TĐKT - Chiều 4/1, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Trung tâm Thông tin Báo Xây dựng và các cơ quan hữu quan tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 14 - năm 2021.
Gặp mặt báo chí giới thiệu chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 14 - năm 2021
Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 14 sẽ diễn ra ngày 10/1/2021 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp vào 20h10' trên VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được tổ chức nhằm mang đến cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những món quà ý nghĩa, thiết thực, đồng thời tri ân các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm qua.
Nhân dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trao bằng khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2020.
Trước đó, chiều cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam sẽ gặp mặt 50 đại biểu là các nhà tài trợ tiêu biểu đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động vì trẻ em năm 2020 trong chương trình "Tri ân những tấm lòng vàng", đồng thời kêu gọi sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng đồng sức, đồng lòng trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cả nước có điều kiện sống và phát triển tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Hoàng Văn Tiến cho biết: Chương trình "Mùa xuân cho em" là hoạt động thường niên của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Qua 13 lần tổ chức, chương trình đã huy động được hơn 1.200 tỷ đồng và hỗ trợ cho gần 1 triệu lượt trẻ em, thông qua các chương trình: Cấp học bổng, cung cấp hệ thống nước sạch, hỗ trợ phẫu thuật trẻ em mắc các bệnh dị tật tim bẩm sinh, dị tật về mắt, dị tật vận động; xây dựng lớp học, nhà nội trú cho trẻ em vùng khó khăn, miền núi; giúp đỡ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ; cứu trợ kịp thời cho các em vùng thiên tai, bệnh dịch... Dự kiến, chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 14 – năm 2021 sẽ tiếp nhận khoảng 100 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, nhờ sự ủng hộ, đồng hành và tin tưởng của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, nên dù trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID -19 và thiên tai, bão lũ, năm 2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vẫn huy động được nhiều nguồn lực để trợ giúp hàng triệu trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Qua 28 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam các cấp đã huy động được gần 7.200 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 33 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc. Với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, tháng 11/2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, trong tổng số gần 26 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, do đó, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội để các em có được cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn...
Phương Thanh
Chính trị - Xã hội
TĐKT - Năm 2020, toàn ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó đạt nhiều kết quả ấn tượng trên nhiều phương diện. Trong đó, nhiều kết quả đã tạo dấu ấn rõ nét, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần nâng cao vị thế ngành BHXH Việt Nam ở trong nước cũng như quốc tế. Dưới đây là những kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam đã đạt được trong năm 2020:
Một là, ngành BHXH Việt Nam hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức công bố ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số
Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19 và bão lũ liên tiếp tại miền Trung - Tây Nguyên đã tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, ngành BHXH Việt Nam đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, luôn đổi mới sáng tạo hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao.
Hai là, công tác đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng chính sách luôn được thực hiện chính xác, kịp thời, linh hoạt, thuận tiện.
Đảm bảo quyền lợi người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và luôn được ngành thực hiện chính xác, kịp thời, linh hoạt và thuận tiện.
Đặc biệt, năm 2020, trước tình hình dịch bệnh, thiên tai phức tạp, để quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất, BHXH Việt Nam luôn trăn trở, theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT.
Ba là, BHXH Việt Nam công bố “Ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động.
Đảng bộ cơ quan BHXH Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VII nhiệm kỳ 2020 - 2025
Thực hiện Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương, hướng tới xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách, BHXH Việt Nam luôn quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành.
Bốn là, ngành BHXH Việt Nam hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công mức độ 4.
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai các dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Ngày 15/12/2020, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 3968/BHXH-CNTT triển khai bổ sung 9 DVC trực tuyến mức độ 4 dành cho tổ chức và cá nhân trên Cổng DVC của ngành. Theo đó, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp các DVC mức độ 4 cho tất các thủ tục hành chính của ngành.
Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, được người dân và doanh nghiệp ghi nhận và ủng hộ.
Năm là, ngày 4/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2020/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Sáu là, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, BHXH Việt Nam tổ chức thành công: Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước ngành BHXH Việt Nam lần thứ V.
BHXH Việt Nam tổ chức thành công lễ ra quân tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trong phạm vi cả nước
Đảng bộ cơ quan BHXH Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VII nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Với phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Đại hội đã phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; phấn đấu xây dựng ngành ngày càng phát triển, đóng góp nhiều thành tựu cho sự nghiệp an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Tiếp đó, cũng trong năm 2020, BHXH Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước ngành BHXH Việt Nam lần thứ V.
Đại hội đã tổng kết, đánh giá kết quả, thành tựu phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho 1.400 tập thể trong toàn ngành.
Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao trình độ, kỹ năng, thay đổi tác phong phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức toàn ngành.
Với phương châm lấy người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT làm trung tâm phục vụ, BHXH Việt Nam luôn xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, đưa công nghệ thông tin vào các quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thời gian giải quyết; thực hiện công khai 27/27 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam và Cổng DVC quốc gia. Kết quả các TTHC đã tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí đối với người dân và doanh nghiệp.
Tám là, ngành BHXH Việt Nam chung tay phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Ngành BHXH Việt Nam; cùng cả nước hướng về đồng bào miền Trung ruột thịt.
Năm 2020, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, toàn ngành BHXH Việt Nam chung tay cùng cả nước góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, khắc phục khó khăn do bão lũ liên tiếp tại miền Trung - Tây Nguyên.
Ngoài việc nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành đã tự nguyện đóng góp với số tiền 2 tỷ đồng để ủng hộ “Quỹ phòng, chống dịch COVID-19”.
Chín là, hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam tổ chức thành công Lễ ra quân trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2020 là năm đầu tiên Chính phủ chính thức lấy tháng 5 là Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân theo quy định tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Mười là, bảo hiểm xã hội Việt Nam - 25 năm xây dựng và phát triển.
Để nhìn lại các thành tựu sau 25 năm xây dựng và phát triển, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW và nhiệm vụ công tác năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.
Hồng Thiết
TĐKT - "Việt Nam thành công trong phòng, chống COVID-19" được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thành công nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng, chống COVID-19 với chi phí thấp nhất” là sự kiện đầu tiên trong 10 sự kiện y tế và phòng, chống dịch năm 2020 vừa được Bộ Y tế công bố.
Thứ nhất, Việt Nam thành công trong phòng, chống COVID-19.
Ngành Y tế chung tay chống Covid
Với chiến lược “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị”, Việt Nam đã thực hiện được cách ly cho hơn 730.000 người; thực hiện xét nghiệm cho 1,7 triệu người; triển khai 1608 điểm chốt biên giới với gần 10.000 người bám biên từ Tết Canh Tý đến nay.
Thứ hai, triển khai Đề án “Khám chữa bệnh từ xa”, kết nối 1000 điểm trong 45 ngày.
Tính đến cuối năm 2020 hơn 1.500 cơ sở y tế đã được kết nối. Đề án mở ra một giai đoạn mới trong chẩn đoán và điều trị, với hai mục tiêu là tất cả cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện, được hỗ trợ chuyên môn liên tục; mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên và khi cần thiết.
Thứ ba, ngành y tế đạt được những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực ngoại khoa.
Tiêu biểu là ca mổ tách cặp song sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh; lần đầu tiên ghép ruột thành công tại Bệnh viện Quân y 103; ca ghép đa tạng đa trung tâm: Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện cùng lúc ca ghép đa tạng từ một người hiến ở Vũng Tàu cho các bệnh nhân tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện Việt Đức trong 10 ngày thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng. Những thành tựu này khẳng định trình độ y học của Việt Nam.
Thứ tư, Bộ Y tế được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Là một trong hai bộ đưa 100% dịch vụ công cấp 4 lên môi trường mạng kết nối với cổng dịch vụ và cổng quốc gia; ứng dụng trí tuệ nhân tạo sử dụng hình ảnh X-quang phổi trong hỗ trợ chẩn đoán COVID-19; Việt Nam đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống dịch COVID-19, như tờ khai y tế điện tử, ứng dụng truy vết Bluezone, bản đồ an toàn COVID-19, chẩn đoán điều trị COVID-19 từ xa.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Chuyển đổi số ngành y tế sáng ngày 30/12 bấm nút khai trương Mạng kết nối y tế Việt Nam - Nền tảng y tế cơ sở V20 và Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử
Thứ năm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã được thông qua với hai dấu ấn: Là luật duy nhất được trình và thông qua trong một kỳ họp Quốc hội (khóaXIV) và là một trong ba luật được 100% đại biểu Quốc hội có mặt thông qua.
Trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV và hơn 150.000 người khỏi tử vong liên quan đến HIV/AIDS. Việt Nam là một trong bốn quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới (ba nước kia là Anh, Đức và Thụy Sĩ).
Thứ sáu, hình ảnh đẹp về cộng đồng quan tâm và sẻ chia trong dịch bệnh.
20 tỷ tin nhắn (SMS) với những khuyến cáo phòng, chống dịch, kêu gọi sẻ chia đã được Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông gửi tới người dân trong thời gian phòng, chống COVID-19.
Thứ bảy, ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12 do Việt Nam đệ trình được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.
Thứ tám, 90,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 28 giường bệnh trên 10 nghìn người dân. Các chỉ số này cho thấy hai chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ giao đã đạt và vượt. Phương thức chi trả bảo hiểm y tế theo ca bệnh lần đầu được triển khai thí điểm thành công, sẽ được nhân rộng ra toàn quốc vào năm 2021.
Thứ chín, thể lực người Việt có chuyển biến tích cực. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 do Viện Dinh dưỡng và Tổng cục Thống kê thực hiện, chiều cao đạt được ở nam thanh niên là 168,1 cm và ở nữ giới là 156,2 cm. Mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955 - 1995.
Thứ mười, Việt Nam liên tục duy trì bền vững mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trong suốt 14 năm qua.
Đạt và duy trì bền vững mức sinh thay thế như hiện nay, dân số sẽ ổn định, góp phần làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, kéo dài giai đoạn dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Hồng Thiết
TĐKT - Năm 2020 là một năm có nhiều hoạt động nổi bật và tích cực của ngành Dân số với 6 chương trình lớn thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện. Cùng với đó là những sự kiện và dấu mốc quan trọng của công tác dân số thời gian qua. Tạp chí Thi đua Khen thưởng xin trân trọng điểm lại các nội dung này.
Thứ nhất, Việt Nam đã đạt và liên tục duy trì bền vững mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trong suốt 14 năm qua. Duy trì mức sinh thay thế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển bền vững của đất nước. Đạt và duy trì bền vững mức sinh thay thế như hiện nay, dân số sẽ ổn định, sẽ góp phần làm giảm một phần mất cân bằng giới tính khi sinh, kéo dài giai đoạn dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và cải thiện chất lượng dân số góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Việt Nam đã đạt và liên tục duy trì bền vững mức sinh thay thế
Thứ hai, 6 chương trình lớn thực hiện Nghị quyết 137/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện: Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030.
Thứ ba, hội thảo về Dân số và phát triển nhân Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2020 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững". Tại Hội thảo, các chuyên gia và đại biểu các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tổ chức chính trị, xã hội đã có báo cáo tham luận và trao đổi các nội dung trọng tâm về dân số và phát triển. Chủ trì Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn một lần nữa khẳng định: "Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới là dấu mốc quan trọng đánh dấu việc chuyển trọng tâm trong công tác dân số từ DS-KHHGĐ sang dân số và phát triển. Các kết quả của công tác dân số đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các địa phương và trên khắp cả nước".
Thứ tư, tổng kết 5 năm thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Qua 5 năm thực hiện, chính sách này được thực hiện có hiệu quả, không những hỗ trợ động viên phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số mà còn giúp người dân thực hiện đúng chính sách dân số.
Thứ năm, ngày 18- 19/11/2020, tại Hà Nội, tổ chức Hội thảo quốc tế về Tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm thúc đẩy già hoá năng động và sức khỏe tâm thần người cao tuổi trong ASEAN trong khuôn khổ năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Người di cư với chủ đề "Tiếng nói của người di cư trong đại dịch COVID-19".
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến nhóm đối tượng người di cư. Trong đó, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã chỉ đạo quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư.
La Giang
Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thi đua Khen thưởng
TĐKT - Chiều 31/12, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức công bố và trao Quyết định của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương bổ nhiệm ông Nguyễn Công Hoan giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thi đua Khen thưởng; ông Nguyễn Văn Thuật giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang chủ trì buổi lễ. Ông Đỗ Ngọc Toàn, Phó Vụ trưởng điều hành Vụ Tổ chức Cán bộ công bố quyết định bổ nhiệm Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang chúc mừng tập thể Tạp chí Thi đua Khen thưởng và Vụ Pháp chế - Thanh tra được kiện toàn thêm lãnh đạo. Đồng thời chúc mừng đồng chí Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Thuật, hai đồng chí đều được trưởng thành và có thời gian công tác lâu dài tại Ban. Trưởng ban mong hai đồng chí sẽ nỗ lực, phấn đấu để xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, sớm bắt nhịp với công việc mới, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, đề nghị hai đơn vị tiếp tục giúp đỡ hai đồng chí trong công tác chuyên môn để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý trên cương vị mới. Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập cho đồng chí Nguyễn Công Hoan và Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra cho đồng chí Nguyễn Văn Thuật Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó Tổng Biên tập Nguyễn Công Hoan trân trọng cám ơn Đảng ủy, lãnh đạo Ban và lãnh đạo Tạp chí Thi đua Khen thưởng đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trong công tác và ghi nhận sự nỗ lực của bản thân. Trưởng ban Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang trao hoa chúc mừng Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thi đua Khen thưởng Nguyễn Công Hoan và Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Nguyễn Văn Thuật Đồng chí Nguyễn Công Hoan khẳng định với lãnh đạo Ban và tập thể Tạp chí Thi đua Khen thưởng sẽ luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, cố gắng trong công tác, giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tân Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thi đua Khen thưởng Nguyễn Công Hoan phát biểu tại lễ công bố Tân Phó Tổng Biên tập Nguyễn Công Hoan mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Ban, của các cơ quan, đơn vị trong Ban, của lãnh dạo và tập thể Tạp chí Thi đua Khen thưởng để tiếp tục xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hồng ThiếtHội nghị Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Nội vụ năm 2020
TĐKT - Sáng 31/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ năm 2020. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và đồng chí Vũ Đăng Minh - Chủ tịch Công đoàn Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ năm 2020 Thực hiện quy định về hoạt động dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội nghị thường niên tại khối cơ quan Bộ để báo cáo kết quả hoạt động trong năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021. Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu triển khai Nghị quyết XIII của Đảng và Chính phủ khóa XV, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó, Bộ Nội vụ đề ra phương châm hành động của năm là “Kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”. Theo đó, toàn ngành Nội vụ tiếp tục nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, bám sát thực tiễn, hành động quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, xây dựng dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn và các văn bản, đề án được cấp có thẩm quyền giao đảm bảo tiến độ, chất lượng. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao Cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2020 Thứ hai, chỉ đạo, tổ chức tốt công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo phân công của Hội đồng bầu cử Quốc gia; tổng kết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Thứ ba, chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của Chính phủ và phù hợp với cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thanh Trà trao Bằng khen cho 21 tập thể nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo; có cơ chế lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Thứ năm, tiếp tục triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động theo Nghị quyết số 27-NQ-TW Hội nghị Trung ương 7, khóa XII; hoàn thiện việc xây dựng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thứ sáu, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm; tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 26-NQ/TW “Bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt; bồi dưỡng toàn diện về kỹ năng; định kỳ cập nhật kiến thức mới theo từng nhóm đối tượng”. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thanh Trà trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho các cá nhân Thứ bảy, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; đổi mới phương pháp đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS). Thứ tám, tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời phát hiện, giới thiệu, biểu dương, tôn vinh gương “Người tốt, việc tốt”, tuyên truyền các mô hình mới, nhân tố mới, cách làm hay, hiệu quả để kịp thời động viên, tạo sức lan tỏa, có hiệu ứng tích cực trong cộng đồng thi đua học tập, lao động, sản xuất, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Thứ chín, đẩy mạnh công tác đối ngoại về tôn giáo, chủ động tham gia các diễn đàn về tôn giáo quốc tế và khu vực; hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Thứ mười, đẩy mạnh thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia; tổ chức thực hiện lưu trữ điện tử trong các cơ quan nhà nước; lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia; thực hiện sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam. Thứ mười một, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hệ thống chính sách phát triển thanh niên đã được quy định tại Luật Thanh niên (sửa đổi). Thứ mười hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật; theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn xử lý văn bản trái pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ. Tại Hội nghị, 13 đơn vị đã nhận cờ là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Nội vụ; 21 tập thể nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ; 19 cá nhân nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ và 55 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ. Hồng ThiếtTổng hội Y học Việt Nam (THYHVN) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập từ năm 1955. Trải qua 65 năm hoạt động, Tổng hội đã trưởng thành vững mạnh, đóng góp nhiều giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây (2011 - 2020), Tổng hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, quy tụ và phát huy khả năng của các hội thành viên, tích cực triển khai các hoạt động, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao và đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; công tác tư vấn, phản biện xã hội; tổ chức các lớp tập huấn về y đức, y nghiệp, xử trí các sự cố y khoa, phối hợp với các hội chuyên khoa tổ chức các hội nghị khoa học, đào tạo lại, cập nhật kiến thức y khoa cho các hội viên... Những hoạt động đó đã góp phần khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Hội đóng góp vào thành công của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch THYHVN phát biểu khai mạc Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ IX, năm 2020
Nhìn lại những bước tiến của Tổng hội trong thời gian qua, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch THYHVN cho biết: “Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh được chú trọng. Tổng hội đã tập trung kiện toàn, củng cố các hoạt động của Văn phòng, đưa hoạt động của Văn phòng đi vào nền nếp, kỷ cương, chuyên nghiệp hơn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các hội thành viên để triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Tổng hội và Bộ Y tế; ban hành các quy chế hoạt động của Văn phòng. Trong vòng 10 năm, Tổng hội đã vận động thành lập thêm được 13 Hội Y học địa phương và 5 Hội Chuyên khoa Trung ương. Như vậy, hiện nay Tổng hội đang quy tụ 107 hội thành viên (gồm 49 Hội Chuyên khoa Trung ương và 58 Hội Y học tỉnh/thành phố) với hàng trăm nghìn hội viên gồm các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng là hội viên của các hội thành viên và của Tổng hội”.
Song song đó, Tổng hội đã tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin truyền thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú để người dân hiểu, nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Nhất là trong đợt chống dịch Covid-19, Tổng hội Y học Việt Nam đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đánh giá cao, là một trong những đơn vị đã chủ động tham gia tích cực, góp sức cùng Chính phủ, các cấp, bộ, ngành triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và đã thu được nhiều kết quả tích cực trong việc ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Dấu ấn nổi bật nhất của Tổng hội trong 10 năm qua là đã huy động được trí tuệ tập thể của các chuyên gia đầu ngành, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế. Tổ chức hội thảo, nghiên cứu, góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật, thành lập các đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở y tế của nhiều tỉnh/thành phố; thành lập đoàn chuyên gia đánh giá việc thực hiện Quỹ Khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), từ đó kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế các giải pháp quản lý và sử dụng Quỹ KCB bảo hiểm y tế có hiệu quả, các báo cáo kiến nghị được các cơ quan quản lý đồng thuận, được đánh giá cao. Phối hợp với Bộ Y tế, thành lập đoàn chuyên gia đánh giá chất lượng bệnh viện và công bố (trong đó có chất lượng xét nghiệm) theo tiêu chí của Bộ Y tế. Các đoàn đã đi đánh giá một cách độc lập, khách quan và khoa học.
Ngoài ra, Tổng hội luôn chú trọng việc phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các hội thành viên, các chuyên gia tổ chức các lớp tập huấn cho các bác sĩ, điều dưỡng ở các tỉnh/thành phố về chủ đề: Y đức, y nghiệp, xử trí các sự cố y khoa và kinh nghiệm phòng, chống Covid-19. Hằng năm, THYHVN phối hợp với nhiều Hội Chuyên khoa Trung ương tổ chức các Hội nghị khoa học toàn quốc thường niên, mỗi hội nghị có khoảng 500 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự đã thành công tốt đẹp; đã khuyến khích, tạo điều kiện để các Hội Chuyên khoa Trung ương và Hội Y học địa phương tổ chức các Hội nghị khoa học theo từng chuyên ngành; phối hợp với các Hội Chuyên khoa, các bệnh viện tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, tập huấn, đào tạo về chuyên môn, cập nhật các kiến thức y học cho các cán bộ y tế và các hội viên. Đồng thời bảo đảm duy trì xuất bản Tạp chí Y học Việt Nam, Tạp chí Revue Medicale với chất lượng tốt phục vụ cho các cán bộ y tế trên cả nước và các nước trong Hội Y học các nước Đông Nam Á; kế thừa xây dựng và biên soạn cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam của nhiệm kỳ trước theo kế hoạch với chất lượng tốt.
THYHVN tổ chức Hội nghị trực tuyến Hội Y học các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống Covid-19 “Masean: Stronger Together Against Covid-19”, tháng 12/2020
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế luôn được Tổng hội Y học Việt Nam quan tâm đẩy mạnh với nội dung phong phú và đa dạng. Thông qua hoạt động này, Tổng hội đã duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác ổn định, thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác với các đối tác truyền thống như: Tổ chức Y tế Thế giới trong các vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe, Quỹ học bổng TAKEDA của Nhật Bản,… Thực hiện tốt vai trò của Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á (MASEAN), nhiệm kỳ 2018 - 2020. Tăng cường mối quan hệ, hợp tác quốc tế với Tổ chức TAKEDA (Nhật Bản), là thành viên tích cực của Hội Y học các nước Đông Nam Á (MASEAN) và Hội Y học Thế giới (WMA).
Khép lại một giai đoạn phát triển rực rỡ, Tổng hội Y học Việt Nam đã vinh dự hai lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất: Lần 1 năm 2011, lần 2 năm 2015; Bộ Y tế tặng Cờ thi đua; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Cờ thi đua; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bức trướng “Vì sự nghiệp y học Việt Nam”, Cờ thi đua và Bằng khen. Những danh hiệu, phần thưởng cao quý đó là động lực quan trọng để Tổng hội Y học Việt Nam tiếp tục phấn đấu, cống hiến, mang đến những giá trị mới cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời kỳ phát triển tiếp theo.
TĐKT - Chiều ngày 30/12, Văn phòng chính phủ đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm vận hành cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCQG) và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2700”. Đến dự, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện một số địa phương...
Tại Hội nghị, Tổng cục Thuế được đánh giá cao về sự nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), điện tử hóa thủ tục hành chính, đồng thời thực hiện tích hợp dịch vụ công mức độ 3,4 lên cổng DVCQG theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đến nay, Tổng cục Thuế đã tích hợp được 150 thủ tục hành chính lên cổng DVCQG, đạt 161% kế hoạch Chính phủ, Bộ Tài chính giao, hoàn thành trước kế hoạch 5,6 tháng.
Tổng cục Thuế được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Đặc biệt, trong tháng 6/2020, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công an, Cục Đăng kiểm – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các ngân hàng triển khai dịch vụ điện tử thứ 1000 trên Cổng DVCQG (dịch vụ khai, nộp, đăng ký điện tử ô tô, xe máy cho cá nhân trên toàn quốc). Khi sử dụng dịch vụ, người dân sẽ không phải đến cơ quan thuế, ngân hàng mà chỉ cần đến cơ quan công an để làm thủ tục cấp biển và nhận đăng ký xe. Qua thời gian ngắn triển khai, đã có khoảng 200.000 giao dịch liên quan đến khai nộp điện tử lệ phí trước bạ ô tô, xe máy gửi đến cơ quan thuế.
Cũng nằm trong chương trình Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 2700 trên cổng DVCQG. Đây là dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính điện tử trên cổng DVCQG do Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai, các ngân hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán xác định yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng giải pháp kỹ thuật để triển khai. Chỉ trong thời gian rất ngắn bắt đầu từ tháng 9/2020, các đơn vị đã phối hợp để hoàn thiện cung cấp dịch vụ đúng thời hạn và đã giúp người dân giảm 3 lần đi lại đến bộ phận một cửa, ngân hàng. Người dân chỉ phải đến nộp hồ sơ và đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa.
Theo thống kê, hàng năm ngành Thuế tiếp nhận khoảng 4 triệu hồ sơ liên quan đến việc chuyển nhượng, chuyển quyền về nhà đất của cá nhân, hộ gia đình. Với quy trình mới này, việc thanh toán nghĩa vụ tài chính trên Cổng DVCQG đã mang lại hiệu quả rất lớn, ngoài việc tạo thuận lợi cho người dân trong việc thanh toán nghĩa vụ tài chính ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thì nếu cả 4 triệu hồ sơ đều được thanh toán nghĩa vụ tài chính điện tử sẽ giúp giảm được 6 triệu ngày lao động, tiết kiệm được chi phí lớn cho xã hội.
Đánh giá kết quả sau hơn 10 năm triển khai điện tử hóa công tác kê khai, nộp thuế đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngành thuế đạt được những thành tựu hết sức to lớn với tỷ lệ khai thuế điện tử của doanh nghiệp đạt 99,9%, tỷ lệ nộp thuế điện tử đạt 98,9%.
Tại Hội nghị, Tổng cục Thuế đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia.
Hồng Thiết
TĐKT - Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ long trọng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của ngành Nội vụ. Chủ trì Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Cùng dự Hội nghị có lãnh đạo của các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với trên 450 đại biểu tại điểm cầu Bộ Nội vụ và gần 3.000 đại biểu tại 63 điểm cầu địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Hội nghị đã thông qua báo cáo Tổng kết 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; tập trung thảo luận, thống nhất và làm rõ những kết quả nổi bật, bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai hiệu quả công tác nội vụ trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Ghi nhận những thành quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Nội vụ đã đạt được một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công tác trong 5 năm vừa qua, cụ thể:
Thứ nhất, công tác xây dựng thể chế được tập trung chỉ đạo quyết liệt, theo đó tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành nhiều nghị quyết, văn bản, đề án quan trọng giúp cho Chính phủ tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nội vụ bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến
Thứ hai, công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính và sự nghiệp có nhiều tiến bộ mới, theo đó, tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ, ngành và địa phương góp phần thúc đẩy tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan các cấp trong việc quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (đạt 10,01% đối với biên chế công chức, 11,98% biên chế sự nghiệp, 12,49% cán bộ, công chức cấp xã).
Thứ ba, công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố có bước đột phá quan trọng, với kết quả nổi bật: Trong 2 năm 2019 - 2020, toàn ngành Nội vụ đã tham mưu cấp có thẩm quyền tiến hành sáp nhập cấp huyện, cấp xã ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, giảm được 8 huyện; 557 xã, đồng thời giảm được 38.369 thôn, tổ dân phố so với thời điểm năm 2015. Đây là kết quả có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, là cơ sở để các địa phương tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bên cạnh đó, ngành Nội vụ cũng tham mưu Chính phủ hoàn thành việc giải quyết dứt điểm các vấn đề địa giới hành chính chưa thống nhất giữa các địa phương do lịch sử để lại.
Thứ tư, công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cơ bản phù hợp với vị trí việc làm; có cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong cơ quan hành chính. Kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước được chấn chỉnh, các vi phạm được xử lý kịp thời; quan tâm rà soát công tác bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo đúng theo quan điểm chỉ đạo của Đảng.
Thứ năm, công tác cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ rệt. Đến nay, 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, xử lý văn bản trên môi trường điện tử, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, một số lĩnh vực, ngành quản lý đã có nhiều chuyển biến quan trọng, thiết thực, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước trong những năm qua. Bộ đã chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ điện tử, tạo hành lang pháp lý cho công tác văn thư, lưu trữ điện tử phát triển, hội nhập và tiến tới Chính phủ điện tử. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào công tác văn thư, lưu trữ, qua đó, góp phần đưa hoạt động này vào nền nếp và phát huy tốt giá trị tài liệu lưu trữ được xã hội ghi nhận.
Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được đảm bảo ngày càng tốt hơn, phát huy được nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Công tác thi đua, khen thưởng có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng; việc thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở đã thực sự phát huy và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, củng cố vững chắc mối quan hệ tổng thể “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Công tác bình đẳng giới đạt nhiều tiến bộ nhất là về nữ cán bộ, công chức, viên chức, nữ doanh nhân, nữ trí thức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Chính sách phát triển thanh niên Việt Nam từng bước được hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên. Tổ chức hoạt động của hội, quỹ được quan tâm, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hội, quỹ; tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động đúng hướng và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đề nghị toàn ngành Nội vụ phải thẳng thắn đánh giá và nhìn nhận khách quan về một số hạn chế để khắc phục và đề ra những giải pháp cụ thể, khả thi, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với tinh thần cầu thị, vì mục tiêu xây dựng nền hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ ý kiến chỉ đạo sâu sắc, toàn diện của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và phát động phong trào toàn ngành Nội vụ ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng cấp và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2025.
Với sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã quyết định tặng Cờ thi đua của Bộ Nội vụ cho 6 đơn vị dẫn đầu, 25 đơn vị và 51 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua ngành Nội vụ năm 2020.
Hồng Thiết
Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước
TĐKT - Chiều ngày 29/12, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc điều động, bổ nhiệm đối với ông Nguyễn Văn Vỹ giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ. Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chủ trì buổi lễ. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn chúc mừng tập thể Tạp chí Tổ chức nhà nước được kiện toàn thêm lãnh đạo. Đồng thời chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Vỹ được lãnh đạo Bộ tin tưởng, tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tổ chức nhà nước. Đồng chí Nguyễn Văn Vỹ đã có thời gian công tác tại Bộ lâu dài, có kinh nghiệm trong công tác báo chí và truyền thông, là người luôn giữ vững phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng, tiếp tục nỗ lực rèn luyện, học tập, phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo Tạp chí Tổ chức nhà nước tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, bồi dưỡng các thế hệ kế cận về phẩm chất, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, tiếp tục giúp đỡ tân Phó Tổng Biên tập trong công tác chuyên môn để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý trên cương vị mới. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Vỹ Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó Tổng Biên tập Nguyễn Văn Vỹ trân trọng cảm ơn tập thể Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ trong công tác và ghi nhận sự phấn đấu của bản thân. Đồng thời, cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và phối hợp trong công tác của tập thể lãnh đạo, công chức Văn phòng Bộ trong thời gian qua. Đồng chí Nguyễn Văn Vỹ khẳng định với lãnh đạo Bộ và tập thể Tạp chí Tổ chức nhà nước sẽ luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, cố gắng trong công tác, giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tân Phó Tổng Biên tập Nguyễn Văn Vỹ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Bộ, của các cơ quan, đơn vị trong Bộ, của lãnh đạo và viên chức Tạp chí Tổ chức nhà nước để tiếp tục xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hồng ThiếtTrang
- « đầu tiên
- ‹ trước
- …
- 121
- 122
- 123
- 124
- 125
- …
- sau ›
- cuối cùng »