Chính trị - Xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự chương trình có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; đồng chí Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng; các vị khách quốc tế và đông đảo đồng bào, đồng chí. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức, là sự kiện tưởng nhớ, tri ân các thế hệ tiền bối, các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc; góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước. Chương trình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kể lại câu chuyện về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc với các tiết mục nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, hát, múa, hoạt cảnh, thơ… Chương trình gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: "Toàn dân ra trận", "Khúc tráng ca thế kỷ XX" và "Điểm hẹn hòa bình". Kết thúc chương trình nghệ thuật là màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ. "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kể lại câu chuyện về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc với các tiết mục nghệ thuật đa dạng như âm nhạc, hát, múa, hoạt cảnh, thơ… - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến. Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thế hệ những nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Phát biểu ý kiến tại Chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Đặc biệt, chương trình còn có sự góp mặt của thế hệ những nghệ sĩ từng là văn công biểu diễn trên chiến trường Điện Biên Phủ cách đây 70 năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng về văn hoá kháng chiến, văn hoá giữ nước, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Theo Bộ trưởng, bằng ngôn ngữ, hình tượng, thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" hướng đến sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. 70 năm sau ngày chiến thắng, Điện Biên nói riêng, Việt Nam nói chung đang vươn mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trở thành biểu tượng của những giá trị nhân văn cao đẹp, lương tri và hòa bình thế giới. Chương trình gồm 14 tiết mục, được chia làm 3 phần: "Toàn dân ra trận", "Khúc tráng ca thế kỷ XX" và "Điểm hẹn hòa bình" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Trong hai ngày 6/5 và 7/5, nhiều hoạt động quan trọng sẽ được tổ chức trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức sáng 7/5 tại sân vận động tỉnh Điện Biên. Theo baochinhphu.vn

Ôn lại truyền thống hào hùng của lịch sử cách mạng Việt Nam

BTĐKT - Sáng 25/4, Chi bộ Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Đảng bộ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý II/2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.  Dự buổi sinh hoạt có các đồng chí: Phan Văn Hùng, Thường vụ Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thế Huân, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; Nguyễn Công Hoan, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; toàn thể đảng viên trong Chi bộ. Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Các đảng viên tìm hiểu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên đã được nghe giới thiệu, tìm hiểu về lịch sử cách mạng của Việt Nam qua các giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1858 đến 1945: Thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc Việt Nam; giai đoạn 2 từ 1945 đến 1975: Cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước; giai đoạn 3 từ 1975 đến nay: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đặc biệt, các đảng viên đã được tìm hiểu sâu về các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể chia làm 3 phần chính: Phần đầu giới thiệu các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập Đảng, cao trào cách mạng 1930 - 1931 cho đến cách mạng tháng 8/1945 thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập. Phần giữa giới thiệu cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam, khởi đầu bởi cuộc kháng chiến Nam bộ thành đồng Tổ quốc 23/9/1945 và kết thúc bởi chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Phần cuối cùng giới thiệu: Hội nghị Giơnevơ, miền Nam đấu tranh chống chế độ độc tài của Mỹ - Diệm, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975... Các đảng viên tham quan trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - tinh thần bất diệt” Nhân dịp này, các đảng viên trong Chi bộ đã tham quan trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - tinh thần bất diệt” nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ   (7/5/1954 - 7/5/2024). Với gần 150 tài liệu, hiện vật, trưng bày giới thiệu tới công chúng về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị chiến thắng Điện Biên Phủ, mà yếu tố tiên quyết làm nên chiến thắng vĩ đại đó là sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, thể hiện sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên trong Chi bộ càng thêm thấm thía về truyền thống yêu nước, sức mạnh tinh thần, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm lao động, rèn luyện để xây dựng và phát triển đất nước. Nguyệt Hà

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng thuộc Trung tâm Thông tin - Truyền thông

BTĐKT - Sáng 24/4, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông, Trung tâm Thông tin - Truyền thông. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao quyết định bổ nhiệm cho đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền Dự hội nghị, có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đỗ Thúy Phượng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ; Nguyễn Thế Huân, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông; lãnh đạo các phòng và toàn thể viên chức, người lao động thuộc Trung tâm. Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Thúy Phượng, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ đã công bố quyết định của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin - Truyền thông, Trung tâm Thông tin - Truyền thông từ ngày 16/4/2024. Đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền qua quá trình công tác của Ban đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và từng bước trưởng thành. Trưởng ban tin tưởng rằng trên cương vị công tác mới, đồng chí Huyền sẽ phối hợp tốt hơn với các đồng chí trong phòng, tham mưu tốt hơn cho lãnh đạo Trung tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng chí Phạm Huy Giang đề nghị Trung tâm tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, phân công, phân nhiệm cụ thể theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai các công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền phát biểu nhận nhiệm vụ Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ của Đảng ủy, lãnh đạo Ban, lãnh đạo và viên chức, người lao động Trung tâm Thông tin - Truyền thông; đồng thời thể hiện quyết tâm sẽ đóng góp sức mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Trung tâm, của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời gian tới. Đồng chí Phạm Huy Giang và tập thể viên chức, người lao động Trung tâm Thông tin - Truyền thông tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương Thanh

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

BTĐKT - Đây là mục tiêu cũng như các nội dung chính sẽ được trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, tọa đàm “Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh của Nhật Bản”; chương trình sẽ diễn ra từ 14h00 – 16h30 ngày 9/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chương trình được Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (JVI), Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 31 (VIETNAM MEDI-PHARM 2024)với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về chăm sóc y tế công nghệ cao của Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua chương trình sẽ mang tới những thông tin y tế hữu ích và cung cấp một cái nhìn toàn diện trong trong chẩn đoán, dự phòng và trị liệu các loại bệnh lý, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, của Nhật Bản... đây là một trong những hoạt động tích cực nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bà Bùi Thị Thắm, Phó Tổng Giám đốc JVI chia sẻ thông tin tại buổi Họp báo Triển lãm Vietnam Medi-Pharm 2024. (Hình BTC cung cấp) Điểm đặc biệt năm nay, ngoài các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam tham dự, Hội thảo, tọa đàm “Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh của Nhật Bản” có sự phối hợp tổ chức của Hiệp hội Giao lưu Y tế Việt Nam - Nhật Bản đồng thời sẽ có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ các cơ sở y tế hàng đầu Nhật Bản, cụ thể như: Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về Y tế và Sức khỏe Toàn cầu (NCGM), được biết đến là nơi tiếp nhận và có nhiều kinh nghiệm chữa trị cho khách hàng cao cấp của Việt Nam trong nhiều năm qua. NCGM là bệnh viện công lập, nằm trong top đầu các bệnh viện tốt nhất Nhật Bản được Chính phủ Nhật Bản chỉ định là bệnh viện hạng đặc biệt tại nước đất nước mặt trời mọc cũng sẽ có đại diện tham dự và cung cấp các thông tin hữu ích về “Chăm sóc y tế công nghệ cao” cho đối tượng là các khách hàng cao cấp tại buổi hội thảo tọa đàm. Cùng với đó sẽ có sự tham dự của đại diện và Trung tâm Tế bào gốc Helene (đơn vị đầu tiên được cấp phép trị liệu tế bào gốc tại Nhật Bản đã có kinh nghiệm trị liệu cho hơn 14000 khách hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới). Ngoài ra Trung tâm Y tế Kameda, nơi sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến và quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực y học tái tạo, điều trị bệnh lý tim mạch và ung thư; đây cũng là đơn vị nằm trong top 3 bệnh viện tốt nhất Nhật Bản và top 50 bệnh viện tốt nhất thế giới do tạp chí Newsweek bình chọn năm 2023). Ban tổ chức tin tưởng rằng chương trình lần này sẽ mang tới những thông tin y tế hữu ích về các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh đồng thời sẽ thu hút sự tham dự của đông đảo người dân, giới chuyên môn, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác tốt đẹp giữa các đơn vị y tế Nhật Bản và Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. JVI là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế cao cấp Nhật Bản và chuyển giao công nghệ y học tiên tiến của Nhật Bản tại Việt Nam như: Trị liệu tế bào gốc, trị liệu miễn dịch, Khám và điều trị bệnh tại Nhật Bản, chuyển giao công nghệ y học của Nhật Bản về Việt Nam; hiện công ty đang là đối tác tin cậy của nhiều cơ sở y tế uy tín hàng đầu Nhật Bản và là đại diện độc quyền của Trung tâm Tế bào gốc Helene tại Việt Nam. Đại biểu quan tâm vui lòng đăng ký trước để tham dự chương trình và nhận các phần quà hữu ích tại: https://forms.gle/pKeG7ae9Wrwkmvmh9 Thường trực BTC, Hotline: 0983452808 (Mr.Huấn), 0948 486937 (Mr.Mạnh).

Giới thiệu các thành tựu, sản phẩm, công nghệ tiên tiến nhất trong ngành Y tế

BTĐKT - Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 - Vietnam Medi-Pharm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/5/2024 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội. Ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế phát biểu tại họp báo thông tin về triển lãm Ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế đánh giá: Được sự ủng hộ của Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành hữu quan, qua 31 năm tổ chức, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam được ghi nhận là một sự kiện uy tín, được doanh nghiệp, người tiêu dùng, giới chuyên môn đánh giá là triển lãm chuyên ngành rất thành công. Mỗi kỳ triển lãm thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác kinh doanh. Năm nay, sự kiện bao gồm các chuyên đề triển lãm: Bệnh viện Quốc tế Việt Nam lần thứ 17; Chuyên ngành Nha khoa lần thứ 13; y dược và thiết bị y tế Trung Quốc lần thứ 18; Du lịch y tế lần thứ 11; Chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, công nghệ và dịch vụ chăm sóc dài hạn; Quốc tế y - dược thông minh. Sự kiện quy tụ 350 đơn vị tham dự, 550 gian hàng với 4 khu vực trưng bày; sẽ giới thiệu các thành tựu, sản phẩm, công nghệ tiên tiến nhất trong ngành Y tế của các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp quốc tế có văn phòng tại Việt Nam và các thương hiệu, sản phẩm đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động: Đoàn doanh nghiệp quốc tế khảo sát thị trường tham quan, làm việc với các bệnh viện tại Hà Nội; Hội nghị giao thương tìm hiểu thị trường vật tư - thiết bị nội soi tại Việt Nam; chuyển đổi số trong y - dược và chăm sóc sức khỏe; hợp tác y tế Việt - Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh của Nhật Bản; Tọa đàm "AI và DATA trong y tế thông minh và y tế số"; Tọa đàm "Hệ sinh thái thiết bị mạng, y tế từ xa, quản lý bệnh án, bệnh viện"; Diễn đàn xu hướng phát triển chăm sóc dài hạn tại Việt Nam; Hội thảo Doanh nghiệp dược... Hàng ngày tại triển lãm sẽ diễn ra các hoạt động giao thương, giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh, tư vấn sức khỏe - dinh dưỡng; trải nghiệm các thiết bị y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe, giám sát sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp... Phương Thanh

Đoàn kiểm tra Bộ Nội vụ làm việc với tỉnh Nghệ An

Chiều 11/4, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ do đồng chí Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về kết quả thực hiện các quy định của pháp luật thuộc ngành Nội vụ. Làm việc với đoàn kiểm tra có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Viết Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành. Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: T.L Thực hiện Thông tư số 05/2021/TT-BNV ngày 1/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ, ngày 16/11/2023, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ. Tại UBND cấp huyện, đến nay, đã có 21/21 đơn vị Phòng Nội vụ cấp huyện ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ theo đúng hướng dẫn của Thông tư số 05/2021/TT-BNV. Số lượng biên chế, cấp phó của Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP… Đồng chí Vũ Chiến Thắng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: T.L Đối với công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Nội vụ, hàng năm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh và tổ chức kiểm tra đầy đủ. Từ năm 2020 đến tháng 2/2024, HĐND, UBND tỉnh đã ban 12 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nội vụ (2 Nghị quyết, 10 Quyết định). Qua công tác kiểm tra phát hiện 1 văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện ban hành không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Kiểm tra văn bản do cơ quan, người ban hành văn bản gửi đến và khi có kiến nghị cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp phát hiện 2 văn bản có nội dung trái pháp luật. Sau kiểm tra, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ đề nghị đơn vị ban hành văn bản tự kiểm tra và đề xuất hướng xử lý theo quy định của pháp luật. Đến thời điểm hiện tại, 1 văn bản đã được bãi bỏ theo quy định, 1 văn bản cơ quan ban hành đang tiến hành phối hợp xử lý. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành tham dự cuộc làm việc. Ảnh: T.L Cùng đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên dành ngân sách đối với hoạt động tư pháp nói chung, nhất là hoạt động xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Các đơn vị cấp huyện đã chủ động hơn trong việc thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả về cơ quan kiểm tra theo quy định, đặc biệt, đối với việc xử lý văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật theo kiến nghị của cơ quan kiểm tra. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng; công tác văn thư, lưu trữ; công tác quản lý Nhà nước về thanh niên; việc chấp hành các quy định của pháp luật về thành lập tổ chức bộ máy, biên chế, tinh thần biên chế tại các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện các nội dung trên. Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng báo cáo với đoàn kiểm tra kết quả thực hiện các quy định của pháp luật của ngành Nội vụ. Ảnh: T.L Thảo luận tại cuộc làm việc, các đại biểu tập trung trao đổi về các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực nội vụ như: Tình hình thi hành pháp luật, việc tự theo dõi, kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật, những khó khăn, bất cập trong công tác xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản lĩnh vực Nội vụ… Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh nhấn mạnh, thời gian qua, Nghệ An cơ bản thực hiện công tác kiểm tra văn bản pháp luật khá thường xuyên, được coi là nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên thực hiện. Tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật nhưng vẫn còn một số quy định pháp luật chậm triển khai. Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: T.L Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thông qua công tác kiểm tra lần này của Bộ Nội vụ là dịp để tỉnh đánh giá lại những kết quả đạt được, đồng thời, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến ngành Nội vụ. Đồng chí Lê Hồng Vinh cũng đề nghị Sở Nội vụ chủ trì khâu nối, phối hợp với các cơ quan liên quan để chuẩn bị tài liệu, giải trình các nội dung đoàn quan tâm. Sở Nội vụ tiếp thu ý kiến của các thành viên đoàn công tác để hoàn thiện báo cáo. Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ ghi nhận và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật lĩnh vực nội vụ. Đồng thời, đề nghị Sở Nội vụ chuẩn bị lại các báo cáo và các phụ lục trình đoàn kiểm tra.   Đoàn công tác của Bộ Nội vụ tham dự cuộc làm việc. Ảnh: T.L Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra thực tế tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào ngày mai (12/4). Theo baonghean.vn

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

BTĐKT - Sáng 10/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương tổ chức Hội nghị Thông tin chuyên đề quý I/2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 424 điểm cầu, với sự tham dự của khoảng 17.350 đảng viên. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Dự hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các đồng chí: Phạm Huy Giang, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban; Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban; Phan Văn Hùng, Thường vụ Đảng ủy, Phó Trưởng ban và toàn thể đảng viên trong Đảng bộ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương truyền đạt nội dung cơ bản về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”. Ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, Viên chức, Bộ Nội vụ thông tin chuyên đề “Một số giải pháp góp phần thúc đẩy cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương cảm ơn hai báo cáo viên đã quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng và dành thời gian trực tiếp truyền đạt những nội dung cốt lõi, tư duy nhất quán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và làm rõ một số giải pháp cơ bản, góp phần thúc đẩy cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đặc biệt là tổng kết lý luận về đường lối đổi mới và những bài học kinh nghiệm, vấn đề có tính quy luật từ thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Bí thư Đảng ủy Khối đề nghị, các cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc, nghiên cứu kỹ bài học kinh nghiệm được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Đại hội XIII của Đảng. Cùng với đó là tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bí thư Đảng ủy Khối yêu cầu cấp ủy các cấp tiếp tục triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng tới toàn thể cán bộ, đảng viên về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2024) và 17 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (11/4/2007 - 11/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Bên cạnh đó, Bí thư Đảng ủy Khối đề nghị cấp ủy các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, học tập và đúc rút ra bài học kinh nghiệm từ quan điểm của Đại hội XIII của Đảng: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết. Từ đó vận dụng vào thực tiễn, nhằm thúc đẩy trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả chất lượng cao. Ngoài ra, cần hiểu rõ nội hàm “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung” để cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên tham mưu cho đúng, trúng, mang lại hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cho đơn vị mình. Nguyệt Hà

Nhiều “điểm sáng” trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT

BTĐKT - Trong quý I/2024, toàn ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng so với cùng kỳ; quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo kịp thời, đầy đủ; công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến; bộ máy tổ chức tiếp tục được kiện toàn, nhất là việc thành lập cơ quan Thanh tra BHXH Việt Nam đã góp phần khẳng định vai trò, vị thế của ngành trong sự nghiệp an sinh xã hội đất nước. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành tháng 4/2024 tại điểm cầu BHXH Việt Nam Cụ thể, trong quý I, toàn ngành đã tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi các dự luật, dự thảo nghị định, thông tư liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT như: Luật BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi)…; phối hợp với Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế giải quyết các vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh (KCB) BHYT; đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia BHYT; xây dựng, hoàn thiện các văn bản báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành. Các chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Số người tham gia BHXH gần 17,4 triệu người, tăng 1,6%; trong đó, BHXH bắt buộc hơn 15,9 triệu người; BHXH tự nguyện trên 1,4 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 14,2 triệu người, tăng 1,67%. Số người tham gia BHYT gần 90,2 triệu người, tăng 0,28%. Bên cạnh đó, tình hình triển khai nhiệm vụ trên địa bàn, lãnh đạo BHXH các địa phương cho biết, một số giải pháp được các tỉnh tập trung đẩy mạnh là công tác tham mưu chính quyền địa phương có thêm các chính sách hỗ trợ cho người khó khăn tham gia các chính sách BHXH, BHYT; tăng cường công tác truyền thông; phân công cán bộ thu bám sát cơ sở, đơn vị sử dụng lao động để đốc thu BHXH, BHYT, BHTN đúng, đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động… Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thông tin, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Thủ tướng đánh giá, quý I/2024, trong bối cảnh tình hình có những diễn biến mới, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện; kết quả tháng 3/2024 cao hơn tháng 1 và tháng 2; tình hình quý I/2024 khởi sắc hơn quý I/2023 trên hầu hết các lĩnh vực; công tác an sinh xã hội có những “điểm sáng”. Đóng góp vào những kết quả đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã ghi nhận những kết quả tích cực toàn ngành đã đạt được trong quý I/2024. Đây là cơ sở để ngành tiếp tục triển khai tốt nhiệm vụ trong quý II/2024 và những tháng cuối năm. Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Giám đốc chỉ đạo, BHXH các địa phương cần bám sát các chỉ đạo của ngành, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trên địa bàn trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tiếp tục chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật BHXH, BHYT cho phù hợp; phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả về những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Về công tác thu, phát triển người tham gia cần tăng cường vai trò, hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp, phát huy vai trò người đứng đầu, giao chỉ tiêu, đánh giá, kiểm tra, kiểm điểm… Mặt khác, cần đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên các ứng dụng Internet; bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT. Các đơn vị tăng cường phối hợp để đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng; giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, các đơn vị cần khai thác, phát huy tối đa hiệu quả CNTT, cơ sở dữ liệu của ngành; bảo đảm an toàn thông tin; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả; tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính - công vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả đi đôi với kiểm tra, giám sát của cấp trên với cấp dưới và kiểm tra chéo; khen thưởng kịp thời; xử lý nghiêm vi phạm. Song Linh        

Kỳ tích ghép chi thể: Hồi sinh cả 2 cánh tay cho chàng trai trẻ

BTĐKT - Lần đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) đã ghép thành công đồng thời cả hai cánh tay cho một bệnh nhân nam bị cụt gần 5 năm trước đó do tai nạn chất nổ. Ca mổ thành công đầy cảm xúc này đồng thời là một kỳ tích của nền y học Việt Nam bởi sau Đức, Mỹ và Pháp, Việt Nam là nước đã thực hiện ghép thành công đồng thời cả 2 cánh tay cho một bệnh nhân từ người hiến chết não. Đây là một trong những tạng ghép đã được thực hiện trong bối cảnh của ca ghép đa tạng lấy từ người hiến chết não được thực hiện thành công tại Bệnh viện TWQĐ 108 vào ngày 30 Tết năm Giáp Thìn 2024. Bệnh nhân được ghép là anh Phạm Văn Hùng, 22 tuổi (quê ở Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Trước đó, năm 2019, trong khi đang nấu ăn bằng bếp ga, anh Hùng bị tai nạn do bình ga phát nổ, khiến toàn bộ cả hai cánh tay của anh bị dập nát hoàn toàn ngang mức 1/3 trên, không còn khả năng bảo tồn và phải cắt bỏ. Hình ảnh hai cánh tay bị cụt của bệnh nhân Hùng trước khi thực hiện ca ghép Mặc dù giữ được tính mạng nhưng Hùng buộc phải chấp nhận một cuộc sống với vô vàn khó khăn và bất tiện khi “cụt tay”. Không chỉ bị phụ thuộc vào người thân trong những sinh hoạt hàng ngày, mà ngay cả giấc mơ được tiếp tục ngồi trên ghế nhà trường và học nghề sửa chữa máy móc, Hùng đành phải gác lại. Cuộc sống thật nặng nề đối với chàng trai trẻ và toàn bộ gia đình anh. Hình ảnh hai cánh tay của bệnh nhân Hùng sau khi được ghép Kể từ đó, lúc nào chàng trai trẻ Phạm Văn Hùng cũng ao ước có đôi bàn tay lành lặn để tự phục vụ cho bản thân và có được một cuộc sống bình thường giống như bao người khác; đặc biệt là có cơ hội được học nghề và làm nghề, để có thể cùng mẹ gánh vác việc gia đình. Vì vậy, khi được biết Bệnh viện TWQĐ 108 có khả năng thực hiện thành công những ca ghép chi thể từ người cho chết não, Hùng và gia đình đã đăng ký vào danh sách các bệnh nhân chờ ghép của bệnh viện. Vào đúng những ngày cuối năm âm lịch 2023, nhờ nghĩa cử hiến tặng vô cùng nhân văn và cao đẹp từ gia đình của một bệnh nhân chết não, đúng chiều 30 Tết năm Giáp Thìn, Hùng may mắn được các giáo sư, bác sĩ của Bệnh viện TWQĐ 108 mời đến để thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra và tiến hành ghép phục hồi đồng thời cả 2 cánh tay. Là người chủ trì và trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật ghép đồng thời hai cánh tay cho bệnh nhân Hùng, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: So với các ca ghép chi thể khác, ca ghép này có nhiều điều đặc biệt: Thứ nhất, đây là ca ghép được tiến hành trong bối cảnh chung của ca mổ lấy - ghép đa tạng thực hiện vào chiều 30 tết tại bệnh viện, nên công tác hội chẩn bệnh viện và liên viện được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và khẩn trương. Các xét nghiệm liên quan đến hòa hợp miễn dịch được thực hiện rất đầy đủ và chu đáo. Bên cạnh các kíp ghép tim, gan, thận, tụy - thận và giác mạc, ca ghép 2 cánh tay được tiến hành đồng thời bởi hai kíp mổ. Thứ hai, do cơ chế chấn thương rất mạnh nên xương quay phải của bệnh nhân hiến tạng đã gãy và bị di lệch lớn, gây ra biến dạng cẳng tay. Vì đây là tay thuận đối với bệnh nhân nhận chi ghép nên các bác sĩ phải tiến hành mổ kết xương ổ gãy xương quay trước khi thực hiện ghép đồng thời cả 2 cánh tay. Điểm đặc biệt thứ 3 là, do ghép đồng thời cả 2 cánh tay ngang mức 1/3 trên nên khối lượng mô và tổ chức được ghép vào cơ thể bệnh nhân tiếp nhận là rất lớn, lên tới hàng chục kg; đồng thời bao gồm rất nhiều các cấu trúc tiềm ẩn độ thải ghép rất cao như: Da, cơ, xương, khớp, tủy xương, bao hoạt dịch… Đây là những thách thức đặc biệt khó khăn đối với toàn bộ kíp ghép chi thể, không chỉ trong việc thực hiện phẫu thuật mà còn cả trong công tác theo dõi, điều trị và chăm sóc sau mổ. Ca ghép đồng thời cả 2 cánh tay được thực hiện thành công với thời gian mổ kéo dài khoảng 6 tiếng. Tất cả các cấu trúc giải phẫu sinh lý như: Da, gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh… đều được phục hồi đầy đủ, tỉ mỉ và chính xác. Theo GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng, đây là mốc thời gian phẫu thuật khá nhanh khi so sánh với ca ghép tương tự mà ông đã cùng các đồng nghiệp Đức thực hiện vào năm 2008 ở bệnh viện ngoại khoa Recht der Isar, CHLB Đức (14 tiếng) và theo thông báo từ những ca mổ khác được thực hiện ở Mỹ và ở Pháp (kéo dài từ 14 - 18 tiếng). Diễn biến sau mổ của ca ghép rất thuận lợi và không có bất kỳ tai biến hoặc biến chứng gì xảy ra. GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng đang khám và hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân Hùng Cho đến nay, sau khoảng 2 tháng được ghép, cả 2 chi ghép đều sống tốt và tất cả các vết thương đều liền sẹo kỳ đầu. Cả hai cánh tay đều có màu sắc, độ dài và kích thước giống như của chính chi thể bệnh nhân. Hùng đã có thể tự gập duỗi được khuỷu tay, các ngón tay bắt đầu có thể tự nhúc nhích, rồi đưa 2 bàn tay lên xoa đầu và sử dụng 2 cánh tay ghép vào một vài các hoạt động hàng ngày. Đây thực sự là một điều kỳ diệu vượt ngoài những hiểu biết thông thường. Hiện tại, Hùng đang tiếp tục được tập phục hồi chức năng để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Chị Vũ Thị Nhung (sinh năm 1983), mẹ của bệnh nhân Hùng nghẹn ngào chia sẻ: Hai cánh tay của con tôi đang hồi sinh từng ngày. Điều đó thật kỳ diệu đối với cả gia đình tôi. Tương lai, triển vọng của con tôi tưởng như đã hết hoàn toàn, thì giờ đây lại đang rộng mở và đầy hứa hẹn ở phía trước. “Cả gia đình tôi không biết nói gì hơn là: Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của người hiến tạng và nghĩa cử nhân văn cao đẹp của gia đình; đồng thời, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất tới tập thể y, bác sĩ của Bệnh viện TWQĐ 108 – những người lính mặc áo trắng tài đức vẹn toàn, hết lòng hết sức vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân”– chị Nhung xúc động nói. Với ánh mắt hạnh phúc, bệnh nhân Hùng chia sẻ: “Tôi mong muốn hai cánh tay này của mình sẽ sớm phục hồi, để có thể tự chủ trong mọi việc và đỡ đần, gánh vác công việc cùng bố mẹ, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, xứng đáng với những gì cuộc đời đã dành tặng cho tôi trong những năm tháng qua”. GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng khẳng định: Thành công của ca ghép đồng thời hai cánh tay này cũng như của ghép tạng tại Bệnh viện TWQDD108 đã ghi danh Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới. Những thành công này thực sự rất đáng trân trọng, góp phần khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, khẳng định tầm vóc của nền y học Việt Nam nói chung và của Bệnh viện TWQĐ 108 nói riêng đối với nền y học tiên tiến trên thế giới. “Ghép chi thể là phẫu thuật phục hồi ở mức độ cao nhất trong điều trị cụt chi thể và là chỉ định tuyệt đối khi cụt đồng thời cả 2 cánh tay, cả 2 cẳng tay hoặc cả 2 bàn tay. Bên cạnh ý nghĩa về phục hồi chức năng, thẩm mỹ và tính nhân văn, ca ghép này đồng thời mở ra một triển vọng to lớn để điều trị một cách hiệu quả nhất cho những thương, bệnh binh, những người có công với cách mạng từng để lại một phần cơ thể ở chiến trường xưa… cho những người bị tàn tật do tai nạn trong lao động, chiến đấu, và cho cả những người bị dị tật bẩm sinh, để họ có thể trở lại với cuộc sống bình thường và cống hiến cho xã hội giống như bao người khác”, Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng khẳng định. Mai Thảo  

Tập huấn hướng dẫn lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

BTĐKT - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức tập huấn hướng dẫn lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương dự và phát biểu khai mạc.  Cùng dự lớp tập huấn có các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hàng Đảng bộ Ban, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc cùng toàn thể công chức, viên chức thuộc Ban. Báo cáo viên của lớp tập huấn có: ThS. Trịnh Thị Hà, chuyên viên chính Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ II, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; ThS. Nguyễn Thị Kim Thu, Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu và Thông tin khoa học, Trung tâm Khoa học kỹ thuật Văn thư - Lưu trữ. Đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương khai mạc lớp tập huấn Lớp tập huấn được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức thuộc Ban trong việc quản lý và lập hồ sơ công việc hình thành trong quá trình giải quyết công việc; làm rõ phương pháp, trách nhiệm của công chức, viên chức về lập hồ sơ bộ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan. Qua đó, giúp cho việc thu nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan Ban đúng thời hạn, đầy đủ, đảm bảo chất lượng và khối lượng; việc tra cứu tài liệu tại Lưu trữ Ban được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương mong muốn các báo cáo viên dành nhiều thời gian để trao đổi các nội dung liên quan tới việc lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ, lưu ý thêm các xu hướng, vấn đề đặt ra hiện nay và các quy định của pháp luật liên quan tới lưu trữ; đặc biệt trao đổi các vấn đề vướng mắc phát sinh ở cả các đơn vị khác để công chức, viên chức Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có thể học tập kinh nghiệm. Đồng chí đề nghị các học viên chủ động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, các nội dung, vấn đề cần trao đổi với báo cáo viên để từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết công việc có liên quan. Lớp tập huấn nghe báo cáo viên giới thiệu chung về việc quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe báo cáo viên giới thiệu chung, hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu (gồm cả hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử). Các báo cáo viên cũng trao đổi, hỏi đáp các thắc mắc và hướng dẫn công chức, viên chức của Ban thực hành lập hồ sơ công việc. Phương Thanh

Trang