Thế là cũng đến ngày Nam phải tạm biệt mẹ, tạm biệt Hương, tạm biệt các bác, các anh và đặc biệt là làng chài thân yêu để lên đơn vị, tiếp tục làm lính nghĩa vụ. Chiều hôm qua đã có bữa cơm chia tay rồi và Nam cũng nói với mọi người Nam muốn tự đi, không muốn ai phải đưa tiễn như hồi lần đầu Nam đi nhập ngũ tân binh.
Buổi sớm, nước biển rút tít ở xa để lại khoảng cát mênh mông vô tận. Nam đeo ba lô bước đi trên con đường nhiều cát sỏi. Tạm thời phải rời xa nơi này khiến Nam có chút bồi hồi không nỡ.
Đám trẻ làng chài đang chơi trò xây lâu đài bằng cát và vỏ ốc. Những đứa bé thân hình nhỏ nhắn, đen nhẻm nhưng khoẻ mạnh. Nam đứng nhìn chúng và chợt khẽ cười rồi mạnh mẽ bước đi.
Thoắt cái Nam đã ở đơn vị Cảnh sát biển nơi cậu và rất nhiều anh em trạc tuổi đang làm lính nghĩa vụ.
Phòng Nam có 6 người, mỗi người một quê khác nhau. Anh em rất chan hòa, vui vẻ. Có thể kể đến Tân hài hước, Quân biết tuốt, Minh kute, Khang hay lang thang và Dũng lúa. Nam thân nhất với Dũng. Đó là một chàng trai quê lúa Thái Bình, chân chất giản dị và luôn dậy sớm nhất phòng.
Sáng sớm tinh mơ, Nam và Dũng chạy thể dục thể thao trong sân.
Vừa chạy, Dũng vừa hỏi.
Dũng: Ông có biết chế độ chính sách và quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển không? Bố tôi điện lên hỏi mà tôi có biết gì đâu để trả lời.
Nam: Đợt về quê mọi người cũng hỏi đủ thứ nên lên đây tôi cũng có tìm hiểu, và biết sơ sơ.
Dũng: Vậy nói cho tôi biết với.
Nam: Theo điều 34 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước cấp bậc, quân hàm, nâng lương, hạ bậc lương, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, chế độ phục vụ, thôi phục vụ, chế độ chính sách, quyền lợi và các quy định khác đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Dũng: Quy định kĩ nhỉ, nào là bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng quân hàm… Tôi nghe một lúc mà rối luôn rồi. Vậy còn có quy định gì nữa không ông?
Nam: Cũng theo điều luật thì: “Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ”.
Dũng: Vậy là khi làm nhiệm vụ, chúng ta sẽ được hưởng những chính sách chế độ phù hợp đúng không?
Nam: Đương nhiên.
Dũng: Quá tốt rồi! Để lúc nào rảnh tôi gọi lại nói cho bố tôi biết cho ông yên tâm.
Nam: Bố mẹ nào cũng thế luôn lo lắng cho con cái.
Dũng: Ừ. Ông biết ước mơ trong tương lai của tôi là gì không?
Nam: Được làm việc trong quân đội đúng không?
Dũng: Gần đúng, là chúng ta sẽ là những đồng nghiệp và có thể sẽ được lên tàu tuần tra làm nhiệm vụ.
Nam: Để thực hiện được ước mơ thì phải nỗ lực nhiều lắm.
Dũng: Nhưng có ai đánh thuế ước mơ đâu.
Dũng lấy một cái que và vẽ lên nền cát hình ảnh con tàu Cảnh sát biển.
Dũng: Ông biết không, tôi đã không ít lần mơ thấy mình mặc quân phục, đội mũ và đứng trên tàu lướt ra biển tuần tra, cảm giác vô cùng thích thú.
Nam: Còn tôi chỉ mới tưởng tượng, chứ chưa lần nào mơ thấy mới đau chứ.
Dũng: Tôi với ông cùng quyết tâm nhé!
Dũng đưa tay ra chờ đợi. Nam vui vẻ nắm lấy. Cả hai nắm tay nhau thật chặt thể hiện sự quyết tâm. Nam nhìn thấy trong mắt Dũng là sự rực lửa quyết tâm và cùng chí hướng. Cả hai tiếp tục vừa chạy vừa hô thật vui vẻ.
Tự nhiên trong lòng Nam thấy háo hức và vui vô cùng. Còn gì vui hơn nếu sau này Nam với Dũng sẽ là những đồng đội, đồng chí mang trên mình quân phục của Cảnh sát biển.
Cuộc sống luôn phải có ước mơ và nỗ lực để biến ước mơ thành hiện thực, hành trình đó có thể sẽ nhiều gian nan, nhiều chông gai thử thách nhưng Nam có một niềm tin mãnh liệt là sẽ thành hiện thực ở một tương lai không xa.
Cảnh sát biển Việt Nam