Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang phòng, chống vi rút nCoV
TĐKT - Chiều 6/2, Bộ Y tế tiếp tục gửi đến người dân khuyến cáo mới về việc đeo khẩu trang phòng nCoV. Bộ Y tế đã phối hợp với TTXVN xây dựng các infogranic khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện đeo khẩu trang đúng cách Trong khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra đang có diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã liên tục có khuyến cáo gửi đến người dân. Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, người dân chỉ đeo khẩu trang y tế trong các trường hợp sau đây: 1/ Khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCov. 2/ Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi... 3/ Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám, điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo việc đeo khẩu trang khi không có chỉ định gây lãng phí và có thể tạo cảm giác yên tâm "ảo", khiến bỏ qua áp dụng các biện pháp bảo vệ quan trọng như: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, đồ dùng. Hồng ThiếtChính trị - Xã hội
Bộ Y tế đề nghị sử dụng mỗi người 1 ống thổi nồng độ cồn để phòng vi rút nCoV
TĐKT - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 687/VPCP-KGVX ngày 30/1/2020 của Văn phòng Chính phủ đề nghị có ý kiến về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có thể lây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nCov hay không, Bộ Y tế nêu rõ: Việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự như đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như: Dùng riêng ống thổi cho từng người; sát khuẩn thiết bị đo; lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông (CSGT) thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Tại những thời điểm có dịch bệnh như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình, yêu cầu. Lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dựng các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh nhuyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân. Đồng thời, theo diễn biến và các mức độ nguy cơ của dịch bệnh (ví dụ như khi công bố dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp), Bộ Công an báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án thích hợp cho việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật. Hồng ThiếtTĐKT - Việt Nam thêm 2 người dương tính với vi rút nCoV, nâng tổng số lên 12 trường hợp bị mắc. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã kịp thời thông tin về 2 ca bệnh vừa được xét nghiệm dương tính với vi rút nCoV, cụ thể như sau:
Bệnh nhân P., nữ, 49 tuổi, nghề nghiệp làm ruộng, hiện đang ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; là mẹ ruột (mẹ đẻ) của bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV trước đó. Từ ngày 3/2/2020, bệnh nhân P. xuất hiện triệu chứng ho.
Bệnh nhân N..D, nữ, 16 tuổi, nghề nghiệp là học sinh, hiện đang ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; là em gái ruột của bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV trước đó. Bệnh nhân N..D ho nhẹ, mệt mỏi.
Cả hai bệnh nhân này đều có chung tiền sử dịch tễ, đó là mẹ ruột và em gái bệnh nhân N.T.D, một trong 7 người Việt Nam khác được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cùng trở về Việt Nam ngày 17/01/2020.
Cả hai bệnh nhân này là đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân N.T.D, do vậy đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương đưa vào diện đối tượng cần giám sát chặt chẽ, theo dõi sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.
Cả hai bệnh nhân này đều phối hợp rất tốt cơ quan y tế sở thực hiện các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Ngày 4/2/2020, qua việc giám giám sát và theo dõi sức khoẻ người tiếp xúc gần, cơ quan y tế địa phương phát hiện hai trường hợp này xuất hiện các triệu chứng ho, mệt mỏi. Cả hai trường hợp này đã được đưa vào cơ sở y tế để cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm. Hiện tại, sức khoẻ của hai bệnh nhân này ổn định.
Kết quả xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhân nay dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR. Nơi thực hiện xét nghiệm: Khoa Virut, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Hồng Thiết
TĐKT - Chiều 5/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dịch bệnh nCoV. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì họp báo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ, theo các nghiên cứu, vi rút corona gây bệnh chủ yếu ở động vật và có gây bệnh ở ngoài theo 3 chủng gồm: Sars , Mercov và nCov. Trong 3 dịch này, MercoV có tỷ lệ tử vong hơn 54%, Sars hơn 10%, còn nCoV hiện nay khoảng 1,8%. Hiện, đa số các ca tử vong do nCoV đều ở Vũ Hán, Trung Quốc, 1 ca ở Philippines, 1 ca ở Hồng Kông (Trung Quốc) và 2 ca này đều trở về từ Vũ Hán. Vi rút corona lây truyền rất nhanh từ dịch nước bọt của người mang bệnh khi ho, hắt hơi...; lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và lây truyền từ các bề mặt đã bị nhiễm vi rút.
Bộ Y tế họp báo cung cấp thông tin về dịch vi rút nCoV
Vì vậy, việc phòng, chống nhiễm vi rút corona phải thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó phải rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với đám đông... là những biện pháp dễ làm và quan trọng nhất. Người dân cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân trong phòng kín, cần đứng tránh những người có biểu hiện ho, hắt hơi khoảng 1 - 2 m. Đối với những người ho, hắt hơi... cần rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi ho, hắt hơi..., không tụ tập đông người, thường xuyên vệ sinh bề mặt dụng cụ, bàn ghế bằng các chất tẩy thông thường như cồn.
Hiện, thế giới vẫn chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị dự phòng, thuốc điều trị bệnh do vi rút nCoV. Các nhà khoa học cũng chưa phát hiện ra bệnh lây qua thực phẩm...
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, bệnh không lây qua trung gian là động vật nuôi trong nhà, tuy nhiên người dân vẫn phải cảnh giác phòng các bệnh khác từ động vật nuôi trong nhà. Bệnh mắc chủ yếu ở người trên 30 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Tại Trung Quốc, số người mắc bệnh trên nền bệnh sẵn có thường có triệu chứng nặng hơn những người khác.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, bệnh lây nhanh, khó kiểm soát là vì trong thời gian ủ bệnh, người bệnh cũng có thể lây cho người khác, thậm chí có cá thể rất nhạy như chỉ đau cơ, ho nhẹ cũng đã có thể mắc bệnh. Thời gian cách ly 14 ngày được xem là thời gian dài nhất để xác định phòng bệnh, còn thông thường chỉ cần cách ly 10 - 11 ngày.
Trước tình hình hiện nay, Bộ cũng đã lên phương án cho tình huống xấu nhất là dịch bùng phát, đó là bố trí hơn 3.000 giường bệnh sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân tại các địa phương và khoảng 2.000 giường ở Hà Nội.
Ngành y tế cũng đã thực hiện các biện pháp hạn chế và cách ly người trở về từ vùng dịch hoặc người nước ngoài đi qua vùng dịch, khách lưu trú ở cơ sở lưu trú, cách ly hạn chế cả những người tiếp xúc với bệnh nhân, những người tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Hiện, có khoảng 900 người đang được cách ly tại các cửa khẩu, đa số là người Việt Nam.
Thứ trưởng cũng chia sẻ thêm, các chuyên gia y tế nhận định, đỉnh dịch của Trung Quốc sẽ trong khoảng 7 - 10 ngày tới, còn ở Việt Nam, chúng ta đang kiểm soát rất chặt chẽ, thậm chí cả trường hợp đi qua nước thứ 3 từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng không được nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy, chúng ta tin tưởng sẽ ngăn chặn được dịch.
Hồng Thiết
TĐKT - Theo báo cáo của ngành y tế Quảng Ninh, tính đến 18h00 ngày 5/2/2020, trên địa bàn tỉnh có 53/53 mẫu xét nghiệm âm tính với nCoV. Trong đó 20 mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định, 33 mẫu bệnh phẩm do CDC Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm ban đầu.
Đến thời điểm này, có 3 mẫu mới nhận đang chờ phân loại theo quy định (Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 1; Trung tâm Y tế Đông Triều: 1; Bệnh viện Bãi Cháy: 1).
Trước đó, ngành y tế Quảng Ninh lấy 62 mẫu xét nghiệm trên toàn tỉnh, trong đó 29 mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định, 33 mẫu bệnh phẩm do CDC Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm ban đầu.
Tuy nhiên, sau quá trình rà soát số liệu, tổng số ca đã lấy mẫu xét nghiệm đến thời điểm 18h ngày 5/2 là 53 (do 5 mẫu trùng mẫu với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và 4 mẫu Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương loại do phân loại không đủ tiêu chuẩn).
La Giang
TĐKT - Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, Việt Nam thêm ca mắc bệnh thứ 10 nhiễm vi rút nCoV. Bệnh nhân P.T.B., nữ, 42 tuổi, nghề nghiệp: công nhân, địa chỉ: Xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 30/1/2020, ngay sau khi nhận được kết quả ca bệnh đầu tiên dương tính với 2019-nCoV của tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Y tế Vĩnh Phúc đã triển khai ngay các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế trong đó bao gồm việc lập danh sách theo dõi những người tiếp xúc gần, rà soát, xác định những người có liên quan dịch tễ với ca bệnh.
Qua việc rà soát phát hiện bà P.T.B. là một trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh xác định 2019-nCoV la N.T.D. Bằng sự chủ động trong giám sát và phòng, chống dịch, dưới sự vận động và hướng dẫn của Y tế địa phương bệnh nhân B. đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để khám và cách ly cũng như lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm.
Hiện tại bệnh nhân B đang được điều trị cách ly tại khu cách ly Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và đang trong tình trạng ổn định.
Tiền sử dịch tễ: Bệnh nhân có đến nhà bệnh nhân N.T.D chơi trong dịp tết âm lịch và là một trong những người có trong danh sách tiếp xúc gần với ca bệnh N.T.D. do Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Vĩnh Phúc giám sát. Trong các ngày 22/01/2020 và 28/01/2020 bệnh nhân này đến nhà bệnh nhân N. T. D. chơi chúc tết.
Ngày 31/01/2020 bệnh nhân có triệu chứng khởi phát sốt và đến khám và được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên.
Kết quả xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật: Realtime RT – PCR. Nơi thực hiện xét nghiệm: Khoa Vi rút, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Hồng Thiết
Ca nhiễm nCoV thứ 9 tại Việt Nam là bệnh nhân nam ở tỉnh Vĩnh Phúc
TĐKT - Ca nhiễm nCoV tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 30 tuổi, nghề nghiệp: Công nhân. Địa chỉ: Xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Được biết, ngày 30/1/2020, ngay sau khi nhận được kết quả ca bệnh đầu tiên dương tính với 2019 - nCoV của tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Y tế Vĩnh Phúc đã triển khai ngay các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế, bao gồm việc rà soát, xác định những người có liên quan dịch tễ với ca bệnh. Qua đó Sở Y tế Vĩnh Phúc phát hiện ông T. C. P là một trong 8 người trở về từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay, trong đó đã xác định có 4 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới nCoV. Đây là trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh có nguy cơ cao. Bằng sự chủ động giám sát và phòng, chống dịch, dưới sự vận động và hướng dẫn của y tế địa phương, bệnh nhân đã được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được cách ly cũng như lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và đang trong tình trạng ổn định. Tiền sử dịch tễ: Bệnh nhân đã đi cùng 7 người Việt Nam khác do Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (4 người trong số này đã có kết quả xét nghiệm xác định dương tính với nCoV) và cùng trở về Việt Nam ngày 17/1/2020 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài. Họ được đón bằng xe của công ty và di chuyển về trụ sở công ty. Tại công ty, nhóm có tổ chức họp (bao gồm cả bệnh nhân và 7 người Việt Nam cùng đoàn) trước khi di chuyển về nhà riêng. Kết quả xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR. Nơi thực hiện xét: Khoa Virut, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hồng ThiếtTĐKT - Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp đủ vật tư, trang thiết bị cho phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã có Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc làm việc trực tiếp tại các cơ sở sản xuất vật tư y tế với các nội dung sau:
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường kiểm tra khẩu trang y tế
Thứ nhất, đôn đốc đơn vị sản xuất trong nước đẩy nhanh công tác sản xuất, cung ứng khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ và vật tư y tế phòng, chống dịch.
Thứ hai, đánh giá khả năng cung ứng và năng lực sản xuất khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ và vật tư y tế phòng, chống dịch.
Thứ ba, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong việc đẩy nhanh sản xuất và cung ứng của đơn vị.
Theo đó, chiều ngày 3/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và đại diện các bộ, ngành như Cục Quản lý Thị trường, Cục Cảnh sát môi trường y tế... đã đến làm việc tại một số đơn vị sản xuất khẩu trang y tế trên địa bàn Hà Nội trong việc phục vụ phòng chống dịch nCoV.
Phát biểu tại buổi làm việc với các đơn vị, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh nCoV đang có diễn biến phức tạp, nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch sẽ gia tăng, do đó Bộ Y tế cùng các đơn vị liên quan tổ chức đoàn làm việc để nắm bắt tình hình và đôn đốc một số đơn vị sản xuất trong nước đẩy nhanh công tác sản xuất cung ứng khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ và vật tư y tế phòng dịch.
Báo cáo với Thứ trưởng và Đoàn công tác, đại diện Công ty Cổ phần Tanaphar cho biết, quy mô sản xuất của doanh nghiệp đạt 70.000 chiếc khẩu trang ngày. Từ ngày mùng 6 Tết đến nay, các công nhân của công ty đang làm việc hết công suất 24/24h để đẩy nhanh tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường kiểm tra dây chuyền sản xuất khẩu trang
Tại Công ty Cổ phần Đại Uy, báo cáo với Thứ trưởng và Đoàn công tác, đại diện nhà sản xuất cho biết, đối với việc sản xuất khẩu trang thì quan trọng nhất là màng lọc, hiện còn khoảng 6 tạ nguyên liệu màng lọc, nếu các máy hoạt động hết công suất 3 ca/ngày thì quy mô sản xuất đạt khoảng gần 100 ngàn chiếc/ngày. Tuy nhiên, theo đại diện công ty nếu đúng theo tiến độ này thì khoảng trong 10 ngày nữa sẽ hết nguyên liệu để sản xuất. Hiện công ty đang liên hệ tìm nguồn nguyên liệu tại phía Nam, tuy nhiên không biết có mua được nguyên liệu hay không. Đối tác hứa sẽ sớm cũng cấp 5 tấn nguyên liệu.
Giám đốc công ty Cổ phần Đại Uy, Lê Xuân Hiền cho biết, công ty hiện vẫn bán khẩu trang 3 lớp vẫn bán 30.000đ/hộp, 50 chiếc khẩu trang như trước đây, không hề tăng giá. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đầu cơ, công ty chỉ bán cho mỗi nhà thuốc thu mua tối đa 50 hộp, mỗi người dân đến mua chỉ bán tối đa 10 hộp.
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng và Đoàn công tác cả hai đơn vị đều cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Do đó, cả hai đơn vị mong muốn được hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu để tăng cường sản xuất hết công suất. Đồng thời các đơn vị cũng đề xuất, được xem xét giá xuất bán điều chỉnh tăng theo giá nguyên liệu đầu vào tăng.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường đánh giá cao những nỗ lực của hai đơn vị cố gắng sản xuất để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng trong lúc nhu cầu phòng, chống dịch bệnh gia tăng. Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong nước về việc thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, hiện nay Bộ Công thương đang liên hệ tìm nguồn nguyên liệu tại các thị trường Nam Phi, Ai Cập, Ấn Độ... để cung ứng đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, bản thân các đơn vị cũng cần nỗ lực, cố gắng, chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, đồng thời thực hiện chặt chẽ việc cung ứng, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng.
Do đó với tiến độ sản xuất như hiện nay, nguồn cung ứng sẽ ổn định, như vậy sớm sẽ không còn tình trạng đầu cơ và khan hiếm khẩu trang.
Hồng Thiết
TĐKT - Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 9 giờ 00, ngày 4/2, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:
Việt Nam ghi nhận 1 trường hợp mắc mới. Tổng số trường hợp mắc trên thế giới: 20.627, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 20.438. Tổng số trường hợp tử vong: 426, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 425, tại Philippine: 1. Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc: 189.
26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc như sau: Nhật Bản: 20 trường hợp; Thái Lan: 19 trường hợp; Singapore: 18 trường hợp; Hàn Quốc: 15 trường hợp; Hồng Kông (TQ): 15 trường hợp; Úc: 12 trường hợp; Đức: 12 trường hợp ; Mỹ: 11 trường hợp; Đài Loan (TQ): 10 trường hợp; Việt Nam: 9 trường hợp.
Malaysia: 8 trường hợp; Ma Cao (TQ): 8 trường hợp; Pháp: 6 trường hợp; Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 5 trường hợp; Canada: 4 trường hợp; Ấn Độ: 3 trường hợp; Ý: 2 trường hợp; Anh: 2 trường hợp.
Nga: 2 trường hợp; Philippine: 2 trường hợp (1 trường hợp tử vong); Campuchia: 1 trường hợp; Phần Lan: 1 trường hợp; Nepal: 1 trường hợp; Sri Lanka: 1 trường hợp; Thuỵ Điển: 1 trường hợp; Tây Ban Nha: 1 trường hợp.
Hồng Thiết
TĐKT - Khoa Ngoại Phụ khoa – Bệnh viện K đã phẫu thuật nội soi thành công cắt tử cung, cắt toàn bộ âm đạo và vét hạch chậu cho bệnh nhân Lê Thị Th.58 tuổi được chẩn đoán ung thư âm đạo.
Khai thác nhanh bệnh sử của bệnh nhân Th. được biết bệnh nhân thấy xuất hiện máu âm đạo bất thường sau mãn kinh hơn hai tháng nhưng vì ngại và cũng chủ quan nên không đi khám.
Theo bệnh nhân chia sẻ, chỉ đến khi thấy khó chịu nhiều hơn, bệnh nhân mới đến khám tại Bệnh viện K.
BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa chia sẻ, bệnh nhân có khối u tại thành sau âm đạo, 2/3 trên sau âm đạo, cách cổ tử cung 2 cm, kích thước khoảng 1,5 x 4 cm. Ngay sau đó, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm và sinh thiết. Kết quả xét nghiệm, MRI và sinh thiết các bác sĩ kết luận chị Th. bị ung thư âm đạo giai đoạn 1B.
Phim chụp của bệnh nhân Th.
Các bác sĩ cũng cho biết, đây là bệnh lý rất hiếm gặp ở nữ giới, ước tính mỗi năm có chưa đến 1/100.000 người mắc bệnh, chiếm khoảng 2% trong các bệnh lý ung thư phụ khoa, bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi khoảng 50 - 60 và có xu hướng trẻ hóa, thường liên quan đến tình trạng nhiễm virut sinh u nhú ở người (human papillomavirus – HPV).
“Bệnh viện K chuyên điều trị các bệnh lý ung bướu nên thường có rất nhiều ca bệnh hiếm và khó trên cả nước. Bệnh nhân ung thư âm đạo ít gặp, thường đến viện khi ở giai đoạn tiến triển, điều trị chủ yếu bằng tia xạ và hóa chất, nhưng bệnh nhân Th. rất may mắn, khi phát hiện bệnh mới chỉ ở giai đoạn I. Chúng tôi đã giải thích cặn kẽ cho gia đình và lên kế hoạch điều trị chi tiết.
Trước đây, khoa ngoại phụ khoa đã tiến hành phẫu thuật cắt tử cung, cắt toàn bộ âm đạo kèm theo vét hạch chậu qua mổ mở đường bụng và đường âm đạo. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, Bệnh viện K đã ứng dụng phương pháp hiện đại hơn nữa, với kinh nghiệm phẫu thuật nội soi cho hàng ngàn trường hợp điều trị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…
Đặc biệt với mong muốn cải tiến hơn nữa về kĩ thuật, vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả, vừa giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, đảm bảo thẫm mĩ, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi ít xâm lấn cho bệnh nhân Th.” - BS.Chinh chia sẻ.
Trải qua gần ba giờ căng thẳng, kíp phẫu thuật gồm BS Lê Trí Chinh, BS Phạm Thị Diệu Hà, BS Phạm Văn Hoàn đã phẫu thuật thành công, bệnh nhân Lê Thị Th. đã được cắt tử cung triệt căn, cắt toàn bộ âm đạo, nạo vét hạch chậu bằng phẫu thuật nội soi.
Mặc dù trải qua ca mổ phức tạp, nhưng chỉ sau một ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, đỡ đau hơn, vết mổ rất nhỏ đảm bảo tính thẩm mỹ; hiện tại bệnh nhân đã ăn và đi lại bình thường.
Toàn bộ tử cung sau ca phẫu thuật 3 giờ đồng hồ
Về phương pháp mới này, BS Chinh cho biết thêm: “Âm đạo là cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Chiều dài thông thường của âm đạo là 7 -8 cm, chiều rộng thì chỉ khoảng 2 cm ở phụ nữ mãn kinh, phía trước âm đạo là bàng quang và niệu đạo, phía sau là trực tràng, vùng âm đạo có nhiều mạch máu và thần kinh chi phối.
Chính vì cấu trúc giải phẫu đó, nên phẫu thuật cắt âm đạo toàn bộ luôn là 1 thách thức với các bác sĩ ngoại khoa nói chung và bác sĩ ngoại phụ khoa nói riêng. Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư âm đạo là một kỹ thuật khó, lần đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện K cũng như ở Việt Nam.
Kết quả sau phẫu thuật rất khả quan, không những đảm bảo cắt rộng rãi tổn thương để chữa khỏi bệnh mà còn giúp cho bệnh nhân nhanh chóng bình phục sau mổ”.
Bệnh nhân Th.ổn định sau phẫu thuật
Được biết, Bệnh viện K đã triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị các bệnh ung thư đặc biệt có hệ thống phẫu thuật nội soi robot hiện đại nhất thế giới điều trị rất nhiều bệnh lý khối u trực tràng, dạ dày, phổi, thực quản… và cả các khối u ở phụ khoa. BS Chinh cũng khuyên các chị em cần tránh tâm lý e ngại, đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường như ngứa rát vùng kín, ra khí hư, ra máu âm đạo bất thường… để chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.
Hồng Thiết
Trang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 177
- 178
- 179
- 180
- 181
- …
- sau ›
- cuối cùng »