Chính trị - Xã hội

Kiểm soát tốt dịch bệnh, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội

TĐKT - Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2022. Chính phủ họp về phòng, chống dịch Covid-19 Triển khai các giải pháp cấp bách Về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, căn cứ Quyết định số 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) chủ động quyết định và chỉ đạo cấp dưới áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn; trong đó cần đặc biệt lưu ý trong lãnh đạo, chỉ đạo: Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh. Bám sát thực tiễn với tinh thần “hiệu quả trên hết” phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng, hoàn thiện, điều chỉnh ngay bảo đảm sát với diễn biến tình hình theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi dịch đi qua; cấp trên phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dưới, rà soát các khâu, các điều kiện, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi. Các địa phương căn cứ vào các quy định chung của Trung ương, chủ động ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo công tác phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời giữa các ngành, các địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp. Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định. Căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như: Hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn nhất định trên nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; tổ chức các lực lượng để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có dịch; thực hiện biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác có thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi áp dụng. Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an địa phương tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền và làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ này. Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm “chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10”, bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”. Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: Trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các “vùng đỏ” ở phạm vi hẹp nhất. Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15 tháng 9 năm 2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1 tháng 9 năm 2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25 tháng 8 năm 2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể. Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi. Đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vaccine” Về công tác y tế, Chính phủ giao Bộ Y tế bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn. Bộ Y tế cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí. Hướng dẫn, khuyến nghị, khuyến cáo về các thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm để các địa phương chủ động mua sắm. Bộ Y tế tổ chức mua sắm tập trung các vật tư, thiết bị cần thiết trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường giám sát, chấn chỉnh ngay những nơi tổ chức không khoa học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa không ngăn được dịch lây lan, vừa lãng phí. Các địa phương chỉ đạo xét nghiệm “thần tốc” các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn nhằm phát hiện F0 nhanh nhất phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay; phải kiểm soát, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Các địa bàn thực hiện phong tỏa cần tập trung xét nghiệm để phát hiện F0 nhanh nhất, không để lây lan ra cộng đồng. Đối với các địa bàn có mức độ lây lan rộng, sâu như TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận cần thực hiện đồng bộ trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, bảo đảm giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tuyệt đối không để lây lan sang các địa bàn khác. Về vaccine, thuốc điều trị Covid-19, Nghị quyết nêu rõ, đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vaccine” bằng mọi biện pháp; thúc đẩy viện trợ, mua, nhập khẩu vaccine để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Bộ Y tế kịp thời phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh đối với từng địa phương và công khai việc phân bổ. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế điều chỉnh việc phân bổ. Bảo đảm kinh phí cho phòng, chống dịch Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, đơn vị, Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 và trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết trong nước. Chính phủ cũng yêu cầu căn cứ mức độ nguy cơ, diễn biến dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng các kịch bản phòng, chống dịch ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí mua sắm, dự trữ, tổ chức lực lượng phù hợp, hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống dịch, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2021. UBND cấp tỉnh xây dựng các kịch bản ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên địa bàn theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ ngành, địa phương triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Thường xuyên rà soát, cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để tiếp tục mở rộng hoặc điều chỉnh phù hợp các đối tượng được trợ cấp khi gặp khó khăn và giảm tối đa các thủ tục hành chính khi thực hiện nhiệm vụ này. Nghị quyết nêu rõ, ưu tiên ngân sách và các nguồn lực hợp pháp bảo đảm kinh phí cho phòng, chống dịch. Sau khi đã rà soát, huy động, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác mà vẫn còn khó khăn, UBND cấp tỉnh đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện. Bộ Tài chính chủ trì rà soát thẩm định, đề xuất cấp thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ, tạm cấp từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương. Bộ Y tế chủ trì, rà soát nhu cầu kinh phí mua, nhập khẩu và phương án sử dụng vaccine, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19. Các cơ chế, chính sách đặc thù Chính phủ cũng quyết nghị về các cơ chế, chính sách đặc thù đối với việc cấp giấy đăng ký lưu hành và thông quan thuốc, vaccine phòng Covid-19. Bộ Y tế xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc cho miễn phiếu kiểm nghiệm (COA) cho từng lô thuốc, vaccine khi thông quan trong trường hợp cần nhập khẩu khẩn cấp phục vụ yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an và UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19. Quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 đồng thời là giấy phép hoạt động. Bộ Y tế được quy định thủ tục hành chính trong thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc áp dụng thí điểm kỹ thuật, thuốc trong chẩn đoán, điều trị Covid-19 và cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế, hóa chất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, Chính phủ cũng có cơ chế đặc thù trong mua sắm thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch. Trường hợp không xác định được giá các loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, dịch vụ phòng, chống Covid-19 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các bộ ngành, địa phương căn cứ giá do doanh nghiệp công bố theo yêu cầu của Bộ Y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và được cập nhật hàng tuần để xác định giá gói thầu. Trường hợp không có doanh nghiệp công bố giá, để giảm tải khối lượng công việc cho Bộ Y tế tập trung phòng, chống dịch, Chính phủ thống nhất giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tư pháp thành lập Tổ công tác thực hiện việc đàm phán thống nhất về giá với doanh nghiệp để Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương, đơn vị xác định giá gói thầu. Căn cứ tình hình dịch Covid-19 và kịch bản ứng phó, Bộ Y tế kịp thời công bố, cập nhật danh mục vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh để các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm theo phương châm “4 tại chỗ”. Tài sản phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian có dịch có thể mua sắm tài sản với số lượng cao hơn tiêu chuẩn, định mức nhưng phải bảo đảm phù hợp với phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh và hạn chế tối đa lãng phí, không để xảy ra tiêu cực. Đặc biệt, Nghị quyết nêu: Chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế. Chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh. Phương Thanh

EVNHANOI khuyến nghị khách hàng tăng cường sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến

TĐKT - Từ ngày 24/7/2021, Thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid - 19. Nhằm góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng tăng cường sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến của ngành Điện Thủ đô. Dễ dàng đăng ký các dịch vụ điện qua nhiều kênh giao dịch Đại diện EVNHANOI cho biết, hiện đơn vị này đã cung cấp 100% dịch vụ điện bằng phương thức điện tử thông qua các kênh kết nối giữa khách hàng với ngành Điện Thủ đô như: Website: evnhanoi.vn; App EVNHANOI, trang EVNHANOI trên ứng dụng Zalo, Email: evnhanoi@evnhanoi.vn, Fanpage: EVN HANOI, Chatbot EVNHANOI trên ứng dụng messenger, Tổng đài chăm sóc khách hàng (24/7): 19001288, Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn…Như vậy, thay vì phải đến các công ty điện lực, khách hàng chỉ cần có máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối internet là có thể đăng ký các dịch vụ điện trực tuyến của EVNHANOI tại bất cứ đâu. Thanh toán tiền điện mọi lúc, mọi nơi Để thanh toán tiền điện mọi lúc, mọi nơi, khách hàng của EVNHANOI có rất nhiều lựa chọn: Trích nợ tự động, mobile banking, internet banking, ví điện tử, thanh toán trực tuyến trên website của cổng dịch vụ công trực tuyến, trên App EVNHANOI, ZaloPay. Theo đó, chỉ cần có tài khoản mở tại một trong các ngân hàng hoặc tổ chức thanh toán trung gian có hợp tác với EVNHANOI là BIDV, Vietcombank, Agribank, SCB, HDbank, VIB, Viettinbank, Sacombank, LienVietPostBank, ABbank, MBbank, Techcombank, SHB, Maritime Bank, Eximbank, OCB, ACB, Vpbank và ECpay, Payoo, Viettel, Momo, VTCPay, VNpay, ZaloPay, Ngân lượng, Vimo, VNPT Pay, Paytech là có thể thanh toán tiền điện thật dễ dàng. Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn Nhằm khuyến khích người dân tham gia và sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến, EVNHANOI đã phối hợp với các đối tác triển khai nhiều chương trình ưu đãi với nhiều phần quà hấp dẫn. Trong thời gian từ ngày 20/6/2021 đến hết ngày 31/08/2021, khách hàng tải App EVNHANOI trên các kho ứng dụng (App Store, Google Play) sẽ có cơ hội nhận được nhiều phần quà trong chương trình “Tải App liền tay - Rinh ngay quà tặng” từ nghệ sĩ Xuân Bắc với tổng giá trị giải thưởng lên tới 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, khách hàng còn có cơ hội nhận được các voucher giảm giá đến 50.000 đồng khi thanh toán hóa đơn tiền điện qua ZaloPay… Chương trình “Tải App liền tay - Rinh ngay quà tặng” cùng nghệ sĩ Xuân Bắc “Việc đa dạng hóa các dịch vụ điện trực tuyến có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng và đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm cả nước một lần nữa chung tay phòng chống dịch bệnh Covid -19. Thời gian tới, EVNHANOI sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, nhằm mang đến cho người dân Thủ đô những trải nghiệm thú vị khi sử dụng các dịch vụ của ngành Điện Thủ đô”, đại diện EVNHANOI chia sẻ. PV            

Rạng Đông tài trợ hệ thống chiếu sáng trị giá 1,8 tỷ đồng cho bệnh viện dã chiến ở Hà Nội

TĐKT - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, với tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã chủ động đề xuất tài trợ hệ thống chiếu sáng trị giá 1,8 tỷ đồng cho Bệnh viện Dã chiến Hồi sức tích cực Covid-19 đang được xây dựng tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh viện Dã chiến Hồi sức tích cực Covid-19 do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội làm chủ đầu tư và Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta làm tổng thầu. Đại diện lãnh đạo Rạng Đông trao tặng hệ thống chiếu sáng trị giá 1,8 tỷ đồng cho Bệnh viện Dã chiến Hồi sức tích cực COVID-19 Chiều 9/8, đại diện lãnh đạo Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã đến tận nơi để trao tặng hệ thống chiếu sáng trị giá 1,8 tỷ đồng cho Bệnh viện Dã chiến Hồi sức tích cực COVID-19. Thay mặt bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận phần tài trợ này. Theo đó, Rạng Đông sẽ trực tiếp tư vấn, lên phương án thiết kế để đảm bảo tiêu chuẩn giải pháp chiếu sáng bệnh viện, đồng thời cung cấp hiện vật đảm bảo chất lượng, tiến độ đáp ứng theo yêu cầu của dự án, hỗ trợ vận chuyển tới chân công trình. Phía chủ đầu tư và tổng thầu hỗ trợ, chỉ đạo các bộ phận liên quan cử đầu mối phối hợp, tiếp nhận vật tư sản phẩm tài trợ, bố trí nhân lực thi công. Đại diện lãnh đạo Rạng Đông trao quà hỗ trợ Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân Cùng với hoạt động ý nghĩa này, với mong muốn phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để cùng cộng đồng chung tay sớm đầy lùi dịch bệnh, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cũng vừa tổ chức trao tặng quà cho Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội) phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mai Thảo

Chủ động, tích cực trong công tác tiêm chủng tại địa phương

TĐKT - Chiều ngày 9/8, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Tính đến ngày 8/8/2021 (sau 5 tháng triển khai tiêm chủng), cả nước đã tiêm được 10.393.025 liều (tỷ lệ sử dụng đạt 67% so với số vắc xin 18 đợt, riêng vắc xin Moderna và Sinopharm chỉ tính ½), trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vắc xin và 967.400 người tiêm đủ 2 liều vắc xin. TP Hồ Chí Minh hiện được phân bổ 4.972.540 liều (bao gồm cả đợt 19, 20); đã tiếp nhận 4.667.170 liều, trong đó phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh 4.258.440 liều và các đơn vị trực thuộc là 408.730 liều. Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Một số địa phương có tốc độ tiêm chủng vắc xin chậm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hóa. Phát biểu tại hội nghị từ điểm cầu Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ Bộ Y tế đã rất tích cực để tiếp cận các nguồn vắc xin COVID-19 nhằm đưa vắc xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và nhiều nhất có thể để tiêm cho người dân. Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ cho các Viện và địa phương khoảng trên 18 triệu liều để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, báo cáo tổng hợp, đánh giá của cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia cho thấy có tình trạng tại một số địa phương tiến độ tiêm chủng vắc xin chậm so với số lượng vắc xin được phân bổ. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã thông báo đến các điểm cầu tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Thứ nhất, yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin để chúng ta từng bước đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Thứ hai, tất cả các đơn vị tiêm vắc xin với tỷ lệ thấp so với số vắc xin được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, theo dõi và giám sát. Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tiêm vắc xin bằng các nguồn khác nhau. Hiện Việt Nam đang tổ chức tiêm chủng vắc xin miễn phí, do đó tuyệt đối không được thu bất kỳ chi phí nào liên quan đến tiêm vắc xin. Kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ thì các đơn vị tổ chức tiêm vắc xin cũng không được tiếp nhận. Thứ tư, Thủ tướng giao Bộ Y tế rà soát, đánh giá những địa phương, đơn vị nào tổ chức tiêm vắc xin với tỷ lệ thấp thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển số vắc xin đó về các đơn vị, địa phương khác có tỷ lệ tiêm cao, tốc độ tiêm nhanh. Thứ năm, Thủ tướng chỉ đạo không trông chờ, lựa chọn vắc xin mà vắc xin về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó. Chậm nhất ngày 15/8, các địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tiêm chủng tổng thể phải hoàn thành. Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trong khoảng 1 tuần trở lại đây, tốc độ tiêm chủng vắc xin của các địa phương có nhanh hơn so với trước đó, tuy nhiên nếu tính tỷ lệ phần trăm so với số vắc xin đã được phân bổ thì vẫn thấp. Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu địa phương nào hiện chưa xây dựng kế hoạch tiêm chủng tổng thể đến tháng 4/2022 thì cần xây dựng ngay và trình UBND tỉnh phê duyệt để trên cơ sở đó, từng đợt vắc xin nhận về triển khai tiêm chủng ngay, nhanh nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý: Các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt. Đối với từng đợt vắc xin về, các địa phương cần tiêm chủng theo hình thức cuốn chiếu, “vắc xin về đến đâu tiêm chủng ngay đến đó”, tránh thực trạng có nơi nhận vài chục nghìn liều vắc xin  nhưng tiêm cả tuần không xong. Đồng thời không giới hạn số người tiêm trong một điểm tiêm. Tiêm tối đa nhất có thể. Một điểm tiêm không nhất nhất chỉ tiêm 100 liều/ngày mà có thể lên đến 200 - 300 hoặc nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo tuân thủ chống dịch và an toàn tiêm chủng và chống tiêu cực trong tiêm chủng. Các địa phương cũng phải xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong tiêm chủng. UBND các tỉnh, thành phố phải phân công một đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh chịu trách nhiệm về công tác tiêm chủng vắc xin. Nếu để xảy ra chậm, tiêu cực trong tiêm chủng thì phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu mỗi ngày 2 lần các địa phương phải cập nhật ngay, triệt để số liệu tiêm lên cổng thông tin điện tử tiêm chủng. La Giang

Kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới 100% tuyến huyện

TĐKT - Chiều ngày 8/8, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới 100% tuyến huyện. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Y tế phối hợp tổ chức với sự tham gia của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì buổi lễ. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; đại diện một số bộ, ngành liên quan, các y, bác sĩ tại hơn 600 điểm cầu các cơ sở y tế tuyến huyện trên toàn quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gắn với thông điệp “5K + vaccine và công nghệ”, chỉ trong hơn 2 ngày, các doanh nghiệp công nghệ gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đã ra quân thần tốc hoàn thành triển khai lắp đặt hệ thống khám chữa bệnh từ xa cho 328 cơ sở y tế tuyến huyện tại 47 tỉnh, thành phố. Đây là các cơ sở y tế cấp huyện còn chưa được kết nối theo danh sách do Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cung cấp. Như vậy, đến nay 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, các ca bệnh khó, trong đó có điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên. Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp kiểm tra kết nối giữa các trung tâm y tế huyện trên nhiều vùng miền của cả nước với nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa Telehealth, từ Cà Mau, Cần Thơ, Tiền Giang, Bình Dương (các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16), các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng cho đến các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn.... Qua kiểm tra, kết nối với các điểm cầu, Thủ tướng nhận định, đã có thể yên tâm về vận hành thông suốt của hệ thống trong thời gian tới. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương nỗ lực của Bộ TT&TT và Bộ Y tế, các cán bộ, y bác sĩ các cấp, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong việc xây dựng và đưa nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa đi vào hoạt động. Việc kết nối 100% cơ sở y tế tuyến huyện với nền tảng Telehealth có ý nghĩa rất lớn với công tác điều trị, giúp nâng cao năng lực chuyên môn của các trung tâm y tế tuyến huyện. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ giỏi nhất đến từ các bệnh viện tuyến trung ương, các trung tâm y tế tuyến huyện sẽ có đủ năng lực, đủ tự tin, tận dụng “giờ vàng” để cứu chữa cho bệnh nhân, giảm tối đa tử vong. Tuyến dưới có thể tự tin chữa bệnh sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Điều này thực sự có ý nghĩa tại thời điểm hiện nay khi dịch bệnh Covid đang diễn biến hết sức phức tạp. Thủ tướng nhận định, về lâu dài, nền tảng khám chữa bệnh từ xa Telehealth cũng là hệ thống hạ tầng quan trọng phục vụ khám chữa bệnh từ xa, từ cơ sở với mọi loại bệnh tật khác nhau nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân. Thủ tướng chỉ đạo: Bộ Y tế cần tiếp tục hoàn thiện quy trình phòng, chống Covid; Nếu như trước đây là 5K, rồi đến 5K + vaccine, tiến tới sẽ là “5K + vaccine + thuốc + công nghệ + những biện pháp khác”. Thủ tướng cũng nhắc tới các biện pháp khác như kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa đông y và tây y, áp dụng biện pháp tâm lý học, xã hội học để người bệnh yên tâm, cộng tác trong điều trị… Vì đây là những vấn đề chưa từng có tiền lệ nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn thiện dần. Những mặt được sẽ tiếp tục phát huy, những khó khăn, vướng mắc thì cùng giải quyết. Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ y tế tuyến huyện, tuyến cơ sở, tạo độ bao phủ an toàn lớn hơn cho người bệnh. Thiết lập các trung tâm cấp cứu, hồi sức tích cực tại tuyến huyện để người bệnh không phải chuyển đi xa, nhiều người bệnh được cứu sống hơn. Bộ TT&TT, Bộ Y tế cần tiếp tục hoàn thiện nền tảng, tổ chức tập huấn để các y bác sĩ tuyến huyện sử dụng nhuần nhuyễn, phát huy cao nhất hiệu quả của nền tảng hỗ trợ tư vấn. Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh lây lan nhanh không phân biệt ranh giới địa lý. Do đó, sử dụng chung nền tảng công nghệ thống nhất trên toàn quốc là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chống dịch. Ngành TT&TT và ngành Y tế cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo các nền tảng công nghệ phục vụ thiết thực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, cứu sống được nhiều người bệnh hơn nữa, giảm tối đa tử vong, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Trong khuôn khổ buổi lễ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế đồng tổ chức ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (Trung tâm công nghệ). Với tinh thần mang công nghệ hỗ trợ ngành y, Trung tâm công nghệ đã phát triển và cung cấp khoảng 20 nền tảng công nghệ dùng chung, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ y tế trong phòng, chống dịch, trong đó có: Khai báo y tế, kiểm soát vào ra các địa điểm công cộng, truy vết, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát cách ly, đo lường mức độ giãn cách xã hội và các nghiệp vụ khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh. Phương Thanh

Tri ân người cán bộ cách mạng Lê Quang Đạo

TĐKT - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo (8/8/1921 - 8/8/2021), ngày 7/8, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh” theo hình thức trực tuyến tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh). Đây là hoạt động thiết thực, góp phần làm rõ cuộc đời cách mạng và tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Quang Đạo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và quê hương Bắc Ninh. Qua đó, góp phần giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dự và chủ trì Hội thảo có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, đồng chí Lê Quang Đạo, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, sinh ngày 8/8/1921, tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng phong phú của mình, đồng chí đã giữ nhiều trọng trách, có những đóng góp to lớn cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn Hội thảo Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí đã đảm nhận các cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Phúc Yên, Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Ban cán sự Đảng thành phố Hà Nội, Chính trị viên Chi đội Giải phóng quân Bắc Giang, trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Bắc Giang. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được phân công giữ các chức vụ: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Khu ủy đặc biệt Hà Nội - Khu XI, Bí thư Liên Tỉnh ủy Hà Nội - Hà Đông, Ủy viên Thường vụ Liên khu ủy Liên khu III, Phó Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương. Giai đoạn 1950 - 1978, đồng chí được cử công tác bên quân đội và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Phụ trách công tác tuyên huấn Chiến dịch biên giới, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chính ủy nhiều chiến dịch quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước… Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII (tháng 6/1987), đồng chí được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IV (tháng 8/1994), đồng chí được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, VI; Bí thư Trung ương Đảng khóa IV, V (1976 - 1986); đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X. Với nhiều công lao và thành tích đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý. "Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo, nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chúng ta càng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc công lao, cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và các thế hệ cách mạng tiền bối, tiêu biểu; phát huy tinh thần yêu nước, kế thừa truyền thống và những giá trị cao đẹp của các thế hệ cha anh truyền lại, chúng ta càng thêm quyết tâm đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận Hội thảo Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ những đóng góp nổi bật trên nhiều lĩnh vực trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo: Người có nhiều đóng góp to lớn trong công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng và phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ; người chỉ huy chính trị - quân sự tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tấm gương người cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Trong tham luận đề cập đến vai trò của đồng chí Lê Quang Đạo với vấn đề xây dựng nền dân chủ và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, từ thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội và qua hoạt động của Quốc hội - cơ quan đại diện của nhân dân, đồng chí Lê Quang Đạo khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Hai hình thức này không thể tách rời nhau. Có những vấn đề cần được giải quyết bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, đặc biệt là những vấn đề ở cơ sở, gắn bó trực tiếp với quyền, lợi ích của nhân dân, phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân qua quyền làm chủ trực tiếp ở cơ sở. Về dân chủ đại diện, điều quan trọng trước hết là cần phải coi trọng và phát huy được vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đồng chí khẳng định, Quốc hội, kể từ khi được lập ra đã có một vị trí rất quan trọng, là cơ quan thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Nhưng để dân chủ đại diện phát huy được vai trò thì trước khi Quốc hội quyết định, Quốc hội phải lắng nghe được các ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, đồng chí Lê Quang Đạo cũng khẳng định, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Vì vậy, để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động, để thực hiện rộng rãi và đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thì phải xúc tiến hoàn chỉnh hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, để Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và theo pháp luật trên tất cả các lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Từ điểm cầu Bắc Ninh, quê hương đồng chí Lê Quang Đạo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan cho biết, kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan trung ương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí; phát triển lớp đảng viên mang tên đồng chí Lê Quang Đạo; tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia; xây dựng phim tài liệu, phóng sự; sưu tầm tài liệu, hiện vật, kỷ vật về đồng chí; xây dựng Nhà lưu niệm tại Công viên thị xã Từ Sơn; trùng tu, tôn tạo, xếp hạng di tích lịch sử Nhà lưu niệm (gốc) tại khu phố Tỉnh Cầu, phường Đình Bảng; chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng học tập chuyên đề về tấm gương đồng chí Lê Quang Đạo... nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm xây dựng Đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng gần dân, phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của trung ương và của tỉnh; thực hiện tốt Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các ngành gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, với 47 tham luận của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, nhà khoa học cùng ý kiến đóng góp về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo tại Hội thảo khoa học: "Đồng chí Lê Quang Đạo với cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh", các đại biểu đã tập trung phân tích, lý giải, góp phần làm sáng tỏ cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp quan trọng của đồng chí Lê Quang Đạo đối với Đảng, Nhà nước, cách mạng Việt Nam và quê hương Bắc Ninh. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Quang Đạo là tấm gương về lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối sống; gần gũi với đồng bào, đồng chí. Người chiến sĩ cộng sản Lê Quang Đạo còn là tấm gương về tinh thần tích cực học hỏi, trung thực, thẳng thắn, rất mực khiêm tốn, tôn trọng lắng nghe ý kiến đồng chí, đồng bào. Đồng chí đã nêu gương sáng về đạo đức cách mạng, thực hiện lời nói đi đôi với việc làm, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Dù ở cương vị nào, đồng chí Lê Quang Đạo cũng nỗ lực hết sức với tinh thần tự giác, tận tụy, nêu cao trách nhiệm và hoàn thành với kết quả tốt nhất. Đồng chí là nhà lãnh đạo có uy tín của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tấm gương người cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội thảo là hoạt động thiết thực, góp phần làm rõ cuộc đời cách mạng và tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Quang Đạo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và quê hương Bắc Ninh, qua đó góp phần giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hưng Vũ

Ngôi nhà mang hạnh phúc đến với học sinh dân tộc thiểu số

TĐKT - Trong 2 ngày 6 - 7/8/2021, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La đã khởi công 2 công trình thanh niên “Ngôi nhà hạnh phúc” cho các em học sinh dân tộc thiểu số mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sơn La. Công trình thanh niên “Ngôi nhà hạnh phúc” được triển khai trị giá 80 triêụ đồng/nhà từ nguồn ủng hộ các tổ chức, cá nhân thông qua Dự án Sức mạnh 2000 cùng với sự hỗ trợ, đóng góp ngày công tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên, người dân tại địa phương. Ngôi nhà có quy mô 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 nhà vệ sinh với diện tích từ 40 - 50m2. Chương trình “Ngôi nhà hạnh phúc” dành tặng cho các em học sinh không may mồ côi bố hoặc mẹ hoặc mồ côi cả bố mẹ, có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên học tập, đặc biệt là các em ở các địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các em học sinh dân tộc thiểu số ít người. Khởi công xây nhà hạnh phúc cho em Nhung Điều đặc biệt của mô hình “Ngôi nhà hạnh phúc” ở chỗ không chỉ là sự chia sẻ, chung tay của những tấm lòng nhân ái từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí xây nhà để có một ngôi nhà đầm ấm cho các em học sinh mồ côi, mà tổ chức Đoàn, Hội tại địa phương sẽ nhận đây là địa chỉ đỡ đầu để thường xuyên qua lại thăm hỏi, động viên và hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của các em, đồng thời kêu gọi Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tại các tỉnh, thành phố hoặc các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng nhận đỡ đầu với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng cho đến năm các em 18 tuổi. Ngoài ra, khi khánh thành vào nhà mới, tổ chức Đoàn, Hội tại địa phương sẽ kêu gọi, huy động các tổ chức, cá nhân tặng thêm các đồ dùng học tập, vật dụng trong gia đình và đặc biệt là lắp đặt bàn thờ để các em thờ cúng bố, mẹ không may đã qua đời. Khởi công xây nhà hạnh phúc cho em Khôn Gia đình Em Quàng Thị Khôn có hai chị em đang độ tuổi đi học, Quàng Thị Khôn đang học lớp 6 và em gái là Quàng Thị Vân, học lớp 4, hai em đang theo học tại trường TH & THCS xã Mường Sại, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Các em là người La Ha, 1 trong 16 dân tộc thiểu số ít người dưới 10 nghìn người tại Việt Nam, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bố mắc bệnh hiểm nghèo ốm mất năm 2019, mẹ đi lấy chồng bước nữa, bỏ lại 2 chị em ở với chú bên bố, được một thời sau bố dượng cũng mất nên mẹ hai em lại trở về sống cùng hai chị em. Ba mẹ con không có nhà ở, xin ở tạm nhà của người thân cùng bản, mẹ thiếu kiến thức không được học hành, thiếu đất sản xuất, không có thu nhập, thường xuyên thiếu ăn và không có tiền lo cho 2 em ăn học nên việc học tập đều nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Em Lầu Thị Nhung, dân tộc Mông, học sinh lớp 7 trường THCS xã Mường Giàng cùng em gái Lầu Thị Sinh học sinh lớp 3 trường Tiểu học xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai mồ côi bố từ nhỏ, thuộc gia đình hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Khi được các anh chị hội viên, thanh niên đến khởi công ngôi nhà, Lầu Thị Nhung rưng rưng nước mắt xúc động nói đây là ước mơ lớn nhất của ba mẹ con em, từ ngày bố mắc bệnh hiểm nghèo mất sớm, mẹ thường xuyên ốm đau, cuộc sống hết sức khó khăn, nhưng hai chị em luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, nêu cao tinh thần vượt khó. Quãng đường từ nhà đến trường gần chục cây số đường núi gập ghềnh nhưng em chưa nghỉ buổi học nào, 8 năm liền đạt danh hiệu học sinh khá giỏi. Em rất mong đến ngày khánh thành ngôi nhà để ba mẹ con em được sống trong một mái nhà khang trang, hạnh phúc, cá nhân em sẽ được viết tiếp giấc mơ học tập của mình. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, Chương trình Sức mạnh 2000 đã triển khai 25 “Ngôi nhà hạnh phúc” cho học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại 17 huyện khó khăn của 13 tỉnh. 2 “Ngôi nhà hạnh phúc” tại tỉnh Sơn La mở đầu cho 65 công trình thanh niên “Ngôi nhà hạnh phúc” mà Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia, Dự án Sức mạnh 2000 kêu gọi các tổ chức, cá nhân, hội viên, thanh niên chung tay triển khai để chào mừng 65 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2021). Chương trình mong nhận được nhiều sự chung tay, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để “điều ước có ngôi nhà để ở” trở thành những “Ngôi nhà hạnh phúc” dành tặng các em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước. Mọi sự chung tay, ủng hộ thông qua: Trung tâm Thông tin Nguồn lực Tình nguyện Việt Nam Tài khoản: 19026637195042 tại Ngân hàng Techcombank, chi nhánh Hà Thành (Tiêu đề CK: Nha Hanh phuc - Số ĐT) Hoặc ủng hộ tạị: website: www.sucmanh2000.com Hotline: 096.762.4678 (anh Nguyễn Bá Lợi) Mai Thảo

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

TĐKT - Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10/8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Trong Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi đến các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong cả nước lời thăm hỏi ân cần với tình cảm sẻ chia sâu sắc nhất. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc Đã 60 năm kể từ khi thảm họa da cam/dioxin xảy ra ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), song những mất mát, đau thương mà thảm họa này gây ra trên đất nước ta còn vô cùng nghiêm trọng, nghiệt ngã, với hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều thế hệ. Khẳng định những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, chia sẻ, cảm thông, mong muốn và hỗ trợ các nạn nhân chất dộc da cam/dioxin vượt qua bệnh tật, khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, Chủ tịch nước đặc biệt biểu dương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, kiên trì, hoạt động hiệu quả, thực sự là nòng cốt trong công cuộc khắc phục hậu quả thảm họa da cam/dioxin, đại diện đấu tranh đòi công lý, công bằng cho các nạn nhân. Đồng thời, Chủ tịch nước bày tỏ sự cảm phục và biểu dương các nạn nhân và gia đình các nạn nhân da cam/dioxin đã nỗ lực vượt qua di chứng, bệnh tật, hòa nhập vững vàng vào cuộc sống. “Những cảm thông sâu sắc cũng như những hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế, đã dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng là những hình ảnh nghĩa cử cao đẹp và rất đáng trân trọng.” – Chủ tịch nước nhấn mạnh. Trong Thư, Chủ tịch nước mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan tổ chức, cá nhân đồng bào ta ở trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống "tương thân tương ái" tốt đẹp của dân tộc, giúp đỡ và ủng hộ nhiều hơn nữa vào công cuộc khắc phục hậu quả của thảm họa da cam/dioxin, chăm lo cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhất là trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đẩy lùi đại dịch COVID-19. Với niềm tin tưởng vào hiệu quả của sự chung tay khắc phục thảm họa da cam/dioxin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin an toàn trước dịch bệnh, luôn kiên cường, giàu nghị lực để tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, phấn đấu vươn lên làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Phương Thanh

Khoa Tài chính (HUBT) tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên bằng hình thức online

TĐKT - Thực hiện Chỉ thị mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá đồ án, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến trong thời gian dịch COVID-19, Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) đã triển khai tổ chức bảo vệ khóa luận theo hình thức trực tuyến qua ứng dụng zoom cloud meetings, nhằm hướng tới cả hai mục tiêu vừa phòng dịch hiệu quả, vừa hoàn thành chương trình năm học. Dự buổi bảo vệ khóa luận online có: GS. TS Nguyễn Công Nghiệp, Chủ nhiệm Khoa Tài chính, Phó Hiệu trưởng nhà trường, Th.S Hoàng Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính, 2 giáo viên phản biện và 1 thư ký hội đồng, các giáo viên hướng dẫn, đại diện Trung tâm Truyền thông và 6 sinh viên k22 tham gia bảo vệ luận văn. Hội đồng bảo vệ khóa luận Khoa Tài chính của sinh viên khóa TC22 Buổi bảo vệ khóa luận được diễn ra dưới hình thức trực tuyến qua zoom tích hợp trên nền tảng LMS. 6 sinh viên bảo vệ, mỗi sinh viên có 30 phút thuyết trình trước hội đồng về đề tài khóa luận của mình. Sau đó, các bạn sinh viên trả lời các câu hỏi từ người phản biện. Mặc dù có nhiều trở ngại hơn khi hoạt động trực tuyến, nhưng buổi bảo vệ khóa luận vẫn diễn ra rất sôi nổi và thẳng thắn. Trước đó, để chuẩn bị cho việc tổ chức online này, Trường đã mua bản quyền zoom, tổ chức tập huấn cho toàn bộ giảng viên từ khi bắt đầu chuyển sang học trực tuyến, thi trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ngoài ra, ngày 5/8/2021, nhà trường còn ban hành hướng dẫn chi tiết về cách thức tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp online qua zoom, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ghi âm đầy đủ và lưu trữ kèm theo hồ sơ của người học. Buổi bảo vệ khóa luận sôi nổi của Khoa Tài chính Buổi bảo vệ trực tuyến đã được Khoa ghi âm đầy đủ và lưu trữ để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục và thanh tra trong trường hợp có yêu cầu. Trên tinh thần khoa học, khách quan và công tâm, sau bốn tiếng làm việc nghiêm túc, buổi bảo vệ khóa luận ngành Tài chính K22 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tin: Hạnh Trần Ảnh: Bùi Lan Hương

Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo: Làm việc về một số vấn đề về chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức ngành Giáo dục

Sáng ngày 06/8, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi làm việc về một số vấn đề về chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức ngành Giáo dục. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chủ trì Buổi làm việc. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Buổi làm việc Tham dự Buổi làm việc, về phía Bộ Nội vụ có các Thứ trưởng: Nguyễn Duy Thăng, Trương Hải Long; Chánh Văn phòng Bộ Vũ Đăng Minh; Quyền Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế Nguyễn Văn Lượng; Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang. Làm việc với Bộ Nội vụ, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; lãnh đạo Văn phòng và một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trình bày Báo cáo tại Buổi làm việc Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trình bày Báo cáo tại Buổi làm việc Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghe Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trình bày báo cáo và giải đáp của Bộ Nội vụ về các kiến nghị, đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ, như: Tổ chức bộ máy và biên chế; Quản lý đội ngũ công chức, viên chức; Chính sách tiền lương; Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và Thi đua, khen thưởng…   Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long phát biểu tại Buổi làm việc Cũng tại Buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, lãnh đạo Vụ Tổ chức - Biên chế Bộ Nội vụ và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã trao đổi, giải đáp và làm rõ một số nội dung liên quan đến: phân cấp, phân quyền; tinh giản biên chế; chính sách tiền lương; tự chủ đại học; thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ; bổ sung biên chế đối với những nơi thiếu giáo viên và giải pháp đối với những nơi thừa giáo viên; xã hội hóa giáo dục - đào tạo; thi đua, khen thưởng;… được đề cập tại báo cáo; đồng thời, ghi nhận các ý kiến kiến nghị, đề xuất và đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ để cùng giải quyết tốt trong thời gian tới. Toàn cảnh Buổi làm việc Phát biểu kết luận Buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thi Thanh Trà nhấn mạnh sẽ tiếp thu các ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ tham dự Buổi làm việc sớm tham mưu cho lãnh đạo Bộ Nội vụ kịp thời giải quyết những kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi có thể xử lý ngay được. Đối với những kiến nghị, đề xuất phối hợp công tác dài hạn giữa hai Bộ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Nội vụ trong công tác kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về một số nội dung còn chưa phù hợp với thực tế, đồng thời, các ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định có liên quan. Tại Buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thống nhất hai Bộ sẽ thành lập Tổ công tác, mỗi bên giao một Thứ trưởng phụ trách, thành viên Tổ công tác là một số lãnh đạo các đơn vị chức năng của hai Bộ và giao Văn phòng Bộ của hai Bộ làm đầu mối liên lạc giữa hai bên. Tổ công tác có nhiệm vụ của trao đổi, thảo luận, tổng hợp, đánh giá và xử lý những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo và chỉ ra những khó khăn, vướng mắc,  tìm hướng giải quyết để tham mưu cho lãnh đạo hai Bộ. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất tiến hành ký kết Chương trình phối hợp để làm cơ sở triển khai thực hiện cho năm 2022, thời gian dự kiến ký kết Chương trình phối hợp vào giữa tháng 11/2021. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn   Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng các Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo moha.gov.vn

Trang