Điển hình tiên tiến

Tổng công ty HUD đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TĐKT - Ngày 5/1/2023, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư Đảng ủy khối các doanh nghiệp Trung ương Lê Văn Châu dự Hội nghị. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trao  Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Tổng công ty HUD Năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, song HUD vẫn hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với năm 2021: Doanh thu tăng trưởng 131%; lợi nhuận tăng trưởng 150%; nộp ngân sách Nhà nước tăng trưởng 500%. Đặc biệt, Tổng công ty HUD đã tập trung nguồn lực, phát huy năng lực, kinh nghiệm, phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam và UBND tỉnh Bình Dương khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và dự án NƠXH An Sinh tại khu đô thị mới Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích sàn hơn 130.000m2, hơn 1.500 căn hộ. Đây là 2 dự án nằm trong chương trình phát triển NƠXH mà HUD đang triển khai, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Bộ Xây dựng về phát triển NƠXH. Phát triển chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị biểu dương những thành tích quan trọng mà Tổng công ty HUD đạt được trong năm 2022, qua đó đóng góp tích cực vào kết quả chung của ngành Xây dựng. Theo Bộ trưởng, các kết quả này thể hiện trách nhiệm, nỗ lực, sự chủ động và nhạy bén của HUD trong việc triển khai thực hiện các chủ trương an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, cũng như đóng góp thiết thực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ trưởng đề nghị HUD tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai thực hiện toàn diện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, cơ cấu lại danh mục các dự án đầu tư với mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên nguồn lực theo nhóm các dự án; tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp nhà nước trong chính sách an sinh xã hội về Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia của Chính phủ. Phát huy hơn nữa kinh nghiệm thực tiễn, tham gia thường xuyên hơn các hoạt động phản biện và xây dựng chính sách của Bộ, nhất là trong quá trình xây dựng Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và các văn bản hướng dẫn sắp tới. Nhân dịp này, Tổng Công ty HUD đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Nguyệt Hà

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh nhà

TĐKT - Trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Hà Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, BHTN, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, cứu trợ kịp thời cho đối tượng khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù; các chính sách, nghị quyết được triển khai thực hiện đồng bộ, phát huy hiệu quả tích cực; cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), kỷ luật, kỷ cương góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực của ngành; một số chính sách được trung ương, các địa phương học tập, nhân rộng trong cả nước. Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tỉnh, của Bộ. Từ đó đã tạo dựng được niềm tin vững chắc trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh Nối tiếp những thành tích đạt được, năm 2022, ngành LĐTBXH tỉnh vẫn vẹn tròn với nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh thông tin “Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, ý thức, trách nhiệm, hiệu quả”, toàn ngành đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trên các lĩnh vực, khẳng định vai trò trụ cột trong thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh nhà. Quy mô, số lượng, chất lượng đào tạo ngày càng tăng, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 20.813 người, đạt 116% so với KH đề ra, bằng 110,3% so với cùng kỳ năm 2021; giải quyết việc làm 22.995 người, đạt 102,2% KH, bằng 101,9% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu lao động 11.517 người, bằng 153,6% KH, tăng 5.930 người năm 2021. Các chính sách về giảm nghèo được triển khai gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người dân. Các chính sách về hỗ trợ BHYT, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội… được triển khai kịp thời, góp phần quan trọng hỗ trợ thoát nghèo bền vững, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. Đến nay, Hà Tĩnh không có huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn miền núi. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 14.527 hộ, chiếm tỷ lệ 3,79%; tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 15.486 hộ, chiếm tỷ lệ 4,04%. Trong năm, tỉnh thực hiện tốt các hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, dịp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022)... Vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp hơn 7,4 tỷ đồng. 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ. Trên 100% hộ gia đình người có công có mức sống mức trung bình bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình tại nơi cư trú. Toàn tỉnh hiện có 34 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng suốt đời. Tập trung triển khai xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ, nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai. Đến nay, toàn tỉnh đã có 55 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và 3.631 nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai với tổng kinh phí hỗ trợ gần 358 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2022 ngành LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình, đưa ra những giải pháp, những cách làm hay, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao và nở rộ những gương tập thể, cá nhân có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành và đã được khen thưởng xứng đáng. Tiêu biểu là đồng chí Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Những kết quả gặt hái được là điểm tựa quan trọng để toàn ngành phấn đấu kiến tạo những giá trị mới trong năm 2023 và những năm tiếp theo, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thu Phương

Cô giáo tiêu biểu tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy

TĐKT - Luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu học trò… – Đó là những cảm nhận chung của học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh khi nhắc tới cô giáo Đàm Thị Hải Âu, Tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên, Trường THCS Chu Mạnh Trinh, tỉnh Hưng Yên. Cô là tấm gương tiêu biểu, đi đầu thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Cô giáo Đàm Thị Hải Âu, Tổ trưởng Tổ Khoa học Tự nhiên, Trường THCS Chu Mạnh Trinh, tỉnh Hưng Yên Suốt 24 năm kiên trì, bền bỉ với sự nghiệp trồng người, tình yêu nghề trong cô lớn dần theo năm tháng. Với phương châm “giáo dục học sinh bằng tình yêu thương và các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, học sinh của lớp cô chủ nhiệm luôn đoàn kết, tiến bộ, tích cực đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường, các hoạt động xã hội và đạt thành tích tốt trong học tập. Các năm cô Âu làm chủ nhiệm học sinh lớp 9, lớp đều có các học sinh là thủ khoa đầu vào của các trường THPT trong huyện. Trong công tác chuyên môn, cô đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức chuỗi hoạt động học tập giúp học sinh chủ động tiếp thu tri thức trong giờ học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy học. Linh hoạt vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực vào các giờ dạy, mang lại hứng thú học tập, tình yêu môn học cho học sinh, từ đó thúc đẩy học sinh luôn cố gắng phấn đấu đạt những thành tích cao trong học tập. Chất lượng đại trà các lớp cô giảng dạy luôn vượt chỉ tiêu nhà trường giao, học sinh lớp 9 đỗ 100% vào THPT với điểm trung bình môn Toán trên 9. Cô cho biết: “Tôi cũng đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, đánh giá bằng nhiều hình thức, đánh giá đúng năng lực học sinh và sự tiến bộ trong cả quá trình. Trong bối cảnh đại dịch phức tạp, toàn ngành chuyển sang dạy học trực tuyến, tôi luôn tìm tòi các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá như Quizizz, Google Forms, Azota… vừa tăng cường tính tương tác, vừa tạo hứng thú, đảm bảo tính công bằng, chính xác, khách quan cho người học.” Theo cô, điều quan trọng nhất của quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu môn học, truyền lửa, khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê, khát khao khám phá của học sinh. Cô Đàm Thị Hải Âu được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Sự nhiệt huyết, sáng tạo trong dạy học của cô đã góp phần giúp học sinh yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều năm liền học sinh của cô đạt giải cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh và khu vực: Năm 2016 – 2017, 2017 – 2018; 2020 - 2021 đội tuyển HSG Toán 9 đạt 5 giải cấp tỉnh mỗi năm với 2 giải nhì, 5 giải ba và 8 giải khuyến khích, năm 2018 – 2019 đội tuyển Toán HN mở rộng đạt 2 HCB, 4 HCĐ, giải Ba đồng đội, năm 2019 – 2020 có 2 học sinh đạt giải Distinction của kỳ thi Toán Quốc tế Kangaroo, năm 2020 – 2021 có 1 học sinh đạt High Distinction kỳ thi Thách thức tư duy thuật Toán, năm 2016 có 1 học sinh đạt HCĐ trong kì thi Tìm kiếm Tài năng Toán học trẻ; năm học 2015 – 2016 có học sinh tham gia kỳ thi giải toán bằng MTCT đạt giải Nhất. Là một tổ trưởng chuyên môn, cô luôn gương mẫu tự học để cập nhật và ứng dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực, đưa giáo dục STEM vào thực hiện theo chủ đề, tổ chức câu lạc bộ Toán học và STEM cho học sinh, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tổ chức hội thảo chia sẻ ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học để mọi thành viên trong tổ cùng tiến bộ. Đồng thời, cô cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên trưng dụng rất nhiều trong các hoạt động chuyên môn cấp tỉnh. Với những nỗ lực của mình, cô đã nhiều lần được Hội đồng Thi đua Khen thưởng các cấp tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen. Đặc biệt, cô đã hai lần được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen có thành tích tiêu biểu trong phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy học “ năm học 2018 - 2019; là điển hình tiên tiến giai đoạn 1982 - 2022 nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nguyệt Hà

Trường Mầm non Sao Mai: Ngôi trường hạnh phúc

TĐKT - Được thành lập từ 1/9/1979, trải qua hơn 43 năm xây dựng và phát triển, Trường Mầm non Sao Mai từng bước khẳng định mình trong hệ thống giáo dục mầm non của quận Ba Đình nói riêng và TP Hà Nội nói chung. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện những sáng kiến đổi mới trong Đề án thi tuyển chức danh hiệu trưởng của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, nhà trường đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, đồng bộ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm Trường Mầm non Sao Mai hiện có 12 lớp với 430 học sinh được chia thành 3 khối: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khuôn viên sạch đẹp, nhiều cây xanh; có 12 lớp học và 4 phòng chức năng, được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Sân trường rộng, đảm bảo đủ chỗ cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, học tập; có các khu vui chơi, vận động, khu chợ quê, vườn rau của bé... Nhà trường được đầu tư xây dựng đồng bộ, khuôn viên sạch đẹp, nhiều cây xanh Sân trường rộng đảm bảo đủ chỗ cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được đặt lên hàng đầu. Nhà trường đã lồng ghép các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, của lớp. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo viên không làm thay trẻ mà tạo cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. Nhà trường khuyến khích giáo viên chủ động ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến như Montessori, Steam… Khoảng 80% số tiết học được ứng dụng công nghệ thông tin. Trường có 12 lớp học và 4 phòng chức năng, được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo điều kiện cho các em có thể phát triển toàn diện, nhà trường còn chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho trẻ, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, kích thích não bộ và tư duy phát triển, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Từ đó, giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Nhiều năm liền, trường là tập thể lao động tiên tiến cấp quận; năm 2021 - 2022 là tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Tạo lòng tin cho phụ huynh Những sáng kiến đổi mới trong Đề án thi tuyển chức danh hiệu trưởng được cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng nhà trường triển khai thực hiện từ tháng 7/2022, với mục tiêu: Phát triển trường Mầm non Sao Mai đảm bảo duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non và tiếp cận quốc tế; trường, lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng trường lớp mầm non theo hướng trường học sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện và có sân chơi 50% là cỏ nhân tạo, có nhiều cây cảnh, vườn rau của bé hàng ngày chăm sóc. Giữ vững trường mầm non đạt kiểm định chất lượng mức độ 2 và chuẩn quốc gia cấp độ 1. Đổi mới công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực tự chủ của cơ sở giáo dục mầm non. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn… Mỗi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 15, cô hiệu trưởng đứng ở cổng trường để chào đón học sinh đi học Cô Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ: “Khi xây dựng đề án, tôi đã rất tâm huyết đặt mình ở vai trò giáo viên, học sinh và phụ huynh mong muốn điều gì ở trường học để đưa ra 3 nhóm giải pháp. Ví dụ ở vai giáo viên, khi còn trẻ, mình thường có tâm lý sợ hiệu trưởng, khó tiếp cận, ngại đề xuất, chia sẻ ý tưởng mới. Từ thực tế đó, tôi nghĩ phải làm gì để giữa giáo viên, quản lý nhà trường không có khoảng cách. Đồng hành để họ không thấy đơn độc trong công việc nhiều áp lực, vất vả nhưng cơ chế đãi ngộ còn khó khăn. Cô giáo phải có được tâm lý thoải mái, hạnh phúc thì trẻ mới hạnh phúc.” Khu bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều sạch đẹp, đảm bảo đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa Đề án vào triển khai trong thực tế, cô Hương đã công khai số điện thoại và kết bạn với gần 400 phụ huynh có con đang theo học ở trường để họ có thể thoải mái nhắn tin, gọi điện khi cần. Mỗi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 15, cô hiệu trưởng đứng ở cổng trường để chào đón học sinh đi học và phụ huynh có thể dễ dàng gặp để trao đổi thông tin. “Tôi cho rằng, quản lý không có cách nào khác là bám lớp, bám trường giám sát chặt chẽ. Ở phòng có trang bị camera đến từng lớp, nhà bếp, cổng trường nhưng mình không thể ngồi đó nhìn cả ngày. Tôi hay đến từng lớp, bếp ăn để xem giáo viên, nhân viên làm việc, hỏi han trẻ, phụ huynh ngày hôm nay thế nào. Điều quan trọng nhất là phải giúp giáo viên quản lý được cảm xúc tiêu cực bằng các buổi trò chuyện, tập huấn.” – Cô Hương cho biết. Xây dựng môi trường học tập theo nhóm, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất - với những bước đi tiên phong, việc triển khai Đề án đổi mới của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương đã trở thành đòn bẩy đưa chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng của trường ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng hình ảnh trường học hạnh phúc, địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh gửi gắm con em mình. Phương Thanh

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh: Luôn đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ đời sống nhân dân

TĐKT - Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh đang quản lý, vận hành 13 trạm và 1 cụm cấp nước sạch tập trung, các cụm, trạm đều đang vận hành tốt. Để có được kết quả này, Trung tâm đã chỉ đạo các cụm, trạm thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo trì, bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa, khắc phục sự cố nhằm nâng cao chất lượng nước, giảm chi phí sản xuất nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát nước trong quá trình sản xuất, truyền tải nước từ công trình đầu mối đến các hộ dùng nước nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nước sạch, đảm bảo cấp nước được kịp thời, an toàn, bền vững; khảo sát và cung cấp các điểm đấu nối cấp nước cho các dự án khu dân cư, khu đô thị nằm trong phạm vi cấp nước của Trung tâm. Trụ sở Trung tâm Công tác tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường tiếp tục được đẩy mạnh. Trung tâm thường xuyên lấy mẫu, xét nghiệm mẫu nước ở các trạm cấp nước do Trung tâm quản lý để giám sát nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Trung tâm đã tích cực phối hợp với Báo Bắc Ninh viết bài tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên trang báo tỉnh đăng tải mỗi tháng một chuyên mục, mỗi quý một chuyên đề. Phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Bắc Ninh cử phóng viên xuống các huyện, thị xã, thành phố và các trạm cấp nước thu thập thông tin để đưa tin trên Đài truyền hình tỉnh về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thời lượng đưa tin mỗi tháng một lần. Giao phòng tuyên truyền viết bài về nước sạch và vệ sinh môi trường in ra đĩa và phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và PTNT của các huyện, thị xã và thành phố phát cho Đài truyền thanh của các xã trong tỉnh. Tổ chức mít tinh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hoàn thiện chứng từ và ban hành Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch nông thôn hàng năm nhằm đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, tính hiệu quả, tác động, tính bền vững của các chương trình, dự án, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý, xây dựng chính sách. Nhà máy cấp nước sạch tập trung Đại Lai Công tác theo dõi - đánh giá bộ chỉ số về nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2022 đã được Trung tâm hoàn thiện và được UBND tỉnh xác nhận. Theo kết quả đánh giá, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh là 100%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam là 83,11%; tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%; tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam là 66,82%. Trong năm 2023, Trung tâm xác định một số nhiệm vụ trọng tâm là: Tăng cường thực hiện việc quản lý, vận hành các trạm cấp nước sạch tập trung đã được đầu tư xây dựng. Tiếp tục tuyên truyền đến người dân nông thôn thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân và giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã, nâng cao chất lượng cuộc sống, phòng tránh dịch bệnh cho cộng đồng; thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, cải thiện chất lượng nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức, tăng dần số lượng hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn của Bộ Y tế, thay đổi hành vi giữ gìn vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. Tố Quyên

Lương y, doanh nhân Nguyễn Văn Nhân: “Nhìn xa” để đi đến thành công

TĐKT - Kế thừa bài thuốc gia truyền “Dưỡng cốt bổ gân thang” của ông cha để lại qua 7 đời, lương y Nguyễn Văn Nhân (phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã nghiên cứu, cải tiến thành phương pháp chữa bệnh độc đáo, đem lại hiệu quả cho hàng ngàn người bệnh từ khắp mọi miền Tổ quốc. Hơn 30 năm qua, với tấm lòng nhân từ của người thầy thuốc, anh đã chữa bệnh, tiếp thêm niềm tin cho nhiều số phận mắc bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Không những vậy, anh còn là một doanh nhân tiêu biểu, hội tụ tâm trong, trí tuệ và tầm vóc lớn; là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ trẻ hôm nay noi theo. Lương y Nguyễn Văn Nhân (phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) Người lương y như từ mẫu Lương y Nguyễn Văn Nhân đang thăm khám cho người bệnh Với lương y Nguyễn Văn Nhân, suốt 30 năm hành nghề, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của anh đó chính là được tận mắt chứng kiến những người bệnh của mình hồi phục và sống khỏe mạnh, hạnh phúc từng ngày. “Mỗi lần được đón tiếp những người bệnh đã từng thăm khám, lấy thuốc ở Đông y An Nhân Đường quay trở lại cùng với bạn bè, người thân; gửi những lời cảm ơn chân thành đến mình, tôi lại được tiếp thêm động lực để gắn bó và nỗ lực hơn trong nghề” - lương y Nguyễn Văn Nhân chia sẻ. Đặc biệt, để có thể tiếp tục lưu giữ bài thuốc gia truyền, phục vụ hữu ích cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nhiều năm nay, lương y Nguyễn Văn Nhân đã chủ động lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, truyền tình yêu, đạo đức nghề y cũng như bí quyết của các bài thuốc gia truyền đến những người trẻ tuổi. Đến nay, anh đã đào tạo được cho 6 người kế nghiệp, trong đó có 3 người con ruột và một người con dâu cùng hai công dân trẻ tuổi ở địa bàn khác đến học hỏi.   Ngoài ra, Phòng Chẩn trị do lương y Nguyễn Văn Nhân làm chủ cũng đang tạo công ăn việc làm cho hơn 20 người chuyên tìm kiếm cây thuốc trên các đồi núi thu gom về nhà để sao, tẩm, sấy, bảo quản đưa vào điều trị cho người bệnh, với lương trung bình 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Với những đóng góp quan trọng đó, năm 2018, lương y Nguyễn Văn Nhân vinh dự được tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân; Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đông y An Nhân Đường được Viện Chính sách Trung ương tôn vinh là Thương hiệu xanh vì sức khỏe cộng đồng; được bình chọn là Thương hiệu tiêu biểu tin dùng Việt Nam, Thương hiệu uy tín tin dùng Đông Nam Á… Vị doanh nhân xứng tầm Không chỉ “nức tiếng” trong chữa trị những ca bệnh hiểm nghèo, lương y Nguyễn Văn Nhân còn được nhiều biết đến với vai trò là một nghệ nhân, doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực đá quý và cây cảnh. Mới đây, anh vinh dự được bình chọn là gương mặt doanh nhân tiêu biểu năm 2022. Có thể nói, đây là một con người thông minh, đa tài và giàu tính nhẫn nại. Hiện anh là Chủ tịch HĐQT - Giám đốc công ty TNHH Văn Nhân, Chủ tịch Hội Đá cảnh, đá phong thủy tỉnh Thanh Hóa, nghệ nhân sinh vật cảnh cấp quốc gia. Công ty TNHH Văn Nhân được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, đến nay, gần 15 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty đã nâng lên mức trên 18 tỷ đồng. Công ty của anh hiện nay có hàng nghìn cây cảnh các loại với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau có giá trị hàng chục tỉ đồng. Với khao khát đi tìm cái đẹp, cái độc đáo của thiên nhiên, hầu hết những cây cảnh ấy do anh tạo dòng, cắt tỉa. Lương y Nguyễn Văn Nhân (thứ 4 từ trái sang) được tôn vinh tại Diễn đàn Văn hóa Doanh nhân Việt Nam năm 2022 Người thầy thuốc, nghệ nhân, doanh nhân ấy chia sẻ: “Hàng ngày tôi thường khám chữa bệnh vào giờ hành chính, hết giờ làm thì tôi chuyển sang cắt tỉa, tạo thế cây cảnh, thiết kế khuôn viên cây xanh hồ cá kiểng. Đây cũng là quãng thời gian để tôi tái tạo năng lượng sau một ngày dài vất vả với hoạt động khám chữa bệnh.” Tuy nhiên, nghệ nhân, doanh nhân Nguyễn Văn Nhân cũng chia sẻ rất thật rằng: Hoạt động lĩnh vực sinh vật cảnh thì không thể nào vội vàng được; có khi làm và chăm sóc từ 3 - 6 tháng mới được thu hoạch; thậm chí mất tới 1 - 2 năm mới có thu nhập. Quan trọng là chúng ta phải kiên trì theo đuổi đam mê, chủ động cân bằng, bố trí thời gian và công việc một cách hợp lý để thực hiện đam mê ấy của mình. Anh tâm sự: “Để thành công, ta không thể trồng cây ngày hôm nay, ngày mai ta có thu hoạch, mà phải có tầm nhìn xa từ 15 - 25 năm; có vậy mới cho ta những trái ngọt. Nếu chỉ nhìn về những lợi nhuận trước mắt thì rất lâu chạm đến con đường thành công.”   Với vai trò là nghệ nhân sinh vật cảnh quốc gia; đồng thời là Chủ tịch Hội Đá cảnh, đá phong thủy tỉnh Thanh Hóa, hơn ai hết anh Nguyễn Văn Nhân nắm rõ vai trò của đá quý. Chúng góp phần không nhỏ trong việc ứng dụng phong thủy, chữa bệnh và tạo dáng cho những chậu cây cảnh. Anh yêu đá không chỉ bằng những đường nét của tạo hóa mà còn đam mê bằng những nội lực từ bên trong. Anh cho rằng, mỗi loại đá có những nét đặc trưng và được kết tinh từ thiên nhiên. Anh cũng rất thích sưu tầm đồ Việt cổ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Hồ, Mạc, Nguyễn… Hiện có hơn 450 hiện vật và nhiều tiền xu được anh cất giữ và trưng bày tại tư gia. Anh cho biết, vào các ngày nghỉ, anh thường kết nối công nghệ số tới các anh em bạn đồng nghiệp xa gần để sưu tầm đá quý, đá cảnh, đá phong thủy và đồ cổ xưa. Theo anh, sưu tầm những cổ vật là cách những người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp viết tiếp sử bằng tình yêu của họ. Vì lẽ đó, có rất nhiều sản phẩm đá và đồ cổ được trả giá cao nhưng anh vẫn cứ gìn giữ chúng bên mình. “Cái duyên giữa người với người sẽ hội tụ ở những niềm đam mê ấy” – anh Nhân nói. Được tiếp xúc và lắng nghe những điều anh chia sẻ; chứng kiến một ngày làm việc của anh ở nhiều vai trò và lĩnh vực khác nhau, càng khâm phục và ngưỡng mộ người thầy thuốc từ mẫu, một doanh nhân hội tụ tâm sáng, trí tuệ và tầm vóc lớn - Nguyễn Văn Nhân. Tin rằng, lối sống nhiệt huyết và giàu đam mê ấy sẽ tiếp tục dẫn lối anh chinh phục nhiều thành công mới trong cuộc sống./. Thục Anh    

Trường Đại học Văn Lang thay đổi nhận diện để tái định vị, chuyển mình vươn tầm “Chuẩn quốc tế”

TĐKT - “Tôi không gọi đây đơn thuần là sự thay đổi nhận diện, đây là bước chuyển mình lớn của Văn Lang. Cả diện mạo bên ngoài và giá trị lõi bên trong. Hồi trống vang hôm nay báo hiệu cho một bước chuyển mình mới, toàn diện của Văn Lang”. Đó là lời khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang tại Sự kiện “Công bố nhận diện thương hiệu” ngày 22/12/2022. Sự khẳng định này báo hiệu Văn Lang đang sẵn sàng tăng tốc vươn tới “Chuẩn quốc tế”. Tâm thế tiên phong Trường Đại học Văn Lang thành lập chính thức năm 1995 với giá trị cốt lõi: “Đạo đức - Ý chí - Sáng tạo”. Trải qua nhiều thập kỷ, Trường Đại học Văn Lang đã đào tạo 28 thế hệ sinh viên, với gần 50.000 cựu sinh viên, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của khắp các tỉnh thành trên cả nước cũng như tham gia làm việc tại nhiều quốc gia khác trong khu vực, trên thế giới.   Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang tại Sự kiện “Công bố nhận diện thương hiệu” ngày 22/12/2022. Trên hành trình 27 năm hoạt động, Văn Lang đã không ít lần chuyển mình đón đầu sự thay đổi của xã hội. Những ngày đầu thành lập, tiên phong đón đầu thời cuộc để xây dựng một đại học tư thục tử tế. Xuyên suốt hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa, Văn Lang không ngừng phát triển chương trình học, môi trường phát triển cho sinh viên - Cung cấp lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội. Những năm Covid-19 hoành hành, Văn Lang bản lĩnh chuyển mình thần tốc.   Và bây giờ, đứng trước kỷ nguyên tăng tốc, thế giới không chỉ phẳng, mà còn nhanh bởi các siêu kết nối, và sâu bởi AI và tự động hóa, nhu cầu thị trường từ đó cũng thay đổi, nguồn nhân lực không còn phân chia theo quốc gia, nguồn nhân lực Việt Nam cũng là nguồn nhân lực thế giới. Với tâm thế của một nhà giáo dục tiên phong, Văn Lang xác định trách nhiệm của mình là phải trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em khi bước ra trường không bị “hụt hơi” với thời đại. Thay đổi về nhận diện của Văn Lang là một bước đi tất yếu trong hành trình vạn dặm chuyển mình của Văn Lang nhằm hướng đến mục tiêu đó. Chuyển mình định vị Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế Năm 2020, trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng gửi lời nhắn nhủ và giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Văn Lang. Đó là góp phần đào tạo những thế hệ sinh viên hiện thực hóa khát vọng “hóa rồng”, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045. Kế thừa tinh thần trách nhiệm đó, Văn Lang từng bước tạo nên bước ngoặt của chính mình, định vị là trường Đại học Việt Nam chuẩn quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho xã hội. Ngày 22/12 vừa qua, Trường Đại học Văn Lang chính thức công bố tái định vị thương hiệu với nhận diện thương hiệu mới “Đại học Văn Lang - Đại học Việt Nam chuẩn Quốc tế” và tổ chức tọa đàm với chủ đề: Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết của lực lượng lao động tương lai. Tọa đàm với chủ đề: Sự chuyển mình của giáo dục đại học để đáp ứng các năng lực cần thiết của lực lượng lao động tương lai. Tại sự kiện, Ban lãnh đạo trường đã công bố bộ nhận diện mới, với thông điệp “Hồi trống vang, Văn Lang chuyển mình”, đồng thời chia sẻ về định hướng mới, minh chứng cho động lực và hoài bão của Văn Lang. Thông qua các chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất đạt chuẩn, Trường Đại học Văn Lang mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị đầy đủ tư duy - kiến thức - kỹ năng hội nhập với thế giới, có thể gia nhập nguồn nhân lực làm việc tại nước ngoài hoặc bước vào mọi môi trường có yếu tố quốc tế ngay tại Việt Nam. Cụ thể, tính tới năm 2022, Trường Đại học Văn Lang có hơn 100 chương trình học, với 66 ngành học thuộc 7 lĩnh vực đào tạo sở hữu chương trình giảng dạy đối sánh với các trường thuộc top 100 - 200 trên thế giới. Về chương trình, giáo trình giảng dạy, Trường Đại học Văn Lang chú trọng vào kiến tạo tri thức mới và phát triển đa dạng các chương trình liên kết với các trường ĐH top đầu thế giới. Nhà trường cũng đầu tư cơ sở vật chất chất lượng 5* theo chuẩn QS. Tất cả đều hướng tới mục tiêu kiến tạo môi trường quốc tế cho sinh viên. Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí chia sẻ: “Thực tế cho thấy, sinh viên Việt Nam vẫn đang có tâm lý thiếu tự tin nhất định khi bước vào môi trường công việc chuẩn quốc tế, so với người lao động tới từ các quốc gia phát triển khác. Với việc cải tiến chất lượng dạy và học cùng đội ngũ giảng viên chuẩn QS 4*, với tư duy và góc nhìn mới, Đại học Văn Lang chuyển mình để góp phần kiến tạo những thế hệ sinh viên mới - làm như thợ giỏi, nghĩ như triết gia, xóa tan khoảng cách giữa nhân lực Việt Nam và thế giới, mở ra cơ hội phát triển rộng hơn cho các em”. Dẫn đầu lộ trình đưa sinh viên Việt Nam đến với môi trường chuẩn quốc tế Với những cải tiến mới, Văn Lang đã và đang chuyển mình nhằm hướng tới mục tiêu đưa sinh viên Việt Nam tiệm cận với môi trường chuẩn quốc tế. Bên cạnh chương trình học đối sánh với chương trình của các đại học top 100 - 200 thế giới, sinh viên Trường Đai học Văn Lang được học kỹ năng mềm tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21; học tiếng Anh với yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương IELTS 6.0. Ngoài ra, các em cũng được mở rộng cơ hội giao lưu, trao đổi với sinh viên quốc tế qua hoạt động của hơn 30 chương trình liên kết quốc tế đang triển khai; được đào tạo giáo dục thể chất bởi các kiện tướng đang giảng dạy tại Trường Đại học Văn Lang cùng với với hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu. Hằng năm, sinh viên Trường Đại học Văn Lang được tham gia hơn 700 sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật xã hội, cùng với các dự án phục vụ cộng đồng theo mô hình học tập service learning,… Ý chí từ các nhà giáo dục của Trường Đại học Văn Lang đã và đang tạo nên những chuyển biến thấy rõ ở sinh viên. Tại đây, sinh viên được trải nghiệm môi trường tiệm cận chuẩn quốc tế với cơ sở vật chất chuẩn Âu Mỹ. Sinh viên cũng được đào tạo bài bản từ tư duy nghiên cứu tới thực hành thực tiễn, xóa rào cản và bỡ ngỡ khi hội nhập thị trường lao động quốc tế. Từ nền tảng đó, họ thành công trên con đường trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, với tinh thần học tập suốt đời, sống trọn vẹn với tất cả tiềm năng của bản thân. Sinh viên Văn Lang đáp ứng tiêu chí ngày càng cao của thị trường lao động, tự tin bước vào môi trường làm việc quốc tế, kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân, đất nước và toàn cầu. Với tầm nhìn và lộ trình mới, Trường Đại học Văn Lang cũng sẽ công bố nhiều hoạt động đặc biệt trong năm 2023, với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Thu Phương

Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang: 60 năm liên tục đổi mới để phát triển

TĐKT - Trưởng thành từ cửa hàng Tư liệu sản xuất nông nghiệp tỉnh, trải qua 60 năm không ngừng vận động, tích cực đổi mới để thích nghi với thời cuộc, đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang đã phát triển mở rộng, trở thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực kinh doanh, cung ứng vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên cả nước nói chung. Cởi bỏ vỏ bọc “bao cấp” để phát triển Công ty Cổ phần Vật t­ư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang tiền thân là ngành Tư liệu sản xuất nông nghiêp Hà Bắc, được thành lập năm 1962, lúc đó là cửa hàng Tư liệu sản xuất nông nghiệp tỉnh và các cửa hàng tư liệu sản xuất nông nghiệp huyện, trải qua quá trình hoạt động được chuyển đổi thành Công ty Vật tư Nông nghiệp của tỉnh Hà Bắc và Công ty Vật tư Nông nghiệp các huyện. Năm 1987, các công ty vật tư nông nghiệp huyện sáp nhập vào Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc, vì thế các huyện trở thành Trạm Vật tư Nông nghiệp trực thuộc công ty. Năm 1994, sáp nhập bộ phận kinh doanh của Chi cục Thú y và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh vào Công ty Vật tư Nông nghiệp của tỉnh Hà Bắc, được chuyển đổi thành Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Hà Bắc. Năm 1997 chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Hà Bắc được tách thành Công ty Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang là doanh nghiệp Nhà n­ước do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang trực tiếp quản lý. Sự thay đổi, biến động liên tục do chia tách, sáp nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn ngân hàng cho vay quá thấp, không đáp ứng được hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì thế một số đơn vị trực thuộc Công ty ở chi nhánh các huyện không đủ hàng để bán phải làm đại lý cho các thương nhân, cộng với cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, đời sống lao động khó khăn cho nên rất nhiều công nhân viên xin nghỉ không lương để đi làm việc khác. Vì vậy, thời kỳ này doanh nghiệp hoạt động khá cầm chừng và kém hiệu quả. Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang không ngừng phát triển và mở rộng thêm các cơ sở Cuộc cách mạng mang tên “Cổ phần hóa” Thực hiện chủ trư­ơng cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà n­ước, từ tháng 1/2003 Công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển đổi thành “Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang” theo Quyết định số 142/QĐ-CT ngày 23/01/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, với phần vốn Nhà nư­ớc nắm giữ là 35%. Sau khi cổ phần hóa, d­ưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, công nhân viên đã đưa Công ty hoạt động trở lại và ngày càng phát triển bền vững, đạt kết quả tăng trưởng cao. Năm 2005, vốn điều lệ được nâng từ 3,5 tỷ lên 12 tỷ đồng; năm 2016, nâng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng; năm 2018, Công ty đã phát hành thêm cổ phần, nâng vốn điều lệ lên 88,555 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một phát triển, là đơn vị chủ lực cung ứng vật tư, phân bón trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (chiếm khoảng 70% thị phần), mở rộng thị trường giống lúa lai, ngô lai tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2019 đến nay, sự sáng tạo, chủ động của một doanh nghiệp cổ phần hóa đã giúp Công ty không ngừng lớn mạnh. Cuối năm 2019, Công ty đã chuyển đổi thành công mô hình động đối với các chi nhánh huyện, từ mô hình hạch toán đầy đủ sang mô hình hạch toán báo sổ. Công ty chỉ đạo trực tiếp hoạt động kinh doanh, trả lương, nộp BHXH, BHYT, BHTN... và các chế độ khác cho cán bộ, người lao động của các chi nhánh. Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang được tôn vinh là Doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang năm 2022 Ông Nguyễn Khang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang cho biết: Trước đây, các Chi nhánh vật tư kỹ thuật nông nghiệp huyện là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang. Mô hình hoạt động kinh doanh cũ của các chi nhánh huyện là đơn vị nhận hàng hóa từ công ty về triển khai bán hàng trên địa bàn huyện rồi thu tiền trả về Công ty, phần chênh lệch bán hàng chi nhánh dùng để trả lương, bảo hiểm xã hội, chế độ của người lao động, chi phí hành chính, thuế và các khoản chi phí khác. Hạch toán tại đơn vị là hạch toán đầy đủ. Trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh có quyền quyết định mọi vấn đề về lựa chọn đại lý, quyết định về giá bán, chủng loại hàng hóa, công nợ bán hàng. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Công ty không quản lý trực tiếp công nợ hàng hoá các đại lý của chi nhánh nên dễ gây thất thoát về tiền vốn của Công ty. Xuất phát từ tình hình thị trường bán hàng ngày càng khó khăn, do có sự cạnh tranh rất khốc liệt, nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh với Công ty, tình hình kinh doanh của Công ty gặp không ít khó khăn, thị trường bị thu hẹp dần, sản lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, lợi nhuận giảm. Công nợ bán hàng tại các đại lý dư nợ cao, hệ số quay vòng vốn thấp, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Bên cạnh đó công nợ dây dưa, khó đòi cao, nguy cơ thất thoát vốn là rất lớn, nguyên nhân là do theo mô hình cũ, lãnh đạo Công ty không nắm được chi tiết và bản chất công nợ, chỉ nắm được công nợ tổng thể theo số liệu chi nhánh báo cáo. Do vậy, tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bộ máy quản lý cồng kềnh, phát sinh nhiều chi phí trong kinh doanh làm cho giá thành hàng hóa cao, hiệu quả kinh doanh thấp, thiếu tính cạnh tranh. Chưa phát huy tối đa trí tuệ của nguồn nhân lực hiện có của Công ty. Xuất phát từ thực tiễn đó, Ban lãnh đạo Công ty đã áp dụng sáng kiến “Đổi mới mô hình quản lý hoạt động kinh doanh phân bón” trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong toàn Công ty. Mô hình mới đã loại bỏ khâu trung gian bán hàng (là chi nhánh huyện) mà Công ty bán trực tiếp đến thẳng đại lý nên giá bán hàng hóa cũng giảm đi, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, từ đó sản lượng hàng hóa tiêu thụ tăng, lợi nhuận cũng tăng. Áp dụng thực hiện mô hình này còn giúp cho Ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được toàn bộ công nợ bán hàng tại các chi nhánh, nắm rõ hơn về tình hình công nợ xấu, công nợ dây dưa, khó đòi, có nguy cơ rủi ro cao để Công ty chỉ đạo trực tiếp, dừng không bán hàng để thu hồi công nợ, từ đó đảm bảo việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh. Đồng thời sắp xếp lại bộ máy quản lý tại các chi nhánh tinh giản, gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang thường xuyên tổ chức hội thảo làm mô hình giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhằm tuyên truyền tới bà con nông dân về những giống lúa lai chất lượng Cuối năm 2020, Công ty tiếp tục chuyển đổi thành công mô hình “Giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động tại chi nhánh vật tư các huyện”. Trước đây, Công ty và chi nhánh trả lương cho người lao động theo lương thời gian, bán được bao nhiêu hàng, thu được bao nhiêu tiền cũng được hưởng lương theo quy định (thang, bảng lương do công ty xây dựng theo Nghị định 149). Vì thế không khuyến khích được nhân viên thị trường hăng hái làm thị trường; việc làm các mô hình trình diễn để quảng bá, tuyên truyền sản phẩm mới, chất lượng tốt là rất ít. Do đó, việc bà con nông dân tiếp cận những phân bón mới (phân bón cao cấp) bị hạn chế, sản lượng hàng hóa bán ra không cao mà công nợ đọng tại các đại lý lớn, hiệu quả kinh doanh thấp do đại lý bán hàng không trả tiền hàng theo quy định. Xuất phát từ tình hình thu nhập của người lao động tại chi nhánh vật tư các huyện không cao, họ chưa yên tâm công tác, chưa khuyến khích được người lao động say mê với công việc, chưa phát huy được sự sáng tạo và tâm huyết của người lao động, chưa cống hiến hết mình cho Công ty. Vì thế, áp dụng mô hình mới “Giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động tại chi nhánh vật tư các huyện”, thu nhập của người lao động đó được tăng lên đáng kể: Từ 9 đến 15 triệu (trước đó từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng) mang lại những tác động rất tích cực trong tư tưởng, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động trong các chi nhánh huyện, thể hiện qua mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao. Thông qua việc chuyển đổi mô hình quản lý và giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động đã có những chuyển biến rõ rệt trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2021, Công ty thực hiện Đề án chuyển đổi số phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh như: Mua 4 máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, gieo xạ hạt giống và bón phân, từ đó đã giảm lớn về sức người trong khi lao động nông nghiệp đang bị thiếu hụt, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng.  Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp, lãnh đạo công ty đã có những phương án, chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo duy trì tốt hoạt động kinh doanh, phục vụ hữu ích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Theo đó, với mục đích là giúp những hộ nông dân gặp khó khăn về vốn khi vào mùa vụ vẫn có phân bón để sản xuất, công ty đã đẩy mạnh ph­ương thức bán hàng trả chậm tới các hộ nông dân. Hộ nông dân hoàn toàn chủ động về phân bón thông qua việc đăng ký với các chi hội nông dân, phụ nữ và trư­ởng thôn… về số lượng phân bón theo nhu cầu sản xuất. Khi mùa vụ  thu hoạch, họ bán sản phẩm mới phải thanh toán cho Công ty. Đây là phương thức bán hàng mang tính phục vụ, tuy đã được Công ty áp dụng từ năm 2000; tuy nhiên khi áp dụng triển khai tại thời điểm dịch bệnh diễn ra đã phát huy hiệu quả tốt; được các cấp, các ngành đánh giá cao và đặc biệt là người dân ngày càng ủng hộ. Mạng l­ưới kinh doanh vật tư­ nông nghiệp từ văn phòng công ty đến các chi nhánh huyện hoạt động nhịp nhàng, tạo được thế mạnh và vẫn giữ  được 70% thị phần phân bón trong tỉnh. Tổng khối l­ượng phân bón các loại công ty đó tiêu thụ mỗi năm đạt trên 100.000 tấn, trong đó, riêng lân và NPK của công ty supe Phốt phát - hóa chất Lâm Thao đạt trên 50.000 tấn. Hàng năm, Công ty tổ chức bán hàng theo phương thức trả chậm đạt doanh số mỗi năm trên 50 tỷ đồng. Với cách làm này công ty đó tham gia bình ổn giá vật tư­ phân bón trên địa bàn tỉnh, không để thương nhân khác ép giá đối với bà con nông dân và phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Gặt hái “trái ngọt” và động lực phát triển Từ những nỗ lực đó, trong 10 năm trở lại đây (2012 - 2021), hoạt động kinh doanh Công ty ngày càng phát triển. Với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngày được mở rộng, đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh, tạo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Việc làm, đời sống và thu nhập của hàng trăm cán bộ công nhân viên ổn định và phát triển; mọi quyền lợi, chế độ của người lao động trong Công ty được đảm bảo. Hàng năm đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng, ngoài ra công ty làm công tác từ thiện và các chính sách xã hội khác tại địa phương hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Công ty luôn được nhiều bạn hàng tin tưởng. Không chỉ giữ vững và ổn định kinh doanh mặt hàng phân bón, Công ty mở rộng đầu tư vào kinh doanh mặt hàng giống, khai thác các nguồn hàng mới có chất lượng cao, góp phần quan trọng cùng tỉnh nhà hiện thực hóa các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế toàn tỉnh. Đặc biệt, Công ty đã được Công ty Sygenta Thuỵ Sĩ chọn làm nhà phân phối duy nhất tại Việt Nam về giống lúa lai Syn 98, ngô lai NK 4300, NK 4300 BtGT (chuyển gen), NK66, NK 66BtGT (chuyển gen) và NK 6654… Hiện nay, Công ty đang cung ứng các loại giống này tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ, tạo điều kiện để Công ty mở rộng và phát triển thị trường giống. Liên tục từ năm 2012 đến 2021, Công ty vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, các cấp Bộ, ngành Trung ương tặng Bằng khen, tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, năm 2012 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Mới đây, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 682, ngày 25/5/2022 tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công ty Cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Mai Thảo

Đổi mới phát triển, mang tới những giá trị tích cực cho nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên

TĐKT - Hưởng ứng thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan đã góp phần tích cực vào bức tranh phát triển nông nghiệp, nông thôn xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh chuyện đổi cơ cấu, chú trọng đầu tư, khai thác các dịch vụ mới, HTX đã góp phần quan trọng đưa xã Xuân Quan về đích nông thôn mới, vững bước hướng tới mục tiêu nông thôn mới nâng cao. Trụ sở HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan được thành lập từ năm 1997. Sau gần một phần tư thế kỷ hoạt động, HTX đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một điển hình phát triển kinh tế tập thể. Ở thời điểm hiện tại, HTX có 60 thành viên hoạt động ở các lĩnh vực, dịch vụ chính là: Dịch vụ thủy nông, dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật (giống cây trồng); dịch vụ bán lẻ điện sinh hoạt; dịch vụ quản lý khai thác chợ, dịch vụ vệ sinh môi trường. Mặc dù có số lượng thành viên khá khiêm tốn, lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực, song HTX luôn hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm cho các thành viên, lao động nông thôn, đi đầu trong các phong trào phát triển địa phương, nhất là phong trào xây dựng NTM. Xác định chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là then chốt để phát triển và chuyển đổi cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, hằng năm, HTX mở nhiều lớp tập huấn như mở rộng chăn nuôi, phát triển cây trồng, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây rau các loại trên địa bàn xã. Đáng chú ý, HTX đã chuyển đổi và tập trung phát triển mạnh nghề trồng hoa. Để hỗ trợ nhân dân, mỗi năm HTX mở từ 2 - 3 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Cùng với đó, dịch vụ thủy nông phục vụ nước tưới, công tác bảo vệ hoa màu trước sâu bệnh, chuột phá hoại luôn được HTX quan tâm, thể hiện rõ nét vai trò “bà đỡ” cho người nông dân. HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan đang quản lý và vận hành 14 trạm biến áp phục vụ trên 4000 công tơ Tìm hướng đi mới đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và gắn với các tiêu chí NTM những gì HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Quan làm rất tốt những năm qua. Không chỉ cung cấp điện phục vụ sản xuất, HTX còn huy động nguồn vốn của thành viên nhằm đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt của người dân. Đến nay, HTX Xuân Quan đang quản lý và vận hành 14 trạm biến áp phục vụ trên 4000 công tơ. Hệ thống điện đảm bảo 100% cáp bọc 3 pha 4 dây, có 5km đường trung thế, 40km đường hạ thế, có 4 trạm biến áp vừa cấp điện sản xuất và dân sinh. Tổn hao điện năng ở mức dưới 5%/năm. Đầu năm 2021, HTX đã thực hiện công nghệ lắp đặt công tơ điện tử đo xa, quản lý khách hàng trên hệ thống phần mềm nhằm giảm thiểu công tác quản lý và giảm tổn hao điện năng, đáp ứng được điện trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Để giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường vùng nông thôn, HTX đứng ra đầu tư và khai thác dịch vụ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, giúp làng quê luôn sạch sẽ theo tiêu trí môi trường NTM. Đáng chú ý, năm 2015, HTX Xuân Quan đã mạnh dạn đề xuất với chính quyền xây mới chợ dân sinh của xã Xuân Quan đạt chuẩn NTM có diện tích 5000m2 chạy dài 200m cách chân đê sông Hồng 30m. Với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ đồng từ nguồn NTM và đóng góp của các thành viên, chợ được xây dựng khang trang và thu hút hơn 200 tiểu thương kinh doanh các ngành nghề truyền thống. Hoạt động quản lý và kinh doanh chợ đã góp phần giải tỏa được các tụ điểm bán hàng rong, lều quán, chợ tạm rải rác khắp các thôn; đồng thời thúc đẩy các hoạt động thương mại của xã ngày càng phát triển sầm uất và năng động. Cuối năm 2019 đầu năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, HTX đã chỉ đạo các thành viên cũng như bà con kinh doanh tại chợ do HTX quản lý thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về chống dịch như chống giặc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về khẩu hiệu 5K và các chỉ đạo của phòng ban chống dịch từ tỉnh đến địa phương. Căn cứ vào sự chỉ đạo của HĐQT Ban Giám đốc HTX, các thành viên tham gia tổ chống dịch sẵn sàng không ngại khó khăn, gian khổ mà đoàn kết một lòng quyết không để dịch bùng phát tại địa bàn. HTX đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho 4 đợt chống dịch và đến nay chuẩn bị đón năm mới 2023, chợ vẫn được giữ ổn định đảm bảo an toàn cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho toàn dân phục vụ Tết cổ truyền của dân tộc cho bà con trong và ngoài tỉnh. Như thế, HTX Xuân Quan đã đồng hành cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí dịch vụ môi trường, dịch vụ chợ, dịch vụ điện và hình thức tổ chức sản xuất để Xuân Quan sớm cán đích NTM và hướng tới NTM nâng cao. Cùng với đó, hoạt động hiệu quả của HTX cũng mang lại những giá trị lớn cho ngân sách và phát triển kinh tế địa phương. Điển hình năm 2020, HTX đạt doanh thu 39 tỷ đồng, lợi nhuận 5,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 4 tỷ đồng; riêng 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của HTX đạt 22,5 tỷ đồng, lợi nhuận 3,8 tỷ đồng, nộp ngân sách 2 tỷ đồng. Hàng năm, HTX còn luôn tham gia các hoạt động xã hội như: Ủng hộ Quỹ vì người nghèo, Quỹ nạn nhân chất độc da cam,… mỗi năm từ 40 - 50 triệu đồng. Với những thành tích đạt được, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Quan đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh tặng Bằng khen; UBND huyện Văn Giang tặng nhiều Giấy khen. Đặc biệt, HTX hiện đang được đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển HTX nhân dịp Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH TW Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Nguyệt Hà

Đèn năng lượng mặt trời thắp sáng những miền quê

TĐKT - Những ngày cuối năm, người dân thôn Bằng Thung, xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) rất vui mừng vì đã được ngành Điện lắp đặt hệ thống đèn năng lượng mặt trời thắp sáng những con đường. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong chương trình Tri ân khách hàng của PC Phú Thọ được triển khai trong tháng 12/2022. Đường thôn Bằng Thung rực rỡ ánh đèn được lấy từ năng lượng mặt trời Việc thắp sáng những con đường làng không chỉ mang lại niềm vui cho người dân địa phương, mà còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc kết nối cộng đồng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại một số vùng sâu, vùng xa, khi màn đêm buông xuống gây khó khăn cho việc đi lại và những nỗi lo về an ninh trật tự, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với người dân; đặc biệt, là sự tác động trực tiếp đến sinh hoạt, đi lại của người già, trẻ em. Với tinh thần vì một cộng đồng phát triển, thắp lên những ánh sáng ước mơ, Điện lực Cẩm Khê (PC Phú Thọ) đã lắp đặt 30 bộ bóng đèn năng lượng mặt trời, với trên 2 km đường làng được thắp sáng trên địa bàn huyện Yên Lập. Công nhân Điện lực Cẩm Khê lắp đèn năng lượng mặt trời cho khu dân cư Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Trung Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thịnh cho biết: "Khi nhận được tin Điện lực Cẩm Khê sẽ triển khai chương trình “thắp sáng làng quê” bằng đèn năng lượng mặt trời trên địa bàn xã, cá nhân tôi cũng như các lãnh đạo xã rất ủng hộ chương trình của EVNNPC. Chương trình “thắp sáng làng quê” bằng đèn năng lượng mặt trời, không chỉ mang ý nghĩa thắp sáng những con đường, mà nó còn mang lại giá trị nhân văn rất lớn cho bà con địa phương chúng tôi. Với một xã vùng núi như chúng tôi, lại sớm được tiếp cận một nguồn năng lượng xanh, nguồn năng lượng bắt nguồn từ sự sẻ chia…" Khánh thành và bàn giao công trình "Thắp sáng làng quê" tại xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập Tiếp câu chuyện với chúng tôi, ông Phùng Văn Định - Trưởng khu dân cư thôn Bằng Thung, xã Đồng Thịnh chia sẻ: "Với cá nhân tôi cũng từng tham gia công tác xã hội, được đi nhiều nơi trên địa bàn huyện, tỉnh, tôi chưa nhìn thấy địa phương nào trong huyện được lắp đặt đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời như khu dân cư của tôi, thực sự tôi rất xúc động, không dám nghĩ tới… Cảm ơn ngành điện đã có những chính sách an sinh xã hội rất phù hợp cho những địa phương nghèo như chúng tôi". Ông Trần Hữu Phúc - Cựu chiến binh ở thôn Bằng Thung tự hào: “Tôi và anh em hội viên cũng như bà con rất phấn khởi khi thấy đường điện chiếu sáng "đi" đến đâu là mang theo niềm vui cho bà con đến đó. Hằng đêm, đèn điện được bật sáng, soi tỏ lối đi sạch sẽ hai bên đường, nên ai nấy đều phấn khởi, ý thức hơn về việc giữ gìn môi trường văn hóa chung. Tôi rất mong ngành Điện sẽ có nhiều công trình như vậy để bà con chúng tôi được tiếp cận những ánh sáng văn minh…” Khi màn đêm buông xuống, con đường làng quê lại rực sáng ánh đèn. Bà con nơi đây không còn phải soi đèn pin mỗi khi có việc qua nhà hàng xóm lúc trời tối, cũng không phải thấp thỏm lo âu khi con cháu họ đi học về muộn, vấp phải những ổ gà như trước nữa. Ánh sáng vì một xã hội văn minh, ánh sáng của sự sẻ chia đã đem lại sự tiện lợi cho sinh hoạt của người dân và góp phần kết nối, thắt chặt mối quan hệ tình làng nghĩa xóm. Thanh Bình - Minh Tuấn Điện lực Cẩm Khê - PC Phú Thọ

Trang