Phong trào thi đua

Bộ Xây dựng phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19

TĐKT - Ngày 10/9, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt trong toàn ngành theo hình thức trực tuyến với chủ đề  “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Lễ phát động có sự tham gia của 120 điểm cầu, bao gồm các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc của các địa phương; các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì và phát động thi đua tại điểm cầu Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát động thi đua đặc biệt “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Phát biểu tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; triển khai các Kết luận của Bộ chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 14/8/2021; Bộ Xây dựng phát động phong trào thi đua đặc biệt “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” nhằm khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nỗ lực vượt khó của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cùng chung sức với các cơ quan trung ương và địa phương, các cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, vừa thực hiện phòng, chống dịch hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng; vừa bảo đảm duy trì hoạt động, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất ngành Xây dựng duy trì được mức tăng trưởng khá, tăng 5,59% so với cùng kỳ năm 2020. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được đẩy mạnh, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng cho người dân và doanh nghiệp… Bên cạnh đó, ngành Xây dựng cũng đã chung tay, sớm xây dựng các thiết kế điển hình, hướng dẫn tổ chức thi công và trực tiếp thi công xây dựng các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung tại các địa phương phải thực hiện giãn cách, đặc biệt là các địa phương khu vực phía Nam, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu số lượng giường bệnh cho công tác phòng, chống dịch cấp bách. Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bộ do Thứ trưởng Lê Quan Hùng là tổ trưởng, đã trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và một số địa phương khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ. Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam Nguyễn Thị Thủy Lệ phát biểu tại buổi lễ. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá cao những kết quả bước đầu đạt được trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị, doanh nghiệp ngành Xây dựng, đồng thời nhận định: Tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Xây dựng trong thời gian tới cũng sẽ hết sức nặng nề, khó khăn; thách thức đối với ngành Xây dựng ngày càng gay gắt hơn nữa. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao phải có tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, nỗ lực vượt bậc hơn nữa để từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành tập trung thực hiện tốt 9 nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Xây dựng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng. Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa to lớn của Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thông tin khách quan, kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, thông qua đó giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu, tin tưởng và chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19. Tổ chức, phát động các phong trào, chiến dịch thi đua đặc biệt bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng và của cơ quan, đơn vị, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực tiễn; phấn đấu hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch công tác của ngành Xây dựng và của cơ quan, đơn vị. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của ngành Xây dựng. Thi đua đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch; tiếp tục có biện pháp thiết thực, cụ thể hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động, nhất là ở vùng có dịch từng bước vượt qua khó khăn trong đại dịch; làm tốt công tác an sinh xã hội. Thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đại dịch để gây rối, chống phá. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những quy định của Bộ Y tế. Xây dựng kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch Covid-19 tại trụ sở Bộ và các cơ quan, đơn vị; thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả Chiến lược vắc xin phòng Covid-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm sớm đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt phòng, chống Covid-19 của Bộ Xây dựng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 các cấp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để triển khai nhanh các bệnh viện dã chiến tại các địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm thực hiện phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật. Tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm của Bộ Xây dựng, của từng cơ quan, đơn vị; đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các nhiệm vụ, chương trình, đề án được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm triệt để, chống lãng phí tại các cơ quan, đơn vị. Đại diện lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn ngành Xây dựng ký giao ước thi đua trong phòng, chống dịch Covid-19. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống vẻ vang của ngành Xây dựng, đoàn kết, đồng lòng, phát huy trí tuệ, nỗ lực cao nhất vượt qua khó khăn, thử thách, thi đua lao động, học tập, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; quyết tâm đẩy lùi, chiến thắng đại dịch Covid-19, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của ngành Xây dựng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Lễ phát động, thay mặt Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Thị Thủy Lệ kêu gọi toàn thể cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động toàn ngành xây dựng nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, tận tâm hơn nữa để tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát động; đoàn kết để cùng vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đã đề ra, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2021 của từng cơ quan, đơn vị và toàn ngành, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu sớm đẩy lùi dịch bệnh và chiến thắng đại dịch... Phương Thanh

Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua đặc biệt

TĐKT – Ngày 7/9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Phát động phong trào thi đua đặc biệt: “Ngành TT&TT đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” theo hình thức trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến Hội nghị được tổ chức kịp thời nhằm khơi gợi truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nỗ lực vượt khó khăn của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành TT&TT, góp phần đưa đất nước vượt qua đại dịch COVID-19. Thời gian qua, ngành TT&TT  đã có nhiều đóng góp trong phòng, chống đại dịch Covid-19, đặc biệt trong đợt bùng phát lần thứ 4 với biến thể Delta lây lan rất nhanh, nhất là tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Công tác thông tin tuyên truyền được tăng cường, đã thành lập Tiểu Ban Truyền thông thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19; tổ chức bộ phận truyền thông tiền phương tại TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp viễn thông đã có chính sách hỗ trợ cước viễn thông cho người dân lên tới 10.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp công nghệ số đã chung tay xây dựng Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 Quốc gia. Ngành TT&TT đã hỗ trợ kịp thời, khẩn cấp 500 nghìn gói quà an sinh cho hàng trăm nghìn người vô gia cư tại TP Hồ Chí Minh, hỗ trợ hàng triệu tờ báo cho bà con TP Hồ Chí Minh trong những ngày giãn cách tăng cường… Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế, truy vết COVID-19. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành tiếp tục nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, khích lệ, thúc đẩy phong trào thi đua đạt hiệu quả cao nhất. Các hình thức thực hiện phong trào thi đua linh hoạt, không máy móc; đổi mới, sáng tạo nhằm góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu kép mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Phong trào thi đua của ngành phải được tổ chức và phát động sâu rộng đến từng tập thể, cá nhân nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi. Việc tổ chức phong trào thi đua phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức và bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng. Công tác khen thưởng bảo đảm kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, những gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thôngPhan Tâm đã phát động phong trào thi đua của ngành với các nội dung trọng tâm: Thi đua thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phát huy sáng kiến, giải pháp ổn định, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, huy động các nguồn lực trong toàn ngành phục vụ công tác phòng, chống đại dịch, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Thi đua đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống của cán bộ, công nhân viên chức, đặc biệt là các gia đình chính sách, người có công,...; tiếp tục có biện pháp thiết thực, cụ thể hỗ trợ cho người lao động, nhất là ở vùng có dịch vượt qua khó khăn. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đại dịch để đưa thông tin giả, sai sự thật nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; gây rối, chống phá nỗ lực phòng, chống dịch của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19; tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu, tin tưởng, thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp triển khai... Nguyệt Hà  

Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19

TĐKT - Nhằm khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nỗ lực vượt khó của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Xây dựng, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua đặc biệt “Ngành Xây dựng đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Thi công bệnh viện dã chiến 500 giường dành cho hồi sức tích cực tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (ảnh: Bộ Xây dựng) Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành hưởng ứng, phát động, tổ chức phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề, nội dung, hình thức phù hợp, tạo động lực khích lệ, động viên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực tham gia thi đua, đẩy lùi sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, duy trì và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội; chăm lo đời sống, sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Triển khai phong trào thi đua đặc biệt, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành Xây dựng sẽ thực hiện các nội dung chủ yếu: Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kểt luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Xây dựng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Xây dựng. Trong đó, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa to lớn của Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 ngày 29/7/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19, thông qua đó giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu, tin tưởng và chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19. Tổ chức, phát động các phong trào, chiến dịch thi đua đặc biệt bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng và của cơ quan, đơn vị, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực tiễn; phấn đấu hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch công tác của ngành Xây dựng và của cơ quan, đơn vị. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của ngành Xây dựng. Thi đua đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch; tiếp tục có biện pháp thiết thực, cụ thể hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động, nhất là ở vùng có dịch từng bước vượt qua khó khăn trong đại dịch. Thi đua giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; chủ động đấu tranh với các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng tình hình đại dịch để gây rối, chống phá. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những quy định của Bộ Y tế. Xây dựng kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch Covid-19 tại trụ sở Bộ và các cơ quan, đơn vị; thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả Chiến lược vắc xin phòng Covid-19 theo sự chỉ đạo của Chính phủ nhằm sớm đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt phòng, chống Covid-19 của Bộ Xây dựng và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế đặc thù để triển khai nhanh các bệnh viện dã chiến tại các địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các nhiệm vụ, chương trình, đề án được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; triển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm triệt để, chống lãng phí tại các cơ quan, đơn vị. Phương Thanh

Phát động phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”

TĐKT - Sáng 6/9, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”. Chương trình diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và được truyền trực tuyến tới 100 điểm cầu, trong đó có 83 điểm cầu thuộc LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành. Dự chương trình có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Ủy viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Phạm Đức Toàn. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” của Thủ tướng Chính phủ. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động thi đua Phát biểu tại Lễ phát động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 với sự xuất hiện của các biến chủng mới có những diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Toàn hệ thống chính trị và nhân dân cả nước đã đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm thực hiện các giải pháp phòng, chống đại dịch. Cán bộ, đoàn viên công đoàn các cấp trong cả nước đã chủ động, trách nhiệm, tận tâm, vượt khó, cống hiến, hy sinh để bảo vệ sức khỏe của CNVCLĐ. Đoàn viên, người lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chấp hành tốt các chủ trương, giải pháp về công tác phòng, chống dịch, chấp nhận khó khăn, đồng cam, cộng khổ để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Đã có nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch được các cấp công đoàn triển khai hiệu quả, nhiều tấm gương cán bộ công đoàn xung phong đi vào tâm dịch, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, nỗ lực ngày đêm vì người lao động. Mặc dù sản xuất, lao động trong điều kiện khó khăn, dịch bệnh nhưng đã có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả, lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thử thách, cần phải có sự đoàn kết, đồng lòng, sự sẻ chia, tích cực vượt khó, sự sáng tạo và quyết tâm cao nhất của cán bộ, đoàn viên, người lao động để sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch. Các đại biểu dự Lễ phát động thi đua tại điểm cầu Hà Nội Tại Lễ phát động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động, các cấp công đoàn cả nước tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm: Tuyên truyền trong CNVCLĐ và các cấp công đoàn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch; về truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước của dân tộc; về hành động có trách nhiệm của công dân vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “ai ở đâu, ở đó” ở những nơi giãn cách xã hội.  “Mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ là một chiến sĩ”: Chủ động nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện và vận động, thuyết phục đồng nghiệp và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt trong thực hiện nguyên tắc 5K và chiến lược vắc xin, thực hiện giãn cách xã hội; đồng cam, cộng khổ, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, địa phương và đất nước; hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tích cực tham gia lao động, sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần sớm ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và đời sống; không bị kích động, lôi kéo, gây rối và thực hiện các hành vi trái pháp luật. “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”: Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch Covid-19 và trong sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận động đoàn viên, CNVCLĐ nêu cao tinh thần đồng cam, cộng khổ để thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch; bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng cho đoàn viên, CNVCLĐ. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc, sớm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động; gắn bó với doanh nghiệp, yên tâm sản xuất, bảo vệ nhà máy tuyệt đối an toàn. Các cấp công đoàn có các hình thức sáng tạo, huy động nguồn lực chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ gặp khó khăn, nhất là đoàn viên, người lao động trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch; có cách làm hay, giải pháp sáng tạo đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu thực tiễn và diễn biến của dịch tại các địa phương. Tăng cường phát huy các mô hình có hiệu quả như: “Tổ An toàn Covid-19”, “Siêu thị 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng”, “Nhà trọ 0 đồng, “ATM gạo miễn phí”, “Nghĩa tình công đoàn”, “Bếp ăn nghĩa tình”… Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức công đoàn các cấp, chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch; xác định rõ trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh của từng cán bộ công đoàn vào thời điểm khó khăn, thử thách với tinh thần “Tất cả vì đoàn viên, người lao động”. “Tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, triệu người như một, đồng cam, cộng khổ, trách nhiệm hơn, tích cực hơn, tận tâm hơn nữa, vượt mọi khó khăn, thử thách, ra sức thi đua nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu sớm đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi sản xuất”, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kêu gọi. Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, từ “tâm dịch” Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Trần Thị Diệu Thúy khẳng định quyết tâm cao của đội ngũ CNVCLĐ, cán bộ công đoàn thành phố đồng lòng cùng chính quyền thành phố, doanh nghiệp và cả nước sớm kiểm soát và chiến thắng đại dịch Covid-19 để khôi phục sản xuất đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Trong đó, các cấp công đoàn TP Hồ Chí Minh sẽ chủ động phối hợp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, phương án, cơ sở vật chất chuẩn bị trở lại khôi phục sản xuất; tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua trong lao động sản xuất, phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại doanh nghiệp với chủ đề “Xây dựng vùng xanh an toàn sản xuất - an toàn phòng dịch”, các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội “Mỗi đoàn viên công đoàn là một tình nguyện viên - Mỗi công đoàn cơ sở một chương trình tình nguyện”, phát huy nhân rộng các mô hình: Túi thuốc cho F0; suất cơm nghĩa tình công đoàn hỗ trợ các hộ khó khăn, lực lượng phòng, chống dịch; mô hình tư vấn sức khỏe, tâm lý phòng ngừa dịch bệnh Covid-19; đội tiếp ứng thực phẩm tận nhà cho đoàn viên, người lao động; đường dây nóng “An sinh công đoàn”; mô hình đi chợ hộ cho đoàn viên; mô hình “Oxy trao tay, tâm hồn rộng mở”, mô hình “An toàn phòng, chống dịch, an toàn sản xuất”, mô hình “Câu lạc bộ chủ nhà trọ miễn, giá thuê trọ”… Mai Thảo

Phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt

TĐKT - Trước thềm khai giảng năm học mới 2021 - 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên. Trong Thư, Chủ tịch nước ôn lại bức thư cuối cùng nhân dịp bắt đầu năm học mới vào tháng 10 năm 1968, Bác Hồ đã căn dặn ngành Giáo dục cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. “Đã 53 năm, ngành Giáo dục của chúng ta giờ đây đang đối diện với những thử thách rất lớn do đại dịch COVID-19 diễn ra khắp toàn cầu. Nhưng hơn lúc nào hết, tôi tin tưởng ngành Giáo dục, đặc biệt là đội ngũ các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống thi đua, vượt lên khó khăn, học tập và rèn luyện thật tốt như lời Bác dạy năm xưa.” – Chủ tịch nước nhấn mạnh. Với tinh thần, niềm tin đó, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn cùng với những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được thời gian qua. Đồng thời, bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đến ngành Giáo dục, các gia đình giáo viên, học sinh, sinh viên ở những địa phương dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là với những gia đình gặp phải xáo trộn cuộc sống quá lớn do dịch bệnh và cả những mất mát về sức khỏe, người thân. Chủ tịch nước viết: “Tôi hiểu, với người làm thầy, làm cô và với các em học sinh, sinh viên, việc không thể đến lớp vào mùa tựu trường là cả một sự trống trải đi liền với nỗi buồn sâu sắc. Chúng ta tự hào vì có những bác sỹ đồng thời cũng là giáo viên, những em sinh viên, nhất là sinh viên ngành Y, đang ngày đêm miệt mài ở tuyến đầu chống dịch.” Nhân dịp khai giảng năm học 2021 - 2022, Chủ tịch nước thân ái gửi tới các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã, đang công tác trong ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên cả nước lời thăm hỏi ân cần, lời chúc tốt đẹp nhất. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, nhiều học sinh, sinh viên đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn do phong tỏa, giãn cách. Việc học trực tuyến còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những gia đình thiếu các điều kiện, phương tiện để học trực tuyến. Tất cả chúng ta đều rất lo lắng và đồng cảm khi chứng kiến cảnh những F0, F1 là các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học, thậm chí là bậc mẫu giáo, những thiếu niên, nhi đồng phải rời gia đình, làng xóm để đi điều trị hoặc cách ly tập trung; do vậy đã bị ngắt quãng việc học. Chủ tịch nước đề nghị ngành Giáo dục, cùng các ngành, các cấp cần lưu ý, có những hành động tương xứng với tình hình dịch bệnh và có những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực, đặc biệt là nguy cơ một số học sinh, sinh viên bị tụt hậu so với các bạn đồng trang lứa. Hơn bao giờ hết, toàn xã hội, cả hệ thống chính trị cần sát cánh hơn nữa, lắng nghe, thấu hiểu và chung tay hành động cùng với ngành Giáo dục vì tương lai của đất nước, vì tương lai con em chúng ta. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, không có thách thức nào có thể vượt cao hơn tinh thần hiếu học, không khó khăn nào có thể làm chùn bước ý chí phấn đấu, quyết tâm mài dùi kinh sử, chinh phục tri thức để làm rạng danh tiên tổ, để phụng sự đất nước của dân tộc Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm văn hiến. Vì vậy, với các em học sinh, sinh viên, trong bối cảnh nhiều thử thách này, Chủ tịch nước muốn nhắc lại niềm tin yêu, hy vọng của Bác Hồ kính yêu đối với học sinh, sinh viên cả nước, ngay từ buổi đầu lập quốc vào năm 1945: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Quyết tâm cho năm học 2021 - 2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân. Bước vào năm học mới 2021 - 2022, Chủ tịch nước mong muốn ngành Giáo dục tiếp tục "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài" như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, vừa hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với môi trường số hóa và thích ứng với mọi diễn biến dịch bệnh. Toàn xã hội, ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh luôn chăm lo, nhắc nhở các em học sinh, sinh viên; đồng thời mỗi người phải là tấm gương cho con trẻ noi theo trong công tác phòng, chống dịch; các ngành, các cấp cùng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần đảm bảo thực hiện an toàn, đầy đủ và hiệu quả việc tiêm chủng vắc-xin và 5K. Cuối Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên cùng với gia đình, người thân an toàn trước đại dịch, không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới. Phương Thanh

Hà Nội phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”

TĐKT - Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, sáng 31/8, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội tổ chức giao ban trực tuyến với các xã, phường, phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát động thi đua Tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để thực hiện tốt phong trào thi đua này. Cụ thể, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, các xã, phường, thị trấn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; thi đua quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời. Đồng thời quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác phòng, chống dịch. “Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Tuyên truyền, động viên mọi người dân tự giác thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt trong thực hiện giãn cách xã hội và huy động tối đa các lực lượng ở cơ sở, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vừa giảm tải cho lực lượng tuyến đầu”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh. Cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, cán bộ, đảng viên các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố cùng toàn thể nhân dân đồng lòng, chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Các lực lượng tuyến đầu chống dịch tiếp tục thi đua với quyết tâm cao nhất, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân toàn thành phố, bảo đảm an toàn, hiệu quả; nâng cao năng lực điều trị; tập trung truy vết thần tốc, bóc tách F0 và cách ly triệt để các trường hợp liên quan, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lây lan rộng ra cộng đồng. Thành phố cũng thi đua bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân; thi đua bảo đảm giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Chủ tịch UBND thành phố cũng kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần và sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn; thi đua phòng, chống dịch, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động, tích cực ủng hộ, hỗ trợ vật chất, trang thiết bị cần thiết phòng, chống dịch. Đồng chí Chu Ngọc Anh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức thành viên đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp tục phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn; đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa thành phố. Chủ tịch UBND TP chia sẻ, Hà Nội những ngày này thật đáng nhớ khi cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Trong khó khăn đã có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, nhiều việc làm giản dị, nhỏ bé nhưng biết bao ý nghĩa. Điều đó khẳng định một thông điệp lớn là “Mỗi người dân đều có thể tham gia mặt trận chống dịch. Chỉ một hành động nghiêm túc chấp hành là đã không đứng ngoài công cuộc này.” “Với tinh thần đoàn kết, chung sức, phát huy truyền thống của Thủ đô anh hùng luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, Thành ủy, thành phố tin tưởng rằng nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19. Thủ đô và cả nước sẽ nhanh nhất trở về trạng thái bình thường mới…để người dân có cuốc sống an lành và hạnh phúc”, Chủ tịch UBND thành phố nói. Hưng Vũ

Phát động phong trào thi đua đặc biệt “Tuổi trẻ Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”

TĐKT - Ngày 31/8, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức triển khai chương trình “Triệu túi an sinh” và phát động phong trào thi đua đặc biệt “Tuổi trẻ Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Dự Chương trình có các đồng chí: Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam và các đồng chí trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Tại đầu cầu TP. Hồ Chí Minh có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh; tại đầu cầu tỉnh Đồng Nai có lãnh đạo Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn Đồng Nai. Chương trình có sự tham dự của Hoa hậu H’Hen Nie - Đại sứ Chương trình “Triệu túi an sinh” và đại diện lãnh đạo các đơn vị đồng hành. Chương trình được kết nối trực tuyến với các điểm cầu TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai Theo đó, phong trào thi đua đặc biệt “Tuổi trẻ Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” sẽ được thực hiện từ ngày 26/8/2021 đến khi tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong phạm vi toàn quốc, với 4 nội dung thi đua trọng tâm của phong trào, gồm: Thi đua triển khai toàn diện các giải pháp huy động nguồn lực xã hội, động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên xung kích tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Thi đua phát huy tinh thần “Tiên phong - Tương trợ - Thích ứng” của các cấp bộ Đoàn, Hội và đoàn viên, thanh niên. Thi đua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng các hoạt động trên nền tảng số, truyền thông đại chúng, mạng xã hội trong thiết kế và tổ chức hoạt động. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tới các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội, cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân về các quan điểm, nguyên tắc, phương châm, biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới của Đảng, Chính phủ. Để phong trào thi đua đặc biệt này được triển khai thiết thực, hiệu quả, các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đã ban hành như: Chương trình “Triệu túi an sinh”, “Triệu bữa cơm”, “San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch”; Chương trình “Triệu ly sữa và Hành trình của những cuốn sách”, “Chia sẻ cùng em thơ, chung tay vượt qua đại dịch”; Chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”; Kế hoạch tổ chức các đội hình tình nguyện hỗ trợ các hoạt động phòng, chống, thích ứng với dịch Covid-19; vận động đoàn viên, thanh niên và người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.... Các cấp bộ đoàn chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tuyến đầu trong thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 ở địa phương, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các đội hình “Chốt giao thông - lưu thông hàng hóa”, đội hình “Phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm”; trực các chốt kiểm soát; hỗ trợ hậu cần tại các khu cách ly... Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo chăm lo việc học, tư vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên trong điều kiện dịch bệnh. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tấm gương tuổi trẻ dũng cảm, người tốt, việc tốt, tạo được sự lan tỏa tích cực trong xã hội; nhân rộng các mô hình sáng tạo, cách làm hay trong triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chú trọng khen thưởng các tập thể, đoàn viên, thanh niên trực tiếp tham gia tuyến đầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đối với mỗi đoàn viên, thanh niên, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không chủ quan, lơ là hoặc có tâm lý hoang mang; tăng cường ý thức, trách nhiệm trong rèn luyện, nâng cao sức khỏe của bản thân; tích cực tuyên truyền, chia sẻ những thông tin tốt, câu chuyện đẹp trong công tác phòng, chống dịch; lên án các hành vi tung tin, bịa đặt gây ảnh hưởng tiêu cực tới công tác phòng, chống dịch. Chương trình đã trao tặng 81.400 Túi quà an sinh trị giá 20 tỷ 350 triệu đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Tại chương trình, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 94.000 Túi quà an sinh và Túi thuốc an sinh với tổng trị giá là 23,3 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời trao tặng 81.400 Túi quà an sinh trị giá 20 tỷ 350 triệu đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Trực tiếp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện phòng, chống Covid-19 và đồng hành cùng người dân khó khăn vượt qua đại dịch trong thời gian qua, Hoa hậu Hen Nie rất xúc động khi được tham gia Đại sứ chương trình. “Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhiều người dân vào tình thế khó khăn, mất nguồn thu nhập, rất cần sự chung tay san sẻ kịp thời. Các bạn ơi, Hen tin rằng một miếng khi đói bằng một gói khi no. Với tinh thần "San sẻ yêu thương, chung tay vượt qua đại dịch", Hen và các bạn hãy tham gia ủng hộ cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để khẩn trương mang Triệu Túi An Sinh gửi đến cho đồng bào cả nước nhé. Triệu túi an sinh là triệu câu chuyện, triệu niềm hy vọng được thắp lên, để không ai bị bỏ lại phía sau” - Hoa hậu Hen Nie kêu gọi. Dịp này, Chương trình “Triệu túi an sinh” đã ra mắt Cổng ủng hộ trực tuyến: www.trieutuiansinh.doanthanhnien.vn để các tổ chức, cá nhân dễ dàng ủng hộ, đồng hành cùng Chương trình. Thục Anh

Bộ đội Biên phòng sẵn sàng đi đầu trong phòng, chống dịch

TĐKT - Ngày 30/8, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt “BĐBP cùng toàn quân chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”. Dự Lễ phát động, có: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP; Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP. Đại diện chỉ huy các đơn vị ký giao ước thi đua. (ảnh: Linh Đan) Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, từ khi có dịch Covid-19 đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã thể hiện rõ ý chí, quyết tâm, trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, không quản ngại khó khăn, gian khổ, bám trụ tại chốt phòng, chống dịch để bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh. BĐBP đã phối hợp triển khai hơn 1.900 tổ, chốt, phòng chống dịch với trên 13.000 người tham gia. Đã có nhiều sự hy sinh, mất mát của cán bộ, chiến sĩ BĐBP trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Ghi nhận chiến công và thành tích của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tặng Bằng khen cho 771 tập thể, cá nhân, đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng 62 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Để tiếp tục cùng toàn quân chung sức, đồng lòng phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, tại buổi lễ, Bộ Tư lệnh BĐBP đã phát động phong trào thi đua đặc biệt, tập trung vào các nội dung cơ bản: Quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả Lời kêu gọi phòng, chống đại dịch Covid-19 của đồng chí Tổng Bí thư, Công điện của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các văn bản chỉ đạo và nội dung phát động phong trào thi đua đặc biệt của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác phòng, chống dịch Covid-19, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”... Chấp hành, thực hiện nghiêm các biện pháp “5K + vaccine”, thực hiện giãn cách xã hội, cách ly, khoanh vùng, dập dịch trên từng khu vực, địa bàn. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, lấy phòng dịch là chủ yếu; chăm lo bảo đảm tốt sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, không để dịch xâm nhập vào cơ quan, đơn vị… Phát biểu tại Lễ phát động, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP đề nghị mỗi cán bộ, chiến sĩ BĐBP tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “càng khó khăn thì càng phải ra sức thi đua”, “đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa”, nêu cao trách nhiệm vì dân, vì nước, ý thức tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, để góp phần cùng chính quyền, nhân dân cả nước sớm kiểm soát và đẩy lùi được dịch bệnh. Toàn cơ quan Bộ Tư lệnh cần tập trung thi đua thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, đi đầu trong tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19. Tiếp tục bám nắm tình hình diễn biến của dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời tham mưu với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương duy trì chặt chẽ hoạt động của các tổ, chốt trên biên giới, vùng biển, kiên quyết ngăn chặn hoạt động xuất, nhập trái phép; chuẩn bị phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để kịp thời ứng phó, xử lý, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Minh Phương

Ngành Công Thương quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021 - 2026

TĐKT - Chiều 30/8, Bộ Công Thương đã long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Ngành Công Thương quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021- 2026 và các mục tiêu cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi lễ. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi lễ Trong những năm qua, ngành Công Thương đã phát động sâu rộng và tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhằm khơi dậy ý chí quyết tâm, năng lực, kinh nghiệm và những sáng kiến có giá trị trong công tác lãnh đạo, quản lý cũng như tính năng động, sáng tạo trong công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành; huy động được nhiều nguồn lực xã hội cùng tham gia. Các phong trào thi đua yêu nước đã lan tỏa rộng khắp, tạo động lực tích cực, giúp ngành Công thương đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật, đóng góp vào hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Bước sang năm 2021, khởi đầu với nhiều dấu hiệu khả quan, tích cực, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, làn sóng dịch Covid -19 lần thứ 4 bùng phát, lây lan với tốc độ rất nhanh, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và cản trở việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành. Trong thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công thương hết sức nặng nề. Phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đạt được của 70 năm xây dựng và phát triển, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thách thức, Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Công thương đã phát động phong trào thi đua: “Ngành Công Thương quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021- 2026 và các mục tiêu cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Tại buổi lễ, thay mặt cho Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện các phong trào thi đua để phong trào thực sự là động lực tác động tích cực trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Công thương năm 2021 và giai đoạn 5 năm 2021 - 2026; tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng". Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng và hành động, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể, quần chúng, đề cao tinh thần phối hợp, gương mẫu của cán bộ, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp; tạo thành cao trào hành động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tiến tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thứ hai, phát động và tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, bám sát nội dung định hướng, phát triển ngành, trong đó: Tập trung vào các vấn đề về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng liệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành, tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, phát triển các mô hình kinh doanh mới. Tận dụng tối đa lợi thế về độ mở cửa của nền kinh tế để phát triển nhanh, mạnh, chuyên sâu về một số ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh và thu về lợi ích cao hơn trong chuỗi giá trị. Phát triển năng lượng tái tạo xanh, sạch; tận dụng tốt cơ hội khi nước ta đã tham gia nhiều FTA quan trọng để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu; chú trọng phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp. Thứ ba, tiếp tục phát động và hưởng ứng mạnh mẽ, sâu rộng các phong trào thi đua. Nội dung các phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng cơ quan, đơn vị, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia. Trong quá trình tổ chức các phong trào thi đua phải chú trọng công tác chỉ đạo điểm nhằm tạo sự lan tỏa, chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác của từng cơ quan, đơn vị, góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành. Thứ tư, tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước của ngành, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo; sớm kiện toàn và ổn định bộ máy bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường phối hợp công tác giữa các cơ quan trong và ngoài đơn vị, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật; chú trọng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bởi đây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng công tác tham mưu và kết quả triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thứ năm, người đứng đầu và các cán bộ chủ chốt trong từng cơ quan, đơn vị phải phát huy vai trò, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; phải gắn thi đua với việc phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ các phong trào thi đua; bảo đảm khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, có tác dụng động viên, nêu gương. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật, của Nhà nước nhằm răn đe, giáo dục. Thứ sáu, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua với phương châm: “Lấy tốc độ bù thời gian” nhằm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát tốt được dịch Covid-19, vừa khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân làm tốt; nghiêm túc phê bình, kỷ luật các trường hợp lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, cũng như thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Phương Thanh

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư

TĐKT - Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU ngày 5/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU ngày 5/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đã được quán triệt nội dung Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 18/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh” nhằm thúc đẩy các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng; kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc; chủ động giải quyết dứt điểm các công việc thuộc thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư, tạo đột phá nhằm thu hút đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bảo đảm việc giải phóng mặt bằng đúng hoặc vượt tiến độ, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Từ đó, phát huy truyền thống yêu nước của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế đã được Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra, xây dựng quyết tâm mới, giải quyết những phức tạp trong công tác giải phóng mặt bằng đang phát sinh. Thực hiện Chỉ thị 08 cũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, công tác giải phóng mặt bằng của các cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cấp, các ngành cần nghiên cứu, quán triệt và triển khai nghiêm túc, đầy đủ nội dung, đưa Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí cũng chỉ ra 8 bài học kinh nghiệm cần phát huy và mong muốn công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến, khởi sắc mạnh mẽ hơn góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhanh, bền vững. Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng thời gian qua làm cho tiến độ thực hiện các dự án chậm, môi trường đầu tư của tỉnh kém hấp dẫn. Đồng chí yêu cầu giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ, trách nhiệm các cấp, các ngành, mỗi tổ chức, cá nhân. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần có nhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng; quán triệt đầy đủ nội dung của Chỉ thị 08 và chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại hội nghị; triển khai thực hiện bảo đảm đúng pháp luật, công khai, dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đồng chí yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy các mô hình, cách làm hay trong công tác giải phóng mặt bằng; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm tìm ra những hạn chế, tồn tại, thiếu sót trong tổ chức thực hiện để có phương án khắc phục kịp thời; giao các sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ phân công trong các kế hoạch, đưa giải phóng mặt bằng là một tiêu chí bình xét thi đua cuối năm của các sở, ngành, địa phương, qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi góp phần thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác giải phóng mặt bằng được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen cho 6 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thời gian qua. PV

Trang