TĐKT – Tính đến 12h ngày 21/4, Việt Nam đã có tổng 216 ca mắc Covid-19 khỏi bệnh.
* Ngày 14/4, Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 bệnh nhân người nước ngoài và 15 bệnh nhân người Việt Nam.
Tại bệnh viện dã chiến Củ Chi có 5 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, trong đó có 3 bệnh nhân người nước ngoài và 2 bệnh nhân người Việt Nam.
* Ngày 15/4, có 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh; 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ. 1 bệnh nhân quốc tịch Anh, điều trị tại bệnh viện dã chiến Củ Chi – TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 6/4/2020; lần 2 vào ngày 8/4/2020 và lần 3 vào ngày 9/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.
* Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Các bệnh nhân ở đây đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 - 3 lần với SARS-CoV-2.
* Tại bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan - Ninh Bình, 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, ngày vào viện: 2/4/2020.
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2: lần 1 vào ngày 10/4/2020; lần 2 vào ngày 12/4/2020 và lần 3 vào ngày 14/4/2020.
* Tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trà Vinh (Bệnh viện dã chiến số 1) có 3 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Cả 3 bệnh nhân này đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 qua 3 lần xét nghiệm liên tiếp, hiện tại sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.
* Ngày 21/4, tại bệnh viện dã chiến Củ Chi 1 bệnh nhân nam đã công bố khỏi bệnh. Ngày vào viện: 7/4/2020 bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh.
Như vậy, đến nay cả nước đã có tổng cộng 216 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
Các bệnh nhân trên đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 qua 3 lần xét nghiệm, hiện tại sức khỏe ổn định, không ho, không sốt, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh và sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Hồng Thiết
Chính trị - Xã hội
TĐKT - Sáng 18/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và Bộ Y tế tổ chức Lễ lhai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, phòng chống Covid-19.
Dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Cùng dự, có: Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; các chuyên gia, đại diện bệnh viện vệ tinh và các doanh nghiệp tham dự qua 8 điểm cầu truyền hình.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự sự kiện
Nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa cho hàng ngàn cơ sở y tế do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel phát triển và tích hợp. Nền tảng này đảm bảo các hoạt động y tế từ xa, như tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh, hội chẩn chẩn đoán hình ảnh, hội chẩn giải phẫu bệnh, hội chẩn phẫu thuật từ xa. Nền tảng sẽ được triển khai miễn phí trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn ra, khi cả nước dang dồn hết sức phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, ứng dụng Bluezone của công ty BKAV là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng, chống dịch. Đột phá ở chỗ, chính quyền không thu thập thông tin của người dân, các thông tin chỉ được lưu trên máy điện thoại của cá nhân. Ứng dụng chỉ ra đúng những người tiếp xúc đủ gần và đủ lâu để có thể lây nhiễm, tránh việc một người bị nhiễm thì cả làng, cả khu bị cách ly. Phần mềm này sẽ mang tính toàn cầu, sẽ được để ở dạng nguồn mở để các quốc gia được chia sẻ, các công ty, các hãng công nghệ lớn như Apple và Google sẽ cùng chung tay phát triển, để người dân được giám sát phần mềm mình đang dùng có an toàn không.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Bộ Y Tế và Bộ TT&TT chính thức bảo trợ ứng dụng Bluezone, khuyến khích mọi người dân sử dụng, để bảo vệ mình và tiếp đó là bảo vệ những người thân yêu gần gũi của mình, bảo vệ cộng đồng, chung tay chống dịch. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan sẽ tiếp tục công bố các phần mềm phòng, chống dịch Covid-19, cũng như các nền tảng, các phần mềm chuyển đổi số cho các lĩnh vực, nhằm giúp Việt Nam thiết lập một trạng thái bình thường mới, góp phần đưa các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường.
Việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa được thực hiện trực tuyến dưới sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nền tảng khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone, đồng thời ghi nhận và biểu dương các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19. Việc ra mắt ứng dụng hôm nay hết sức có ý nghĩa, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ để tự bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế phối hợp đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám, chữa bệnh; phát triển triển các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực y tế như nền tảng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, nền tảng quản trị y tế thông minh; hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế...
Thủ tướng đề nghị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp tục quyết liệt triển khai hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, liên tục đánh giá, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này.
*Tại sự kiện, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện sử dụng Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa để kết nối với Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương, Lào Cai hội chẩn điện tâm đồ và siêu âm từ xa về các bệnh mãn tính cần đi khám; kết nối với Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh hội chẩn CT từ xa đánh giá những trường hợp đột quỵ não để chỉ định điều trị gián tiếp và kết nối trực tiếp với bệnh nhân tại xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương để khám bệnh.
Phương Thanh
Karofi kích hoạt gói tài trợ 10 tỷ đồng cùng cả nước chống dịch bệnh, hạn mặn
TĐKT - Trong 3 tháng đầu năm 2020, Tập đoàn Karofi đã kích hoạt ngay gói tài trợ 10 tỷ đồng nhằm hưởng ứng cùng cả nước trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Đây là hoạt động tiếp nối chương trình “Tận Tâm vì tương lai Việt” từ năm 2015 của doanh nghiệp. Ngày 15/4, Tập đoàn này đã trao tặng trực tiếp các đơn vị đang trực tiếp chống dịch Covid-19 35.000 hộp khẩu trang kháng khuẩn chuyên dụng tương đương với 1,7 triệu lượt sử dụng cho các bệnh nhân và người dân giúp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Ông Trần Mạnh Hiển - Tổng Giám đốc Karofi trao quà trực tiếp cho đại diện bệnh viện Bạch Mai - GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Ông Hoàng Văn Tân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mê Linh đại diện bà con thôn Hạ Lôi nhận quà từ Karofi Trước đó, Karofi cũng đã trao tặng đồng bào miền Tây đang bị ảnh hưởng bởi hạn mặn khốc liệt 4 trạm lọc nước tinh khiết và tổ chức hàng trăm chuyến xe lọc nước lưu động phát hàng triệu lít nước tinh khiết khắp miền Tây. Nghệ sĩ Quyền Linh đồng hành cùng Karofi trong chương trình “Cùng miền Tây chống hạn mặn” Cũng trong tháng 3, 25 máy lọc nước nóng - lạnh Karofi cũng đã được bàn giao cho một số bệnh viện dã chiến trực tiếp cách ly và điều trị Covid-19 để đưa vào sử dụng. Bước sang năm 2020, cả nước đã trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp và gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, cuộc sống của nhân dân. Chưa kể, tại miền Tây nam bộ, hạn hán, nước mặn xâm nhập đỉnh điểm khiến bà con gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất... Hàng ngàn hecta ruộng, vườn bị chết trong khô hạn, nước ngọt - vốn là tài nguyên cơ bản và thiết yếu nhất cũng trở nên cạn kiệt, khan hiếm và "đắt đỏ" hơn bao giờ hết. Dịch bệnh kèm thiên tai khiến cho đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng trầm trọng. Dự án “Tận Tâm vì tương lai Việt” của tập đoàn Karofi Việt Nam với mục tiêu trích một phần lợi nhuận của doanh nghiệp hằng năm, trợ giúp những hoàn cảnh còn yếu thế trong xã hội, góp phần mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Dự án đã bước sang năm thứ 6. Trong quá trình hoạt động, dự án đã tổ chức nhiều chương trình như tặng máy lọc nước cho bà con nghèo ở các “làng ung thư” phía Bắc, các bệnh viện lớn tuyến trung ương, trường học vùng cao, tặng trạm lọc nước sạch cho xã nhiễm phèn Mộ Đức – Quảng Ngãi. Lãnh đạo Karofi cho biết, với gói hỗ trợ của mình, Karofi dành những sản phẩm hàng đầu của doanh nghiệp, có giá trị thực tiễn và hữu ích nhất dành cho các đối tượng được hưởng. Dây chuyền sản xuất khẩu trang gấp rút ngày đêm đáp ứng nhu cầu cung cấp cho thị trường 35.000 bộ khẩu trang kháng khuẩn chuyên dụng đã được trao tận tay bệnh nhân, người dân tại bệnh viện Bạch Mai; thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại khẩu trang được đội ngũ R&D Karofi nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng và tình hình dịch bệnh. Khẩu trang được thiết kế đặc biệt với tấm chụp mềm từ chất liệu TPE, ôm khít trọn toàn bộ vùng mũi và miệng, tạo cảm giác thoải mái mà vẫn giúp ngăn ngừa toàn bộ các giọt bắn từ xung quanh. Màng lọc của khẩu trang được tạo nên từ bốn lớp vải không dệt - thân thiện với môi trường, có phủ nano bạc, không thấm nước tăng tối đa hiệu quả diệt khuẩn, ngăn chặn bụi bẩn và các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể. Thêm nữa, khẩu trang cũng được thiết kế thông minh, có thể dễ dàng thay thế màng lọc mới. 35.000 bộ khẩu trang được trao tặng bao gồm 35.000 chiếc vỏ khẩu trang và 1,7 triệu tấm lọc thay thế, cho phép 1,7 triệu lượt dùng. Đây là một món quà hết sức hữu ích dành cho người bệnh cũng như bà con tại khu vực có nguy cơ cao trong tình trạng khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng đang ngày một khan hiếm. Tiếp nhận món quà này từ Karofi, GS. TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Bạch Mai đánh giá cao sản phẩm "kín khít che được khu vực mũi miệng, đồng thời có một khoảng rộng để thở mà không làm mờ kính khi đeo. Bệnh viện sẽ dùng cho các khu vực có nguy cơ cao." Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp trải nghiệm khẩu trang Karofi Tại miền Tây, các trạm lọc nước lợ, nước nhiễm mặn chuyên biệt có công suất cao từ 1000 - 2000 lít được bàn giao cho chính quyền địa phương và bà con những vùng khó khăn. Bao gồm: Xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, xã Quý Nhị, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, 1 trạm lọc nước biển độ mặn cao lên đến 50 ppt cao đồng hành cùng với ca sĩ Thủy Tiên trong chiến dịch quyên góp cứu miền Tây. Với nguồn nước ở miền Tây, máy lọc nước thông thường không thể sử dụng được, hoặc chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn sẽ hỏng và tắc lõi lọc. Vì vậy mà các máy lọc phải được đội ngũ Karofi tìm hiểu, phân tích rất kỹ nguồn nước, sản xuất riêng biệt phù hợp có thể chịu được độ mặn cao từ 1 cho đến 50 ppt. Các linh phụ kiện nhập khẩu chất lượng cao đặc biệt là màng lọc RO nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Cho nước uống trực tiếp và nấu nướng an toàn. Để phục vụ nhu cầu nước ngọt tức thời và trên diện rộng cho bà con, Doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng triển khai những chuyến xe mang tên “Vì miền Tây thân yêu”, với lộ trình hàng ngàn ki-lô-mét đi khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lọc trực tiếp nước nhiễm mặn thành nước tinh khiết phát miễn phí cho bà con. Thông qua chương trình, hàng trăm nghìn người dân miền Tây được tiếp cận sử dụng nguồn nước tinh khiết đảm bảo sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Giám Đốc Marketing công ty cho biết: Mặc dù tình hình dịch bệnh đang rất khó khăn và hạn chế rất nhiều, song chúng tôi đã huy động toàn bộ nguồn lực lớn, gấp rút để nghiên cứu và phát triển những sản phẩm tối ưu và chất lượng đảm bảo, đều đã được đánh giá và cấp chứng nhận bởi các tổ chức y tế uy tín để có thể mang lại lợi ích, giá trị cao nhất cho người dùng. Vì mục tiêu phát triển song hành cùng xã hội, chúng tôi sẽ hoạt động không lợi nhuận trong suốt thời gian này để cùng Việt Nam chiến thắng đại dịch. Chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch, tập đoàn Karofi tiếp tục dành riêng chính sách bán hàng không lợi nhuận tới các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn nano bạc làm từ thiện với mức trợ giá lên đến 60%. Mọi người dân có nhu cầu mua lẻ sử dụng cá nhân và gia đình sẽ được nhận mức trợ giá 20%. Chi tiết liên hệ: 19006418 hoặc website: https://karofi.com/ Các tổ chức cá nhân liên hệ mua từ thiện liên hệ số điện thoại: 094 884 9888 Phương ThanhTĐKT - Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, ngày 15/4 đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân đến với Mặt trận để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Đến thời điểm này, số tiền, hiện vật ủng hộ và đăng ký ủng hộ tại UBTƯ MTTQ Việt Nam đã lên tới trên 847 tỷ đồng và tại Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố lên tới trên 700 tỷ đồng. Trong đó, số tiền nhắn tin qua Cổng Thông tin Nhân đạo Quốc gia đầu số 1407 đạt trên 142 tỷ đồng.
Thay mặt Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã tiếp nhận ủng hộ từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam số tiền 100 triệu đồng.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp nhận ủng hộ từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Chia sẻ với Chủ tịch Trần Thanh Mẫn về những nỗ lực của Hội Nông dân Việt Nam trước đại dịch Covid-19, ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực ủng hộ phòng, chống dịch; đồng thời có các phương án đảm bảo nông dân ở các vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp an toàn cũng như góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong những ngày cách ly cao điểm.
Hiện nay Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đang tập trung cao độ để ngay sau khi hết dịch Covid-19 sẽ tập trung chỉ đạo hỗ trợ khôi phục sản xuất ở một số vùng khó khăn và một số vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sắp tới, Trung ương Hội cũng phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để xây dựng 18 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp cho tất cả 6 vùng trọng điểm kinh tế để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tăng trưởng tốt hơn.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao những hành động thiết thực của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khi luôn phát huy vai trò là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam và đồng hành cùng Mặt trận trong triển khai các chương trình hành động, các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động.
Đặc biệt trong thời gian qua, giữa lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại do dịch bệnh, mỗi cán bộ Hội đã nỗ lực hết mình vận động mỗi hội viên tập trung sản xuất, kinh doanh, biến những nguy cơ thành cơ hội để sản phẩm người nông dân làm ra đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong nước, khuyến khích “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và khẳng định vị thế của nông sản Việt trong trái tim người tiêu dùng.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ủng hộ 500 triệu đồng
Nhắc tới tấm lòng của 95 triệu người Việt Nam và hơn 4 triệu kiều bào ta ở nước ngoài khi luôn hướng về Tổ quốc trong những ngày này, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, qua gần 1 tháng phát động, số tiền, hiện vật ủng hộ và đăng ký ủng hộ tại UBTƯ MTTQ Việt Nam đã lên tới trên 847 tỷ đồng và tại Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh, thành phố lên tới trên 700 tỷ đồng.
“Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã chạm tới trái tim của mỗi người con đất Việt và cả những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Mỗi người một tấm lòng, một sự sẻ chia để nhân lên sức mạnh và niềm tin trong phòng, chống đại dịch. Lần đầu tiên chưa đầy 1 tháng phát động, số tiền nhắn tin qua Cổng Thông tin Nhân đạo Quốc gia đầu số 1407 đã đạt trên 142 tỷ đồng”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn thông tin.
Trân trọng những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của những người đang ngày đêm căng mình ở tuyến đầu phòng, chống dịch, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cảm động khi nhắc tới các cơ quan chức năng cùng các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe và bảo đảm đời sống vật chất cho hàng ngàn người bị nghi lây nhiễm, phải thực hiện cách ly. Lực lượng quân đội luôn sẵn sàng nhường doanh trại, đồng thời dựng hàng chục lều bạt dã chiến tại mỗi khu cách ly. Hàng ngàn bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra ở tất cả các cửa khẩu trên đường biên giới. Rồi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an suốt ngày đêm tham gia chốt chặn ở những khu vực nghi có dịch hoặc tâm dịch. Trong số những chiến sĩ ấy, có rất nhiều người đã mấy tháng liền, chưa về thăm vợ, con và bố, mẹ... Và cả những cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ y, bác sĩ khi túc trực bên các bệnh nhân ở các bệnh viện trên cả nước.
Khẳng định từ trong gian khó, từ những sự hy sinh đó, Việt Nam đang từng bước khống chế được sự lây lan của đại dịch, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để tiếp thêm nguồn lực cho những người ở tuyến đầu ấy, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ công khai, minh bạch và kịp thời phân bổ số tiền và hiện vật tới đúng đối tượng, đúng địa chỉ đểcùng với Đảng, Nhà nước đẩy lùi đại dịch.
Cùng ngày, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Văn hóa Việt số tiền 40 triệu đồng; Liên đoàn Bóng đá Việt Nam số tiền 500 triệu đồng; Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (Bộ Công An) 50 triệu đồng; Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam hơn 83 triệu đồng; Công ty TNHH Hằng Thu Pharma hơn 160 triệu đồng; Công ty TNHH Meda Hà Nội 100 triệu đồng; lớp vẽ HD - Văn phú, Hà Đông 15 triệu đồng; cửa hàng Mỳ Hàn Quốc ủng hộ 20 triệu đồng.
Mai Thảo
TĐKT - Chiều 15/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn toàn dân đã khắc phục khó khăn, ủng hộ, thực hiện nghiêm chủ trương cách ly toàn xã hội; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt trong phòng, chống dịch; đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà hảo tâm cũng như các cấp, các ngành, địa phương, loại hình doanh nghiệp trong phòng chống dịch cũng như bảm đảm sản xuất, kinh doanh để có mức tăng trưởng trong quý I.
Mặc dù đạt được thành tích nhất định, nhưng trên thế giới, dịch bệnh vẫn hoành hành, số người nhiễm và tử vong tăng cao; trong nước tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong xã hội. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được lơi lỏng, chủ quan, không được phép lơ là, mất cảnh giác.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp
Nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Nếu làm điều gì khinh suất, bị động, sẽ xóa đi thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng cần có biện pháp thận trọng, phù hợp để từng bước đưa nhịp sống trở lại.
Chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở duy trì được sự liên tục của hoạt động kinh tế ở mức độ nhất định, chuẩn bị khởi động lại nền kinh tế trên cơ sở chống dịch thành công.
Kiên định các chiến lược đề ra là ngăn chặn, phát hiện nhanh, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để và điều trị hiệu quả với mục tiêu bao trùm là kiềm chế, kiểm soát tốc độ lây nhiễm ở mức thấp nhất, hạn chế tử vong, đồng thời giảm thiểu tác động đến kinh tế-xã hội.
Trong chỉ đạo, cần từng bước giảm dần các biện pháp giãn cách xã hội một cách thận trọng, đồng bộ, có bước đi phù hợp với hoàn cảnh của mỗi tỉnh, thành phố, mỗi địa phương, để vừa phòng chống dịch hiệu quả tích cực, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm…
Thủ tướng đồng ý phân loại thành 3 nhóm. Các nhóm này không phải bất biến.
Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng; tuy nhiên, cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng hạ tầng, giao thông… Có thể bổ sung các địa phương khác vào nhóm nguy cơ cao nếu trên địa bàn xảy ra lây nhiễm chưa được khoanh vùng.
Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng..., kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.
Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19.
Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16, “nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này”. Việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn.
Thủ tướng yêu cầu các ngành chức năng xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch.
Tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến 30/4. Xem xét giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước. Duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến…; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này để đảm bảo công việc thông suốt, chất lượng, đúng kế hoạch, nhất là những công việc có thời hiệu, thời hạn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15, 16, tránh tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe.
Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63 tỉnh, thành phố để khả năng ứng phó kịp thời hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh.
Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục phổ biến, hướng dẫn người dân những kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ mình và gia đình mình, phản ánh đầy đủ bức tranh của toàn bộ cuộc sống, tránh đưa tin gây tâm lý chủ quan trong nhân dân, vì phía trước chúng ta còn nhiều gian nan, kể cả chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần cứu đói như cứu hỏa, không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn, không vì thủ tục mà kéo dài việc hỗ trợ.
Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ soạn thảo một chỉ thị mới trình Thủ tướng Chính phủ trên các tinh thần nêu trên.
Trang Lê
Đại sứ quán Anh triển khai chuyến bay đặc biệt hỗ trợ công dân Anh hồi hương
TĐKT - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước Việt Nam, đã phối hợp cùng hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines triển khai chuyến bay thương mại đặc biệt tới London (Anh), nhằm đưa hơn 100 công dân Anh, Ireland cùng hành khách từ nhiều quốc gia khác hồi hương. Được tổ chức cùng với sự hợp tác của Đại sứ quán Anh tại Campuchia và Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, chuyến bay khởi hành từ Phnom Penh (Campuchia) vào đêm ngày 13/4, dừng tại Hà Nội để đón thêm hành khách rồi đi tiếp tới London. Không chỉ đáp ứng mong muốn hồi hương của công dân Anh trong hoàn cảnh nhiều đường bay quốc tế bị hạn chế vì Covid-19, chuyến bay còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc củng cố quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Anh. Chuyến bay kết hợp chở hơn 2,5 tấn vật dụng bao gồm 140.000 khẩu trang và các trang thiết bị y tế viện trợ mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã gửi tặng Chính phủ Anh, nhằm hỗ trợ đẩy lùi dịch Covid-19 của Vương quốc Anh. Đại sứ Anh Gareth Ward cùng một số nhân viên Đại sứ quán đã có mặt tại sân bay để tặng cho mỗi hành khách một bộ khẩu trang, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm thủ tục xuất cảnh. Đại sứ Ward chia sẻ: “Tôi rất vui mừng khi thấy hơn 100 công dân Anh trở về nước trên chuyến bay thương mại đặc biệt này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Việt Nam và hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines vì những nỗ lực giúp đỡ Anh đẩy lùi đại dịch Covid-19 cũng như hỗ trợ đưa các công dân Anh trở về nhà.” Toàn bộ phi hành đoàn được trang bị đồ bảo hộ y tế toàn thân. Các hành khách đều được đo thân nhiệt, kiểm tra, phỏng vấn tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu. Hành khách được yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay. Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc vật dụng dùng nhiều lần, Vietnam Airlines không phục vụ suất ăn nóng và tạp chí trên chuyến bay này. Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã và đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc trợ giúp và cung cấp hỗ trợ lãnh sự đối với các công dân Anh bị ảnh hưởng. Đại sứ, Tổng Lãnh sự cùng đội ngũ nhân viên tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục làm việc để hỗ trợ công dân Anh cũng như củng cố mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Tất cả công dân Anh tại Việt Nam hãy theo dõi khuyến cáo đi lại của Bộ Ngoại giao Anh trên trang https://www.gov.uk/foreign-travel-advice/vietnam. Hưng VũTĐKT – Trước những ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng của Chính phủ được quyết định triển khai trên cả nước đã nhận được sự mong đợi lớn từ người dân. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đặt ra là việc hỗ trợ phải được thực hiện công khai, minh bạch và đến nhanh nhất với người thụ hưởng, không để xảy ra tình trạng chính sách chạy lòng vòng.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung, trong quý I/2020 đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp. Đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do rất khó khăn do phần đông đã phải nghỉ việc.
Những suất cơm hỗ trợ, làm ấm lòng những người nghèo trong những ngày dịch Covid -19 diễn biến phức tạp
Trước thực trạng đó, ngành LĐ-TB&XH đã tiến hành đánh giá, khảo sát và kiểm tra thực tiễn ở rất nhiều đơn vị, cơ sở. Nếu tiếp tục đà dịch như thế này thì tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người, nhưng nếu dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ lên đến khoảng 3,5 - 4 triệu người. Bởi vậy, cần có những giải pháp mạnh để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.
Ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đồng thời tổ chức hội nghị trực tuyến quy mô cả nước để triển khai thực hiện. Để công tác hỗ trợ được thực hiện công khai, minh bạch và đến nhanh nhất với người thụ hưởng, ngành LĐ-TB&XH phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 là sẽ triển khai hỗ trợ đến người dân.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo sẽ được thụ hưởng chính sách trong tháng 4. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương. Thời điểm nào có hồ sơ, thì sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng mong muốn nhận được sự tham gia giám sát tích cực của MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn thể và nhân dân, nhằm đảm bảo việc phân bổ sẽ đến với người dân một cách công khai, minh bạch và thuận lợi nhất. Đồng thời tin tưởng với sự kết nối của tinh thần đoàn kết, Mặt trận sẽ cùng với Đảng, Nhà nước củng cố vững chắc hơn nữa niềm tin trong nhân dân, từ đó góp phần tạo thêm nhiều nguồn lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn của dịch bệnh.
Chia sẻ về việc này, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch của UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định: Thời gian qua, trước những khó khăn của đại dịch, tinh thần yêu nước, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam được phát huy mạnh mẽ. Trách nhiệm của nhân dân cùng với Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch được nêu cao. Khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đã xuất hiện rất nhiều tấm gương, nhiều nghĩa cử cao đẹp trong chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Đó là hình ảnh người mẹ Liệt sĩ Nguyễn Thị Ba ở Hà Tĩnh đã 90 tuổi, còng lưng xách 5kg gạo đi bộ đến ủng hộ khu cách ly khiến nhiều người cảm động rơi nước mắt, hay hình ảnh mẹ và vợ liệt sĩ Lê Thị Chi 91 tuổi ở Đà Nẵng yêu cầu con gái chở đến phường để quyên góp số tiền 5 triệu đồng dành dụm bấy lâu từ tiền lì xì và đồng quà của con cháu để ủng hộ phòng, chống dịch. Đặc biệt trong những ngày này, những cây ATM gạo được mọc lên tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… với mong muốn không để ai “đứt bữa” trong giai đoạn khó khăn này….
Vì vậy, khi người dân lao động phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ đã quyết định triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng. Đây là giải pháp kịp thời đáp ứng được sự mong mỏi của người dân trong lúc đại dịch đang diễn biến phức tạp.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, việc phân bổ hỗ trợ cần được công khai, minh bạch, hạn chế tối đa việc trục lợi trong thực hiện chính sách. Chính vì vậy, với vai trò giám sát của mình, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhất là ở cơ sở sẽ tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh để các chính sách hỗ trợ đến được với người dân kịp thời, đúng đối tượng.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khẳng định: “Ở bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền Tổ quốc, việc chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình người có công luôn là những việc làm có ý nghĩa nhân văn cao cả. Bởi giúp mỗi gia đình yên tâm phát triển về kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững và hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là sứ mệnh của những người làm Mặt trận, sứ mệnh của những người làm nhiệm vụ an sinh xã hội”.
Mai Thảo
Plan International Việt Nam hỗ trợ 431 hộ gia đình ứng phó với Covid 19
TĐKT - Nhằm hỗ trợ cho nhóm người yếu thế trong xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19, trong 3 ngày đầu tháng 4 năm 2020, tổ chức Plan International Việt Nam và các đối tác dự án đã ủng hộ hơn 66 triệu đồng tiền cứu trợ cho 431 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc 8 phường dự án tỉnh Thừa Thiên Huế. “Ôi mừng quá, bất ngờ quá!” – chị Hà Thị Ngờ, 27 tuổi xúc động nói lắp bắp khi nhìn bốn đứa con reo mừng nhận gạo và mì từ tay của hai cán bộ tổ chức Plan và Cycad. Chị cũng không nén nổi thở phào nhẹ nhõm khi những lo lắng mấy ngày nay của chị đã nhẹ bớt phần nào. Cán bộ Plan đến từng gia đình để trao những món quà ý nghĩa Trước đây, chị Ngờ thường cùng chồng đi làm thuê, làm mướn, kể cả đi lượm ve chai ngoài đường để kiếm tiền sinh sống. Mỗi ngày thu nhập của hai vợ chồng khoảng 100 - 120 nghìn đồng/ngày, không đủ nuôi 4 đứa con. Nhờ vào nguồn vốn 10 triệu VND được hỗ trợ bởi dự án của Plan, chị Ngờ tự làm nem chả để bán. Nhờ đó, thu nhập của chị và tiền chạy xe thồ của chồng tăng lên được 200 - 220 nghìn đồng/ngày. Nguồn thu nhập ổn định này đã giúp chị chi trả cho cuộc sống thường ngày, các con chị cũng có cơ hội đến trường như bọn trẻ hàng xóm. Thế nhưng, mọi thứ đảo lộn khi giãn cách xã hội được thực thi nhằm khống chế sự lây lan của Covid - 19. Việc bán hàng của chị ở chợ và chạy xe thồ của chồng đều phải dừng lại. Không thu nhập, chị buộc phải sử dụng nguồn vốn vay của dự án để mua lương thực cho gia đình: “Không đi làm thì biết lấy gì mà trả tiền vay? Còn mấy đứa trẻ nữa, tương lai của chúng thế nào?” Đã nhiều đêm chị Ngờ trằn trọc trước viễn cảnh 4 đứa con phải bỏ học để ra đường lượm ve chai kiếm sống như bố mẹ chúng trước đây. Những món quà hỗ trợ từ tổ chức Plan và các đối tác dự án tuy không nhiều, nhưng thực sự ý nghĩa với chị Ngờ và gia đình trong khoảng thời gian này. Gánh nặng cơm áo cho các con phần nào đã nhẹ bớt, chị Ngờ còn mừng hơn nữa khi biết rằng chị sẽ không phải lo lắng về lãi suất cho khoản tiền vay trong ít nhất 3 tháng tới. Chị Ngờ là một trong số những người được hỗ trợ vay vốn thuộc khuôn khổ dự án “Vì một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Plan International Việt Nam cùng đối tác Cycad và Codes triển khai thực hiện. Trong đại dịch Covid-19, những người như chị Ngờ và gia đình, cùng các nhóm người yếu thế trong xã hội khác như người lao động có thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo phải chịu nhiều ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Cuộc sống thường ngày vốn bấp bênh, nay lại càng bấp bênh hơn khi nhiều người mất việc làm, không có bảo hiểm y tế cũng như nguồn thu nhập thay thế. Nhằm hỗ trợ cho nhóm người yếu thế trong xã hội ứng phó với đại dịch, trong 3 ngày từ 7 đến 10/04/2020, tổ chức Plan International Việt Nam cùng với đối tác dự án là tổ chức Cycad và Codes đã ủng hộ hơn 66 triệu VND để cứu trợ cho 431 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc 8 phường dự án tỉnh Thừa Thiên Huế. Những gói cứu trợ bao gồm lương thực, thực phẩm khô (gạo, mì ăn liền) đã được trao tận tay cho các hộ gia đình. Đại diện Tổ chức Plan International Việt Nam cho biết, sẽ cam kết cùng nỗ lực để không bỏ ai lại phía sau. Mai ThảoTiếp nhận tấm lòng của người dân cả nước với công cuộc phòng, chống dịch bệnh
TĐKT - Ngày 14/4, UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp tục tổ chức tiếp nhận ủng hộ phòng, chống Covid-19 từ các đơn vị, tổ chức. Theo đó, UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ từ Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội 300 triệu đồng; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) 315 triệu đồng; Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ I Hà Tây ủng hộ 100 triệu đồng; gia đình ông Nguyễn Khắc Minh, bà Nguyễn Thị Duyên tại 97 Phan Đình Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội ủng hộ 10 tấn gạo; dòng họ Trần Việt Nam ủng hộ 100 triệu đồng; Hiệp hội các đơn vị kinh doanh nhựa Tiền Phong 226 triệu đồng; Công ty cổ phần Luckybest Việt Nam 200 triệu đồng; gia đình ông Hoàng Văn Hùng, phòng 11.18 tòa nhà S2 Vinhome Skylake Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ủng hộ 40 triệu đồng. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội ủng hộ 300 triệu đồng Tại buổi tiếp nhận, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBT Ư MTTQ Việt Nam đánh giá cao tinh thần tương thân tương ái, chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Đồng thời cam kết, toàn bộ số tiền, hàng mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước gửi đến Mặt trận để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được Mặt trận phân bổ kịp thời, đảm bảo không sảy ra sai sót, thất thoát. Trao đổi với đại diện Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Chủ tịch Trần Thanh Mẫn khẳng định, số tiền ủng hộ này mang ý nghĩa lớn, thể hiện sự đồng lòng, chung tay và quyết tâm của bà con giáo dân khi cùng với Đảng, Nhà nước có thêm nguồn lực để đẩy lùi dịch bệnh. Từ những đóng góp này, số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 chuyển tới UBTƯ MTTQ Việt Nam đã đạt trên 845 tỷ đồng, trong đó số tiền ủng hộ bằng nhắn tin thông qua Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia đầu số 1407 là trên 142 tỷ đồng. Chia sẻ với bà con giáo dân khi năm nay Lễ Phục sinh diễn ra trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thay mặt UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đã thân ái gửi thư chúc mừng tới các vị trong hàng giáo phẩm, các vị chức sắc, tu sĩ cùng toàn thể đồng bào Kitô hữu Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh, với tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống "tốt đời, đẹp đạo", các giáo hội và đồng bào Kitô hữu đã và đang chung sức cùng nhân dân cả nước chủ động, tích cực tham gia việc phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể ở các cộng đồng và cơ sở tôn giáo, góp phần hiệu quả kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại Việt Nam. Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) ủng hộ 315 triệu đồng Nhắc tới diễn biến của đại dịch COVID-19 trong những ngày gần đây, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, vui mừng trước những kết quả đó nhưng nhân dân không được có tư tưởng chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Hiện tượng tái nhiễm của một số bệnh nhân đang diễn ra, nguy cơ bùng phát những ổ dịch mới vẫn còn đang rình rập. Chính bởi vậy, hơn lúc nào hết, nhân dân cả nước cần chấp hành nghiêm những chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ và những quy định của Bộ Y tế, thực hiện được điều đó thì Việt Nam mới sớm vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay và nhân dân sẽ không còn bủa vây bởi nỗi lo dịch bệnh. Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn, với trách nhiệm của mình trước Giáo hội và đất nước, Mục sư, Hội trưởng Nguyễn Hữu Mạc sẽ tiếp tục vận động đồng bào phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết cùng toàn dân hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động; trước mắt là hưởng ứng Lời kêu gọi "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19" của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam bằng những hành động thiết thực; phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành, MTTQ và các đoàn thể ra sức thi đua hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Cám ơn tình cảm của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn dành cho Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Mục sư, Hội trưởng Nguyễn Hữu Mạc bày tỏ, tự hào là thành viên của Mặt trận, luôn coi Mặt trận là ngôi nhà chung của các tôn giáo. Trước lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, bà con giáo dân trong Hội thánh với tấm lòng và nghĩa cử của mình, mỗi người một sự chung tay mang theo mong muốn góp thêm nguồn lực trong những ngày khó khăn của đại dịch. Thục AnhBạn bè quốc tế đánh giá cao công tác phòng, chống Covid-19 của Hà Nội
TĐKT - Được xác định là điểm nóng của dịch bệnh Covid-19, là một trong những địa phương có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất nước, trong 3 tháng qua, Hà Nội luôn quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, cao hơn một mức so với cả nước. Hà Nội luôn chủ động điều tra, khoanh vùng, dựa vào người dân để có thông tin và sự vào cuộc của cả hệ thống từ y tế xã, phường đến thành phố; phối hợp chặt chẽ với cơ quan trung ương để thực hiện giám sát, bao vây, khoanh vùng, xử lý, triển khai các biện pháp cách ly xã hội, cách ly y tế… Do đó, đến nay thành phố cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Chủ động điều tra, khoanh vùng, thực hiện cách ly PGS. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác Bộ Y tế phân công hỗ trợ Hà Nội cho biết: “Tiếp xúc với bạn bè quốc tế, họ đánh giá rất ngưỡng mộ công tác chống dịch Covid-19 của Hà Nội. Tuy đông dân và phức tạp về mặt dịch tễ nhưng công tác phòng, chống dịch tại Thủ đô được triển khai rất quyết liệt. Với hơn 3 tháng cầm cự mà chúng ta ở mức độ như này là rất tuyệt vời. Gia đình tôi là công dân Thủ đô, cũng rất tự hào về điều đó và cảm thấy cực kỳ yên tâm khi Hà Nội triển khai các biện pháp như vậy, đạt được kết quả như bây giờ”. BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội thường xuyên cung cấp thông tin và chỉ đạo hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Thời gian qua, Hà Nội đã làm quyết liệt việc giám sát, phát hiện, điều tra, khoanh vùng xử lý ổ dịch. Đã phát hiện các trường hợp dương tính và khống chế được. Với ổ dịch lớn nhất tại Bệnh viện Bạch Mai, từ 2 trường hợp dương tính là cán bộ y tế bệnh viện, thành phố đã xác định đây là ổ dịch diễn biến phức tạp và có các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ. Trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc đã ghi nhận 48 trường hợp dương tính hoặc có liên quan. Riêng Hà Nội có 13 ca và 11 ổ dịch liên quan trực tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai được bao vây xử lý, không để dịch lây lan. Ngày 12/4, UBND quận Đống Đa đã ra quyết định kết thúc cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, từ công tác khoanh vùng kịp thời ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã phát hiện ra bệnh nhân 243 và các bệnh nhân khác liên quan; từ đó kịp thời khoanh vùng ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh và Bệnh viện Thận Hà Nội. Thành phố đã tiến hành cách ly y tế đối với toàn bộ thôn Hạ Lôi, kể từ ngày 8/4 đến hết ngày 5/5 (28 ngày); thực hiện 127 test nhanh tại Bệnh viện Thận Hà Nội, đến nay đã cho kết quả âm tính với Covid -19. Với sự chỉ đạo quyết liệt, hỗ trợ chuyên môn cũng như vật chất của trung ương, thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể, đơn vị cá nhân, những ngày qua, toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi được lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành phun khử khuẩn toàn thôn, bà con nhân dân thôn Hạ Lôi yên tâm thực hiện nghiêm quy định… Chủ tịch UBND xã Mê Linh (huyện Mê Linh) Tạ Quang Thái cho biết, đến ngày 13/4, trên địa bàn thôn Hạ Lôi có 10 trường hợp dương tính Covid-19, hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sức khỏe các bệnh nhân ổn định. Tại xã chuyển cách ly tập trung 396 trường hợp trường hợp tiếp xúc F1, trên địa bàn có hơn 1.000 trường hợp tiếp xúc F2 cách ly tại nhà. Quyết liệt các biện pháp triển khai sát thực tiễn, chặt đứt “chân lây nhiễm” Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng: Hà Nội và cả nước đã chuyển sang giai đoạn dịch lây lan ra cộng đồng. Chiến lược đã có thay đổi từ ngăn chặn ở giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 là bao vây, khoanh vùng cách ly, xử lý kịp thời. Do đó, để dịch bệnh không lây lan ra diện rộng, cần thực hiện nghiêm các giải pháp, đặc biệt là cách ly xã hội nghiêm túc để bảo vệ được thành quả trong thời gian qua thành phố đã nỗ lực chung với cả nước. Đề cập tới ổ dịch thôn Hạ Lôi, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu rõ: Nhân dân vùng này trồng khoảng 100 héc-ta hoa cung cấp trong địa bàn thành phố. Trong đó, hoa cúc chủ yếu cung cấp cho các nhà tang lễ, làm vòng hoa để phục vụ cho các đám tang. Nhóm này sẽ trực tiếp tiếp xúc với nhiều người. Bên cạnh đó là những người mua bán hoa (chủ yếu là bán lẻ) ở các chợ sẽ có nguy cơ lây nhiễm Covid -19. Việc vận chuyển hoa cho các tỉnh thực hiện bằng máy bay, ô tô thì chủ yếu đến những người lái xe, bốc vác. Vì vậy, thành phố cần phân tích rõ từ việc cung cấp, nhu cầu của từng loại hoa đặc thù của vùng này để khoanh vùng cụ thể lại. Nếu làm tốt việc xác định rõ và cách ly các đối tượng từ F1 đến F3 tại nhà, thì có thể chặt "chân nguồn lây nhiễm". Lấy mẫu bệnh phẩm từ người dân ở Hạ Lôi - Ảnh: Hải Lý Từ đó, UBND TP Hà Nội đã đề nghị các quận và các huyện, đặc biệt là các huyện có chợ hoa Mê Linh; Đông Anh, quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và quận có nhà tang lễ là: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy cần rà soát, theo dõi kỹ những người thuộc nhóm nguy cơ trên. Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Y tế phải rà soát, thông tin cho tất cả các hiệu thuốc với các trường hợp đến mua thuốc cảm, ho, sốt… phải yêu cầu khai báo y tế; thông tin kịp thời cho trạm y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm. Nếu hiệu thuốc nào để sót trường hợp nào sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật, tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn. Cùng với sự quyết liệt của chính quyền và nhân dân Thủ đô, Hà Nội cũng đề xuất Bộ Y tế nên công bố sớm các ca nhiễm bệnh Covid-19 nhằm loại bỏ tâm lý chủ quan trong nhân dân; giúp địa phương kịp thời khoanh vùng và ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn. Cùng với đó, Hà Nội đề nghị tổ công tác của Bộ Y tế sớm nghiên cứu, đưa ra đánh giá, cảnh báo về các đối tượng, độ tuổi dễ lây nhiễm Covid-19, giúp các đơn vị chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Hưng VũTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 149
- 150
- 151
- 152
- 153
- …
- sau ›
- cuối cùng »