh Bình, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã long trọng khai mạc Hội thao truyền thống Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2019. Đây là sự kiện hướng tới chào mừng 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019); 50 năm ngày thành lập Tổng công ty (6/10/1969 - 6/10/2019) và 65 năm ngày truyền thống ngành điện (22/12/1954 - 22/12/2019). Đại biểu và đông đảo CNVCLĐ đã có mặt trong buổi khai mạc Tham dự khai mạc Hội thao có ông Tống Quang Thìn, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đỗ Đức Hùng - Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam; ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trưởng Ban tổ chức Hội thao; ông Nguyễn Văn Tiệp - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty. Cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành của tỉnh Ninh Bình; các ông Giám đốc, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn 35 đơn vị thành viên đại diện cho 35 đoàn thể thao của EVNNPC tham gia thi đấu. Đoàn vận động viên tham gia diễu hành Đã trở thành truyền thống, cứ hai năm một lần, EVNNPC tổ chức Hội thao cấp Tổng công ty. Đây là dịp để CNVCLĐ của toàn Tổng công ty không những có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có điều kiện rèn luyện về sức khỏe, thể chất. Đồng thời, xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững; phát huy vị trí, vai trò to lớn của tổ chức Công đoàn trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người lao động, qua đó, góp phần động viên, khích lệ toàn thể CNVCLĐ hăng hái thi đua lao động, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2019 và những năm tiếp theo. Hội thao năm nay đã thu hút sự tham gia của hơn 1.083 vận động viên, đại diện cho 27 nghìn CNVCLĐ của các đơn vị trực thuộc trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc cùng về tranh tài ở 8 bộ môn: Bóng đá mini nam, bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ, tennis, cầu lông, bóng bàn, bơi lội và chạy việt dã. Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC, Trưởng Ban tổ chức tuyên bố khai mạc Hội thao Tại buổi lễ ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc EVNNPC, Trưởng Ban tổ chức Hội thao phát biểu: "Trong những năm qua, phong trào văn hóa thể thao của EVNNPC luôn được lãnh đạo các cấp đặc biệt quan tâm, định hướng phát triển sâu rộng đã góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Bên cạnh nhiều điểm mới như tăng số lượng bộ môn thi đấu, mở rộng quy mô, thành phần tham dự của các vận động viên, Hội thao năm nay còn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và niềm tự hào về truyền thống xây dựng, phát triển của Tổng công ty suốt nửa thế kỷ qua. Cùng với đó, nhiều môn thi đấu mang tính tập thể cao sẽ là điều kiện để các vận động viên tham gia, thể hiện khả năng của mình và cổ động viên có những giờ phút vui vẻ, thư giãn, giải trí, cũng như trao đổi kinh nghiệm chuyên môn". Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình chúc mừng Hội thao Đại diện tổ trọng tài tuyên thệ Hội thao sẽ diễn ra trong ba ngày, từ ngày 23/5 - 25/5/2019. Kết thúc Hội thao, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích toàn đoàn và các giải thưởng riêng cho từng bộ môn thi đấu.

Trường THCS Minh Lộc (huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hóa) tô thắm bảng vàng thành tích của ngôi trường 58 năm tuổi

Trường THCS Minh Lộc ra đời cách đây 58 năm trên mảnh đất sản sinh ra nhiều nhiều văn sĩ, trí thức, nhà hoạt động chính trị như: Đông các Đại học sĩ Lê Doãn Giai, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Đinh Chương Dương, Nguyễn Chí Hiền... Tiếp bước các bậc tiền nhân, thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực trong giảng dạy và học tập, tô thắm bảng vàng thành tích của Trường bằng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc,... Năm học 2013 - 2014, Trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Khai giảng năm học mới Một trong những điểm mạnh của Trường THCS Minh Lộc là đội ngũ nhân sự sư phạm tận tâm, vững vàng về chuyên môn với 1 thạc sĩ, 46 cử nhân. Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân; thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng để giáo viên trao đổi kinh nghiệm, sáng tạo và đổi mới. Trong 5 năm học gần đây, 100% cán bộ, giáo viên (CBGV) nhà trường đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Hội cha mẹ học sinh nhà trường đã xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp nhất, nhì trong huyện. Đồng thời với sự đổi mới, tính thiết thực trong công tác thi đua - khen thưởng đã tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, khuyến học, khuyến tài trong nhà trường. Các phong trào, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không”,… đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Kết quả trong 5 năm qua, nhà trường có 1 đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; 1 đồng chí được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; 4 giáo viên được khen thưởng cấp tỉnh; 12 giáo viên được khen thưởng cấp huyện. Ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa dự lễ khai giảng Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, Trường đã thực hiện việc đa dạng hóa hình thức dạy học, liên hệ bài giảng với thực tiễn địa phương, tạo sự hứng thú, năng động cho học sinh. Giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học để tăng tính sinh động cho từng bài giảng. Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức phong phú, hấp dẫn, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, giáo viên và phụ huynh đã mang lại tính thống nhất, hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, nền nếp học tập cho học sinh. Nhằm góp phần giáo dục truyền thống “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” đồng thời thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, Trường thường xuyên tổ chức ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào chịu thiệt hại do thiên tai… Tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường Sự phấn đấu không ngừng của thầy trò được ghi nhận bằng thành tích học tập và rèn luyện ngày càng cao. Năm học 2017 - 2018, trường có 98,1% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá; 56,5% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, mỗi năm có từ 91% - 93,7% học sinh đỗ vào THPT, cao hơn mặt bằng chung của huyện. Nhiều năm liền, Trường THCS Minh Lộc đứng trong tốp đầu toàn huyện và cụm các huyện đồng bằng, ven biển về thi học sinh giỏi văn hóa. Trong 5 năm học vừa qua, Trường có 107 học sinh giỏi cấp huyện và 34 học sinh giỏi cấp tỉnh. Học sinh nhà trường cũng đạt thành tích cao trong giải văn nghệ, thể dục - thể thao các cấp với 15 học sinh đạt giải cấp tỉnh và 38 học sinh đạt giải cấp huyện trong năm học 2017 - 2018.   Trong thời gian tới, Trường THCS Minh Lộc sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, để luôn là điểm sáng về chất lượng giáo dục của huyện Hậu Lộc.

Trường THPT Marie Curie: Hơn một nửa thế kỷ ghi những dấu ấn đẹp trong ngành giáo dục thành phố mang tên Bác

Là một trong ba ngôi trường phổ thông lâu đời nhất và luôn nằm trong tốp đầu về chất lượng đào tạo của TP Hồ Chí Minh, Trường THPT Marie Curie đã trải qua hơn một thế kỷ hoạt động với những dấu ấn tự hào. Thế hệ thầy và trò nhà trường hôm nay vẫn đang từng ngày phấn đấu vươn lên, tạo lập những giá trị mới, tiếp tục làm rạng danh ngôi trường mang tên nhà nữ bác học nổi tiếng thế giới Marie Curie. Tự hào truyền thống Được thành lập từ năm 1918, với tên gọi ban đầu là Trường Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Trường THPT Marie Curie đã từng bước trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt từ số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, đến quy mô và chất lượng giáo dục. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh tài năng đã trưởng thành và giữ vị trí quan trọng trên nhiều lĩnh vực của thành phố và đất nước. Với kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc những năm đầu thế kỷ 20, trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh cách mạng sôi nổi của dân tộc, đến này trường vẫn lưu giữ được nét cổ kính. Năm 2015, trường vinh dự được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của thành phố. Trên chặng đường hơn một thế kỷ phát triển với chất lượng, thương hiệu đã được khẳng định và những thành tích rất đỗi tự hào, Trường THPT Marie Curie đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Tiêu biểu như: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua; UBND TP Hồ Chí Minh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền, Cờ thi đua, Bằng khen. Vững bước đi lên Truyền thống vẻ vang đã trở thành điểm tựa để thế hệ thầy và trò Trường THPT Marie Curie ngày nay vững vàng tiến bước, ghi những dấu ấn đẹp trong sự nghiệp trồng người thành phố mang tên Bác. Năm học 2017 - 2018, nhà trường tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; chỉ đạo dạy học phân hóa theo năng lực học sinh; áp dụng, xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá theo ma trận đề, xây dựng “nguồn học liệu mở” (thư viện) câu hỏi, bài tập, giáo án, tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học trên website nhà trường... Theo đó, chất lượng giáo dục được nâng cao. Trong năm học này, trường có 2.849 học sinh, có 99,89% học sinh (HS) xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên; 97,5% HS đạt học lực trung bình trở lên, 9,72% HS đạt học lực giỏi. Học sinh nhà trường tích cực tham gia và đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi, tiếp tục làm rạng danh Trường THPT Marie Curie trên bản đồ phát triển giáo dục thành phố. Nổi bật trong đó là: 1 giải nhất, 3 giải nhì và 6 giải ba thi học sinh giỏi khối 12 cấp thành phố; 7 Huy chương vàng, 10 Huy chương bạc, 15 Huy chương đồng thi Olympic tháng 4 TP Hồ Chí Minh; đạt 2 giải nhất thi khoa học kỹ thuật  cấp Quốc gia và 2 giải ba, 2 giải khuyến khích cấp thành phố; đạt 3 Huy chương đồng cuộc thi Robotics cấp thành phố; 4 giải nhất Hội thi “Học sinh với Pháp luật”; 3 giải nhất Hội thi “Đầu bếp trẻ”; đạt 3 Huy chương vàng, 2 Huy chuwong bạc, 2 Huy chương đồng thi Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Bước sang giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cả nước đang tích cực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, Trường THPT Marie Curie sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được, tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh; để bồi dưỡng cho thành phố và đất nước những công dân phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) nâng cao chất lượng công tác đào tạo thế hệ trẻ

Dưới sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội và nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Bình Liêu đã đạt nhiều bước tiến cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ phẩm chất, năng lực; cơ sở vật chất trường học được tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học; phương pháp giảng dạy được đổi mới giúp phát huy tính sáng tạo, sự chủ động của học sinh. Đằng sau thành tựu ấy không thể quên vai trò của Phòng GD&ĐT Bình Liêu, được ghi nhận thông qua: Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh, danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc… Tập thể công chức – viên chức phòng giáo dục và đào tạo Chú trọng phát triển mạng lưới trường lớp, toàn huyện hiện có 25 trường học, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 8 Trung tâm Học tập cộng đồng với 434 phòng học cùng cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn đạt 80%. Lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết cũng là một trong những thế mạnh của ngành giáo dục huyện nhà. Hiện toàn huyện có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó, trên chuẩn chiếm 76,1%. Ngành giáo dục huyện đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, tích hợp một số nội dung trong giảng dạy phổ thông, đẩy mạnh bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu kém… Việc giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, kỹ năng sống, rèn luyện thân thể… được triển khai dưới nội dung, hình thức đa dạng, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.  Năm học 2017 - 2018, huyện có 100% trẻ mầm non được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ; 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học; 100% học sinh THCS tốt nghiệp; 48,6% học sinh THCS xếp loại học lực khá, giỏi và 96,74% xếp loại hạnh kiểm tốt, khá; 98,7% học sinh tốt nghiệp THPT; 49,1% học sinh THPT xếp loại học lực khá, giỏi và 86,3% xếp loại hạnh kiểm tốt, khá; học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên xếp loại học lực khá, giỏi chiếm 50,4% và hạnh kiểm tốt, khá chiếm 98,3%. Với mong muốn tạo cơ hội cho học sinh địa phương giao lưu, học hỏi, thể hiện tài năng, phát huy kiến thức, ngành GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức các cuộc thi, giao lưu các cấp. Nhờ đó, công tác giáo dục mũi nhọn của Bình Liêu cũng đạt nhiều thành quả đáng tự hào. Trong năm học vừa qua, học sinh của huyện đã đạt 63 giải trong cuộc thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, lớp 12 cấp tỉnh; 2 giải trong cuộc thi Nghiên cứu KHKT khối THCS cấp tỉnh; 1 giải khuyến khích trong cuộc thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh. Điểm sáng của ngành GD&ĐT huyện phải kể đến sự sôi nổi của các phong trào thi đua. Từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương mẫu mực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tiêu biểu là Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT Bình Liêu - Ngô Văn Mậu. Trong quá trình công tác, đồng chí đã trực tiếp xây dựng, tham mưu cho cấp trên nhiều văn bản chỉ đạo thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi trọng trách của ngành. Trên cương vị được giao, đồng chí Ngô Văn Mậu đã cùng với Ban Chi ủy, ban lãnh đạo chỉ đạo ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Bên cạnh đó, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Trưởng Phòng GD&ĐT Bình Liêu - Ngô Văn Mậu cũng đóng góp nhiều sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cao. Cụ thể là: “Một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý trường học cấp Tiểu học”, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THCS ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”, “Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10”… Vai trò của đồng chí Ngô Văn Mậu đối với sự vững mạnh của Phòng GD&ĐT Bình Liêu nói riêng và ngành GD&ĐT huyện nói chung xứng đáng với những danh hiệu, phần thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở… Những tín hiệu tích cực trong thời gian qua của ngành GD&ĐT Bình Liêu sẽ là điểm tựa vững chắc để đội ngũ nhân sự ngành nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Trang